Pháp luật - Liệu có phải là công lý thật sự và niềm tin của nhân dân đã đặt đúng chỗ?

Cùng với sự phát triển ngày càng hiện đại vượt bật của đất nước thì kéo theo đó là biết bao vấn đề

phức tạp của xã hội nổi cộm lên. Vậy nên để giải quyết những vấn đề ấy chúng ta cần sự can thiệp

của pháp luật - nơi được xem là niềm tin, là công lý của nhân dân. Nhà nước ta dùng pháp luật

vừa là công cụ quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, là Nhà nước pháp quyền của

dân, do dân và vì dân. Nhưng phải chăng pháp luật lúc nào cũng đúng và hợp lòng dân khi mà

pháp luật ngày càng có những lỗ hỏng nhất định, chưa theo kịp thực tiễn và những người lạm dụng

quyền lực vào pháp luật để trục lợi,. Điều đó dần đánh mất niềm tin công lý của quần chúng nhân

dân vào pháp luật. Và từ đây dấu chấm hỏi được đặt ra: Liệu niềm tin công lý của nhân dân đã đặt

đúng chỗ chưa?

Pháp luật - Liệu có phải là công lý thật sự và niềm tin của nhân dân đã đặt đúng chỗ? trang 1

Trang 1

Pháp luật - Liệu có phải là công lý thật sự và niềm tin của nhân dân đã đặt đúng chỗ? trang 2

Trang 2

Pháp luật - Liệu có phải là công lý thật sự và niềm tin của nhân dân đã đặt đúng chỗ? trang 3

Trang 3

Pháp luật - Liệu có phải là công lý thật sự và niềm tin của nhân dân đã đặt đúng chỗ? trang 4

Trang 4

Pháp luật - Liệu có phải là công lý thật sự và niềm tin của nhân dân đã đặt đúng chỗ? trang 5

Trang 5

Pháp luật - Liệu có phải là công lý thật sự và niềm tin của nhân dân đã đặt đúng chỗ? trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 5220
Bạn đang xem tài liệu "Pháp luật - Liệu có phải là công lý thật sự và niềm tin của nhân dân đã đặt đúng chỗ?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Pháp luật - Liệu có phải là công lý thật sự và niềm tin của nhân dân đã đặt đúng chỗ?

