Những nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính cần được quy định chi tiết

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã được sửa đổi, bổ sung

một số điều năm 2020, người chưa thành niên vi phạm hành chính sẽ bị

xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, việc xử phạt người chưa thành

niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết

nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở

thành công dân có ích cho xã hội. Trong phạm vi bài viết này, tác giả

trình bày, phân tích các nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi

phạm hành chính cần được quy định chi tiết

Những nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính cần được quy định chi tiết trang 1

Trang 1

Những nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính cần được quy định chi tiết trang 2

Trang 2

Những nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính cần được quy định chi tiết trang 3

Trang 3

Những nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính cần được quy định chi tiết trang 4

Trang 4

Những nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính cần được quy định chi tiết trang 5

Trang 5

Những nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính cần được quy định chi tiết trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 4440
Bạn đang xem tài liệu "Những nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính cần được quy định chi tiết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính cần được quy định chi tiết

Những nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính cần được quy định chi tiết
 khách quan, bảo đảm công bằng, 
đúng quy định của pháp luật. Trong bối cảnh 
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật 
Xử lý VPHC năm 2012 (Luật Xử lý VPHC) 
có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2022) thì 
các văn bản quy định chi tiết cần phải thể 
hiện rõ các nội dung liên quan đến xử phạt 
VPHC người chưa thành niên.
2.	 Quy	 định	 chi	 tiết	 cách	 tính	 tuổi	 của	
người	chưa	thành	niên	bị	xử	phạt	VPHC	
trong	 trường	 hợp	 không	 thể	 xác	 định	
chính	xác	ngày,	tháng	sinh
Khi xử phạt VPHC đối với cá nhân 
thì độ tuổi đóng vai trò rất quan trọng. Đối 
với người chưa thành niên thì độ tuổi càng 
đóng vai trò quyết định. Cụ thể, độ tuổi là 
căn cứ không thể thiếu để người có thẩm 
quyền quyết định có hay không việc xử phạt 
VPHC đối với người chưa thành niên. Theo 
quy định của điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử 
lý VPHC, “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 
tuổi bị xử phạt VPHC về VPHC do cố ý”. 
Như vậy, độ tuổi đóng vai trò rất quan trọng 
trong việc xác định có hay không VPHC để 
từ đó ra quyết định xử phạt VPHC. Ngoài 
ra, độ tuổi cũng là cơ sở để quyết định việc 
áp dụng hình thức xử phạt và mức tiền phạt 
tương ứng đối với người chưa thành niên. 
Khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý VPHC quy 
định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi 
VPHC thì không áp dụng hình thức phạt tiền. 
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 
tuổi VPHC bị phạt tiền thì mức tiền phạt 
không quá ½ mức tiền phạt áp dụng đối với 
người thành niên”. Tuy nhiên, Luật Xử lý 
VPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành lại 
không quy định cụ thể về cách tính tuổi để ra 
quyết định xử phạt VPHC trong trường hợp 
không thể xác định chính xác ngày, tháng 
sinh của người chưa thành niên.
Theo Điều 13 Nghị định số 81/2013/
NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số 
điều bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP (Nghị 
định số 81) của Chính phủ quy định chi tiết 
một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử 
lý VPHC thì:
“1. Trường hợp không có các giấy tờ để 
xác định độ tuổi xử lý VPHC thì căn cứ vào 
sổ hộ tịch hoặc các giấy tờ, sổ sách, tài liệu 
khác của cơ quan nhà nước có liên quan để 
xác định độ tuổi của đối tượng.
Trường hợp thông tin ngày, tháng, năm 
sinh ghi trong các giấy tờ trên không thống 
nhất, thì xác định theo ngày, tháng, năm 
sinh trong giấy tờ theo hướng có lợi nhất 
cho đối tượng.
2. Trường hợp giấy tờ quy định tại 
Khoản 1 Điều này không ghi rõ ngày, tháng, 
năm sinh, thì việc xác định ngày, tháng, năm 
sinh được tính như sau:
a) Nếu xác định được tháng cụ thể, 
nhưng không xác định được ngày nào trong 
tháng, thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó 
