Những điểm cần lưu ý khi dạy phát âm tiếng Việt cho người Hàn

Hiện nay, số lượng người Hàn đến sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam ngày một

tăng cao. Đặc biệt, tiếng Việt cũng đã trở thành ngoại ngữ thứ hai được giảng dạy tại các

trường học ở Hàn Quốc. Dựa trên xu thế đó, việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu

ngôn ngữ học và tiếng Việt vào trong việc giảng dạy tiếng Việt cho người Hàn là rất cần

thiết. Trong bài viết này, tác giả tập trung chủ yếu vào những vấn đề: phân tích thực tiễn

giảng dạy tiếng Việt cho người Hàn hiện nay; nêu lên một số hạn chế của giáo viên dạy

tiếng Việt cho người Hàn ảnh hưởng trực tiếp tới người học; phân tích một vài sự tương

đồng và khác biệt của hai ngôn ngữ Việt-Hàn; nêu ra một số trở ngại về mặt phát âm của

người Hàn khi học tiếng Việt; từ đó đề xuất một số phương pháp dạy phát âm tiếng Việt

hiệu quả cho người Hàn.

Những điểm cần lưu ý khi dạy phát âm tiếng Việt cho người Hàn trang 1

Trang 1

Những điểm cần lưu ý khi dạy phát âm tiếng Việt cho người Hàn trang 2

Trang 2

Những điểm cần lưu ý khi dạy phát âm tiếng Việt cho người Hàn trang 3

Trang 3

Những điểm cần lưu ý khi dạy phát âm tiếng Việt cho người Hàn trang 4

Trang 4

Những điểm cần lưu ý khi dạy phát âm tiếng Việt cho người Hàn trang 5

Trang 5

Những điểm cần lưu ý khi dạy phát âm tiếng Việt cho người Hàn trang 6

Trang 6

Những điểm cần lưu ý khi dạy phát âm tiếng Việt cho người Hàn trang 7

Trang 7

Những điểm cần lưu ý khi dạy phát âm tiếng Việt cho người Hàn trang 8

Trang 8

Những điểm cần lưu ý khi dạy phát âm tiếng Việt cho người Hàn trang 9

Trang 9

Những điểm cần lưu ý khi dạy phát âm tiếng Việt cho người Hàn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 4660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Những điểm cần lưu ý khi dạy phát âm tiếng Việt cho người Hàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những điểm cần lưu ý khi dạy phát âm tiếng Việt cho người Hàn

