Những bất cập của hoạt động khuyến mại theo pháp luật Việt Nam

Những năm qua, hoạt động khuyến mại được các doanh nghiệp quan tâm nhằm tăng cường

doanh thu, đồng thời đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng trong sự cạnh tranh kinh doanh lành

mạnh. Hoạt động khuyến mại được thể hiện thông qua các chương trình giảm giá, bốc thăm trúng

thưởng góp phần tri ân khách hàng, thúc đẩy việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động này còn bộc lộ những khó khăn, bất cập. Bài viết này phân

tích các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động khuyến mại nhằm mục đích nhận diện những

bất cập trong các quy định này đồng thời người viết đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp

luật liên quan.

Những bất cập của hoạt động khuyến mại theo pháp luật Việt Nam trang 1

Trang 1

Những bất cập của hoạt động khuyến mại theo pháp luật Việt Nam trang 2

Trang 2

Những bất cập của hoạt động khuyến mại theo pháp luật Việt Nam trang 3

Trang 3

Những bất cập của hoạt động khuyến mại theo pháp luật Việt Nam trang 4

Trang 4

Những bất cập của hoạt động khuyến mại theo pháp luật Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 3640
Bạn đang xem tài liệu "Những bất cập của hoạt động khuyến mại theo pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những bất cập của hoạt động khuyến mại theo pháp luật Việt Nam

