Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp hiện nay

Tóm tắt: Kế toán quản trị chi phí (KTQTCP) là công cụ quản lý hữu hiệu giúp nhà quản lý

kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và cung

cấp thông tin giúp nhà quản lý trong việc điều hành và ra quyết định sản xuất, kinh doanh. Vì

vậy, các doanh nghiệp (DN) cần sử dụng KTQTCP vào trong đơn vị mình. Tuy nhiên, để áp

dụng KTQTCP vào đơn vị cho phù hợp, các DN cần xác định nội dung KTQTCP cho từng

loại DN dựa và đặc điểm sản phẩm của DN. Trong bài viết này, nhóm tác giả tập trung phân

tích nội dung KTQTCP cho doanh nghiệp xây lắp (DNXL) và DN sản xuất, chế biến thức ăn

chăn nuôi.

Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp hiện nay trang 1

Trang 1

Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp hiện nay trang 2

Trang 2

Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp hiện nay trang 3

Trang 3

Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp hiện nay trang 4

Trang 4

Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp hiện nay trang 5

Trang 5

Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp hiện nay trang 6

Trang 6

Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp hiện nay trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 18340
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp hiện nay

Nội dung kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp hiện nay
TQTCP trong DN sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi 
bao gồm 4 nội dung cơ bản sau: 
(1) Nhận diện chi phí 
(2) Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí 
(3) Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 
(4) Ứng dụng thông tin thích hợp cho việc ra quyết định. 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 103
Nội dung KTQTCP tại các DNXL 
Trong DNXL, sản phẩm xây lắp gồm các đặc trưng sau: 
Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ, được sản xuất theo đơn đặt hàng nên chi phí 
bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình, ngay cả khi công 
trình thi công theo các thiết kế mẫu nhưng được xây dựng ở những địa điểm khác nhau với 
các điều kiện thi công khác nhau thì chi phí sản xuất cũng khác nhau. Các DN xây dựng cần 
tính giá theo từng công trình, hạng mục công. Đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến khía 
cạnh KTQTCP sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 
Sản phẩm xây dựng cơ bản được xây dựng trên cơ sở các DN xây dựng được chỉ định 
thầu hoặc đã thắng thầu. Để thắng thầu thì đòi hỏi các DN xây dựng phải xây dựng cho mình 
giá dự thầu hợp lý. Đặc điểm này ảnh hưởng đến khía cạnh KTQTCP là xây dựng giá dự thầu. 
Việc xây dựng giá dự thầu hợp lý giúp DN tăng cơ hội trúng thầu. 
Mặt khác, sản phẩm xây dựng cơ bản có khối lượng và giá trị công trình lớn, thời gian 
thi công tương đối dài. Các công trình xây dựng cơ bản thường có thời gian thi công kéo dài, 
có công trình phải xây dựng hàng chục năm mới xong. Trong thời gian thi công chưa tạo ra 
sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã hội. Đặc điểm này ảnh 
hưởng trực tiếp đến KTQTCP trên ba khía cạnh: Nhận diện chi phí; Công tác xây dựng định 
mức chi phí, lập dự toán chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình; Ứng dụng thông 
tin thích hợp cho việc ra quyết định. 
Mỗi sản phẩm xây dựng có địa điểm xây dựng khác nhau. DN xây dựng thường phân 
quyền cho chủ nhiệm công trình trực tiếp điều hành giám sát công trình. Vì vậy, DN xây dựng 
cơ chế quản lý đa dạng. Đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung KTQTCP trong việc 
xây dựng các trung tâm chi phí. 
Từ phân tích đặc điểm sản phẩm của DNXL, DNXL xây dựng nội dung KTQTCP 
gồm các nội dung sau: 
(1) Nhận diện chi phí 
(2) Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí 
(3) Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 
(4) Ứng dụng thông tin thích hợp cho việc ra quyết định. 
(5) Kế toán trách nhiệm 
Nội dung KTQTCP cụ thể như sau: 
(1) Nhận diện chi phí 
● Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động 
Theo cách phân loại này chi phí được chia thành ba loại là biến phí, định phí và chi 
phí hỗn hợp. 
