Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang)

Tóm tắt: Để thực hiện đề tài, nhóm tác giả lựa chọn tỉnh Bắc Giang để tiến hành

nghiên cứu điển hình với mục tiêu là hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề lý luận liên

quan tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp; đồng thời xác định được các yếu tố và mức

độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới sự phát triển của điểm đến du lịch thứ cấp Bắc Giang, từ đó

đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch tại đây. Để đạt được mục tiêu nghiên

cứu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tại bàn, thống kê tính toán

thực tiễn và điều tra bảng hỏi để thu thập thông tin, số liệu, sau đó đưa vào xử lý và kiểm định

thang đo qua phần mềm SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu đã xác định được có 7 yếu tố ảnh

hưởng trực tiếp đến sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp là Bắc Giang bao gồm: Thái độ

và sự tham gia của cộng đồng địa phương; Nguồn nhân lực; Tài nguyên du lịch; Khả năng

tiếp cận điểm đến; Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật; Sản phẩm và dịch vụ du lịch; Công tác

quản lý điểm đến. Các yếu tố trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ ảnh hưởng.

Trong đó, thái độ và sự tham gia của cộng đồng địa phương có mức độ ảnh hưởng lớn nhất

tới sự phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang. Từ đây, một số đề xuất giải pháp mang tính thực tiễn

nhằm phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang đã được đưa ra nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch

Bắc Giang thông qua các yếu tố ảnh hưởng.

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang) trang 1

Trang 1

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang) trang 2

Trang 2

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang) trang 3

Trang 3

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang) trang 4

Trang 4

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang) trang 5

Trang 5

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang) trang 6

Trang 6

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang) trang 7

Trang 7

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang) trang 8

Trang 8

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang) trang 9

Trang 9

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 2660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang)