Những điểm cần lưu ý khi dạy phát âm tiếng Việt cho người Hàn
phụ âm tiếng Việt nhƣ kh, ph, th, ch thì đều phát âm sai. Đều này không có gì là khó hiểu bởi 
hầu hết âm bật hơi của tiếng Hàn là hơi bật ra ngoài, trong khi đó tiếng Việt thì ngƣợc lại, đó 
là hơi nuốt vào trong. 
Bảng 1: Hệ thống phụ âm của tiếng Hàn (có phiên âm) 
글자 
(letter) 
음가 
(sound 
value) 
ㄱ 
[k] 
ㄴ 
[n] 
ㄷ 
[t] 
ㄹ 
[l] 
ㅁ 
[m] 
ㅂ 
[p] 
ㅅ 
[s] 
ㅇ 
[ŋ] 
ㅈ 
[c] 
ㅎ 
[h] 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 456 
글자 
(letter) 
음가 
(sound 
value) 
ㅋ 
[kʰ] 
 ㅌ 
[tʰ] 
 ㅍ 
[pʰ] 
 ㅊ 
[cʰ] 
글자 
(letter) 
음가 
(sound 
value) 
ㄲ 
[k‟] 
 ㄸ 
[t‟] 
 ㅃ 
[p‟] 
ㅆ 
[s‟] 
 ㅉ 
[c‟] 
(Trong bảng hệ thống phụ âm tiếng Hàn thì hàng đầu là âm thường, hàng thứ hai là âm bật 
hơi và hàng cuối cùng là âm căng) 
Bảng 2: Hệ thống phiên âm quốc tế IPA 
Nếu nhƣ ngƣời học chỉ biết đến bảng 1 mà không biết bảng 2 thì sẽ gặp khó khăn trong 
việc định hình phụ âm đó trong tiếng Việt đƣợc phát âm nhƣ thế nào. Tuy nhiên, dù cho phụ 
âm trong tiếng Việt đã đƣợc phiên âm theo âm quốc tế IPA nhƣng thực ra nó chỉ mang tính 
tƣơng đối (do sự ảnh hƣởng của phƣơng ngữ). 
Có 4 phụ âm mà ngƣời dạy cần phân tích rõ hơn về bản chất của nó cho ngƣời học hiểu, 
đó là: ㄱ [k], ㄹ [l], ㅂ [p], ㅅ [s]. Nếu chỉ dựa theo bảng phụ âm (Bảng 1) ở trên thì ngƣời 
học sẽ không phát âm đúng đƣợc 5 âm này: 
- Âm ㄱ đƣợc phiên âm là [k] nhƣng ngoài âm này thì nó còn đƣợc biểu hiện dƣới 
âm [g] (ví dụ: 고기 (thịt) → [gogi]). Trong ngữ âm học, âm [g] là âm tắt - 
occlusive consonant. Khi phát âm, lƣỡi con nâng lên bịt đƣờng lên mũi, luồng hơi 
bị cản trở hoàn toàn bởi những cơ quan ở miệng. Muốn thoát ra, phải phá vỡ sự cản 
trở, tạo nên tiếng nổ : [p, t, b, d, k, g ]. Về âm này thì tiếng Hàn khá giống với 
tiếng Anh nhƣng lại khác với [g] của tiếng Việt vì trong tiếng Việt nó là [ɤ] âm xát 
- fricative consonant (ví dụ: gà, gối). 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 457 
- Âm ㄹ trong tiếng Hàn đƣợc phiên âm là [l]. Nếu nhìn vào bảng 2, ta sẽ thấy cách 
phát âm là giống với tiếng Anh. Khi phát âm là [l] thì nó chính là âm vỗ đầu lưỡi - 
flap consonant (ví dụ: 라면 (mì), letter,...). Nhƣng thực tế là ngƣời Hàn vẫn có thể 
phát âm âmㄹ này theo một âm khác đó là âm [r]. Đây chính là âm rung - trill 
consonant mà chính xác hơn đó là rung đầu lƣỡi – răng. Một điều đáng nói ở đây là 
âmㄹ sẽ rất khó phát âm khi nó trở thành patchim (받침 – phần phụ âm cuối nằm 
dƣới cùng trong các thành phần cấu tạo nên chữ Hàn). Khi nó là patchim thì yêu 
cầu khi phát âm đó là phải để đầu lƣỡi cong, chạm vào hàm trên và giữ nguyên vị 
trí từ 1-2 giây rồi mới hạ xuống. Vì tiếng Việt không có phụ âm cuối nào giống nhƣ 
vậy nên ngƣời học sẽ gặp đôi chút khó khăn khi phát âm âm này khi nó trở thành 
phụ âm đầu. Không chỉ vậy, khi nhắc đến âm r, do đặc trƣng phƣơng ngữ nên 
những ngƣời ở vùng cực nam Nam Bộ thƣờng phát âm là g: [gổ:gá] chứ không phải 
là [rổ:rá]. Vì vậy, nếu ngƣời Hàn không quen nghe giọng địa phƣơng Nam Bộ thì 