làm ngày sinh;
b) Nếu xác định được quý cụ thể của 
năm, nhưng không xác định được ngày tháng 
nào trong quý, thì lấy ngày cuối cùng của 
tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh;
c) Nếu xác định được cụ thể nửa đầu 
năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác 
định được ngày, tháng nào trong nửa đầu 
năm hoặc nửa cuối năm, thì lấy ngày 30 
tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 của năm đó 
làm ngày sinh;
d) Nếu xác định được năm cụ thể nhưng 
không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 
31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh”.
Điều cần lưu ý là phạm vi của Điều 13 
Nghị định số 81 chỉ áp dụng đối với việc 
xác định độ tuổi của người bị xử lý hành 
chính. Quy định này không thể trở thành 
căn cứ áp dụng để xác định độ tuổi đối với 
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
64 Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021
người bị xử phạt hành chính. Câu hỏi đặt 
ra là cách xác định độ tuổi của người chưa 
thành niên bị xử phạt hành chính có giống 
quy định tại Điều 13 Nghị định số 81 hay 
không? Hiện nay, pháp luật còn bỏ ngỏ và 
không có câu trả lời cụ thể.
Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 81 quy 
định: “Khi tiến hành xử phạt VPHC đối với 
người chưa thành niên, trường hợp không 
xác định được chính xác tuổi để áp dụng 
hình thức xử phạt, thì người có thẩm quyền 
xử phạt lựa chọn áp dụng hình thức xử phạt 
có lợi nhất cho người vi phạm”. Tuy nhiên, 
“lựa chọn áp dụng hình thức xử phạt có lợi 
nhất khi tiến hành xử phạt VPHC đối với 
người chưa thành niên” không phải là một 
quy định tối ưu nhằm giải quyết mọi vướng 
mắc trên thực tế. Dường như điều khoản 
trên chỉ có ý nghĩa đối với những VPHC do 
người chưa thành niên thực hiện mà chế tài 
quy định có thể áp dụng một trong các hình 
thức xử phạt khác nhau (ví dụ: khoản 1 Điều 
72 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định 
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 
200.000 đồng đối với “hành vi sử dụng vé 
tàu giả để đi tàu”). Đối với những VPHC mà 
chế tài quy định chỉ áp dụng một hình thức 
xử phạt cố định thì điều khoản trên hoàn toàn 
không có giá trị (ví dụ: khoản 4 Điều 5 Nghị 
định số 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền 
từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối 
với hành vi “gây rối trật tự công cộng mà có 
mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công 
cụ hỗ trợ”). Từ đó, người có thẩm quyền sẽ 
không thể biết và lựa chọn áp dụng hình thức 
xử phạt nào có lợi nhất cho người chưa thành 
niên VPHC. Trong trường hợp pháp luật chỉ 
quy định chế tài phạt tiền thì người có thẩm 
quyền không thể “linh hoạt” phạt cảnh cáo 
người chưa thành niên vi phạm (ngoại trừ 
đối tượng là người đủ 14 tuổi đến dưới 16 
tuổi). Người có thẩm quyền cũng không thể 
phạt ở mức tiền tối thiểu nếu như không có 
tình tiết giảm nhẹ. Bên cạnh đó, ngay cả khi 
6. Báo cáo số 09/BC-BTP ngày 08/01/2018 của Bộ Tư pháp tổng kết thi hành Luật Xử lý VPHC.
phạt tiền ở mức tối thiểu thì đây cũng chỉ là 
lựa chọn “mức tiền phạt có lợi nhất” chứ 
không phải “hình thức xử phạt có lợi nhất” 
cho người người chưa thành niên VPHC.
Như vậy, với quy định của Điều 13 và 
Điều 14 Nghị định số 81 thì người có thẩm 
quyền sẽ không thể có cơ sở pháp lý vững 
chắc nhằm xác định tuổi của người chưa 
thành niên vi bị xử phạt phạm hành chính. 
Để khắc phục bất cập này, cơ quan nhà nước 
có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản 
xác định cụ thể độ tuổi của người bị xử phạt 
VPHC nói chung và của người chưa thành 
niên nói riêng.
3.	Quy	định	cụ	thể	nguyên	tắc	làm	cơ	sở	
xác	định	chính	xác	mức	tiền	phạt	đối	với	
người	chưa	thành	niên	VPHC
Theo quy định của khoản 3 Điều 134 
Luật Xử lý VPHC, “trường hợp người từ 
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi VPHC thì không 
áp dụng hình thức phạt tiền. Trường hợp 
người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi VPHC 
bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 
mức tiền phạt áp dụng đối với người thành 
niên”. Như vậy, pháp luật xử phạt VPHC 
của nước ta đã thể hiện rõ tinh thần bảo đảm 
quyền lợi tốt nhất của người chưa thành 
niên khi quy định trách nhiệm hành chính 
của người chưa thành niên nhẹ hơn so với 
người thành niên. Tuy nhiên, liên quan đến 
mức tiền phạt thì quy định “mức tiền phạt 
không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối 