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Giang)
Về giới tính, số lượng người khảo sát là 
Nữ nhiều nhất trong khảo sát giới tính. Về 
tần suất tới tham quan Bắc Giang, số người 
tới tham quan Bắc Giang 1 lần chiếm phần 
lớn trong số người tham gia khảo sát. Về 
mục đích du lịch tới Bắc Giang, số người 
tới Bắc Giang để thăm người thân là nhiều 
nhất. Về các hình thức du lịch, khách du 
lịch phần lớn là đi cùng gia đình. Về cách 
tiếp cận thông tin về Bắc Giang, phần 
lớn số người tham gia khảo sát thông qua 
người thân/bạn bè biết đến Bắc Giang . Về 
phương tiện, hình thức di chuyển được lựa 
chọn nhiều nhất là xe máy. Về loại hình 
lưu trú tại Bắc Giang, phần lớn người 
khảo sát tới Bắc Giang không ở lại Bắc 
Giang lưu trú.
  Kiểm định mức độ tin cậy của thang đo
Bảng kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố Độc lập và phụ thuộc
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)
Thang đo các nhân tố ảnh hưởng 
đến sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp 
gồm có 8 thành phần với 42 biến quan sát. 
Theo kết quả phân tích Cronchbach Alpha, 
thang đo trong nghiên cứu gồm có 42 biến 
quan sát và sau khi kiểm tra mức độ tin 
cậy thông qua hệ số Cronchbach Alpha thì 
không có biến nào bị loại. 
Kết quả kiểm định thang đo đã chỉ 
ra giá trị Cronchbach Alpha của các biến 
quan sát như sau: các yếu tố khả năng tiếp 
cận điểm đến (0.876), các yếu tố nguồn 
nhân lực (0.902), các yếu tố cơ sở hạ tầng 
và vật chất kỹ thuật (0.878), các yếu tố 
công tác quản lý điểm đến (0.881), các 
yếu tố tài nguyên du lịch (0.912), các yếu 
tố sản phẩm và dịch vụ (0.908), các yếu 
tố thái độ và sự tham gia của địa phương 
(0.877), các yếu tố đánh giá chung (0.867).
 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Bảng kết quả kiểm định nhân tố EFA 
với biến độc lập
67Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)
68 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Đối với các biến độc lập:
Theo kết quả phân tích KMO and 
Barlett’s Test:
- 0.5 ≤ KMO = 0.895 ≤ 1: phân tích 
nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu 
nghiên cứu.
- Sig Barlett’s Test = 0.000 < 0.05: 
phân tích nhân tố là phù hợp.
- Kết quả EFA thu được 7 thành 
phần tại Eigenvalues là 14.021 > 1 nên 
nghiên cứu đi đến kết luận thang đo được 
chấp nhận, 35 biến quan sát nhóm lại 
thành 7 nhân tố.
Như vậy, qua kết quả phân tích hệ 
số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố 
khám phá EFA, mô hình nghiên cứu ban 
đầu với bảy thành phần đề xuất đều đạt 
yêu cầu và có ý nghĩa trong thống kê. Các 
thành phần trên sẽ được sử dụng trong 
phân tích kiểm định tiếp theo.
Đối với biến phụ thuộc:
Hệ số KMO = 0.895, hệ số này đã 
thỏa mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1. Kết 
quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong 
tổng thể các mối tương quan với nhau và 
phân tích nhân tố EFA được chấp nhận với 
dữ liệu nghiên cứu.
Kiểm định Bartlett’s (Sig. = 0.000 < 
0.005), phân tích nhân tố là phù hợp.
Kết quả EFA thu được 7 thành phần 
tại Eigenvalues là 14.021 > 1 nên nghiên 
cứu đi đến kết luận thang đo được chấp 
nhận, 35 biến quan sát nhóm lại thành 7 
nhân tố.
 Kiểm định tương quan Pearson
Giá trị Sig tương quan Pearson 
các biến độc lập (KNTC, NNL, CSHT, 
CTQL, SPDV, TNDL, TD_STG) với biến 
phụ thuộc (DGC) nhỏ hơn 0.05. Do giá 
trị sig tương quan giữa tất cả các biến độc 
lập đều < 0.05 nên tất cả các biến độc lập 
đều có mối liên hệ tuyến tính với biến phụ 
thuộc. Tất cả các biến được sử dụng khi 
thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính bội. 
Bên cạnh đó, các cặp biến độc lập 
đều có mức tương quan khá yếu với nhau, 
như vậy, khả năng cao sẽ không có hiện 
tượng đa cộng tuyến xảy ra.
 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến
Bảng tổng kết mô hình
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)
69Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