Pháp luật - Liệu có phải là công lý thật sự và niềm tin của nhân dân đã đặt đúng chỗ?
gười đều bình đẳng trước pháp luật. 
Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội‛ (theo điều 16 
của Hiến pháp năm 2013). Bởi thế mà tất cả công dân đều có một niềm tin mãnh liệt rằng pháp 
luật chính là công lý thật sự. Nhưng liệu niềm tin công lý vào pháp luật ấy ngày nay có còn mãnh 
liệt đến vậy khi mà bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận mà pháp luật mang lại thì 
ngày càng xuất hiện những vụ án oan sai, những người lạm dụng quyền lực pháp luật để đàn áp 
dân chúng hay những lần phán quyết không hợp lòng dân, gây những luồng ý kiến trái chiều 
không đáng có, những hệ lụy nhất định,... Vậy nên những điều ấy đã làm đánh mất niềm tin của 
quần chúng nhân dân vào pháp luật. Do đó, đòi hỏi pháp luật nên có những điều chỉnh cấp thiết 
phù hợp với thực tiễn cuộc sống, xem xét lại công tác quản lý cán bộ,... để lấy lại niềm tin vốn có 
của nhân dân vào pháp luật. 
2314 
2 NỘI DUNG 
2.1 Pháp luật - Những sai lầm nghiêm tr ng và hậu quả để lại 
2.1.1 Kết án người không có hành vi phạm tội: (Làm oan người vô tội) 
Việc áp dụng Bộ luật phải đảm bảo phương châm kết án đúng người, đúng tội, không làm oan 
người ngay, không bỏ lọt người phạm tội. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án Toà án có 
những sai lầm nghiêm trọng dẫn đến bản án hoặc quyết định đối với bị cáo không nghiêm minh, 
không có tác dụng giáo dục và phòng ngừa, thậm chí có trường hợp làm oan người vô tội hoặc bỏ 
lọt người phạm tội không đúng pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của 
họ. Điển hình của vụ án kết án người không có hành vi phạm tội là vụ 3 cụ ông ở Vĩnh phúc mang 
án oan giết người gần 40 năm. 
Ngày kinh hoàng bỗng nhiên thành kẻ giết người ấy xảy ra vào ngày 17.1.1980, tại thôn Vạn Thắng, 
xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra vụ án giết người, nạn nhân là ông Chu Văn 
Quản, Bí thư chi bộ thôn Vạn Thắng, thời điểm đó.Quá trình điều tra, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã 
khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can, gồm: Ông Trần Ngọc Chinh (bị cáo buộc là chủ mưu , sinh năm 1941; 
ông Trần Trung Thám (đã mất, là em trai ruột ông Chinh), sinh năm 1942; ông Khổng Văn Đệ và 
ông Nguyễn Đ nh Ký với cáo buộc giết người. 
Những ngày đầu, ông Chinh bị công an hỏi cung 2 lần, ban đầu cán bộ công an Đỗ Duy Bình, cùng 
một người tên Thụ nói chuyện rất nhẹ nhàng, khuyên bảo tôi có tội thì nhận để được hưởng sự 
khoan hồng, nhưng tôi chỉ trần tình sự việc tôi biết, chứ không hề có hành vi hại ai cả, tôi không 
nhận tội. Trước lời nói của tôi liền bị cán bộ buộc dây vào ngón tay, treo ngược lên, may mắn có y sĩ 
đến cắt dây thì tôi mới được cứu. ‚Kể từ hôm đó, tôi phải gắng chịu không biết bao nhiêu lần cho kể 
hết những lần bị nhục hình, ép cung, đánh đập dã man, bắt ép tôi nhận tội từ cán bộ công an", 
ông Chinh nói. 
Sau đó, quá trình điều tra xác định chỉ một mình ông Nguyễn Đ nh Ký phạm tội giết ông Chu Văn 
Quản. Ngày 15.6.1983, ông Ký bị tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phú tuyên án tù chung thân. Về phía 3 
người chịu án oan, ông Thám, em trai ông Chinh, qua đời vào ngày 24.5.1980 tại Bệnh viện thị xã 
Phú Thọ với lý do mắc bệnh kiết lỵ, chuyển tới viện điều trị nhưng không qua khỏi. Ông Thám được 
Công an tỉnh Vĩnh Phú ra quyết định đ nh cứu vì không phạm tội giết người. Ông Chinh, ông Đệ 
cũng được thả tự do vào tháng 10.1982. 
Dù đã được trả tự do nhưng không được đính chính thông tin và minh oan, vẫn phải chịu sự ghẻ 
lạnh của hàng xóm và mang án oan giết người, ông Chinh bắt đầu viết đơn gửi lên các cơ quan 
chức năng đề nghị đính chính thông tin và minh oan cho bản thân, em trai và hàng xóm để có 
thể hòa nhập với cộng đồng trở lại, nhưng không được hồi âm. ‚Tay tôi viết hàng trăm lá đơn gửi 