với người thành niên” lại không thật sự rõ 
ràng và tạo ra cách áp dụng pháp luật không 
thống nhất6.
Ví dụ: theo điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị 
định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 
của Chính phủ thì hành vi “lôi kéo người 
khác đánh nhau” sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 
đồng đến 3.000.000 đồng. Nếu chủ thể vi 
phạm là người thành niên và không có tình 
tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bị 
phạt mức tiền trung bình là 2.500.000 đồng. 
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021 65
Tuy nhiên, nếu chủ thể vi phạm là người 
chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 
tuổi và không có tình tiết tăng nặng hay tình 
tiết giảm nhẹ sẽ bị phạt bao nhiêu thì không 
có chuẩn mực chung trong việc áp dụng. 
Theo quy định của Bộ luật Lao động 
năm 2019, người chưa thành niên từ đủ 14 
tuổi đến dưới 16 tuổi thường chưa đủ độ tuổi 
để trực tiếp tham gia vào các quan hệ pháp 
luật lao động nên chưa có khả năng tạo lập 
được nguồn tài chính riêng. Do đó, quy định 
không áp dụng hình thức phạt tiền đối với 
nhóm người chưa thành niên ở lứa tuổi này 
là hoàn toàn phù hợp7. Đối với người chưa 
thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì 
có thể tham gia vào các quan hệ lao động, 
làm công ăn lương nên quy định hình thức 
phạt tiền là khá hợp lý. Tuy nhiên, vấn đề có 
tính pháp lý đặt ra là phải quy định rõ ràng 
nguyên tắc để từ đó có thể xác định chính 
xác mức tiền phạt đối với người chưa thành 
niên VPHC trong các trường hợp cụ thể.
Xuất phát từ đặc trưng VPHC do người 
chưa thành niên thực hiện thường mang 
tính bột phát, không có động cơ, mục đích 
rõ ràng nên khi xử phạt người chưa thành 
niên VPHC, cần phải kết hợp hài hòa giữa 
mục đích răn đe và giáo dục. Chính vì vậy, 
mức tiền phạt đối với người chưa thành niên 
VPHC cũng cần được quy định thành nguyên 
tắc rõ ràng trên cơ sở xem xét những tình tiết 
liên quan đến ý thức, thái độ, hành vi. Theo 
đó, nếu người chưa thành niên có những tình 
tiết như “tự nguyện khai báo, thành thật hối 
lỗi”, “đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm 
bớt hậu quả của vi phạm”, “đã tích cực giúp 
đỡ cơ quan chức năng phát hiện VPHC, xử 
lý VPHC” thì cần được ghi nhận và khoan 
hồng. Có thể do bồng bột, người chưa thành 
niên thực hiện VPHC với lỗi cố ý. Tuy nhiên, 
sau khi vi phạm thì người chưa thành niên có 
7. Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên), Bình luận khoa học Luật Xử lý VPHC năm 2012 (tái bản lần thứ 1), Nxb. 
Hồng Đức, năm 2017, tr. 798. 
8. Nguyễn Thị Phương Châm, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra từ góc nhìn 
pháp luật so sánh”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 5, năm 2020.
ý thức, thái độ, hành vi hướng thiện. Chính ý 
thức, thái độ, hành vi của người chưa thành 
niên sau khi vi phạm mới là chìa khóa quan 
trọng, phản ánh sự nhận thức hối cải của 
chủ thể. Do đó, trên cơ sở hệ số tương đối 
“không quá 1/2” trong Luật Xử lý VPHC, 
cần quy định rõ ràng nguyên tắc xác định 
mức phạt tiền áp dụng đối với người chưa 
thành niên căn cứ vào các tình tiết liên quan 
đến ý thức, thái độ, hành vi. 
4.	Quy	định	chi	tiết	trường	hợp	cha	mẹ	hoặc	
người	giám	hộ	phải	thực	hiện	thay	nghĩa	vụ	
nộp	tiền	phạt	trong	trường	hợp	người	chưa	
thành	niên	từ	đủ	16	tuổi	đến	dưới	18	tuổi	
VPHC	mà	không	có	tiền	nộp	phạt
Khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý VPHC 
quy định: “Trường hợp người từ đủ 16 tuổi 
đến dưới 18 tuổi VPHC mà không có tiền 
nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ 
phải thực hiện thay”. 
Mục đích chính của việc thực hiện 
thay nghĩa vụ này là nhằm xác định trách 
nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ đối 
với con em mình. Nói cách khác, đây là hậu 
quả bất lợi mà cha mẹ hoặc người giám hộ 
của người chưa thành niên phải gánh chịu 
vì đã không thực hiện nghĩa vụ giáo dục, 
chăm sóc người chưa thành niên một cách 
đầy đủ, đúng mực8. Trong trường hợp này, 
nếu cha mẹ hoặc người giám hộ thực hiện 
nghĩa vụ nộp tiền thay cho người chưa thành 
niên thì quyết định xử phạt VPHC xem như 
được thi hành. Ngược lại, nếu cha mẹ hoặc 
người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nộp 
tiền thay thì sẽ giải quyết như thế nào? Liệu 
rằng người có thẩm quyền có thể áp dụng các 
biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử 
phạt VPHC quy định tại Điều 86 Luật Xử lý 