Có 3 phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thành yếu tố biến phí và định phí: 
Phương pháp cực đại - cực tiểu; Phương pháp bình phương nhỏ nhất ; Phương pháp đồ thị 
phân tán. 
● Phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính 
Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành hai loại là chi phí thời kỳ và chi phí 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 104 
sản phẩm. 
● Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí cho đối tượng hạch toán chi phí. 
Theo cách phân loại này chi phí phân thành hai loại là chi phí trực tiếp và chi phí gián 
tiếp. 
● Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định 
Theo cách phân loại này chi phí được chia thành 2 dạng: Chi phí kiểm soát được và 
chi phí không kiểm soát được. 
● Phân loại chi phí theo việc lựa chọn các phương án kinh doanh 
Theo cách phân loại nay chi phí được chia thành ba loại là chi phí cơ hội; chi phí 
chênh lệch; chi phí chìm. 
(2) Xây dựng định mức chi phí và dự toán chi phí trong DNXL 
● Xây dựng định mức chi phí trong DNXL 
* Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) 
Định mức CPNVLTT gồm: Vật liệu chính, vật liệu phụ cần cho việc thực hiện và 
hoàn thành khối lượng công tác xây dựng. 
Định mức CPNVLTT được xác định bằng công thức sau: 
Định mức CP NVL cho một 
đơn vị sản phẩm = 
Định mức đơn giá 
NVL cho 1 đơn vị 
sản phẩm 
x 
Định mức khối lượng 
NVL cho 1 đơn vị sản 
phẩm 
Định mức đơn giá cho một nguyên liệu trực tiếp phản ánh cuối cùng của một đơn vị 
nguyên liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu và khoản chi phí thu mua nguyên 
vật liệu. 
Định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh số lượng nguyên vật liệu đầu vào 
để đảm bảo cho sản xuất một đơn vị sản phẩm. Định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp bao 
gồm: 
+) Định mức đơn giá nguyên vật liệu mua vào: Là dự kiến đơn giá của nguyên vật liệu 
xuất dùng. Nó được tính theo trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu khi xuất dùng theo dự 
kiến. 
+) Định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh lượng nguyên vật liệu tiêu hao 
để sản xuất một sản phẩm. 
+) Định mức lượng của vật liệu tính cho sản phẩm hỏng cho phép. 
* Định mức chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) 
Định mức CPNCTT là chi phí cần thiết để trả lương cho công nhân để thực hiện 1 sản 
phẩm cũng bao gồm định mức về đơn giá của một đơn vị thời gian lao động trực tiếp với định 
mức lượng thời gian cần để hoàn thành một đơn vị sản phẩm. 
Định mức CP nhân công 
trực tiếp = 
Định mức đơn giá 
tiền công cho 1 đơn 
vị sản phẩm 
x 
Định mức lượng thời 
gian cho 1 đơn vị sản 
phẩm 
Định mức về giá bao gồm lương cơ bản, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản 
trích theo tỷ lệ quy định tính vào lương. 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 105
Định mức về lượng phản ánh thời gian cho phép để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm. 
* Định mức chi phí sử dụng máy thi công (CPSDMTC) 
Định mức CPSDMTC được lập theo công thức sau: 
Định mức 
CPSDMTC = 
Định mức giá máy 
thi công x 
Định mức lượng máy 
thi công 
Định mức giá máy thi công: CPSDMTC thường bao gồm những chi phí cố định như chi 
phí khấu hao, sửa chữa. Định mức chi phí này phụ thuộc vào khối lượng thi công dự kiến hoặc 
khả năng sản xuất thi công của DN. 
Định mức lượng máy thi công: Đối với mỗi loại công trình cần xác định thời gian lao 
động, thời gian chuẩn bị lao động, thời gian trước lao động, thời gian sau lao động. 
* Định mức chi phí sản xuất chung (CPSXC) 
CPSXC là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý hoạt động thi công, phát sinh 
ở công trường. CPSXC bao gồm cả yếu tố chi phí biến đổi và chi phí cố định. 
Định mức biến phí và định mức chi phí thuộc chi phí chung đều được lập theo công 
thức sau: 
Định mức 
CPSXC 
= 
Định mức 
biến phí SXC 
+
Định mức 
định phí SXC 
Định mức biến phí sản xuất chung cũng được xây dựng theo định mức giá và định 
mức lượng thời gian cho phép. Định mức giá phản ánh biến phí của đơn giá CPSXC phân bổ. 
Định mức thời gian phản ánh số giờ của hoạt động được chọn làm căn cứ phân bổ CPSXC 
cho một đơn vị sản phẩm. 