- Trị số R có giá trị 0.762 cho thấy 
mối quan hệ giữa các biến trong mô hình 
có mối tương quan rất chặt chẽ. Báo cáo 
kết quả hồi quy của mô hình cho thấy giá 
trị R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) 
bằng 0.568 nói lên độ thích hợp của mô 
hình là 56.8% hay nói cách khác các biến 
độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng 
56.8% sự thay đổi của biến phụ thuộc
- Hệ số Durbin - Watson = 2.056, 
nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 nên không 
có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc 
nhất xảy ra.
- Kiểm định F có giá trị Sig = 0.000 
(< 0.05). Như vậy, mô hình hồi quy tuyến 
tính bội phù hợp xây dựng được phù hợp 
với tổng thể.
- Giá trị Sig của kiểm định t hệ số 
hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn 
0.05, do đó các biến độc lập đều có ý nghĩa 
giải thích cho biến phụ thuộc, không biến 
nào bị loại.
- Hệ số VIF của các biến độc lập đều 
nhỏ hơn 2 do vậy không có đa cộng tuyến 
xảy ra.
Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy 
chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động 
từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến 
độc lập tới biến phụ thuộc là: TD_STG 
(0.213) > NNL (0.163) > TNDL (0.154) > 
KNTC (0.144) > CSHT (0.141) > SPDV 
(0,135) > CTQL (0.134).
Từ các kết quả trên, ta có phương 
trình hồi quy chuẩn hóa như sau:
DGC = 0.213*TD_STG + 0.144*NNL 
+ 0.165*TNDL + 0.140*KNTC 
+ 0.134*CSHT + 0.138*SPDV + 
CTQL*0.114 - 0.308 + e
Kết quả mô hình hồi quy cho 
thấy Sự phát triển của điểm đến du lịch 
thứ cấp Bắc Giang chịu tác động cùng 
chiều bởi 7 nhân tố: Khả năng tiếp cận 
(KNTC), Nguồn nhân lực (NNL), Cơ sở 
hạ tầng (CSHT), Công tác quản lý điểm 
đến (CTQL), Sản phẩm & dịch vụ du lịch 
(SPDV), Tài nguyên du lịch (TNDL), 
Thái độ và sự tham gia của cộng đồng địa 
phương (TD_STG). Do đó, các giả thuyết 
H00, H01, H02, H03, H04, H05, H06, 
H07 được chấp nhận.
4.2. Hàm ý quản trị
Từ quá trình thu thập và xử lý dữ 
liệu thông qua hoạt động khảo sát thực tế 
tại địa phương và khảo sát online, nhóm 
nghiên cứu đã xác định được có 7 yếu tố 
chính ảnh hưởng lớn tới sự phát triển du 
lịch tỉnh Bắc Giang bao gồm: (1) Thái độ 
và sự tham gia của cộng đồng địa phương, 
(2) Nguồn nhân lực, (3) Tài nguyên du 
lịch, (4) Khả năng tiếp cận điểm đến, (5) 
Cơ sở hạ tầng và vật chất - kĩ thuật, (6) 
Sản phẩm và dịch vụ du lịch, (7) Công tác 
quản lý điểm đến. Những yếu tố này là 
cơ sở để nhóm nghiên cứu bàn luận và đề 
xuất những gợi ý về giải pháp phát triển 
lịch tại tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố 
“Thái độ và sự tham gia của cộng đồng địa 
phương” có mức độ ảnh hưởng lớn nhất 
tới sự phát triển của tỉnh Bắc Giang. Điều 
này cho thấy rằng nếu dân cư địa phương 
thân thiện và gần gũi hơn với du khách, 
sự hài lòng của du khách sẽ tăng lên và từ 
đó sẽ thu hút du khách đến với Bắc Giang 
nhiều hơn. Vì thế cần tìm cách nâng cao 
thái độ của cộng đồng địa phương bằng 
nhiều hình thức khac snhau, trong đó việc 
thực hiện tốt công tác tư tưởng, vận động 
người dân địa phương tích cực tham gia 
70 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
vào hoạt động du lịch sẽ giúp tối đa hóa 
hiệu quả từ hoạt động du lịch, giúp nâng 
cao mức thu nhập và đời sống của người 
dân. 
Bên cạnh đó, nhân tố “Nguồn nhân 
lực” là nhân tố có ảnh hưởng mạnh thứ 
hai tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ 
cấp tỉnh Bắc Giang. Đây là yếu tố có ảnh 
hưởng lớn tới chất lượng các dịch vụ du 
lịch cung cấp cho du khách tại điểm đến, 
vì thế nó có tác động trực tiếp tới sự hài 
lòng của du khách tại điểm đến, Do đó, 
tỉnh Bắc Giang cần chú trọng hơn nữa vào 
việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất 
lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ 
làm du lịch của tỉnh từng bước chuyên 
nghiệp, đẩy mạnh thực hiện các công tác 
bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho nhân 
viên ngành du lịch một cách bài bản và có 
hiệu quả.
Nhân tố “Tài nguyên du lịch” là 
nhân tố có ảnh hưởng mạnh thứ ba tới sự 
phát triển điểm đến du lịch thứ cấp. Điều 
này cho thấy song song với việc khai thác 
tài nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch 
một cách hợp lý, tỉnh cũng cần có các 
chính sách, hoạt động để gìn giữ, bảo tồn, 
tôn tạo các giá trị thiên nhiên, văn hóa; 
bảo tồn tính đa dạng nguồn tài nguyên; 
đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành 
du lịch trong tương lai. 
Nhân tố “Khả năng tiếp cận điểm 
đến” là nhân tố có ảnh hưởng mạnh thứ tư 
tới sự phát triển điểm đến du lịch thứ cấp. 
Về khía cạnh này, tỉnh Bắc Giang cần chú 
trọng nâng cấp đồng bộ hơn chất lượng 
của các hệ thống đường liên tỉnh cũng như 
hệ thông giao thông đường bộ trên địa bàn 
tỉnh, nâng cao chất lượng và số lượng các 
xe khách, xe buýt, thêm lộ trình xe khách 
từ các địa phương tới thẳng một số khu, 
điểm du lịch nổi tiếng tại Bắc Giang, giúp 
du khách thuận tiện hơn trong quá trình 
tiếp cận Bắc Giang cũng như tiếp cận các 
điểm đến trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Nhân tố “Cơ sở hạ tầng và vật chất 
kỹ thuật” là nhân tố có ảnh hưởng mạnh 
thứ năm tới sự phát triển điểm đến du 
lịch thứ cấp. Với nhân tố này, tỉnh Bắc 
Giang cần quy hoạch rõ ràng từng phân 
khu dành cho phát triển du lịch để có định 
hướng xây dựng cơ sở hạ tầng và vật chất 
kỹ thuật phục vụ du lịch một cách đồng 
bộ, dài hạn. Đồng thời, có chiến lược phát 
triển phù hợp đối với từng loại hình du 
lịch, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, 
hiện đại hoá, tin học hoá vào kinh doanh 
và phục vụ du lịch, đẩy mạnh việc tham 
gia hệ thống đặt buồng và thanh toán quốc 
tế tại các cơ sở kinh doanh phục vụ khách 
du lịch.
Nhân tố “Sản phẩm dịch vụ” là nhân 
tố có ảnh hưởng mạnh thứ sáu tới sự phát 
triển điểm đến du lịch thứ cấp. Để phát 
triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch phục 
vụ du khách, tỉnh Bắc Giang cần đẩy mạnh 
khai thác, xây dựng thêm các sản phẩm du 
lịch mang tính đặc thù, có chiến lược khai 
thác những lợi thế từ nguồn tài nguyên cụ 
thể, đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới 
thiệu cho các sản phẩm du lịch tới các thị 
trường trọng điểm trong và ngoài nước để 
thu hút du khách.
Cuối cùng là nhân tố “Công tác 
Quản lý điểm đến”. Đây là nhân tố có ảnh 
hưởng ít nhất tới sự phát triển điểm đến 
du lịch thứ cấp trong số 7 nhân tố được 
đề xuất nghiên cứu. Dù mức độ tác động 
không nhiều nhưng nhân tố này đóng vai 
trò nền tảng, điều phối hoạt động của tất 
71Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
cả các bên liên quan đến du lịch tại điểm 
đến. Hơn nữa đây là nhân tố nằm trong sự 
điều chỉnh chủ động của các cơ quan quản 
lý nhà nước về du lịch tại điểm đến nên 
các cơ quan quản lý du lịch tại địa phương 
cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện 
các chiến lược marketing có hiệu quả cũng 
như tạo dựng môi trường thuận lợi cho sự 
phát triển điểm đến du lịch thông qua các 
điều chỉnh về chính sách, quy định tác 
động tới tất cả các bên liên quan vào hoạt 
động du lịch tại điểm đến nhằm cung cấp 
những trải nghiệm tốt nhất cho du khách 
tại điểm đến.
5. Kết luận 
Với định hướng phát triển du lịch 
trở thành một trong những ngành kinh tế 
mũi nhọn, việc phát triển các điểm du lịch, 
đặc biệt là những điểm đến du lịch thứ cấp 
đã và đang là vấn đề thiết yếu của nhiều 
địa phương và cả nước. Dựa vào kết quả 
nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 
được 7 yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển 
điểm đến du lịch thứ cấp, xếp theo mức độ 
ảnh hưởng giảm dần như sau: (1) Thái độ 
và sự tham gia của cộng đồng địa phương, 
(2) Nguồn nhân lực, (3) Tài nguyên du 
lịch, (4) Khả năng tiếp cận điểm đến, (5) 
Cơ sở hạ tầng và vật chất - kĩ thuật, (6) 