VPHC hay không?
Nội dung các biện pháp quy định tại 
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
66 Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021
điểm a, b, c khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý 
VPHC là nhằm bảo đảm thi hành các quyết 
định phạt tiền cho thấy, các biện pháp này 
chỉ áp dụng đối với người VPHC; đối với 
cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa 
thành niên - những người không VPHC thì 
không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế 
này. Trên thực tế, có khá nhiều quyết định 
phạt tiền đối với người chưa thành niên 
không thể thi hành bởi người chưa thành 
niên không có tiền nộp phạt, cha mẹ hoặc 
người giám hộ của người chưa thành niên 
tuy có tiền, có tài sản nhưng cũng không 
thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thay cho người 
chưa thành niên9. Người có thẩm quyền cũng 
không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế 
thi hành quyết định xử phạt VPHC đối với 
cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa 
thành niên. Đây là một thiếu sót cần được 
khắc phục. 
5.	Quy	định	rõ	nghĩa	vụ	của	cha	mẹ	hoặc	
người	giám	hộ	phải	nộp	một	khoản	 tiền	
tương	đương	trị	giá	tang	vật,	phương	tiện	
vi	phạm	vào	ngân	sách	nhà	nước	để	thay	
thế	cho	việc	thực	hiện	hình	thức	xử	phạt	
tịch	thu	tang	vật,	phương	tiện	VPHC
Theo quy định của Điều 135 Luật Xử 
lý VPHC, người chưa thành niên VPHC 
có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt: i) 
Cảnh cáo; ii) Phạt tiền; iii) Tịch thu tang vật, 
phương tiện VPHC. Trong các hình thức xử 
phạt trên thì hình thức xử phạt tịch thu tang 
vật, phương tiện VPHC được áp dụng đối 
với tang vật, phương tiện có liên quan trực 
tiếp đến VPHC nghiêm trọng, do lỗi cố ý của 
người chưa thành niên. Thế nhưng trên thực 
tế, xuất hiện trường hợp người chưa thành 
niên thực hiện VPHC nghiêm trọng với lỗi 
cố ý, tang vật, phương tiện có liên quan trực 
tiếp đến vi phạm nhưng lại không bị tịch thu. 
9. Báo cáo số 265/BC-UBND tổng kết công tác tư pháp năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, ngày 
27/11/2019; Công văn số 779/STP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 10/11/2020 của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng 
báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý VPHC năm 2020.
10. Theo khoản 1 Điều 126 Luật Xử lý VPHC và khoản 4 Điều 11a Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ 
sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP).
Đó là trường hợp tang vật, phương tiện bị 
chiếm đoạt, sử dụng trái phép (ví dụ: dùng 
xe trộm cắp để thực hiện hành vi đua xe trái 
phép). Theo đó, đối với tang vật, phương tiện 
đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng 
trái phép để VPHC thuộc trường hợp bị tịch 
thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý 
hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường 
hợp này, người chưa thành niên vi phạm phải 
nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang 
vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà 
nước để thay thế cho việc thực hiện hình 
thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện 
VPHC. Nếu không nộp thì bị cưỡng chế thực 
hiện theo quy định tại Điều 86 Luật Xử lý 
VPHC và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP 
ngày 12/11/2013 của Chính phủ10.
Tuy nhiên, phần lớn người chưa thành 
niên không có thu nhập, tài sản riêng nên việc 
buộc người chưa thành niên phải nộp khoản 
tiền tương đương là bất khả thi. Bên cạnh 
đó, pháp luật xử phạt VPHC cũng không quy 
định nghĩa vụ của cha mẹ hoặc người giám 
hộ phải nộp một khoản tiền tương đương 
thay thế trong trường hợp người chưa thành 
niên VPHC không thể nộp. 
Theo chúng tôi, để bảo đảm cho việc 
thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, 
phương tiện VPHC trong trường hợp người 
chưa thành niên vi phạm không nộp một 
khoản tiền tương đương, cần quy định chi 
tiết nghĩa vụ này thuộc về cha mẹ hoặc người 
giám hộ. Trên thực tế, trong trường hợp 
người vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt 
chính là phạt tiền và hình thức xử phạt bổ 
sung là tịch thu tang vật, phương tiện VPHC 
mà tang vật, phương tiện thuộc diện bị chiếm 
đoạt, sử dụng trái phép thì tang vật, phương 
tiện này sẽ được quy đổi ra khoản tiền tương 
đương rồi cộng với số tiền phạt 

File đính kèm:

  • pdfnhung_noi_dung_ve_xu_phat_nguoi_chua_thanh_nien_vi_pham_hanh.pdf