đi các cơ quan chức năng từ cấp xã, huyện, tỉnh,... cho đến trung ương, nhưng đều không được 
hồi âm, hoặc chỉ nhận lại thông báo đã chuyển đơn lên cấp trên‛, ông Chinh nói (theo Báo thanh 
niên, 2019). 
Và điệp khúc ấy, cứ lặp đi lặp lại và kéo dài qua nhiều thập kỷ mà không một ai đứng ra giải quyết, 
cũng là lúc các con, các cháu của các bị hại lớn lên. Hiểu được nỗi oan khuất của cha, chú mình 
2315 
nên họ cũng ‚đội đơn‛ khi khắp các nơi từ địa phương đến Trung ương, chỉ cần mọi người mách nơi 
nào có thể giải quyết được sự việc là họ lại gửi đơn kêu oan đến nơi đấy. (Theo báo Pháp Luật). 
Nhưng cứ như thế, thời gian cứ trôi trong suốt gần 40 năm và sự việc vẫn chỉ là con số 0, trong sự 
im lặng đến ‚tuyệt vọng‛. Nhưng họ vẫn không ngừng cố gắng và rồi tia hy vọng thắp lên khi tháng 
3/2019, họ được luật sư Nguyễn Văn Hưng, Trưởng Văn phòng luật sư Thái Hưng và cộng sự (Đoàn 
luật sư Vĩnh Phúc), tới gặp trực tiếp trao đổi và giúp đỡ đi tìm công lý cho gia đ nh. 
Cuối cùng, sau bao nỗ lực không ngừng, những người vô tình mang tội cũng đã được minh oan. 
Hình 1: Thay mặt cơ quan chức năng, ông Ngô Khương Tuyến, Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Vĩnh Phúc, 
gửi lời xin lỗi đến 3 người dân chịu oan sai cùng gia đ nh 
(Ảnh: Trần Cường - Báo thanh niên) 
Những hệ lụy để lại: 
Sau gần 40 năm chịu án oan, những người vô tình bị "dính" án oan ấy đã phải chịu sự ghẻ lạnh 
của hàng xóm, của xã hội, họ được trở về trong "thân tàn", là những năm tháng thanh xuân trong 
ngục tù, là những đau đớn cùng cực, những uất hận phải kiềm nén, là những lần tra tấn nhục hình 
đến thấu xương không chịu được và nghĩ đến cái chết, là những lần nhụt chí đến chán nản khi kêu 
oan đến ngần ấy vài thập kỷ mà không một sự hồi đáp. Họ mang trong mình biết bao niềm khát 
khao công lý, hạnh phúc. Không chỉ có thế mà chính những người thân của họ cũng phải ngày 
ngày kiên trì bỏ qua nhứng lời bàn tán ác ý mà tìm cách giải oan cho người thân đang chờ mình 
đón về trong ngục tù, là những thiệt hại kinh tế không đủ để cho con đến trường, những đứa trẻ ấy 
cũng bị bạn bè xa lánh, bị dè bỉu là con của tù nhân giết người, chúng cũng chỉ có thể lủi thủi tự 
chơi với nhau. Và thương sót thay là có những người đã chết bất tử trong tù khi chưa được minh 
oan. Để rồi sau những chịu đựng về tinh thần lẫn thể xác ấy cũng chỉ nhận lại được lời xin lỗi hay 
những khoảng bồi thường. Liệu những đồng tiền ấy có đáng với những năm tháng sau song sắt tối 
tăm, sau những oan ức phải gánh lấy từ tháng này qua năm kia khi 40 năm là cả một đời người? . 
Trải qua những biến cố ấy, Ông Chinh đã phải xăm lên mình dòng chữ: "Đời oan trái 17-1-80" để 
ghi nhớ ngày kinh hoàng bỗng thành kẻ giết người ấy. 
Và thế rồi sau tất cả những vụ kết án người không có hành vi phạm tội là một dấu chấm hỏi lớn vào 
pháp luật: Liệu công lý ở đâu khi những người vô tội phải chịu trách nhiệm cho hành vi mà họ 
không gây nên, bị ép cung, dùng nhục hình, còn những người phạm tội thật sự lại nhỡn nhơ ngoài 
vòng pháp luật? Liệu những lời phản kháng minh oan có còn tác dụng khi nó chẳng được hồi đáp? 
2316 
Hình 2: Ông Chinh tự xăm lên ngực mình về việc chịu cảnh oan sai 
(Ảnh: Trần Cường - Báo Thanh niên) 
2.1.2 Bỏ l t tội phạm 
Bỏ lọt tội phạm bao gồm việc bỏ lọt một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự, bỏ lọt 
hành vi phạm tội và bỏ lọt người phạm tội. Ví dụ: Chu Minh T đã bị khởi tố về tội thiếu trách nhiệm 
gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng Viện kiểm sát đã quyết định miễn trách nhiệm cho Chu Minh T, 
Toà án cấp sơ thẩm thấy việc miễn trách nhiệm hình sự cho Chu Minh T của Viện Kiểm sát là không 
đúng nên đã kiến nghị Viện kiểm sát phục hồi điều tra, nhưng khi kháng nghị đối với các bị cáo 
khác, Viện kiểm sát vẫn coi đây là một trong những lý do để yêu cầu Toà án cấp phúc thẩm huỷ 
