Những điều kiện cơ bản để Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta
Tóm tắt
Trong bài viết, tác giả khái quát việc Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Trên cơ sở đó, tập trung đi sâu nghiên cứu,
phân tích, đánh giá những điều kiện cơ bản để Hồ Chí Minh vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Những điều kiện cơ bản để Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Những điều kiện cơ bản để Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta
8/5/1965. 11 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.304. 12 GS. Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên) (1997), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.177. |100 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) lớn là tu dƣỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Jêsu có ƣu điểm lớn là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ƣu điểm lớn phƣơng pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ƣu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nƣớc ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng phải có ƣu điểm chung đó hay sao? Họ đều mƣu phúc lớn cho loài ngƣời, mƣu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên cõi đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ nhƣ những ngƣời bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một ngƣời học trò nhỏ của các vị ấy”13. Với tƣ duy rộng mở, óc phê phán tinh tƣờng, Ngƣời sẵn sàng tiếp thu, thâu thái cái hay, cái đẹp, cái có giá trị của mọi luồng tƣ tƣởng, mọi học thuyết đã tạo nên ở Ngƣời một hành lý trí tuệ, hành trang tinh thần phong phú, một tầm vóc văn hóa sâu rộng. Đánh giá về việc Hồ Chí Minh là ngƣời tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, tác giả Trần Bạch Đằng, viết: “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc ấp ủ lâu dài trong cái nôi chủ nghĩa yêu nƣớc, tẩm mình sâu sắc trong hồn dân tộc, là kết tinh của truyền thống nhiều nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân Việt Nam. Trên cái nền kiên cố ấy, trên mảnh đất phì nhiêu ấy, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh gạn lọc các hạt giống trí tuệ cổ kim phƣơng Đông, phƣơng Tây và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, sản phẩm khoa học hiện đại vào một đất nƣớc cụ thể. Ngƣời ta không thể tìm thấy chủ nghĩa quốc gia cực đoan, thủ cựu, hẹp hòi, vị kỷ, cũng nhƣ ngƣời ta không thể tìm thấy chủ nghĩa quốc tế không tƣởng trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh”14. Chính vì vậy, đã hình thành ở Hồ Chí Minh một tầm vóc văn hóa, tri thức, trí tuệ lớn ngay từ khi Ngƣời còn rất trẻ: “Từ Nguyễn ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hoá, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tƣơng lai. Dân An Nam là một dân tộc giản dị và lịch thiệp. Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn ái Quốc, chúng ta nhƣ nghe thấy ngày mai, nhƣ thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới” 15. Chính nền tảng văn hóa phong phú, sâu rộng đã giúp Ngƣời khi tiếp xúc, khẳng định, đi theo, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Không có nền tảng văn hóa đó, Hồ Chí Minh khó tránh khỏi rơi vào sao chép, dập khuôn, máy móc khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin. 13 Hồ Chí Minh - Truyện. Bản dịch Trung văn của Trƣơng Niệm Thức. Bát nguyệt xuất bản xã Thƣợng Hải, 1949. 14 Trần Bạch Đằng (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh: Sinh khí của một học thuyết, đến với Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, tháng 2/2007. 15 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.463. 101| Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 2.2.3. Hồ Chí Minh nắm linh hồn của chủ nghĩa Mác - Lênin - “phương pháp làm việc biện chứng” phương Tây, quan điểm “đắc ý vô ngôn” phương Đông Thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học, tính khoa học và biện chứng, cách mạng, sáng tạo là bản chất vốn có của Chủ nghĩa Mác - Lênin. C. Mác và Ph. Ăngghen nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng, “học thuyết của các ông không phải là một giáo điều mà là một kim chỉ nam cho hành động”. Lênin sau này cũng đã không ít lần nhắc lại luận điểm kinh điển ấy của chủ nghĩa Mác. Trong tác phẩm Cương lĩnh của chúng ta, Lênin đã khẳng định lại rằng: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác nhƣ là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những ngƣời xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống. Chúng tôi nghĩ rằng những ngƣời xã hội chủ nghĩa ở Nga đặc biệt cần phải tự mình phát triển hơn nữa lý luận của Mác, vì lý luận này chỉ đề ra những nguyên lý chỉ đạo chung, còn việc áp dụng nguyên lý ấy thì xét riêng từng nơi, ở Anh không giống ở Pháp, ở Pháp không giống ở Đức, ở Đức không giống ở Nga”16. Rõ ràng là cả Mác, Ăngghen, Lênin không bao giờ tự coi lý luận của các ông là “bất khả xâm phạm”, là hệ thống khép kín, là chân lý tuyệt đích. Trái lại, các ông