sẽ không thể hiểu đƣợc. 
- Âmㅂ đƣợc phiên âm là [p]. Đối chiếu trong bảng 2 ta sẽ thấy [p] là một âm tắt, 
âm vô thanh. Nhƣng thực tế âm ㅂ trong tiếng Hàn lại không phải là âm tắt nhƣ 
vậy. Âmㅂ này là âm thƣờng. Khi phát âm chỉ ra đƣợc âm [b] (âm hữu thanh) 
trong tiếng Anh và tƣơng đƣơng với âm [b] trong tiếng Việt cũng nhƣ vậy (ví dụ: 
방 (phòng) → [bang] khác với 빵 (bánh mì) → [pang]). Khi phát âm âm này, hai 
môi không mím lại rồi bật ra nhƣ khi phát âm [p] mà chỉ thực hiện các động tác là 
mở khẩu hình, hàm dƣới tách ra, hạ xuống và hơi cứ thế thoát ra ngoài. Vì thế, chỉ 
khi phát âm âm ㅃ (âm căng) thì mới phát âm theo [p] (ví dụ: 오빠 (cách gọi anh 
của nữ) → [oppa]). 
- Âmㅅ đƣợc phiên âm là [s]. Phần lớn các bạn sinh viên ngƣời Hàn, đặc biệt là 
những bạn học chuyên Anh rất dễ hiểu lầm và phát âm sai âm này. Các bạn thƣờng 
phát âm âmㅅ ra thành các âm [ʃ], [tʃ] trong tiếng Anh. Đây là cách phát âm sai. 
Các âm [ʃ], [tʃ] trong tiếng Anh đƣợc hiểu là âm tắc xát - affricative consonant. 
Trong khi đó âm ㅅ trong tiếng Hàn lại là âm xát - fricative consonant. Tức là khi 
phát âm, luồng hơi không bị cản trở hoàn toàn mà bộ phận, không khí thoát ra qua 
một khe nhỏ do các cơ quan phát âm tạo thành. Âm ㅅ thực chất chỉ đƣợc phát âm 
thành nhƣ ‗x‘ trong tiếng Việt. Cách phát âm các âm [ʃ], [tʃ] là đầu lƣỡi hơi cong 
lên đồng thời cho hơi thoát ra nơi giao nhau giữa hai hàm răng. Còn cách phát âm 
âm ㅅ trong tiếng Hàn là đầu lƣỡi thẳng chạm hờ vào chỗ giao nhau của hai hàm 
răng, thân lƣỡi hơi nâng cao lên hàm trên, vị trí hơi thoát qua kẽ răng cửa. Trong 
tiếng Việt tồn tại cả hai âm s, x nên ngƣời Hàn phải nắm đƣợc quy tắc phát âm của 
hai âm này. 
Ngoài ra, âm ㅇ(ng) trong tiếng Hàn chỉ có giá trị âm tiết khi làm patchim, nếu đóng 
vai trò là phụ âm đầu thì âm này là âm câm. Vì thế khi phát âm âm ng là phụ âm đầu trong 
tiếng Việt, ngƣời Hàn thƣờng không thể hoặc rất khó để phát âm đƣợc. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 458 
Một phụ âm khác cũng gây khó khăn cho ngƣời Hàn khi phát âm đó là âm tr. Do đặc 
trƣng phƣơng ngữ Bắc Bộ phát âm âm tr thành gi (ví dụ: ―trời‖ thành ―giời‖) nên ngƣời Hàn 
thƣờng không nghe đƣợc rõ phụ âm này mặc dù có thể phán đoán đƣợc nghĩa của từ. 
Đối với các phụ âm khác nhƣ kh, th, ph ch thì học viên ngƣời Hàn thƣờng xuyên có 
thói quen phát âm bật hơi dẫn đến việc ngữ điệu không đƣợc tự nhiên và sai với cách phát âm 
của ngƣời Việt. Ngƣời Hàn thƣờng nhầm lẫn các phụ âm ㅋ, ㅌ, ㅍ, ㅊ trong tiếng Hàn 
chính là các phụ âm „kh‟, „th‟, „ph‟, „ch‟ trong tiếng Việt nên mới dẫn đến việc phát âm sai. 
Âm bật hơi trong tiếng Hàn là hơi đƣợc bật mạnh ra ngoài, còn các phụ âm nêu trên trong 
tiếng Việt âm đƣợc giữ vào trong, luồng hơi bật ra yếu hơn. Mặc khác khi kết hợp với nguyên 
âm, ngƣời học thƣờng xem nhẹ đối lập tròn môi/ không tròn môi khi phát âm. 
Ví dụ: xét 3 âm tiết ‘tô’ [또], ‘thô’ [토], ‘ta’ [따]: 
- Ngƣời Việt thấy cách mở đầu của hai âm tiết ‗tô‘ – ‗thô‘ khác nhau, vì một âm 