bản án sơ thẩm để điều tra lại nhằm truy tố Chu Minh T là không đúng pháp luật. 
Ngoài trường hợp bỏ lọt người phạm tội thì trong một số trường hợp Toà án cấp sơ thẩm còn bỏ lọt 
hành vi phạm tội đối với một hoặc một số bị cáo mà Viện kiểm sát đã truy tố. Ví dụ: Viện kiểm sát 
truy tố Hồ Quyết T về 5 hành vi tham ô tài sản, nhưng Toà án cấp sơ thẩm chỉ xác định Hồ Quyết T 
có 2 hành vi tham ô tài sản, còn 3 hành vi không có đủ yếu tố kết luận T tham ô tài sản, nên Toà án 
cấp sơ thẩm chỉ kết án Hồ Quyết T 2 hành vi tham ô tài sản. Nếu Viện kiểm sát có căn cứ cho rằng 
Toà án cấp sơ thẩm chỉ kết án Hồ Quyết T 2 hành vi tham ô tài sản là bỏ lọt hành vi phạm tội thì 
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (theo tòa án nhân dân huyện Nhà Bè, TP.HCM). 
Bỏ lọt tội phạm dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là 
tội tham nhũng trong giai đoạn hiện nay. 
2.1.3 Kết án sai tội danh 
Kết án sai tội danh là việc định tội của Toà án cấp sơ thẩm đối với hành vi của bị cáo không đúng 
với tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định. Ví dụ: hành vi phạm tội của bị cáo cấu thành tội giết 
người nhưng Toà án cấp sơ thẩm lại kết án bị cáo về tội cố ý gây thương tích; bị cáo phạm tội lửa 
đảo chiếm đoạt tài sản nhưng Toà án cấp sơ thẩm lại kết án bị cáo về tội lạm dụng tín nhiệm 
chiếm đoạt tài sản. v.v.. 
Kết án sai tội danh tất yếu dẫn đến việc quyết định hình phạt không chính xác. 
2.1.4 Lạm dụng quyền lực vào pháp luật 
Điển hình cho việc lạm dụng quyền lực vào pháp luật là vụ việc gần đây xảy ra ở Đồng Nai, bà 
Nguyễn Thị Ánh Ngọc - người tố cáo việc khai thác cát trái phép bị Công an, Viện Kiểm sát huyện 
2317 
Nhơn Trạch khởi tố, bắt tạm giam 4 ngày về tội ‚chống người thi hành công vụ‛. Vụ án đã nhanh 
chóng kết thúc, cơ quan pháp luật đã phải trả tự do, xin lỗi bà Ngọc và thừa nhận sai trái. Bởi sau 4 
ngày bà Ngọc bị bắt tạm giam, Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai nghe báo cáo và yêu cầu phải hủy 
bỏ ngay biện pháp tạm giam đối với bà Ngọc vì cho rằng, bắt tạm giam bà là không cần thiết. Sau 
khi bà Ngọc được tại ngoại, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện và lãnh đạo Công an huyện đã phải 
đứng ra nhận sai sót. Rồi cái quyết định xử phạt hành chính 2,5 triệu của công an huyện đối với bà 
Ngọc cũng phải xem xét lại. Thực ra, từ lâu bà Ngọc đã nhiều lần tố cáo ‚cát tặc‛ đến chính quyền 
và công an nhưng không được giải quyết dứt điểm nên mới dẫn tới hậu quả đáng tiếc như vậy. Nếu 
ngay từ đầu, khi bà Ngọc tố cáo đúng, công an xử lý đúng đắn, kịp thời thì làm gì sự việc trở nên 
phức tạp như thế. Rõ ràng, vụ án này đã bị những người thực thi lạm dụng quyền lực một cách tùy 
tiện đối với công dân. Họ đã lợi dụng nghiệp vụ, cố tạo ra các chứng cứ, hướng các hành vi của 
công dân đến chỗ có dấu hiệu phạm tội để quy kết tội cho công dân.( theo biendong.net, 2016). 
Do cơ chế kiểm soát quyền lực chưa chặt chẽ nên những tổ chức, cá nhân thừa hành quyền lực 
trong tay đã lạm dụng để gây ra nhiều tiêu cực. Hàng loạt vụ án oan sai được phát giác, nhiều 
người phải ngồi tù oan do chính người có quyền lực vi phạm pháp luật gây ra. Và những người đó 
chưa bị xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng tội nên gây sự bất bình trong dư luận xã hội. 
2.2 Đánh giá công lý trong pháp luật 
Thứ nhất, pháp luật được xem là cán cân công lý bởi là nơi đảm bảo mọi người đều bình đẳng, 
nhưng đôi khi pháp luật chưa được thực thi một cách công bằng nhất là khi áp dụng với đối tượng 
là quan chức. Từ đó đặt ra câu hỏi công lý pháp luật ở đâu khi quyền lực lên ngôi? 
Thứ hai, công lý luôn được biểu hiện tập trung và rõ nét qua hiến pháp, được xem trọng hàng đầu 
trong các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản ấy mang trong nó hơi thở từ cuộc sống, đã 
