Những điều cấm kỳ trong văn hoá Jeju (Hàn Quốc) thông qua tục ngữ địa phương

Phương ngữ Jeju (Hàn Quốc) đang đứng trước nguy cơ biến mất do số người sử dụng

đang ngày một giảm đi. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu phương ngữ Jeju cũng như

các loại hình văn học dân gian địa phương được viết bằng phương ngữ này là một việc

làm cấp thiết. Bài viết này nghiên cứu về những điều cấm kỵ trong cuộc sống của người

dân đảo Jeju dựa trên nguồn ngữ liệu là kho tàng tục ngữ địa phương được tổng hợp trong

quyển ―Từ điển tục ngữ Jeju‖ của Go Jae Hwan (2013) và một số nghiên cứu khác. Bài

viết áp dụng phương pháp phân loại và tổng hợp nhằm chọn lọc ra những câu tục ngữ liên

quan đến những điều cấm kỵ trong đời sống. Thông qua qua quá trình nghiên cứu sẽ giúp

tìm ra được cấu trúc cú pháp cũng như độ hư thực của những điều cấm kỵ này trong bối

cảnh hiện đại

Những điều cấm kỳ trong văn hoá Jeju (Hàn Quốc) thông qua tục ngữ địa phương trang 1

Trang 1

Những điều cấm kỳ trong văn hoá Jeju (Hàn Quốc) thông qua tục ngữ địa phương trang 2

Trang 2

Những điều cấm kỳ trong văn hoá Jeju (Hàn Quốc) thông qua tục ngữ địa phương trang 3

Trang 3

Những điều cấm kỳ trong văn hoá Jeju (Hàn Quốc) thông qua tục ngữ địa phương trang 4

Trang 4

Những điều cấm kỳ trong văn hoá Jeju (Hàn Quốc) thông qua tục ngữ địa phương trang 5

Trang 5

Những điều cấm kỳ trong văn hoá Jeju (Hàn Quốc) thông qua tục ngữ địa phương trang 6

Trang 6

Những điều cấm kỳ trong văn hoá Jeju (Hàn Quốc) thông qua tục ngữ địa phương trang 7

Trang 7

Những điều cấm kỳ trong văn hoá Jeju (Hàn Quốc) thông qua tục ngữ địa phương trang 8

Trang 8

Những điều cấm kỳ trong văn hoá Jeju (Hàn Quốc) thông qua tục ngữ địa phương trang 9

Trang 9

Những điều cấm kỳ trong văn hoá Jeju (Hàn Quốc) thông qua tục ngữ địa phương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 03/01/2022 5220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Những điều cấm kỳ trong văn hoá Jeju (Hàn Quốc) thông qua tục ngữ địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những điều cấm kỳ trong văn hoá Jeju (Hàn Quốc) thông qua tục ngữ địa phương

