Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ du lịch của du khách quốc tế đến thành phố Cần Thơ
Nghiên cứu thực hiện khảo sá t 108 du khá ch quốc tế đến thành phố Cần Thơ về động cơ lựa chọn
điểm đến. Phương phá p nhân tố khá m phá được sử dụng để xá c định khách du lịch quốc tế đến thành
phố Cần Thơ ảnh hưởng bởi 7 nhóm động cơ du lịch được chia thành 4 nhóm động cơ đẩy là Sự rời đi
và khám phá; Nhu cầu cá nhân; Nghỉ ngơi, thư giãn; Tăng kiến thức và mối quan hệ; và 3 nhóm động
cơ kéo là An ninh an toàn; Sự thu hút; Các hoạt động và sự kiện. Từ đó , đề xuất được 2 nhó m giải phá p
tá c động và o yếu tố đẩy và yếu tố ké o để thu hú t du khá ch quốc tế đến thành phố Cần Thơ trong thời
gian tới.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ du lịch của du khách quốc tế đến thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ du lịch của du khách quốc tế đến thành phố Cần Thơ
u Mỹ (gồm Bắc Mỹ và Nam Mỹ), Châu Úc (bao gồm cả New Zealand), Châu Phi và Châu Á. Về nhóm tuổi, đá p viên trong nhó m tuổi từ 25 đến 39 tuổi chiế m tỷ trọ ng cao nhấ t (47,2%), tuổi lớn hơn 55 chỉ chiếm tỷ trọng thấp nhất. Về tình trạng nghề nghiệp, phần lớn tuổi của các đối tượng được phỏng vấn còn khá trẻ và thuộc nhóm tuổi lao động, do vậy, số lượng đáp viên có việc làm toàn thời gian và đáp viên đang là sinh viên chiếm tỷ trọng rất cao, đạt 89,8%. Về tình trạng hôn nhân, đá p viên độc thân, chiếm tỷ trọng cao nhấ t 64,8%. 3.2. Phương phá p nghiên cứ u Cá c thuộ c tí nh thuộ c nhó m độ ng cơ đẩ y và ké o đượ c xây dự ng dự a trên cá c nghiên cứ u trướ c đó bao gồ m 27 tiêu chí đượ c du khá ch đá nh giá trên thang đo Likert 5 mứ c độ như đã trì nh bà y ở phầ n cơ sở lý thuyế t. Trong nghiên cứ u nà y, cá c thang đo sẽ đượ c đá nh giá sơ bộ thông qua 2 công cụ chí nh: (1) Hệ số Cronbach Alpha đượ c sử dụ ng để loạ i cá c biế n không phù hợ p. Cá c biế n có tương quan biế n tổ ng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loạ i và tiêu chuẩ n chọ n thang đo khi nó có độ tin cậ y alpha từ 0,6 trở lên [11]. (2) Phương phá p EFA (Exploratory factor analysis - phân tích nhân tố khám phá) thường được dùng trong quá trình xây dựng thang đo lường các khí a cạnh khác nhau của khái niệm nghiên cứu, kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo lường. Trong đó hệ số KMO (Keiser-Meyer- Olkin) nằ m trong khoả ng 0,5-1; hệ số tả i nhân tố > 0,6; Eigenvalue có giá trị lớn hơn 1 được giữ lại trong mô hình phân tích. Ngoài ra, thang đo được chấp nhận sử dụng khi tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%. 4. Kế t quả nghiên cứ u 4.1. Phân tích các nhân tố thuộc động cơ đẩy Ở lần kiểm định đầu tiên, hệ số Cronbach's Alpha = 0,726 và tất cả các biến đều có hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item-Total Correlation) > 0,3, trừ 4 biến PUSH.7: Cơ hội khám phá địa điểm mới, PUSH.10: Đến nơi bạn bè đã đến, PUSH.12: Đến địa điểm sẽ gây ấn tượng cho bạn bè và gia đình, PUSH.14: Gặp gỡ những người mới. Kết quả cũng cho thấy nếu loại biến PUSH.10 thì hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên là 0,745 nên tác giả đã loại biến này và giữ lại 3 biến PUSH.7, PUSH.12, PUSH.14 