Những bất cập của hoạt động khuyến mại theo pháp luật Việt Nam
t chất (tiền, hàng) hay lợi ích phi vật chất được cung cấp dịch vụ miễn phí. 
Dấu hiệu dành cho khách hàng là những lợi ích tác động đến hành vi mua hàng của họ là đặc 
trưng của khuyến mại phân biệt với các xúc tiến thương mại khác [2]. Cụ thể, mục đích của việc 
khuyến mại không chỉ dùng để xúc tiến việc bán hàng mà còn là xúc tiến việc mua hàng. Mặc dù 
khuyến mại khuyến mại để bán hàng là hoạt động phổ biến ở thương thân, do thương nhân tiến 
hàn như một hoạt động thứ yếu để mở rộng thị phần, nhưng đối với doanh nghiệp thương mại, 
hoạt động khuyến mại để mua hàng, gôm hàng cũng có thể trở thành nhu cầu thiết yếu. 
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005 thì khuyến mại là hoạt động xúc tiến 
thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách 
dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. 
Về cơ bản thì quy định này cũng giống với quy định tại Điều 180 Luật Thương mại 1997, tuy nhiên 
Luật Thương mại 1997 đưa ra khái niệm hành vi thương mại còn Luật Thương mại 2005 là hoạt 
động xúc tiến thương mại. 
Xuất phát từ phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại 1997 là các hành vi thương mại. Khoản 1 Điều 
5 Luật Thương mại 1997 định nghĩa hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt 
động thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa 
thương nhân với các bên có liên quan, còn hoạt động thương mại theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 
1570 
Luật Thương mại 1997 là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân bao 
gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại khác 
nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. Các định nghĩa này không cho thấy rõ nội hàm của 
các khái niệm này có gì khác biệt nhau, mà dường như lại làm một trong hai trở nên thừa. Do đó, 
Luật Thương mại 2005 chỉ còn sử dụng khái niệm hoạt động thương mại để chỉ mục đích tồn tại 
của thương nhân và phạm vi điều chỉnh của Luật này. 
2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI 
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định khá chi tiết về hoạt động khuyến mại của thương nhân. 
Trong đó phải kể đến Luật Thương mại 2005, tại Mục 1 Chương IV là các quy định cụ thể về họat 
động khuyến mại. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 91 Luật Thương mại 2005, thương nhân thực hiện 
hoạt động khuyến mại được chia thành 2 nhóm: Thương nhân trực tiếp thực hiện việc khuyến mại 
và thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại. Điều 95 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền 
của thương nhân thực hiện khuyến mại. Theo đó, khi tổ chức hoạt động khuyến mại thương nhân 
có các quyền: Được lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hóa dịch vụ dùng để 
khuyến mại; Quy định các lợi ích của khách hàng; Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến 
mại; Tự tổ chức thực hiện khuyến mại. Đi đôi với quyền lợi là nghĩa vụ được quy định tại điều 96 của 
Luật này. Thương nhân thực hiện việc khuyến mại có các nghĩa vụ: Thực hiện đầy đủ các trình tự, 
thủ tục theo quy định; Thông báo công khai, thực hiện đúng các nội dung về khuyến mại với khách 
hàng; Trích 50% giá trị giải thưởng vào ngân sách nhà nước nếu không có người trúng thưởng; 
Tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng (đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại). Quy 
định này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đồng thời cũng góp phần điều 
chỉnh việc thực hiện hoạt động khuyến mại của thương nhân được nghiêm túc hơn. Điều 100 quy 
định chi tiết về các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại. Đây là quy định thực sự cần thiết 
trong nền kinh tế hàng hóa hiện nay. Khuyến mại là quyền của thương nhân, nhưng mỗi người là 
sử dụng các quyền của mình theo cách thức khác nhau. Vì thế, cần đưa ra quy định này để hạn chế 
sự cạnh tranh không lành mạnh gây khó khăn cho thương nhân khác đồng thời gây nên những 
ảnh hưởng xấu đến lợi ích của khách hàng. 
Ngoài ra, ngày 22/05/2018 Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2018/NĐ-CP thay thế cho Nghị 
định 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến 
thương mại. Tiêu biểu một số điểm mới của Nghị định 81/2018/NĐ-CP là quy định tại Khoản 4, 
Khoản 5 Điều 6 Nghị định này về hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại 
lên đến 50% đối với các ngày bình thường, còn trong các trường hợp tổ chức các chương trình 
khuyến mại tập trung thì hạn mức tối đa giá trị hàng hóa dùng để khuyến mại có thể lên đến 100%. 
Nghị định còn quy định hạn chế hàng hóa, dịch vụ không được khuyến mại bao gồm rượu, xổ số, 
thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người nhằm đồng bộ hóa, tránh sự chồng 
chéo trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Về quy định tổng thời gian thực hiện đối với hình 
thức khuyến mại giảm giá, Nghị định đã nâng tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với hình thức 
giảm giá, cụ thể là tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại 
nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt qua 120 ngày trong một năm, không bao gồm thời 
