Những lĩnh vực cần phải hiểu biết đối với người làm sự kiện

Các bạn thường quan tâm công việc của người tổ chức sự kiện là gì? Tiếp

nhận khách hàng, viết kế hoạch, triển khai kế hoạch, trực tiếp thực hiện, làm

báo cáo sau sự kiện Hẳn những ai đã từng làm hoặc từng tìm hiểu về công

việc này đều năm được một số điều như trên. Nhưng sự cuốn hút của nghề

này không chỉ dừng lại ở đó, đến với nghề, bạn sẽ ngày càng hiểu biết thêm

nhiều lĩnh vực khác mà khi làm những công việc khác bạn không thể có

được. Những kiến thức này hình thành và tích luỹ trong suốt quá trình làm

việc của bạn, có khi nào bạn thử nhìn lại xem mình đã biết thêm những gì

sau một thời gian làm việc không?

Giải trí

Một phần không thể thiếu trong sự kiện. Bạn phải thường xuyên cập nhật

những hình thức giải trí mới lạ để mang đến những màu sắc và hơi thở mới

cho chương trình. Ngoài ra bạn còn phải có trong tay danh sách liên lạc

những bầu sô, nghệ sĩ, người mẫu “hot” nhất để kịp thời đáp ứng thị hiếu

của số đông. Làm trong lĩnh vực sự kiện, bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với

giới làm nghệ thuật và hiểu nhiều hơn về những công việc của họ.

Những lĩnh vực cần phải hiểu biết đối với người làm sự kiện trang 1

Trang 1

Những lĩnh vực cần phải hiểu biết đối với người làm sự kiện trang 2

Trang 2

Những lĩnh vực cần phải hiểu biết đối với người làm sự kiện trang 3

Trang 3

Những lĩnh vực cần phải hiểu biết đối với người làm sự kiện trang 4

Trang 4

Những lĩnh vực cần phải hiểu biết đối với người làm sự kiện trang 5

Trang 5

Những lĩnh vực cần phải hiểu biết đối với người làm sự kiện trang 6

Trang 6

Những lĩnh vực cần phải hiểu biết đối với người làm sự kiện trang 7

Trang 7

Những lĩnh vực cần phải hiểu biết đối với người làm sự kiện trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 9400
Bạn đang xem tài liệu "Những lĩnh vực cần phải hiểu biết đối với người làm sự kiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những lĩnh vực cần phải hiểu biết đối với người làm sự kiện

