Ngôn luận chính trị trong pháp luật Hoa Kỳ

Quyền tự do ngôn luận bảo vệ các truyền thông, biểu đạt của cá nhân

bằng các hình thức, phương tiện khác nhau về mọi chủ đề công hay tư,

trong mọi lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa, hay chính trị. Tại nhiều

quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, tự do ngôn luận trong lĩnh vực chính trị được

đề cao hơn các lĩnh vực khác, do quan niệm rằng, tự do này là thiết yếu

để bảo vệ dân chủ, quyền của người dân giám sát chính quyền, cũng như

chống lại sự tham nhũng, bất bình đẳng trong các sinh hoạt chính trị.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số nguyên tắc nền tảng

của tự do ngôn luận và quy định về ngôn luận chính trị, là sự giao thoa

giữa tự do ngôn luận và tự do ứng cử, tranh cử trong các cuộc bầu cử,

theo Hiến pháp và pháp luật Hoa Kỳ.

Ngôn luận chính trị trong pháp luật Hoa Kỳ trang 1

Trang 1

Ngôn luận chính trị trong pháp luật Hoa Kỳ trang 2

Trang 2

Ngôn luận chính trị trong pháp luật Hoa Kỳ trang 3

Trang 3

Ngôn luận chính trị trong pháp luật Hoa Kỳ trang 4

Trang 4

Ngôn luận chính trị trong pháp luật Hoa Kỳ trang 5

Trang 5

Ngôn luận chính trị trong pháp luật Hoa Kỳ trang 6

Trang 6

Ngôn luận chính trị trong pháp luật Hoa Kỳ trang 7

Trang 7

Ngôn luận chính trị trong pháp luật Hoa Kỳ trang 8

Trang 8

Ngôn luận chính trị trong pháp luật Hoa Kỳ trang 9

Trang 9

Ngôn luận chính trị trong pháp luật Hoa Kỳ trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 7340
Bạn đang xem tài liệu "Ngôn luận chính trị trong pháp luật Hoa Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngôn luận chính trị trong pháp luật Hoa Kỳ