vì không có trường hợp loại bỏ biến quan sát có thể làm cho hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo này tăng lên đáng kể. Sau ba lần thực hiện phân tích nhân tố EFA, kết quả cho thấy hệ số KMO là 0,674, thỏa điều kiện lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1. Hệ số 21 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018) Sig. = 0,000 < 0,05 là phù hợp và cũng đã trích được 4 nhóm nhân tố với tổng phương sai trích có giá trị là 64,003% thể hiện rằng 4 nhóm nhân tố rút ra giải thích được 64,003% sự biến thiên của dữ liệu. Kết quả ma trận xoay nhân tố được trình bày trong bảng sau. Bảng 2. Các yếu tố thuộc động cơ đẩy ảnh hưởng sự lựa chọn thành phố Cần Thơ là điểm đến của khách du lịch quốc tế Ký hiệu Biến quan sát Hệ số tải nhân tố 1 2 3 4 PUSH.2 Để thoát khỏi mối quan tâm thường ngày 0,913 PUSH.1 Để đi xa nhà 0,806 PUSH.6 Khám phá tài nguyên văn hóa 0,600 PUSH.11 Thể hiện bản thân 0,797 PUSH.12 Đến địa điểm sẽ gây ấn tượng cho bạn bè và gia đình 0,700 PUSH.3 Tránh đông và lạnh 0,574 PUSH.4 Thư giãn tinh thần và thể chất 0,830 PUSH.5 Dành thời gian cho người thân hoặc hoạt động với gia đình 0,815 PUSH.7 Cơ hội khám phá địa điểm mới 0,754 PUSH.9 Trao đổi phong tục truyền thống 0,665 PUSH.13 Để tăng cường giao tiếp với cộng đồng địa phương 0,553 Hệ số Hệ số KMO : 0,674 Hệ số Sig.F : 0,000 Tổng phương sai trích: 64,003% Nguồn: Số liệu phân tích từ 108 khách quốc tế, năm 2016. Từ bảng kết quả viết 4 phương trình hệ số điểm nhân tố, qua đó để thấy trong mỗi nhóm nhân tố, nhân tố nào có hệ số điểm nhân tố lớn nhất sẽ có tác động mạnh nhất đối với nhóm nhân tố đó so với các nhân tố còn lại trong cùng nhóm như sau. Nhóm đẩy 1: Sự rời đi và khám phá, bao gồm 3 yếu tố: Nhóm đẩy 1 = 0,511 (Thoá t khỏ i mố i quan tâm thườ ng ngà y) + 0,424 (Đi xa nhà ) + 0,253 (Khá m phá tà i nguyên văn hó a) Nhóm đẩy 2: Nhu cầu cá nhân, bao gồm 3 yếu tố: Nhóm đẩy 2 = 0,519 (Thể hiệ n bả n thân) + 0,379 (Đến địa điểm sẽ gây ấn tượng cho bạn bè và gia đình) + 0,329 (Tránh đông và lạnh) Nhóm đẩy 3: Nghỉ ngơi, thư giãn, bao gồm 2 yếu tố: Nhóm đẩy 3 = 0,537 (Thư giãn tinh thần và thể chất) + 0,507 (Dành thời gian cho người thân hoặc hoạt động với gia đình) Nhóm đẩy 4: Tăng kiến thức và mối quan hệ, bao gồm 3 yếu tố: Nhóm đẩy 4 = 0,553 (Cơ hội khám phá địa điểm mới) + 0,444 (Trao đổi phong tục truyền thống) + 0,355 (Tăng cường giao tiếp với cộng đồng địa phương) Qua 4 phương trình hệ số điểm nhân tố bên trên có thể kết luận rằng, nhân tố PUSH.2: Thoát khỏi mối quan tâm thường ngày, nhân tố PUSH.11: Thể hiện bản thân, nhân tố PUSH.4: Thư giãn tinh thần và thể chất, nhân tố PUSH.7: Cơ hội khám phá địa điểm mới, lần lượt có tác động mạnh nhất đến các nhóm nhân tố thuộc động cơ đẩy của khách du lịch quốc tế. 4.2. Phân tích các nhân tố thuộc động cơ kéo Kết quả kiểm định thang đo động cơ kéo với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,812, lớn hơn 0,8, trong đó không có thuộ c tí nh nà o dướ i 0,3, do đó thang đo được sử dụ ng để phân tí ch nhân tố . Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy, hệ số KMO là 0,746, thỏa điều kiện lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1. Hệ số Sig. = 0,000 < 0,05 là phù hợp 22 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018) và cũng đã trích được 3 nhóm nhân tố với tổng phương sai trích có giá trị là 63,602% thể hiện rằng 3 nhóm nhân tố rút ra giải thích được 63,602% sự biến thiên của dữ liệu. Kết quả cụ thể : Bảng 4. Các yếu tố thuộc động cơ kéo ảnh hưởng sự lựa chọn thành phố Cần Thơ là điểm đến của khách du lịch quốc tế Ký hiệu Biến quan sát Hệ số tải nhân tố 1 2 3 PULL.11 Tiêu chuẩn về vệ sinh và sạch sẽ tại các điểm đến 0,856 PULL.12 Chất lượng chỗ ở, nhà hàng 0,780 PULL.10 Phương tiện vận chuyển, giao thông 0,756 PULL.13 Điểm đến an ninh, an toàn 0,698 PULL.7 Đến thăm các làng điển hình, khám phá phong cách sống khác nhau và thưởng thức món ăn địa phương 0,854 PULL.6 Thời tiết, khí hậu, nhiệt độ 0,732 PULL.8 Các hoạt động ngoài trời 0,668 PULL.1 Nhiều hoạt động cho nhóm 0,839 PULL.2 Lễ hội và sự kiện 0,756 Hệ số KMO: 0,746 Hệ số Sig.F : 0,000 Tổng phương sai trích: 63,602 % Nguồn: Số liệu phân tích từ 108 khách quốc tế, năm 2016. Từ bảng kết quả ma trận xoay 9 yếu tố thuộc động cơ kéo, viết lạ i 3 phương trình hệ số điểm nhân tố, qua đó để thấy trong mỗi nhóm nhân tố, nhân tố nào có hệ số điểm nhân tố lớn nhất sẽ có tác động mạnh nhất đối với nhóm nhân tố đó so với các nhân tố còn lại trong cùng nhóm như sau. Nhóm kéo 1: An ninh an toàn, bao gồm 4 yếu tố: Nhóm kéo 1 = 0,376 (Tiêu chuẩn về vệ sinh và sạch sẽ tại các điểm đến) + 0,329 (Chất lượng chỗ ở, nhà hàng) + 0,304 (Phương tiện vận chuyển, giao thông) + 0,274 (Điểm đến an ninh, an toàn) Nhóm kéo 2: Sự thu hút, bao gồm 3 yếu tố: Nhóm kéo 2 = 0,518 (Đến thăm các làng điển hình, khám phá phong cách sống khác nhau và thưởng thức món ăn địa phương) + 0,402 (Thời tiết, khí hậu, nhiệt độ) + 0,380 (Các hoạt động ngoài trời) Nhóm kéo 3: Các hoạt động và sự kiện, bao gồm 2 yếu tố: Nhóm kéo 3 = 0,666 (Nhiều hoạt động cho nhóm) + 0,555 (Lễ hội và sự kiện) Qua 3 phương trình hệ số điểm nhân tố bên trên có thể kết luận rằng, nhân tố PULL.11: Tiêu chuẩn về vệ sinh và sạch sẽ tại các điểm đến, nhân tố PULL.7: Đến thăm các làng điển hình, khám phá phong cách sống khác nhau và thưởng thức món ăn địa phương, nhân tố PULL.1: Nhiều hoạt động cho nhóm, lần lượt có tác động mạnh nhất đến các nhóm nhân tố thuộc động cơ kéo của khách du lịch quốc tế. Đây là cơ sở để tác giả có thể đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến thành phố Cần Thơ nhiều hơn trong tương lai dựa vào động cơ du lịch kéo. 5. Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế dựa vào động cơ đẩy và động cơ kéo 5.1. Giải pháp cho nhóm động cơ đẩy Theo kết quả phân tích hệ số điểm nhân tố, nhóm động cơ đẩy chịu tác động mạnh từ các nhân tố PUSH.2: Thoát khỏi mối quan tâm hằng ngày; PUSH.11: Thể hiện bản thân; PUSH.4: Thư giãn tinh thần và thể chất; PUSH.7: Cơ hội khám phá địa điểm mới. Việc đề ra những giải pháp dựa trên các nhân tố thuộc động cơ đẩy của khách du lịch, phù hợp với nhu cầu của họ có thể kích thích du khách trong việc lựa chọn thành phố Cần Thơ là điểm đến. Để có thể kích thích nhu cầu của khách và làm cho các hoạt động du lịch tại thành phố 23 