Những điều cấm kỳ trong văn hoá Jeju (Hàn Quốc) thông qua tục ngữ địa phương
 đang canh tác. Ngoài ra 
trong chăn nuôi cũng có những câu nhƣ: 종(소) 꽂인 밧딘 쉬 안 놓나 (Không thả ngựa 
bò vào ruộng được cắm cọc) nghĩa là nơi cắm cọc là thửa ruộng nhà ngƣời khác nên không 
đƣợc tuỳ ý thả ngựa bò vào, 밤질 걸을 때 밧갈쉐랑 앞셉곡, 랑 앞셉지 말라 (Đi 
đường đêm thì để bò đi trước, đừng để ngựa đi trước) là vì loài bò điềm đạm hơn nên khi gặp 
tiếng động lạ vào ban đêm cũng không giật mình, 석은 몸에 안 감나 (Không quấn dây 
ngựa quanh mình), 도새기 새끼 날 때 다상 보민 숭 다 (Nhìn lợn đẻ con là bị quở 
mắng) là những hành động cấm kỵ khi nuôi gia súc, nếu phạm phải sẽ làm kinh động những 
loại vật này. 
 Jeju là hòn đảo nằm giữa biển và luôn phải hứng chịu ảnh hƣởng của bão. Chính vì thế 
nên vào ngày xƣa hoạt động sản xuất trên đảo không đƣợc ổn định. Có năm đƣợc mùa, có 
năm mất mùa. Thêm vào đó hòn đảo đƣợc hình thành bởi hoạt động phun trào núi lửa nên thổ 
nhƣỡng ở đây chủ yếu là đất bazan, không thích hợp để trồng lúa nƣớc. Điều này dẫn đến việc 
ngƣời dân nơi đây rất quý trọng thức ăn. Họ xem việc lãng phí là điều cấm kỵ lớn nhất. Do đó 
xuất hiện những câu tục ngữ địa phƣơng nhƣ: 것 박접 민 줴짓나 (Bạc đãi thức ăn là gây 
tội), 먹는 물에 춤 바끄민 줴받나 (Nhổ nước bọt vào nước uống là có tội), 먹는 물에 
돌 데(네)끼민 저승(싕)강 눈썹으로 건져 올려사 다 (Ném đá vào nước uống thì xuống 
Âm Phủ phải lấy lông mày vớt lên hết), 싯(씻)을 때 물 하영 쓰민 저승(싕)강 그 물 다 
먹어사 다 (Dùng nhiều nước khi rửa mặt thì sau này chết phải uống hết nước đó). Hậu 
quả xuất hiện trong những câu tục ngữ này nhƣ ―có tội‖, ―xuống Âm Phủ‖, ―chết đi‖ tuy nghe 
rất nặng nề, nhƣng phần nào cho thấy đƣợc thái độ cứng rắn của ngƣời dân Jeju đối với những 
ngƣời sống lãng phí. 
Về văn hoá cƣ trú, trong tâm thức của ngƣời Jeju thì nhà cửa không quan trọng bằng 
ruộng đồng nên có những câu tục ngữ nhƣ: 집 물림 말앙 밧 물림 라 (Đừng thừa kế nhà, 
hãy thừa kế ruộng), 큰 집 물리지 말앙 족은 밧 물리라 (Đừng thừa kế căn nhà to, hãy 
thừa kế thửa ruộng nhỏ). Bên cạnh đó khi xây nhà cũng có những điều cấm kỵ cần phải lƣu ý, 
chẳng hạn nhƣ: 산은 올려 쓰곡, 집은 려 짓으라 (Xây mộ thì xây trên cao, cất nhà thì 
cất dưới thấp), 막은 방에 이 안 다 (Không dọn đến hướng bị nghẽn), 정지 옆이 
통시 안 다 (Không xây nhà vệ sinh kế nhà bếp). Những điều cấm kỵ trên cũng phần nào 
cho thấy ngƣời Jeju rất tôn trọng tổ tiên, rất xem trọng phƣơng hƣớng khi xây nhà để tránh 
gặp phải những điều bất tƣờng. Đặc biệt, lợn là loài gia súc đƣợc nuôi trong nhà, mà cụ thể ở 
Jeju chuồng lợn thƣờng kết hợp với nhà vệ sinh nên ngƣời ta phải xây nhà bếp tránh xa nhà vệ 
sinh để đảm bảo vệ sinh. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 410 
4.3. Những điều cấm kỳ trong đời sống tinh thần thông qua tục ngữ địa phƣơng 
 Trong các nghi lễ liên quan đến vòng đời của con ngƣời thì sinh nở đƣợc xem là giai 
đoạn đầu tiên nhất. Sinh con đẻ cái là việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi ngƣời. Dƣới định kiến 
Nho giáo ngày xƣa, nó còn là nghĩa vụ thiêng liêng không thể chối bỏ của ngƣời phụ nữ. Vì 