luôn đòi hỏi những ngƣời cộng sản phải biết vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, truyền thống văn hóa,... của mỗi nƣớc. Với chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng duy vật, chủ nghĩa duy vật lịch sử; thế giới quan gắn liền với phƣơng pháp luận khoa học, lý luận gắn liền với thực tiễn, hiện thực sống động chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành học thuyết của sự không ngừng đổi mới, sáng tạo và phát triển. Đó là một trong những đặc trƣng vốn có quyết định sức sống và sự sáng tạo không ngừng, sức sống trƣờng tồn của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính vì vậy chủ nghĩa Mác, phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lênin; chủ nghĩa xã hội từ khoa học trở thành hiện thực thực tiễn sống động; chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành học thuyết phát triển, sáng tạo không ngừng, là đỉnh cao tri thức, khoa học, văn hóa nhân loại. Tiếp thu tinh thần đó, Hồ Chí Minh căn dặn chúng ta, học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là thuộc lòng từng câu chữ, mà là nắm lấy "tinh thần" và "phƣơng pháp" để ứng xử với con ngƣời và công việc cho đúng. Đây là một năng lực sáng tạo, một bản lĩnh khoa học và văn hóa để trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo, bằng cách không ngừng tìm tòi, phát triển, sáng tạo nó trong thực tiễn. Bên cạnh đó, quan điểm “đắc ý vô ngôn” - 16 V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.232. |102 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) (cốt nắm đƣợc cái bản chất, tinh thần, ý tứ, không bị trói buộc bởi cái vỏ ngôn từ) của tƣ duy phƣơng Đông mà Ngƣời thấm nhuần, cũng là cơ sở để Ngƣời vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Quán triệt thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm “đắc ý vô ngôn” của phƣơng Đông, Ngƣời khẳng định: “Chúng ta phải nâng cao sự tu dƣỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin để dùng lập trƣờng, quan điểm, phƣơng pháp chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nƣớc ta. Có nhƣ thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu đƣợc quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra đƣợc những đƣờng lối, phƣơng châm, bƣớc đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nƣớc ta. Nhƣ thế là phải học tập lý luận, phải nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng, trƣớc hết là của cán bộ cốt cán của Đảng”17. “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hƣớng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông. Cho nên, trong khi nhấn mạnh sự quan trọng của lý luận, đã nhiều lần đồng chí Lênin nhắc đi nhắc lại rằng lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách mạng; và lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận luôn luôn cần đƣợc bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động. Những ngƣời cộng sản các nƣớc phải cụ thể hóa chủ nghĩa Mác - Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc và từng nơi.”18.“Có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố đƣợc đạo đức cách mạng, giữ vững lập trƣờng, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm đƣợc tốt công tác Đảng giao phó cho mình. Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi ngƣời và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nƣớc ta. Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực tiễn. Nhƣng có đồng chí học thuộc lòng một số sách vở về chủ nghĩa Mác - Lênin. Họ tự cho mình là hiểu biết chủ nghĩa Mác - Lênin hơn ai hết. Song khi gặp việc thực tế, thì họ hoặc là máy móc, hoặc là lúng túng. Lời nói và việc làm của họ không nhất trí. Họ học sách vở Mác - Lênin, nhƣng không học tinh thần Mác - Lênin. Học để trang sức, chứ không phải để vận dụng vào công việc cách mạng”19. Tóm lại, thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học, tính khoa học và biện chứng, cách mạng, sáng tạo vốn có của chủ nghĩa Mác - Lênin là điều 17 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.92. 18 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.95. 19 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.611. 103| Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam kiện cơ bản giúp Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh không thể vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, nếu không dựa trên thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học, tính khoa học và biện chứng, cách mạng, sáng tạo vốn có của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học, tính khoa học và biện chứng, cách mạng, sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin khơi nguồn cho sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. GS Mạch Quang Thắng, trong cuốn Hồ Chí Minh nhà cách mạng sáng tạo, khẳng định: “Tƣ tƣởng lý luận Hồ Chí Minh thuộc lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, Hồ Chí Minh đã phân tích những đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam, xác định đƣờng lối, mục tiêu, phƣơng pháp và những vấn đề chiến lƣợc, sách lƣợc cách mạng từ giải phóng dân tộc lên chủ nghĩa xã hội. Hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh đã “Việt Nam hóa” nhƣng rất trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời đã phát triển sáng tạo, bổ sung, làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin ở thời kỳ lịch sử hiện đại trong cuộc đấu tranh vì lý tƣởng cộng sản chủ nghĩa”20. 