Sản phẩm và dịch vụ du lịch, (7) Công tác 
quản lý điểm đến.
Qua quá trình tìm hiểu, nhóm nghiên 
cứu nhận thấy rằng trên thực tế, hoạt động 
du lịch tại tỉnh Bắc Giang còn đang gặp 
phải nhiều khó khăn và bất cập liên quan 
đến các yếu tố nêu trên. Tuy nhiên, nhóm 
nghiên cứu tin rằng một khi chính quyền 
địa phương, cơ quan quản lý điểm đến 
và các nhà kinh doanh du lịch phối hợp 
cùng với người dân địa phương cùng tìm 
ra những hướng đi chung trong việc phát 
triển du lịch thì Bắc Giang có thể sớm trở 
thành một trong những điểm đến du lịch 
hàng đầu, thu hút lượng lớn khách du lịch 
trong và ngoài nước. 
Tài liệu tham khảo:
 T ài liệu tiếng Việt
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Những nguyên 
lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê-nin, NXB 
Chính trị quốc gia sự thật.
[2]. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tổng 
cục du lịch, Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ 
cho Thuyết minh viên Du lịch, Hà Nội.
[3]. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), 
Đề án Xây dựng tiêu chí, tổ chức đánh giá, 
xếp hạng và công bố chỉ số phát triển của các 
điểm đến du lịch, Hà Nội.
[4]. Lê Quỳnh Chi (2019), Tổng quan du lịch, 
Tài liệu môn học, Khoa Du lịch, Đại học Mở 
Hà Nội.
[5]. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa 
(2006), Kinh tế du lịch, NXB Lao động và xã 
hội.
[6]. Nguyễn Thị Thu Mai (2016), Phương 
pháp luận nghiên cứu khoa học, Tài liệu tóm 
tắt môn học, Khoa Du lịch, Đại học Mở Hà 
Nội.
[7]. Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Lê Vũ Thị Thảo 
Nhi, Trần Hữu Tuấn (2017), Các yếu tố ảnh 
hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch nội 
địa của điểm đến Hội An, Tạp chí Khoa học 
Đại học Huế.
[8]. Bùi Đình Thanh (2015), Về khái niệm 
phát triển.
[9]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc 
(2015), Phân tích dữ liệu với SPSS, NXB 
Hồng Đức
[10]. Quốc hội (2017), Luật Du lịch.
[11]. Viện Ngôn ngữ học (2018), Từ điển 
72 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Tiếng Việt, NXB Hồng Đức.
 Tài liệu tiếng Anh
[1]. Berendien Lubbe (2003), Tourism 
Management in Southern Africa, 290 trang.
[2]. Brian E. M. King, Hew Jong Choi (1997), 
The attributes and potential of secondary 
Australian destinations through the eyes of 
Korean travel industry executives, 326 trang.
[3]. Echhorn, V. and Buhalis, D. (2011) 
Accessibility - A Key Objective for the 
Tourism Industry. IN Buhalis, D. & Darcy, 
S. (Eds.) Accessible Tourism: Concepts and 
Issues, (pp. 46-61). Bristol: Channel View 
Publications.
[4]. Mihai Costea, Cristian-Valentin 
Hapenciuc, Pavel Stanciu (2017), Tourist safety 
and security: a factor of the competitiveness 
of secondary tourist destinations journal of 
tourism research, 23 trang.
[5]. Muqbil. I (1995), Secondary tourism 
destinations in Asia.
[6]. Nuntana Ladplee (2018), Secondary 
tourism destination with heritage potentials, 
Khiriwong community, Nakhon Si Thammarat, 
Thailand.
[7]. Lloyd E. Hudman, Richard H. Jackson 
(2003), Geography of Travel & Tourism, 
Thomson Delmar Learning, 534 trang.
[8]. Shaul Krakover; Y Gradus (2002), 
Tourism in frontier areas, Lanham, Md. 
Lexington Books,126 trang.
[9]. Sitta Kongsasana (2013), The management 
of Thai heritage place as a secondary 
destination for cultural tourism - The case 
study of Kadeejeen community, Bangkok, 
Thailand.
[10]. Ramutė Narkūnienė (2017), Tourism 
development conditions in the municipalities 
of Lithuania and Latvia Regions, CBU 
International Conference on innovations 
in science and education, Prague, Czech 
Republic.
[11]. UNWTO (2007), A Practical Guide to 
Tourism Destination Management.
Địa chỉ tác giả: Khoa Du lịch - Trường Đại 
học Mở Hà Nội
Email: 18a46010236@students.hou.edu.vn

File đính kèm:

  • pdfnhung_yeu_to_anh_huong_toi_su_phat_trien_diem_den_du_lich_th.pdf