không bật hơi, một âm bật hơi, ghi bằng hai con chữ (phụ âm) khác nhau [t] ≠ [th], 
trong khi đó ngƣời Hàn có thể thấy hai âm này rất giống nhau: đều tròn môi, còn 
bật hơi hay không rất khó nhận ra vì âm bật hơi trong tiếng Việt yếu hơn trong 
tiếng Hàn. 
- Ngƣợc lại, ngƣời Việt thấy cách mở đầu hai âm tiết ‗tô‘ – ‗ta‘ rất giống nhau: đều là 
âm không bật hơi: [t]. Nhƣng trong khi đó ngƣời Hàn lại thấy hai âm này rất khác 
nhau: t trong ‗tô‘ tròn môi [t˚], còn t trong ‗ta‘ không tròn môi [t]. 
Nhƣ vậy, khi đã hiểu rõ đƣợc bản chất của các phụ âm trong tiếng Việt, ngƣời học sẽ dễ 
dàng phân biệt đƣợc các âm này và phát âm chính xác hơn. 
Ngoài phƣơng pháp trên, ngƣời dạy cần yêu cầu ngƣời học thực hiện thao tác tra cứu 
phiên âm và cách đọc khi gặp từ mới (lưu ý các vấn đề về phát âm rõ từng từ, đúng thanh 
điệu, không tự ý áp đặt một cách chủ quan các nguyên tắc luyến âm hay biến âm trong tiếng 
Hàn vào cách đọc từ trong tiếng Việt). Sau khi đã biết cách đọc IPA rồi thì việc đầu tiên và 
quan trọng nhất, đó chính là rèn luyện thói quen luôn tra từ điển khi có từ chƣa biết rõ cách 
đọc. Đây là thói quen cần đƣợc duy trì nhằm tránh tình trạng đọc bừa, phát âm theo phán 
đoán chủ quan. 
Khác với ngƣời Việt, ngƣời Hàn khi phát âm khá giống với ngƣời Anh ở chỗ đều có 
hiện tƣợng luyến âm. Hiện tượng luyến âm (연음화) đa số đều xảy ra khi âm tiết đứng trƣớc 
có patchim (받침) liền theo sau là âm tiết tiếp theo bắt đầu bởi phụ âm câm (이응). 
Ví dụ: 한국어 [한구거], 음악을 [으마글], 이름이 [이르미] 
Ngoài ra, vì tiếng Hàn có một thành phần là patchim nên khi phát âm những từ có 2 âm 
tiết trở lên, âm tiết đứng trƣớc có patchim, nối theo sau là âm tiết tiếp theo bắt đầu bằng một 
phụ âm thì sẽ rất khó phát âm vì lƣỡi sẽ hoạt động liên tục, di chuyển từ vị trí này qua vị trí 
khác để đọc liên tiếp nên sẽ rất khó phát âm. Chính vì vậy, một số nguyên tắc biến âm như: 
trọng âm hóa (경음화), đồng hóa phụ âm (자음 동화), nhũ âm hóa (유음화), vòm âm hóa 
(구개 음화), giản lượt ―ㅎ‖ (‘ㅎ’ 탈락), âm bật hơi hóa (격음화),v.v đƣợc ngƣời Hàn sử 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 459 
dụng thƣờng xuyên, sau đó vận dụng một cách chủ quan vào quá trình học phát âm tiếng 
Việt đã làm cản trở việc học phát âm tiếng Việt của chính họ. 
Tiếng Việt khi phát âm sẽ không có hiện tƣợng luyến âm hay biến âm. Bởi đặc trƣng 
tiếng Việt là có thanh điệu nên nếu xảy ra hiện tƣợng luyến âm, biến âm sẽ làm cho âm phát 
ra bị nhiễu. Khi phát âm tiếng Việt, ngƣời Hàn cần tập đọc rõ từng từ và tuân thủ đúng các 
nguyên tắc về thanh điệu. Tuy nhiên, cũng do đặc trƣng phƣơng ngữ ở các vùng mà hai 
thanh điệu ngã, hỏi thƣờng bị nhầm lẫn, phát âm không rõ. Ngay chính ngƣời Việt vẫn phát 
âm chƣa chuẩn hai thanh điệu này nên khi luyện tập phát âm thanh điệu, ngƣời Hàn không 
cần quá chú trọng việc phân biệt rành mạch hai thanh điệu này mà chỉ cần đảm bảo tính 
chính xác về mặt chính tả. 
Tiếp theo, ngƣời dạy cần chủ động luyện ngữ điệu cho ngƣời học khi đọc thành câu sau 