thế, việc sinh nở lúc nào cũng phải nghiêm túc và cẩn trọng từ giây phút bắt đầu mang thai, 
cho đến khi đứa bé chào đời. Vào thời điểm y học vẫn chƣa phát triển nhƣ ngày nay thì xác 
xuất sảy thai hoặc em bé mới sinh bị chết yểu khá là cao. Ngƣời Jeju ngày xƣa chỉ biết dựa 
vào kinh nghiệm của những ngƣời đi trƣớc để chăm sóc cho các bà bầu hoặc những bà mẹ 
đang ở cử. Có những điều cấm kỵ buộc họ phải tuân theo nhằm bảo toàn tính mạng cho cả mẹ 
và con. Trong lúc mang thai thì thai phụ phải cẩn trọng lời nói vì sợ đứa con trong bụng sẽ 
nghe đƣợc và bắt chƣớc, thành thử có câu tục ngữ 애기벤 여자 놈 숭보지 말라 (Bà bầu 
không được dèm pha người khác). Trong hành động, đi đứng cũng có những điều cấm kỵ nhƣ 
애기벤 예펜은 울담을 넘지 아니 다 (Bà bầu không được trèo qua hàng rào), 애기 밴 
예펜 석(줄) 안 넘나 (Bà bầu không được bước qua dây ngựa). Trong ăn uống phải cẩn 
trọng những món dễ bị ôi thiu do thời đó chƣa có tủ lạnh, cũng nhƣ Jeju có nền nhiệt cao hơn 
so với đất liền. Điều này thể hiện qua những câu tục ngữ nhƣ애기벤 여자 궤기 먹지 
말라 (Bà bầu không được ăn thịt gà), 애기벤 여자 도새기궤기 먹지 말라 (Bà bầu 
không được ăn thịt lợn). Có những điều cấm kỵ sau này đƣợc khoa học kiểm chứng, nhƣng 
cũng có những điều mang màu sắc mê tín dị đoan. Chẳng hạn nhƣ: 산달에는 집수리 지 
아니 다 (Tháng sinh nở không được sửa nhà), 뜬집의서 뜬 해에 두 여자가 애기 
나지 말라 (Hai phụ nữ cùng nhà không được sinh con cùng năm). 애기 벤 여 철릿장 
보지 말라 (Bà bầu không được nhìn vào hài cốt). Đối với những bà mẹ mới sinh con cũng 
có những phong tục khá thú vị nhƣ câu 쳇 애기 낭 분 젯 짱 건 사물 나는 듸 강 
비와사 다 (Sinh con đầu lòng phải vắt sữa đổ xuống nơi suối chảy). Ngƣời Jeju xem sữa 
mẹ là thiêng liêng nhất. Nếu trẻ bú xong còn dƣ thì phải vắt ra hết đem đổ xuống suối chứ 
không đƣợc vứt bừa bãi. Họ tin rằng nếu đổ sữa mẹ xuống suối thì sau này sữa của bà mẹ đó 
cũng nhiều nhƣ dòng nƣớc suối, không lo bị thiếu sữa (Lƣơng Quốc An, 2018). Trên đảo Jeju, 
ngƣời ta tin rằng đứa bé sinh ra sẽ đƣợc bà Tam Thần (삼승할망, samseung halmang) phù hộ 
vƣợt qua mọi bệnh tật, ốm đau. Ở thời điểm đó, việc sinh đƣợc một đứa bé là một điều rất 
may mắn nên ngƣời Jeju rất mực yêu thƣơng trẻ em. Việc xem thƣờng hay hành hạ một đứa 
trẻ là điều tối kỵ, đƣợc thể hiện ở câu tục ngữ 할망 직 아이안티 눈꿀 민 줴짓나 
(Liếc xéo đứa bé được bà Tam Thần phù hộ là mang tội). Bên cạnh đó cũng có những câu 
nhƣ 애기날 때 여러 사름안티 알뤼지 말라 (Khi sinh con đừng kể cho nhiều người 
biết), 소나이 귀 집안의서 소나이 나민 사름덜안티 알뤼지 말라 (Nhà hiếm nam 
mà sinh con trai thì đừng thông báo người khác biết) dùng để ngăn cấm việc loan tin khắp nơi 
làm cho hàng xóm hiếu kì kéo đến xem, cũng nhƣ ma quỷ mang đến cho đứa bé vận vui. 
 Khi em bé đến tuổi trƣởng thành sẽ phải dựng vợ gả chồng. Ngay từ quá trình chuẩn bị 
hôn lễ cũng đã có nhiều điều kiêng cử. Chẳng hạn nhƣ: 잔칫옷 홀어멍 안 다 (Bà mẹ góa 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 411 
phụ không may đồ cưới), 홀어멍이 새각씨 쳇옷을 르민 나쁘다 (Bà mẹ góa phụ cắt 
may bộ đồ đầu tiên của cô dâu thì xui xẻo), 상제가 새각씨나 새시방 옷을 멩글민 
나쁘다 (Người để tang làm đồ cưới cho cô dâu chú rể thì xui xẻo). ―Áo cƣới‖ ở đây cũng 