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018) Cần Thơ thêm đa dạng cần mở rộng thêm việc đầu tư cho các hoạt động giải trí có quy mô nhưng vẫn mang sắc thái đặc trưng của vùng sông nước miệt vườn miền Tây; tổ chức những trò chơi dành cho nhóm hoặc cá nhân hay những trò chơi bắt nguồn từ các hoạt động đặc trưng thường ngày của người dân vùng đồng bằng sông nước từ xưa. Đây là một cách giúp cho du khách hiểu được văn hóa hàng ngày của người dân nơi đây cũng như có thể có được những khám phá, trải nghiệm mới khác xa cuộc sống hằng ngày của họ. 5.2. Giải pháp cho nhóm động cơ kéo Nhóm kéo 1: An ninh an toàn Nhóm kéo 1 chịu tác động mạnh từ nhân tố PULL.11: Tiêu chuẩn về vệ sinh và sạch sẽ tại các điểm đến. Vì vậy, cầ n quan tâm đế n cá c vấ n đề về rá c thả i, vệ sinh an toà n thự c phẩ m và an ninh trậ t tự tạ i cá c điể m có nhiề u khá ch du lị ch quố c tế . Nhóm kéo 2: Sự thu hút Ngành du lịch thành phố Cần Thơ cần có những giải pháp cụ thể về định hướng xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Tổ chứ c cá c cuộ c thi sá ng tạ o về hà ng lưu niệ m, cá c mó n ăn đặ c sả n... để trá nh trù ng lắ p vớ i cá c tỉ nh, thà nh trong Đồng bằng sông Cửu Long. Nhóm kéo 3: Các hoạt động và sự kiện Theo ý kiến của nhiều đáp viên, các hoạt động về đêm cũng như các sự kiện, lễ hội tại thành phố Cần Thơ mà khách du lịch quốc tế có thể tham gia rất ít, mặt khác, các tụ điểm sinh hoạt văn hóa địa phương chủ yếu chỉ hoạt động vào ban ngày, điều này gây nhàm chán đối với khách du lịch quốc tế. Vì vậy, ngoài những hoạt động đặc trưng của địa phương, thành phố Cần Thơ nên đầu tư thêm những tụ điểm khác có vẻ quen thuộc với khách du lịch quốc tế như quán bar, casino, các khu ẩm thực, gian hàng quà lưu niệm đặc trưng của địa phương phục vụ ban đêm Ngoài ra, cần có những hoạt động, sự kiện mà khách du lịch quốc tế có thể tham gia. Chẳng hạn như có thể tổ chức hội thi nhiếp ảnh, khách du lịch có thể dự thi bằng những bức ảnh do chính họ chụp liên quan về thành phố Cần Thơ, và những tác phẩm được đánh giá cao có thể được trưng bày trong những sự kiện lớn trong ngành du lịch của thành phố Cần Thơ về sau 6. Kế t luậ n Dự a và o kế t quả nghiên cứ u cho thấ y, khách du lịch quốc tế đến thành phố Cần Thơ ảnh hưởng bởi 7 nhóm động cơ du lịch được chia thành 4 nhóm động cơ đẩy là: Sự rời đi và khám phá; Nhu cầu cá nhân; Nghỉ ngơi; thư giãn; Tăng kiến thức và mối quan hệ trong đó, các nhân tố PUSH.2: Thoát khỏi mối quan tâm thường ngày, nhân tố PUSH.11: Thể hiện bản thân, nhân tố PUSH.4: Thư giãn tinh thần và thể chất, nhân tố PUSH.7: Cơ hội khám phá địa điểm mới, lần lượt có tác động mạnh nhất đến các nhóm nhân tố thuộc động cơ đẩy của khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó là 3 nhóm động cơ kéo là: An ninh an toàn; Sự thu hút; Các hoạt động và sự kiện, lần lượt chịu tác động mạnh nhất của các nhân tố PULL.11: Tiêu chuẩn về vệ sinh và sạch sẽ tại các điểm đến, nhân tố PULL.7: Đến thăm các làng điển hình, khám phá phong cách sống khác nhau và thưởng thức món ăn địa phương, nhân tố PULL.1: Nhiều hoạt động cho nhóm. Từ kết quả đó, nghiên cứu đề xuấ t đượ c 2 nhó m giả i phá p tá c độ ng và