1571 
gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn 
khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do 
Thủ tướng Chính phủ quyết định. 
3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI 
Luật Thương mại 2005 được Quốc hội nước ta ban hành vào ngày 14/6/2005 đã điều chỉnh hoạt 
động khuyến mại được 15 năm. Do đó, luật này có một số ưu điểm như sau: 
Thứ nhất, là về hình thức đưa hàng mẫu cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không 
phải trả tiền. Luật Thương mại 2005 và các văn bản liên không có quy định cụ thể những vấn đề 
này nên khi các thương nhân tiến hành hoạt động phát hàng mẫu họ không biết bắt đầu từ đâu để 
có thể đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, có thể thấy các biện pháp phổ 
biến mà thương nhân sử dụng hiện nay là phát hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu tại nơi bán 
hàng, nơi cung ứng dịch vụ; tổ chức phân phát đến tận tay khách hàng. Các biện pháp cũng bộc lộ 
một số nhược điểm. Như việc tổ chức phân phát đến tận tay người tiêu dùng nhiều hoạt động lừa 
đảo hay cung cấp sản phẩm kém chất lượng đã được sử dụng qua hình thức này. Do đó pháp luật 
cần có thêm những quy định rõ ràng hơn trong việc tổ chức các hoạt động kiểm định trước khi phát 
hành hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu nhằm đảm bảo cho hoạt động khuyến mại phục vụ mục 
đích kinh doanh của các thương nhân cũng như góp phần đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. 
Thứ hai, theo quy định tại Khoản 9 Điều 100 Luật Thương mại 2005 quy định về các hành vi bị cấm 
trong hoạt động thương mại có quy định ‚ huyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh‛ tuy 
nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp thực hiện hoạt động khuyến mại có hiện tượng vi phạm các 
quy định của pháp luật về cạnh tranh thương mại. Hiện nay các doanh nghiệp thường sử dụng các 
hình thức khuyến mại như đưa hàng hóa để khách hàng dùng thử mà không phải trả tiền, tặng 
hàng hóa, giảm giá bán cho dù được tổ chức ở hình thức nào đi chăng nữa thì các hình thức mà 
khách hàng nhận được chỉ là các biện pháp kích thích tiêu thụ sản phẩm và luôn có một giới hạn 
nhất định về thời gian, không gian, thị trường và giá trị của chương trình khuyến mại. 
Vẫn tồn tại trường hợp thương nhân liên tục tung ra hàng loạt các chương trình khuyến mại với quy 
mô lớn, kèm theo đó là lời hứa hẹn với những giá trị giải thưởng rất hấp dẫn đối với người tiêu 
dùng. Hơn nữa, hàng hóa, dịch vụ khuyến mại cũng không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn 
gốcxuất xứ, những mặt hàng đã gần hết hạn sử dụng, đối với hàng hóa chính hãng có chất lượng 
cao thì lại tìm mọi cách nâng giá bán hàng lên thật cao so với giá thực tế rồi sau đó đưa ra chương 
trình khuyến mại. Người tiêu dùng dễ dàng tiếp nhận một cách tin tưởng vào các chương trình 
khuyến mại của các thương nhân và họ cứ tưởng rằng đã mua được hàng hóa với giá rẻ so với 
bình thường, do đó họ không thể nào biết được những sản phẩm khuyến mại này có thể gây ảnh 
hưởng đến sức khỏe của mình. Trong hoạt động khuyến mại gắn với các chương trình may rủi, 
người tiêu dùng vẫn chưa mấy mặn mà, khiến cho hình thức khuyến mại này kém hiệu quả. 
Nguyên nhân chủ yếu là giải thưởng có giá trị thấp, khiến cho người tiêu dùng từ chối nhận giải 
thưởng khi trúng. Việc xử lý đối với một số trường hợp vi phạm vẫn chưa thực sự nghiêm khắc, dẫn 
đến tình trạng tái phạm. 
1572 
Bên cạnh những ưu điểm trên, pháp luật về hoạt động khuyến mại còn tồn tại một số hạn chế sau: 
Thứ nhất, khó khăn trong việc nhằm lẫn giữa thủ tục đăng ký và thông báo. Đây là vấn đề thường 
gặp nhất của các doanh nghiệp. Trên thực tế có khá nhiều hình thức khuyến mại: giảm giá, tặng 
hàng hóa, đưa hàng mẫu, bán hàng cung ứng dịch vụ kèm phiếu mua hàng, chương trình khuyến 
mại mang tính may rủi nhưng doanh nghiệp không biết khi nào phải đăng ký,khi nào phải 
thông báo khuyến mại. Thủ tục Thông báo và đăng ký khác hoàn toàn về hồ sơ, thẩm quyền, thời 
gian làm thủ tục. Nếu nhầm lẫn thì hồ sơ sẽ bị trả lại. 
Thứ hai, không đảm bảo về hạn mức khuyến mại theo quy định khi làm chương trình khuyến mại, 
doanh nghiệp phải đảm bảo những yêu cầu về hạn mức thời gian, hạn mức về tổng giá trị hàng 
hóa dịch vụ dùng để khuyến mại. Nhiều doanh nghiệp không nắm được hạn mức này nên khuyến 
mại vượt quá dẫn đến hồ sơ đăng ký bị trả lại làm chậm thời gian thực hiện chương trình. 
Thứ ba, chuẩn bị hồ sơ không đầy đủ nội dung bộ hồ sơ đăng ký khuyến mại phức tạm hơn hẳn so 
với hồ sơ thông báo thực hiện chương trình khuyến mại, thành phần nhiều hơn và nội dung cũng 
chi tiết hơn. Vì thế doanh nghiệp không có nhân sự chuyên môn thì hầu hết nội dung hồ sơ đề bị 
thiếu, không rõ ràng, xây dựng thể lệ không đúng yêu cầu nên phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhiều 
lần gây tốn kém thời gian, công sức, chi phí. 
Thứ tư, nhầm lẫn về thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký thông báo khuyến mại luôn luôn thực 
hiện ở Sở Công thương nhưng đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại thì thẩm quyền thuộc về 