bao hàm cả tấm chăn và những trang phục, trang sức của cô dâu và chú rể dùng trong ngày 
cƣới. Nếu để cho những ngƣời nhƣ goá phụ hoặc ngƣời có tang may sẽ làm cho cuộc hôn 
nhân này gặp nhiều xui xẻo. Trong lễ cƣới cũng có nhiều điều kiêng kỵ buộc cả cô dâu lẫn 
chú rể phải thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt, nếu không sẽ rƣớc về những điều bất hạnh 
cho gia đình. Dễ dàng nhận thấy những điều cấm kỵ nhƣ: 잔칫날 새각씨 울지 말라 (Cô 
dâu không được khóc vào ngày cưới), 잔칫날 씨집간 새각씨 안테레만 보아사 다 (Cô 
dâu lấy chồng chỉ được nhìn vào trong nhà vào ngày cưới), 씨어멍 잔칫날 새각씨 
들어오는 거 보지 말라 (Mẹ chồng không được nhìn con dâu mới bước vào nhà trong 
ngày cưới) đa số áp đặt lên ngƣời phụ nữ. Cô dâu không đƣợc phép khóc vì kết hôn là một sự 
kiện vui vẻ, cũng không đƣợc nhìn ra ngoài cửa vì sẽ bị hiểu lầm là muốn bỏ trốn. Kể cả bà 
mẹ chồng quyền uy cũng phải tránh mặt đi trong ngày cƣới vì ngƣời ta tin rằng nếu mẹ chồng 
và con dâu mới nhìn thẳng mặt nhau vào ngày cƣới thì sau này quan hệ mẹ chồng, nàng dâu 
sẽ không suôn sẻ. Điều này không khó hiểu, bởi vì dù ở xa đất liền nhƣng Nho giáo vẫn ảnh 
hƣởng ít nhiều đến tƣ tƣởng của ngƣời dân trên đảo. Trong xã hội Nho giáo nhƣ thế thì ngƣời 
phụ nữ là đối tƣợng không có nhiều tiếng nói và buộc phải tuân theo một số nguyên tắc nhất 
định. Thật ra suy cho cùng việc đặt ra những điều cấm kỵ này cũng xuất phát từ tình thƣơng 
yêu của các bậc cha mẹ dành cho con gái mình, không muốn con mình làm sai để rồi bị nhà 
chồng xem thƣờng. 
 Sinh lão bệnh tử là hành trình mà bất kì ai cũng phải trải qua. Khi một ngƣời vừa mất, 
ngƣời nhà sẽ tiến hành tẩm liệm. Việc may áo liệm cũng có điều kiêng cử. Đó là câu tục ngữ: 
호상옷 씰(실) 작 안 지운다 (Không thắt dây chỉ của áo liệm). Ngƣời Jeju tin rằng khi 
may áo liệm mà thắt dây chỉ đồng nghĩa với nỗi hận lúc sinh thời của ngƣời đó cũng bị thắt 
lại, không đƣợc hóa giải nên đây là điều không tốt lành. Khi cử hành tang lễ thì tang chủ cũng 
phải chú ý một số điều nhƣ 상젠 물색옷 입지 말라 (Tang chủ không được mặc áo lộng 
lẫy), 동네 좋은 일 셔도 상젠 나뎅기지 말라 (Trong xóm có chuyện vui thì tang chủ 
cũng không được đi loanh quanh). Đối với những ngƣời hàng xóm cũng có nhiều điều phải 
cẩn trọng, nhƣ là: 동네 영장난 때 성복 기 전이 머리 빗지 말라 (Trong xóm có nhà chịu 
tang, đừng nên chải đầu trước khi người ta mặc tang phục), 동네 영장난 때 바농질 지 
말라 (Trong xóm có nhà chịu tang đừng nên may vá). Ngƣời Jeju quan niệm việc chải đầu 
hoặc may vá khi hàng xóm có tang giống nhƣ việc đồng ý cho ngƣời mất kéo theo mình cùng 
xuống Âm Phủ. Nếu nghiêm túc thực hiện những điều kiêng cử này, một mặt vừa thể hiện 
lòng tôn trọng ngƣời mất, mặt khác tránh đƣợc việc chuốc họa vào thân. 
5. Thảo luận về tính hƣ thực của những câu tục ngữ cấm kỳ ở đảo Jeju 
 Đảo Jeju đƣợc mệnh danh là quê hương của 18.000 vị thần. Chức năng chủ yếu của 
những vị thần này là phù hộ cho sự bình yên và ban phƣớc lành để ngƣời dân có đƣợc mùa 