Định mức định phí sản xuất chung cũng được xây dựng tương tự như ở phần biến phí. 
● Lập dự toán chi phí 
+) Dự toán xây lắp công trình/ hạng mục công trình (CT/HMCT) 
Dự toán xây lắp CT/HMCT được lập như sau: 
Dự toán xây lắp 
CT/HMCT trước 
thuế 
= Chi phí trực tiếp +
Chi phí 
chung +
Thu nhập 
chịu thuế 
tính trước 
+ Thuế GTGT đầu ra 
Trong đó: 
Chi phí trực tiếp bao gồm: CPNVLTT, CPNCTT, CPSDMTC. 
Chi phí chung bao gồm chi phí của nhân viên tại đội thi công, chi phí quản lý DN 
+) Dự toán chi phí 
Để lập dự toán chi phí thì cơ sở quan trọng là phải tiến hành lập dự toán xây lắp cho 
từng CT/HMCT. Căn cứ vào dự toán xây lắp CT/HMCT DN lập dự toán chi phí chi tiết cho 
từng CT/HMCT như: Dự toán CPNVLTT, dự toán CPNCTT, dự toán CPSDMTC và dự toán 
CPSXC. Các dự toán này lập hàng năm, hàng quý. 
Dự toán được lập hàng năm chính là sự tổng hợp kế hoạch dự toán CPNVLTT, dự 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 106 
toán CPNCTT, dự toán CPSXC, dự toán CPSDMTC của từng CT/HMCT trong năm, quý, 
tháng. 
Dự toán CPNVLTT 
Dự toán CPNVLTT phản ánh tất cả CPNVLTT cần thiết để đáp ứng yêu cầu thi công 
CT/HMCT. Dự toán CPNVLTT được xác định như sau: 
Dự toán 
CPNVLTT = 
Khối lượng công 
việc xây dựng x
Định mức đơn 
giá cho 1 đơn vị 
nguyên vật liệu 
+ Chênh lệch vật tư (nếu có) 
Dự toán CPNCTT 
Dự toán CPNCTT được xây dựng từ dự toán xây lắp CT/HMCT. Dự toán CPNCTT là 
việc dự tính tổng số tiền lương của công nhân liên quan đến việc xây dựng CT/HMCT. Dự 
toán này giúp DN duy trì lực lượng lao động vừa đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tránh tình 
trạng lãng phí trong sử dụng lao động. Dự toán CPNCTT còn là cơ sở để DN lập dự toán về 
đào tạo, tuyển dụng trong quá trình hoạt động sản xuất. 
Dự toán CPNCTT: 
Dự toán 
CPNCTT 
= Thời gian cần thiết để hoàn thành CT/ HMCT x
Định mức đơn giá CPNCTT tính cho 1 
đơn vị khối lượng xây dựng 
Trong đó: 
Thời gian cần thiết để 
hoàn thành CT/ HMCT = 
Định mức thời gian để hoàn thành 
một khối lượng HMCT x 
Khối lượng 
HMCT 
Dự toán CPSDMTC 
Dự toán CPSDMTC được lập căn cứ vào dự toán khối lượng máy thi công sử dụng 
cho từng CT/HMCT. Các nhân tố ảnh hưởng đến CPSDMTC: Dự toán CPNVLTT sử dụng 
cho từng CT/HMCT; dự toán chi phí lương nhân viên điều khiển máy cho từng CT/HMCT; 
dự toán số giờ máy thi công thực hiện cho từng CT/HMCT, dự toán số khấu hao máy thi công 
cho từng CT/HMCT, dự toán đơn giá máy thi công tại địa phương. 
Dự toán CPSDMTC được lập theo công thức sau: 
Dự toán 
CPSDMTC = 
Khối lượng xây 
dựng hoàn thành x
Định mức chi phí sử dụng máy thi công 
cho 1 đơn vị khối lượng xây dựng 
Dự toán CPSXC 
Dự toán CPSXC là dự toán các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý hoạt động thi 
công, phát sinh ở công trường. 
Dự toán CPSXC được lập theo công thức sau: 
Dự toán 
CPSXC 
= 
Dự toán biến 
phí SXC 
+ Dự toán định phí SXC 
Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) 
Dự toán CPQLDN bao gồm các khoản chi phí ước tính sẽ phát sinh trong kỳ kế hoạch 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 107
ở lĩnh vực ngoài thi công. Dự toán CPQLDN cũng được lập theo tính chất tác động của chi 
phí theo kết quả hoạt động. 
Dự toán chi phí tài chính 
Dự toán chi phí tài chính là các khoản dự toán liên quan đến hoạt động tài chính trong kỳ 
của DN. Dự toán này sẽ giúp DN chủ động trong việc vay vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn 
vay trong kinh doanh. 
(3) Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 
● Xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 
* Xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp truyền thống bao 
gồm: Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp); Phương pháp tính giá 
thành định mức; Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. 
* Xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương pháp hiện đại bao 
gồm: Phương pháp xác định chi phí theo chi phí theo hoạt động; Phương pháp xác định 
chi phí mục tiêu. 
Mặt khác, thời gian thi công tương của sản phẩm tương đối dài nên kỳ tính giá thường 
không xác định hàng tháng như trong sản xuất công nghiệp mà được xác định theo thời điểm 
khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai 