Sở Công thương hoặc Bộ Công thương tùy từng trường hợp cụ thể. Do không nắm rõ quy định nên 
doanh nghiệp không biết phải nộp hồ sơ ở đâu, nhiều trường hợp đã nộp hồ sơ sai thẩm quyền và 
phải nộp lại. 
Về thẩm quyền xử lý vi phạm. Các thương nhân vi phạm quy định của pháp luật về khuyến mại chỉ 
dừng lại ở mức độ đình chỉ được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho chương trình 
khuyến mại đó theo quy định tại Điều 20 Nghị định 81 /2018/NĐ-CP. Vấn đề ở đây là theo quy định 
của luật, cơ quan có quyền cấp phép cũng lại có quyền ra quyết định đình chỉ, điều luật này phải 
chăng đang tạo nên sự thiếu công bằng và hiệu quả trong hoạt động xét xử vi phạm? Thêm vào 
đó, nếu mức độ xử lý vi phạm khuyến mại theo luật là quá nhẹ, không đủ sức răn đe dẫn đến việc 
các thương nhân vì lợi ích cố tình vi phạm quy định của pháp luật về khuyến mại. 
4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI 
Thứ nhất, về quyền tự chủ của doanh nghiệp khi Nhà nước có sự can thiệp tương đối lớn về khuyến 
mại. Vấn đề này đã phần nào gỡ bỏ rào cản về quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp, 
đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp mới gia nhập thị trường nhằm thu hút khách 
hàng, phát triển thị trường và gia tăng thị phần. Tuy nhiên, nếu là việc khuyến mại của doanh 
nghiệp lớn, chiếm thị phần đáng kể trên thị trường mà có thể ảnh hưởng tới cạnh tranh (cố tình 
khuyến sâu để loại bỏ đối thủ cạnh tranh, sau đó nâng giá trở lại và kiểm soát thị trường) thì đã có 
các công cụ kiểm soát của Luật Cạnh tranh. Những trường hợp còn lại việc khuyến mại chỉ mang lại 
lợi ích cho người tiêu dùng, do đó các quy định ngăn cấm không cần thiết như vậy sẽ là yếu tố cản 
trở tự do thương mại, không thúc đẩy, khuyến khích cạnh tranh. Mặt khác, việc xác định đúng giá 
1573 
hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trước thời gian khuyến mại, từ đó xác định mức giảm giá có vượt 
quá quy định của pháp luật hay không là rất khó. Đồng thời, pháp luật cũng không quy định cụ thể 
nguyên tắc, tiêu chí xác định hạn mức giá trị tối đa dùng để khuyến mại. 
Thứ hai, đối với cách thức ‚Tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thu tiền có kèm theo việc mua 
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ‛ thì cần bổ sung thêm tiêu chí phân biệt hình thức khuyến mại 
‚đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền‛ với hình 
thức khuyến mại ‚tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền‛ theo hướng chỉ 
nên quy định việc tặng quà kèm theo việc mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ. Còn lại, các trường 
hợp đưa hàng hóa cho khách hàng không thu tiền sẽ được coi là hình thức hàng mẫu. Tuy nhiên, 
sự phân biệt này sẽ không còn cần thiết nếu như quy định về hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch 
vụ dùng để khuyến mãi được bãi bỏ [1]. 
Thứ ba, Cần bổ sung quy định trách nhiệm cá nhân của thương nhân hay người đại diện hợp pháp 
của thương nhân và trách nhiệm cá nhân của người được giao tổ chức chương trình khuyến mại để 
đảm bảo tính trung thực về giải thưởng và chọn người trúng giải thưởng. Bao gồm: trách nhiệm 
trung thực trong tổ chức, trong thực hiện các cam kết với khách hàng và trách nhiệm tôn trọng tối 
đa lợi ích của người tiêu dùng. 
Thứ tư, đối với hành vi ‚khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh‛ không thể quy định chung 
chung như hiện nay sẽ dễ dàng cho các doanh nghiệp lách luật, các cơ quan chức năng thì khó xử 
lý. Hành vi này cần phải được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật để dễ ràng hiểu 
được thế nào là khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, các tiêu chí, tiêu chuẩn để dánh 
giá thế nào là khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành không lành mạnh. 
5 KẾT LUẬN 
Khuyến mại là hoạt động có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của thương nhân. Có 
thể nói, pháp luật về khuyến mại ở nước ta hiện nay đã có những bước phát triển nhất định, khắc 
phục được những hạn chế mà pháp luật về khuyến mại trước đây quy định. Tuy nhiên, việc nghiên 
cứu để hoàn thiện hệ thống các quy định về khuyến mại nhằm quản lý một cách hiệu quả, đồng 
thời khuyến khích được các hoạt động khuyến mại lành mạnh, hợp pháp phát triển thì đó là một 
vấn đề không đơn giản. Với hệ thống pháp luật điều chỉnh về hoạt động khuyến mại hiện hành vẫn 
còn nhiều lỗ hổng, thiếu sót hoặc chưa thực thi trên thực tế. Do đó mà các hành vi vi phạm pháp 
luật về hoạt động khuyến mại vẫn xảy ra thường xuyên, quyền lợi của người tiêu dùng vẫn bị xâm 
hại. Chính vì thế, nhóm em đã nghiên cứu một số thiếu sót của pháp luật hiện hành về hoạt động 
khuyến mại, từ đó đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện những quy định này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Âu Thị Diệu Linh, Nguyễn Quang Huy, 10/7/2019, Những điểm mới trong quy định pháp luật 
về hoạt động khuyến mại ở Việt nam, Tạp chí Công thương. 
[2] Bùi Thị Keng, 1997, Những hình thức pháp lý để xúc tiến thương mại, Luận án Thạc sỹ Luật 
học. 

File đính kèm:

  • pdfnhung_bat_cap_cua_hoat_dong_khuyen_mai_theo_phap_luat_viet_n.pdf