2.2.4. Hồ Chí Minh là người có chí lớn, có đạo đức cách mạng, có bề dày thực tiễn và năng lực tổng kết thực tiễn trong đấu tranh cách mạng Hồ Chí Minh là ngƣời có chí lớn, có đạo đức cách mạng, có bề dày thực tiễn và năng lực tổng kết thực tiễn trong đấu tranh cách mạng. Ngƣời có tấm lòng yêu nƣớc, thƣơng dân sâu sắc và tinh thần quốc tế rộng mở, chủ động dấn thân, tự nguyện dấn thân vào cuộc đời gian khổ để mƣu việc lớn, tìm đƣờng cứu nƣớc, cứu dân và giải phóng nhân loại cần lao. Chính điều đó, là cơ sở quan trọng giúp Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Điểm xuất phát cho mọi suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh là thực tế đất nƣớc, dân tộc, truyền thống, con ngƣời Việt Nam, mối quan hệ của Việt Nam và thế giới. Hồ Chí Minh đi nhiều, hiểu nhiều, biết rộng, lăn lộn trong các phong trào đấu tranh cách mạng trên thế giới và Việt Nam, tất cả đã tạo nên ở Ngƣời bề dày thực tiễn và năng lực tổng kết thực tiễn trong đấu tranh cách mạng, tạo cơ sở, điều kiện then chốt, thiết yếu giúp Ngƣời tiếp thu, tiếp biến chủ nghĩa Mác - Lênin nhƣng không rơi vào khuôn mẫu, dập khuôn, máy móc, giáo điều, trái lại, có thể vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Đánh giá 20 Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. GS.TS. Mạch Quang Thắng (Chủ biên) (2009), Hồ Chí Minh nhà cách mạng sáng tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.58. |104 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) về vai trò bề dày thực tiễn và năng lực tổng kết thực tiễn của Ngƣời, đối với việc vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, trong cuốn Hồ Chí Minh nhà cách mạng sáng tạo, do GS.TS. Mạch Quang Thắng (Chủ biên), khẳng định: “Do có trí tuệ uyên bác, miệt mài học tập, nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, nghiên cứu các bài học và tổng kết kinh nghiệm của các cuộc cách mạng thế giới, hoạt động thực tiễn sôi nổi trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh đã có những nhận thức mới. Từ đó ngƣời đƣa ra những quan điểm mới, những nhận định mới về sự phát triển của phong trào cách mạng, về đƣờng lối và phƣơng pháp cách mạng cho các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc, trƣớc hết là cho đất nƣớc của mình...Bằng thực tiễn cách mạng và năng lực thực tiễn, Ngƣời bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và thể hiện rõ sự sáng tạo lớn của mình”21. III. KẾT LUẬN Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều nhà cách mạng, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đều khẳng định, khi tiếp xúc, khẳng định, đi theo, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc tạo nên những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam. Bài viết, tập trung đi sâu làm rõ điều kiện căn bản, then chốt để Ngƣời vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Qua nghiên cứu, bài viết đã xác định điều kiện căn bản, then chốt để Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin là: Ngƣời có tƣ duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; vốn văn hóa tinh thông, uyên bác, sâu rộng, Đông, Tây, kim, cổ, truyền thống, hiện đại; nắm đƣợc “phƣơng pháp làm việc biện chứng” của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm “đắc ý vô ngôn” phƣơng Đông; có chí lớn, có đạo đức cách mạng, có bề dày thực tiễn và năng lực tổng kết thực tiễn trong đấu tranh cách mạng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 2. Trần Tích Hỷ (2017), Mác nói gì với chúng ta (Sách tham khảo), Ngƣời dịch: Thanh Huyền, Văn Tân, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 21 Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2009), Hồ Chí Minh nhà cách mạng sáng tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.52. 105| Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 3. Hội đồng lý luận Trung ƣơng (2004), Lẽ phải của chúng ta, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 4. Hội đồng lý luận Trung ƣơng, PGS.TS. Tô Huy Rứa, GS.TS. Hoàng Chí Bảo (Đồng chủ biên) (2017), Nghiên cứu chủ thuyết phát triển của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 5. PGS.TS. Đặng Hữu Toàn (2002), Chủ nghĩa Mác - Lênin và công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 6. GS. Trần Nhâm (2011), Chủ nghĩa Mác - Lênin học thuyết về sự phát triển và sáng tạo không ngừng. (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, (15 tập), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. |106
File đính kèm:
- nhung_dieu_kien_co_ban_de_chu_tich_ho_chi_minh_van_dung_va_p.pdf