màng thuận lợi. Với hoàn cảnh địa lý cách biệt với đất liền, đất đai bạc màu và thƣờng xuyên 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 412 
xảy ra thiên tai, ngƣời dân Jeju chỉ có thể đặt niềm tin vào những yếu tố tâm linh để trấn an 
tinh thần cho mình. Chính vì niềm tin tuyệt đối vào các đấng tối cao nhƣ thế nên họ đặt ra 
những điều cấm kỵ để tránh làm phật lòng các vị ấy. Ở Jeju có tục thờ thần rắn nên có 
câu 배염 려난막댕인 거찌(시)지도 말라 (Đừng động vào cây gậy từng dùng để đánh 
rắn). Sẽ ra sao nếu ngƣời đó vô tình chạm tay vào cây gậy đó? Có lẽ là sẽ bất an và mất ăn, 
mất ngủ trong nhiều ngày. Giống nhƣ ngƣời Việt cũng có câu Có thờ có thiêng, có kiêng có 
lành, vậy nên suy cho cùng việc tuân thủ tốt những điều cấm kỵ cũng là một cách để trấn an 
tâm lý. Câu tục ngữ 정월 초 를날 여자 놈의 집이 안 간다 (Đàn bà không qua nhà người 
khác ngày mồng một tháng Giêng) và 여자 속옷 울담에 널지 말라 (Đồ lót đàn bà đừng phơi 
trên hàng rào) cũng rất phù hợp khi đặt trong bối cảnh triều đại Joseon (1392 – 1910), một 
thời kì mà Nho giáo đƣợc xem là quốc giáo trên toàn bán đảo Korea. Trong xã hội đó, ngƣời 
phụ nữ luôn bị ràng buộc bởi nhiều điều cấm kỵ mà những ngƣời ngày nay cảm thấy rất vô lý 
và khó hiểu. Nhƣng họ không thể không làm, để tránh bị xã hội dèm pha. Phật giáo cũng ảnh 
hƣởng đến đời sống tinh thần của ngƣời Jeju ngày xƣa nên trong nhiều câu tục ngữ cũng ẩn 
chứa nội dung nghiệp báo, luân hồi. Chẳng hạn nhƣ câu: 먹는 물에 돌 데(네)끼민 
저승(싕)강 눈썹으로 건져 올려사 다 (Ném đá vào nước uống thì xuống Âm Phủ phải 
lấy lông mày vớt lên hết). Có những điều cấm kỵ nếu đặt trong bối cảnh hiện đại tƣởng chừng 
rất vô lý và mang màu sắc mê tín nhƣng nhìn từ hoàn cảnh lịch sử và địa lý của đảo Jeju thì 
hoàn toàn có thể hiểu đƣợc. Chính những điều này đã tạo nên một bản sắc văn hoá rất riêng 
cho đảo Jeju. 
 Cũng có những câu tục ngữ cấm kỵ bề ngoài mang màu sắc mê tín dị đoan nhƣng thực 
chất lại có tính khoa học, tính hợp lý vì nó đúc kết kinh nghiệm của cha ông để lại. Ví dụ nhƣ 
trong chuyện mang thai có câu 산달에는 집수리 지 아니 다 (Tháng sinh nở không được 
sửa nhà). Có ngƣời sẽ nghĩ rằng ngƣời Jeju sợ việc xây cất nhà cửa sẽ mang lại điều xui xẻo 
cho bà mẹ sắp sinh hoặc ngƣợc lại nhà có ngƣời mang thai mà còn xây nhà sẽ làm cho gia 
đình gặp tai ƣơng. Nhƣng thật chất việc xây nhà trong lúc mang thai sẽ làm kinh động đến 
thai phụ, bụi bặm xuất hiện trong quá trình xây, sửa nhà cũng ảnh hƣởng đến sức khoẻ mẹ và 
con. Tính khoa học còn thể hiện trong rất nhiều những câu tục ngữ khác, đặc biệt là kinh 
nghiệm đi biển, trong lao động sản xuất. 
 Nhìn chung, trong số những câu tục ngữ về điều cấm kỵ ở đảo Jeju, cũng có những câu 
mang tính khoa học và cũng có những câu phi khoa học. Nhìn vào những câu tục ngữ phi 
khoa học đó và đánh giá ngay là mê tín là một việc làm rất phiến diện. Chúng ta phải đặt 
chúng vào hoàn cảnh lịch sử, địa lý của đảo Jeju để hiểu đƣợc bối cảnh hình thành của những 
điều cấm kỵ này. Thông qua đó sẽ hiểu đƣợc tƣ duy, suy nghĩ của cƣ dân trên đảo ngày xƣa. 
6. Kết luận 
 Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy những điều cấm kỵ ở bất kỳ xã hội nào và những điều 
cấm kỵ này thƣờng đƣợc thể hiện dƣới dạng tục ngữ ngắn gọn, dễ nhớ và có tính giáo huấn 
cao. Jeju là một hòn đảo tách biệt khỏi bán đảo Korea, nằm trơ trọi giữa biển khơi mênh mông 
đầy rẫy nguy hiểm. Chính vì vậy ở Jeju ngày xƣa đã đặt ra nhiều điều cấm kỵ để trấn an tâm 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 413 
lý bản thân và trong số đó cũng có nhiều điều mang tính khoa học, có thể áp dụng đƣợc trong 
xã hội hiện đại. Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng đã mang đến một cái nhìn khái 
quát về những điều cấm kỵ ở Jeju thông qua tục ngữ địa phƣơng. Qua đó, nhấn mạnh đƣợc 
tầm quan trọng của việc nghiên cứu phƣơng ngữ, đặc biệt là những phƣơng ngữ đang có nguy 
cơ biến mất nhằm mục đích gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hoá của dân tộc sử dụng phƣơng 
ngữ đó. 
Tài liệu tham khảo 
Tiếng Việt 
Hoàng Phê (Chủ biên, 1995). Từ điển tiếng Việt. Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng. 
Lƣơng Quốc An (2017). Hải nữ Jeju – Nhìn từ góc độ văn hoá biển. Tạp chí Hàn Quốc, 01 (19), 38-45. 
Lƣơng Quốc An (2018). Những đặc trưng văn hoá của đảo Jeju (Hàn Quốc) thông qua tục ngữ địa 
phương. Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. 
Trần Văn Tiếng (2006). So sánh một số đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Việt và tiếng 
Hàn. Luận án Tiến sỹ, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ Tp. Hồ Chí Minh. 
Tiếng Hàn 
고재환 (1993).제주속담총론. 서울:민속원출판사. (Go Jae-hwan (1993). Tổng quan về tục 
ngữ Jeju. Seoul: NXB Minsukwon) 
고재환 (2013). 제주속담사전. 서울: 민속원출판사. (Go Jae-hwan (2013). Từ điển tục ngữ 
Jeju. Seoul: NXB Minsukwon). 
고진숙 (2003). 국어사용능력신장을위한제주속담활용지도방안. 
제주교육대학교석사학위논문. (Go Jin-suk (2003). Phương án chỉ dẫn vận dụng tục ngữ Jeju 
để nâng cao năng lực sử dụng quốc ngữ. Luận văn Thạc sỹ Trƣờng Đại học Giáo dục Jeju). 
문순덕 (2012). 제주여성속담의미학. 서울: 민속원출판사. (Moon Soon-deok (2012). Nét 
đẹp trong tục ngữ về phụ nữ Jeju. Seoul: NXB Minsukwon). 
연세대학교 (1992). 한국어 4.서울: 연세대학교출판부. (Trƣờng Đại học Yonsei (1992). 
Tiếng Hàn 4. Seoul: NXB Đại học Yonsei). 
TABOOS IN JEJU (SOUTH KOREA) CULTURE 
THROUGH LOCAL PROVERBS 
Abstract 
Jeju dialect (South Korea) has become endangered because users of this are in great 
decline. That is the reason why researching Jeju diaclect and Jeju folk literature written in 
this dialect seems to be very urgent. This paper will properly investigate some taboos in 
Jeju culture based on local proverbs which were compiled in ―Jeju proverb dictionary‖ of 
Go Jae-hwan (2013) and in other researches. This paper uses classification and synthesis 
method to select some Jeju proverbs related to local residents' taboos. We aim at finding 
out grammatical structures and the truth of these taboos in modern society through the 
researching process. 
Keywords 
proverb, culture, taboo, Jeju island 

File đính kèm:

  • pdfnhung_dieu_cam_ky_trong_van_hoa_jeju_han_quoc_thong_qua_tuc.pdf