khi đã luyện đọc từng từ. Tiếng Việt đƣơng nhiên không chỉ có từ vựng. Chúng ta có thể đọc 
thông thạo tất cả các từ, nhƣng khi ghép vào câu, nếu nhƣ các từ đều đƣợc đọc với cƣờng độ 
và cao độ nhƣ nhau thì ngƣời đối diện sẽ vẫn không nắm bắt đƣợc thông điệp bạn muốn 
truyền tải, đặc biệt khi bạn thuyết trình. 
Vì vậy, cần phải luyện ngữ điệu cho ngƣời Hàn khi họ đọc thành câu. Từ nào cần phải 
nhấn mạnh, từ nào có thể đọc nhẹ đi. Ngữ điệu là đặc trƣng của ngƣời bản xứ. Chính vì thế, 
chúng ta cần nghe, lặp lại và bắt chƣớc phát âm, giọng điệu giống nhƣ họ. Sau khi đã nhuần 
nhuyễn thì tự điều chỉnh ngữ điệu cho phù hợp với giọng của mình. Càng luyện tập nhiều, 
cách phát âm tiếng Việt của ngƣời Hàn sẽ càng nhuần nhuyễn và khi đó, ngƣời bản xứ có thể 
hiểu đƣợc lời nói của họ rất nhanh chóng. 
Một điều rất quan trọng nữa là ngƣời học cần phải quan sát khẩu hình của ngƣời bản xứ 
khi phát âm. Khá nhiều ngƣời Hàn khi học tiếng Việt rất lƣời quan sát và ngại thực hiện 
bƣớc này. Khẩu hình môi của ngƣời Hàn rất khác so với ngƣời Việt. Đặc biệt khi phát âm 
nguyên âm ‗u‘ thì môi họ rất tròn, lƣỡi có xu hƣớng giật về phía sau. Khi chúng ta giao tiếp, 
ngƣời Hàn có thể nhìn khẩu hình của chúng ta để đoán từ chúng ta nói và ngƣợc lại. Vì vậy, 
nếu không chịu khó quan sát và luyện tập theo khẩu hình của ngƣời Việt thì sẽ rất khó có thể 
phát âm đúng. 
Ngoài ra, việc luyện nghe tuy không phải là phƣơng pháp mới nhƣng nó chính là yếu tố 
quyết định đến quá trình học phát âm của ngƣời học. Luyện nghe ở đây không nên hiểu theo 
cách là nghe – hiểu mà là nghe – lặp lại. Ngƣời dạy cần đi từng bƣớc và hƣớng dẫn cho 
ngƣời học thao tác nghe – lặp lại trƣớc, sau đó mới tiến đến những cấp độ cao hơn. Điều này 
sẽ giúp ngƣời học phát âm đúng chuẩn của ngƣời bản xứ. Sau đó, ngƣời dạy nên khuyến 
khích ngƣời học tự ghi âm lại giọng của mình sau khi đọc hoặc nói. Sau đó chúng ta sẽ tiến 
hành so sánh giọng của mình với giọng của ngƣời bản xứ xem giọng nói của mình khác họ ở 
điểm nào? Sau khi đã nhận biết đƣợc những sự khác nhau thì ngƣời học sẽ dễ dàng điều 
chỉnh sao cho giống giọng của ngƣời bản xứ. Đặc biệt, ngƣời dạy cần nhấn mạnh về các 
bƣớc khi đọc một đoạn văn cho ngƣời học nhƣ sau: nên đọc ít nhất là bốn lần. Lần thứ nhất 
là đọc lƣớt. Lần thứ hai là đọc rành mạch rõ từng chữ. Lần thứ 3 tiến hành chỉnh sửa ngữ 
điệu. Lần thứ 4 là đọc lại hoàn chỉnh toàn văn bản. Mỗi lần đọc nhƣ vậy sẽ giúp ngƣời học 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 460 
nhận ra đƣợc mình phát âm chƣa tốt ở chỗ nào, sau đó điều chỉnh thì ngƣời học sẽ phát âm 
chuẩn và rõ ràng hơn. 
4. Kết luận 
Tóm lại, tác giả đã nêu ra một số phƣơng pháp dạy phát âm tiếng Việt cho ngƣời Hàn 
dựa trên những lỗi phát âm thƣờng gặp của học viên khi phát âm tiếng Việt, đồng thời kết hợp 
thêm các phƣơng pháp khác nhƣ: luyện phát âm theo hệ thống ngữ âm tiếng Việt, luyện phát 