đoạn quy ước tuỳ thuộc vào kết cấu đặc điểm kỹ thuật và khả năng về vốn của đơn vị xây lắp. 
Đặc điểm này ảnh hưởng đến kỳ tính giá thành tại công trình, hạng mục công trình. 
(4) Ứng dụng phân tích thông tin cho việc ra quyết định 
Vận dụng một cách hiệu quả nhất các phương pháp sử dụng thông tin các DN sẽ có 
được các thông tin hữu ích nhất để ứng dụng trong việc ra quyết định trong DNXL. Quyết 
định bỏ thầu hay tiếp tục thầu; Quyết định tự thi công hay khoán lại; Quyết định trong trường 
hợp năng lực sản xuất kinh doanh của DN bị hạn chế; Ngoài ra, DNXL tiến hành xác định giá 
dự thầu. 
Để phân tích thông tin thích hợp đối với việc xem xét ra quyết định được chia thành 
bốn bước: 
Bước 1: Tập hợp tất cả thông tin về các khoản thu và chi có liên quan với những 
phương án đầu tư đang được xem xét. 
Bước 2: Loại bỏ các khoản chi phí chìm, là những khoản chi phí không thể tránh được 
ở mọi phương án đầu tư đang xem xét. 
Bước 3: Loại bỏ các khoản thu và chi như nhau ở các phương án đầu tư đang xem xét. 
Bước 4: Những khoản thu và chi còn lại là các thông tin thích hợp cho việc chọn lựa 
quyết định đầu tư ngắn hạn. 
(5) Kế toán trách nhiệm 
Trung tâm chi phí là một trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý chỉ có quyền kiểm 
soát sự phát sinh của chi phí, không có quyền điều hành lợi nhuận và vốn đầu tư 
Trung tâm chi phí thường được chia thành hai dạng đó là trung tâm chi phí kỹ thuật và 
các trung tâm chi phí tùy ý. 
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 
 108 
Trung tâm chi phí kỹ thuật (Engineered cost center) là trung tâm trách nhiệm mà chi 
phí có những căn cứ kỹ thuật để ước tính. 
Đánh giá trung tâm này, so sánh chênh lệch chi phí thực tế và chi phí định mức. 
Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí định mức 
Trung tâm chi phí tùy ý (Dischtionary cost center) là trung tâm chi phí mà mối quan 
hệ giữa đầu ra và đầu vào ở trung tâm là không chặt chẽ. Trong DNXD, điển hình về các 
trung tâm này là phòng tổ chức hành chính (đầu ra là các nhân sự có năng lực phù hợp), 
phòng kế toán (đầu ra là các báo cáo trung thực và đáng tin cậy), phòng kinh doanh, 
Đánh giá chủ yếu dựa vào so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán. 
Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán 
Kết luận 
Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hóa như hiện nay, các DN đang đứng trước 
những thách thức cạnh tranh hết sức gay gắt, để tồn tại và phát triển các DN cần phải xác định 
nội dung KTQTCP thông qua phân tích, đánh giá sản phẩm của đơn vị mình để áp dụng nội 
dung KTQTCP một cách hợp lý và hiệu quả nhằm hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận đồng 
thời tăng chất lượng sản phẩm trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay.‡ 
------------------------------- 
Tài liệu tham khảo 
1. Nguyễn Phú Giang (2005), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, NXB Tài chính, Hà Nội. 
2. Nguyễn Đăng Hạc (2011), Hạch toán kế toán trong xây dựng, NXB Xây dựng 
3. Đặng Thị Hòa (2006), Giáo trình kế toán quản trị, NXB Thống kê, Hà Nội. 
4. Lê Công Hoan (2010), Quản trị xây dựng, NXB Đại học kinh tế Quốc dân. 
5. Lê Tự Tiến (1998), Phân tích Kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của DN xây dựng, NXB Xây dựng. 
6. Ander Rom (2008), Management accounting and intergrated information system, Samfundslitteratur 
Publishers. 
7. Barfield, Raiborn & Kinney (1998), " Cost Accounting: Traditions and Innovation", South - Western college 
Publishing, Cincinnati. 
8. Carlos Manuel Ferreira Lima – carlos – manuel – lima@sapo.pt, Faculdade de Economia do Porto, “The 
Applicability of the Principles of ActivityBased Costing System in a Higher Education Institution”, p57-65. 
9. David Naranjo - Gil (2004) “The Role of Sophisticated Accounting System in Strategy Management”. The 
international Journal of digital accounting research, Vol.4(No 8), p125-144. 
10. Drury (2001), Management Accounting for business Decision, Thomson earning, United Kingdom. 
------------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfnoi_dung_ke_toan_quan_tri_chi_phi_trong_doanh_nghiep_hien_na.pdf