Những lĩnh vực cần phải hiểu biết đối với người làm sự kiện
Những lĩnh vực cần phải 
 hiểu biết đối với người 
 làm sự kiện 
Event Channel - Sự cuốn hút của nghề tổ chức sự kiện không chỉ dừng 
lại ở sự năng động, sáng tạo như các bạn trẻ vẫn thường nhìn vào, đến 
với nghề, bạn sẽ ngày càng hiểu biết thêm nhiều lĩnh vực khác mà khi 
làm những công việc khác bạn không thể có được. Những kiến thức này 
hình thành và tích luỹ trong suốt quá trình làm việc và làm giàu thêm 
vốn hiểu biết của bạn. 
Các bạn thường quan tâm công việc của người tổ chức sự kiện là gì? Tiếp 
nhận khách hàng, viết kế hoạch, triển khai kế hoạch, trực tiếp thực hiện, làm 
báo cáo sau sự kiệnHẳn những ai đã từng làm hoặc từng tìm hiểu về công 
việc này đều năm được một số điều như trên. Nhưng sự cuốn hút của nghề 
này không chỉ dừng lại ở đó, đến với nghề, bạn sẽ ngày càng hiểu biết thêm 
nhiều lĩnh vực khác mà khi làm những công việc khác bạn không thể có 
được. Những kiến thức này hình thành và tích luỹ trong suốt quá trình làm 
việc của bạn, có khi nào bạn thử nhìn lại xem mình đã biết thêm những gì 
sau một thời gian làm việc không? 
Giải trí 
Một phần không thể thiếu trong sự kiện. Bạn phải thường xuyên cập nhật 
những hình thức giải trí mới lạ để mang đến những màu sắc và hơi thở mới 
cho chương trình. Ngoài ra bạn còn phải có trong tay danh sách liên lạc 
những bầu sô, nghệ sĩ, người mẫu “hot” nhất để kịp thời đáp ứng thị hiếu 
của số đông. Làm trong lĩnh vực sự kiện, bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với 
giới làm nghệ thuật và hiểu nhiều hơn về những công việc của họ. 
Địa điểm - Nhà hàng khách sạn 
Đây là đối tượng bạn phải làm việc thường xuyên nhất và hỗ trợ bạn nhiều 
nhất, vì vậy, duy trì một mối quan hệ tốt là điều nên làm. Bạn sẽ được họ tư 
vấn cho rất nhiều trong suốt quá trình hợp tác vì hơn ai hết, họ chính là 
những người tiếp xúc với nhiều sự kiện nhất và đôi khi họ biết cách thực 
hiện tốt nhất và phù hợp nhất đối với yêu cầu của khách hàng. Cũng nhờ họ, 
bạn sẽ biết thêm về rất nhiều các thuật ngữ hay dùng, hoặc tận dụng được 
nhiều mối quan hệ trong các mảng nhỏ khác như vận chuyển, F&B, hoa 
tươi 
In ấn – dàn dựng 
Bạn sẽ được biết về rất nhiều hình thức in ấn và những ứng dụng của chúng 
trong các hạng mục của sự kiện. Bạn được tiếp cận với nhiều loại chất liệu 
mới lạ, nhiều kỹ thuật in độc đáo để làm giàu thêm vốn kiến thức của bạn. 
Hiểu biết nhiều về lĩnh vực này rất có ích vì trong quá trình thiết kế, dàn 
dựng, hiểu được chất liệu nào sẽ phù hợp trong điều kiện ánh sáng, thời tiết 
giúp bạn tư vấn cho khách hàng chính xác hơn. Ngoài ra các chất liệu mới 
được ứng dụng đúng lúc, đúng chỗ sẽ góp phần làm tăng hiệu ứng cho sự 
kiện. 
Quà tặng 
Từng loại sự kiện, từng đối tượng khách hàng sẽ phù hợp với những dạng 
quà tặng khác nhau. Vậy nên các loại quà tặng cũng phong phú và đa đạng, 
nhiều giá thành, xuất xứ khác nhau. Để có nguồn quà tặng tốt, bạn có thể tìm 
hiểu qua nhiều cách như nhờ mối quan hệ, trên mạng internet, các công ty 
quà tặng chào hàng trực tiếp. Chịu khó lựa chọn, xem xét vào tạo mối quan 
hệ nhiều khi sẽ giúp bạn có được nguồn hàng quà tặng chất lượng và mức 
chiết khấu tốt, giúp bạn tiết kiệm một khoản kha khá cho ngân sách. 
Nhân sự 
Quản lý nhân sự trong một sự kiện cũng là một kỹ năng cần lưu ý. Thực ra 
hiện nay, khi các công ty dịch vụ nhân sự phát triển thì những người quản lý 
trực tiếp sự kiện cũng được hỗ trợ phần lớn về mảng nhân sự như quản lý 
các helpers, PGs, PBs, Mascot, SUPthậm chí là mảng nhân sự trong Giải 
trí như ca sĩ, diễn viên, MCvì các công ty nói trên phụ trách và chịu trách 
nhiệm. Tuy nhiên trau dồi thêm kỹ năng này không phải là thừa vì trong một 
số sự kiện chi phí eo hẹp không thể thuê ngoài để họ quản lý hoặc các sự 
kiện ở tỉnh không có các công ty cho thuê nhân sự thì bạn phải trực tiếp 
tuyển dụng và quản lý sao cho các bộ phận làm việc đồng nhất và hiệu quả 
với nhau. 
Bên cạnh đó, các mẫu hợp đồng thuê mua dịch vụ hoặc thuê nhân sự bạn 
cũng là người phải hiểu rõ để tư vấn cho bộ phận hành chính, tránh sai sót 
xảy ra bởi những điều khoản không rõ ràng gây thiệt hại cho công ty. 
Tham khảo tại đây 
Âm thanh ánh sáng 
Tương tự như dàn dựng thiết kế, bạn không nhất thiết phải nắm rõ công suất 
từng loại loa hay kỹ thuật lắp đặt, điều chỉnh âm thanh, nhưng ít nhất bạn 
phải biết tên các loại đèn cơ bản như đèn part, đèn pô lô, đèn spotlight và 
trong trường hợp nào thì sử dụng chúng. Cũng như trong khán phòng thì nên 
sử dụng hệ thống loa công suất bao nhiêu, còn sự kiện ngoài trời trong 
không gian rộng thì sử dụng loa công suất bao nhiêu. Thử tưởng tượng khi 
bạn thuyết trình với khách hàng về sự kiện của mình mà chỉ giới thiệu đi 
giới thiệu lại về “sân khấu có gắn đèn, loa đặt ở hai bên” mà không thể hiện 
được cho họ gắn đèn là gắn thế nào, đèn chiếu ra làm sao, thay đổi màu sắc 
hoặc cường độ như thế nào thì hẳn khách hàng sẽ mang câu hỏi to đùng ở 
trong đầu mà khó lòng được giải đáp. 

File đính kèm:

  • pdfnhung_linh_vuc_can_phai_hieu_biet_doi_voi_nguoi_lam_su_kien.pdf