o yế u tố đẩ y và yế u tố ké o để thu hú t du khá ch quố c tế đế n thành phố Cầ n Thơ trong thờ i gian tớ i./. Tà i liệ u tham khả o [1]. Boivin, M. & Sarrasin, B. (2015), “Motivation et satisfaction a voyager dans la Caraïbe: un profi l exploratoire des touristes canadiens”, Montréal: Centre de recherche en tourisme et patrimoine. [2]. Crompton et al. (1997), “Motives of visitors attending festival events”, Annals of Tourism Research, Volume 24, pp. 425-439. [3]. Gnoth, J. (1997), “Tourism motivation and expectation formation”, Annals of Tourism Research, Volume 24, pp. 283-304. [4]. Jönsson , C. & Devonish, D. (2008), “Does nationality, gender, and age affect travel motivation? A case of visitors to the Caribbean island of Barbados”, Journal of Travel & Tourism Marketing, Volume 25, pp. 398-408. [5]. Lehto et al. (2002), “Do psychographics infl uence vacation destination choices? A comparison 24 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC ÑOÀNG THAÙP Taïp chí Khoa hoïc soá 35 (12-2018) of British travellers to North America, Asia and Oceania”, Journal of Vacation Marketing, Volume 8, pp. 109-125. [6]. Merwe et al. (2011), “Travel motivations of tourists to selected marine destinations”, International Journal of Tourism Research, Volume 13, pp. 457-467. [7]. Mohammad , B. A. M. A.-H. & Som, A. P. M. (2010), “Analysis of Push and Pull Travel Motivations of Foreign Tourists to Jordan”, International Journal of Business and Management, Volume 5, pp. 41-55. [8]. Dương Quế Nhu, Nguyễn Tri Nam Khang và cộng sự (2013), “Tác động của hình ảnh điểm đến Việt Nam đến dự định quay trở lại của du khách quốc tế”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, tr. 1-10. [9]. Niamitché, C. (1998), “Tourisme et styles de vie familiaux: vers un modèle de la motivation et du processus de choix des destination touristique”, Montréal: Université du Québec. [10]. Trần Ngọc Quyền và cộng sự (2014), “Nghiên cứu thị hiếu của khách du lịch Nga đến Khánh Hòa”, Khánh Hòa: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa. [11]. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, NXB Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. ANALYZING INTERNATIONAL TOURISTS’ MOTIVATIONAL FACTORS, VISITING CAN THO CITY Summary This study surveyed 108 international tourists visiting Can Tho city on their motivations of destination choice. Exploratory Factor Analysis (EFA) was used to identify factors affecting these tourists’ decision to choose Can Tho city. The major fi ndings revealed that 7 tourism motivations fall into 4 push factors, namely Escape and adventure, Self-realisation, Rest and relaxation, Mind broadening and relations; and 3 pull factors of Safety, Attraction, Activities and events. Thereby, it suggests 2 solution groups to boost both push and pull factors for attracting more international tourists visiting Can Tho city in the coming years. Keywords: Tourism motivation, international tourists, pull factor, push factor, EFA. Ngày nhận bài:1/11/2018; Ngày nhận lại: 10/12/2018; Ngày duyệt đăng: 27/12/2018.
File đính kèm:
- phan_tich_cac_nhan_to_anh_huong_den_dong_co_du_lich_cua_du_k.pdf