âm theo kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Nếu ngƣời dạy kết hợp linh hoạt và vận dụng tốt các 
phƣơng pháp này sẽ giúp cho ngƣời học hiểu đƣợc những đặc trƣng của tiếng Việt về mặt ngữ 
âm, thanh điệu, phƣơng ngữ v.v, giúp họ từng bƣớc hoàn thiện đƣợc cách phát âm, từ đó định 
hình cho họ một phƣơng pháp học phát âm tiếng Việt hiệu quả. Thông qua đó cũng giúp cho 
ngƣời dạy tự đúc kết, lựa chọn và áp dụng đƣợc những phƣơng pháp dạy phát âm tiếng Việt 
phù hợp hơn, hiệu quả hơn dành cho ngƣời Hàn. 
Tài liệu tham khảo 
- Sách 
Bùi Hiền. (1997). Phương pháp hiện đại dạy – học ngoại ngữ. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
Cadiere. (1911). L. Le dialecte du Bas – Annam, Bulletin de l‘Ecole Francaise‘ d‘Extreme – 
orient. T11. Paris. 
Đoàn Thiện Thuật. (2007). Ngữ âm tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà 
Nội. 
Hoàng Thị Châu. (2009). Phương ngữ tiếng Việt. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà 
Nội. 
Lê Khắc Cƣờng. (2016). Giáo trình Ngữ âm học (Phonetics). TP. Hồ Chí Minh: Đại học 
KHXH&NV TP. HCM. 
Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên). (2017). Lược sử Việt ngữ học. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri thức. 
Nguyễn Văn Ái (chủ biên). (1994). Từ điển phương ngữ Nam Bộ. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất 
bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh . 
Trần Thị Ngọc Lang (1995). Phương ngữ Nam Bộ. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Khoa học 
xã hội (chi nhánh). 
- Tài liệu từ internet 
- Luận văn, luận án chưa xuất bản 
Bạch Thanh Minh. (2016). Giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài nói tiếng Anh bằng 
phƣơng pháp giao tiếp. Luận văn Thạc sĩ chưa xuất bản. Trƣờng Đại học Quốc tế Hồng Bàng. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 461 
POINTS SHOULD BE CONSIDERED WHEN TEACHING 
VIETNAMESE PRONUNCIATION TO KOREANS 
Abstract 
Currently, the number of Koreans living, studying and working in Vietnam is increasing 
rapidly. Especially, Vietnamese has become the second foreign language taught in 
Korean schools. Based on that trend, the application of results in linguistic and 
Vietnamese research into the teaching Vietnamese to Koreans is essential. In this article, 
the author focuses on the following main points: analyzing the actual situation of teaching 
Vietnamese to Koreans today; pointing out some limitations of teachers teaching 
Vietnamese to Korean that directly adversely affect to learners; analyzing some 
similarities and differences between Vietnamese and Korean; outlining obstacles that 
Korean people may encounter when learning Vietnamese pronunciation; thereby 
suggesting some effective Vietnamese pronunciation teaching methods to Koreans. 
Keywords 
teaching Vietnamese, teaching Vietnamese pronunciation, a second foreign language, 
Koreans, learning Vietnamese 

File đính kèm:

  • pdfnhung_diem_can_luu_y_khi_day_phat_am_tieng_viet_cho_nguoi_ha.pdf