được nhân dân nhân thông qua. Đó cũng là cơ sở để nhân dân có niềm tin vào pháp luật. 
Thứ ba, trong thời gian qua, những cán bộ cấp cao trong ngành Công an, Quân đội buông lỏng, 
coi thường pháp luật hay thoái hóa về mặt đạo đức gây những hệ lụy nghiêm trọng trong công tác 
bảo vệ và tìm ra công lý. 
Thứ tư, pháp luật có những kẽ hở, thiếu sót nhất định làm một số đối tượng hiểu biết về luật "nhờn 
luật", lợi dụng để trục lợi làm ảnh hưởng xấu đến bộ mặt của pháp luật, theo đó niềm tin công lý 
cũng đánh mất nơi pháp luật. 
Cuối cùng, công lý và pháp luật có mối quan hệ khăng khít, bao hàm lẫn nhau, đặc biệt trong xã 
hội hiện đại. Pháp luật hướng tới công lý và công lý có trong pháp luật. Pháp luật có mục đích là đạt 
tới công lý, nó giúp tạo dựng sự bình yên và bảo vệ các quyền con người và chính những giá trị của 
công lý cung cấp những tiêu chí quan trọng và cơ bản để đánh giá hiệu lực của các đạo luật thực 
định. Điều đó làm cho công lý trong pháp luật luôn được đánh giá cao và được xem là niềm tin tối 
cao của quần chúng nhân dân. 
Tóm lại, pháp luật là pháp luật, là nơi duy trì công bằng và vẫn là niềm tin công lý của nhân dân. 
2318 
2.3 Pháp luật - Những điều cần khắc phục 
– Cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và vấn đề tuân thủ, thực thi Hiến pháp, pháp luật. 
– Cần xây dựng một pháp luật phù hợp với thực tiễn cuộc sống, có tính khả thi. 
– Cần tăng cường kiểm soát quyền lực trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị bảo đảm 
thực hiện tốt quyền lực của nhân dân. 
– Cần chú trọng việc phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật. 
– Cần tăng cường công tác nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc điều chỉnh pháp luật đối 
với những lĩnh vực mà Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm để có thể chọn lọc được những kinh 
nghiệm tốt trong quá trình xây dựng pháp luật. 
3 KẾT LUẬN 
Tóm lại, hệ thống pháp luật vẫn còn những khiếm khuyết nhất định, đặc biệt là tính thiếu đồng 
bộ, chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định và tính khả thi chưa cao, chưa đạt đến tầm của một hệ 
thống pháp luật phục vụ phát triển xã hội hiện đại và đảm bảo yêu cầu, niềm tin của người dân. 
Bởi không có gì là tuyệt đối, và pháp luật cũng vậy. Tuy nhiên, pháp luật đang và đã có những 
điều chỉnh kịp thời để phù hợp với thực tiễn của xã hội. Và chúng ta không để phủ nhận rằng 
mặc dù pháp luật có những thiếu sót nhưng công lý nơi pháp luật vẫn mãi trường tồn và không gì 
có thể thay đổi cả. Niềm tin công lý của người dân vào pháp luật có thể nhất thời đánh mất 
nhưng với sự cố gắng ngày càng hoàn thiện thì pháp luật cũng đã dần lấy lại niềm tin ấy của 
quần chúng nhân dân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Việt Hồng (2012). Vấn đề có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật; Có 
vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Website: 
https://toaannhabe.blogspot.com/2012/06/van-e-co-sai-lam-nghiem-trong-trong.html 
[tham khảo ngày 16/04/2020] 
[2] PetroTimes (2016). Khi quyền lực bị lạm dụng, Website: https://www.biendong.net/doc-bao-
viet/6500-khi-quyen-luc-bi-lam-dung.html [tham khảo ngày 16/04/2020] 
[3] Q. Minh - D. Khương - N. Minh - N. Thượng. Án oan giết người gần 40 năm ở Vĩnh Phúc: 
Ngày mai Viện KSND xin lỗi công khai ba người bị hàm oan, Website: 
https://www.phapluatplus.vn/dieu-tra-ban-doc/an-oan-giet-nguoi-gan-40-nam-o-vinh-
phuc-ngay-mai-vien-ksnd-xin-loi-cong-khai-ba-nguoi-bi-ham-oan-d108549.html [tham khảo 
ngày 16/04/2020] 
[4] Trần Cường (2019). 3 cụ ông ở Vĩnh Phúc mang án oan giết người gần 40 năm, Website: 
https://thanhnien.vn/thoi-su/3-cu-ong-o-vinh-phuc-mang-an-oan-giet-nguoi-gan-40-nam-
1134980.html [tham khảo ngày 16/04/2020] 

File đính kèm:

  • pdfphap_luat_lieu_co_phai_la_cong_ly_that_su_va_niem_tin_cua_nh.pdf