Ngôn luận chính trị trong pháp luật Hoa Kỳ
uật Chiến dịch bầu cử liên 
bang (Federal Election Campaign Act - 
FECA, 1971, được sửa đổi nhiều lần), Luật 
Cải cách chiến dịch bầu cử lưỡng đảng 
(Bipartisan Campaign Reform Act - BCRA, 
2002, còn được gọi là McCain - Feingold 
Act, theo tên của hai thượng nghị sĩ có sáng 
kiến lập pháp, sửa đổi FECA). Pháp luật về 
bầu cử có các nội dung về quyền bỏ phiếu, 
bảo đảm sự tiếp cận của các cử tri dễ bị tổn 
thương (người khuyết tật, người có khó 
khăn về ngôn ngữ), đóng góp tài chính, vận 
động bầu cử, chống gian lận bầu cử
Mặc dù, tự do ngôn luận được bảo vệ 
rộng rãi như nêu trên, trong Luật Chiến dịch 
bầu cử liên bang và nhiều đạo luật khác liên 
quan đến bầu cử, có khá nhiều giới hạn đối 
với ngôn luận chính trị30. Phần nào do cơ 
quan lập pháp, cũng như tư pháp, thấy cần 
bảo đảm tính khách quan, ngăn chặn tham 
nhũng trong bầu cử và bảo đảm bình đẳng 
trong tranh cử đã được cân bằng với tự do 
ngôn luận. Nhiều loại ngôn luận đã bị hạn 
chế với các quy định khác nhau.
Luật Chiến dịch bầu cử liên bang xác 
định truyền thông chính trị có thể là bằng 
bất kỳ phương tiện nào, gồm truyền hình 
cáp hoặc vệ tinh, báo, tạp chí, phương tiện 
30. Trong Bộ Tổng luật Hoa Kỳ (Code of Laws of the United States of America, hay United States Code), bao 
gồm 53 lĩnh vực (Tiêu đề/ Title), một số lĩnh vực liên quan được thảo luận ở đây gồm: Bỏ phiếu và bầu cử 
(Tiêu đề 52), Tội phạm và Tố tụng hình sự (Tiêu đề 18), Luật thuế thu nhập (Tiêu đề 26), Tư pháp và tố tụng 
tư pháp (Tiêu đề 28), Viễn thông, điện thoại và radio (Tiêu đề 47).
31. Federal Election Commission, Federal Election Campaign Laws, Second Edition, February 2019, tr. 10.
32. Federal Election Commission, Tài liệu đã dẫn, tr. 30-31. Tuy nhiên, Luật này không coi là “truyền thông 
tác động bầu cử” đối với: truyền thông xuất hiện trong một câu chuyện tin tức, bình luận hoặc bài xã luận được 
phổ biến qua đài phát thanh, truyền hình, trừ khi các cơ quan truyền thông đó được sở hữu hoặc kiểm soát bởi 
một đảng phái chính trị, ủy ban chính trị hoặc ứng cử viên nào; truyền thông tạo thành một cuộc tranh luận 
giữa các ứng cử viên. 
33. Federal Election Commission, Tài liệu đã dẫn, tr. 169 - 171. Tuy nhiên, Luật khẳng định những quy định 
trên không áp dụng với việc xuất hiện bởi một ứng cử viên trên các bản tin, phỏng vấn tin tức, phim tài liệu tin 
tức chân thực, hoặc đưa tin tại chỗ về các sự kiện tin tức xác thực.
quảng cáo ngoài trời, gửi thư hàng loạt, 
điện thoại, hoặc bất kỳ hình thức quảng 
cáo chính trị nào khác31. Luật này cũng 
định nghĩa “truyền thông tác động bầu cử” 
(“electioneering communication”) là bất kỳ 
truyền thông phát thanh, truyền hình nào 
mà đề cập đến một ứng cử viên tranh cử 
cho một vị trí cấp liên bang, được thực hiện 
trong vòng 60 ngày trước ngày tổng tuyển 
cử, hoặc là 30 ngày trước bầu cử sơ bộ, 
hoặc hội nghị của một đảng chính trị để đề 
cử một ứng cử viên32.
Để bảo đảm đảm sự bình đẳng trong 
tranh cử, Luật Viễn thông, điện thoại và 
radio (Chương 5, Tiêu đề 47 của Bộ Tổng 
luật Hoa Kỳ) yêu cầu các cơ quan truyền 
thông dành cơ hội bình đẳng cho tất cả 
các ứng cử viên trong việc sử dụng đài 
phát sóng, không có quyền kiểm duyệt 
đối với nội dung phát sóng của các ứng 
cử viên, thu phí mức ngang nhau cho tất 
cả các ứng cử viên Về nội dung, ứng cử 
viên không được trực tiếp nhắc đến các 
ứng cử viên khác tranh cử cho cùng một 
vị trí, ở phần cuối của nội dung phát sóng 
cần xuất hiện hình ảnh của ứng cử viên, 
xác nhận của ứng cử viên đã chấp nhận 
nội dung phát sóng và ủy ban chi trả cho 
phát sóng33
Ở mức độ nghiêm khắc, Luật Hình 
sự (Chương 18, Tiêu đề 2 của Bộ Tổng 
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
50 
luật Hoa Kỳ) cấm các ứng cử viên: trực 
tiếp hay gián tiếp hứa hẹn bổ nhiệm, hoặc 
dùng ảnh hưởng để ủng hộ việc bổ nhiệm 
bất kỳ người nào vào vị trí công hay tư 
nhằm đổi lấy sự ủng hộ mình (Điều 599); 
trực tiếp hay gián tiếp hứa hẹn tuyển dụng, 
giao kết hợp đồng hoặc những lợi ích khác 
để đổi lấy sự ủng hộ hay phản đối ứng cử 
viên, đảng chính trị (Điều 600); dọa tước 
đoạt, sa thải ai đó khỏi vị trí, công việc, 
hay hưởng lợi từ một chương trình cấp 
liên bang hay tiểu bang để ép họ quyên 
góp ủng hộ (Điều 601);34 vận động quyên 
góp đối với một số đối tượng (như người 
nhận trợ cấp), tại một số địa điểm như văn 
phòng, tòa nhà cơ quan công quyền (Điều 
604, 607)35 Với nguyên tắc bộ máy 
hành chính đứng ngoài sinh hoạt chính trị 
đảng phái, luật hình sự cũng cấm ép buộc, 
dọa nạt, chỉ đạo trong hoạt động chính trị, 
kể cả của lãnh đạo cơ quan công quyền 
đối với nhân viên (Điều 610)36.
Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã nhận định 
rằng, muốn các cuộc bầu cử công bằng 
và trung thực cần có nhiều quy định kỹ 
lưỡng, cũng như cần có trật tự đi kèm với 
tiến trình dân chủ, tránh sự hỗn loạn37. 
Điều thú vị là cùng với việc pháp luật đặt 
ra những giới hạn đối với ngôn luận trong 
34. Federal Election Commission, Tài liệu đã dẫn, tr.122-123.
35. Federal Election Commission, Tài liệu đã dẫn, tr.124-125.
36. Điều 610 Luật hình sự và tố tụng hình sự (Tiêu đề 18) quy định rằng: “Sẽ là bất hợp pháp nếu bất kỳ người 
nào đe dọa, dọa nạt, chỉ đạo, hoặc ép buộc, hoặc cố gắng đe dọa, dọa nạt, chỉ đạo, hoặc ép buộc bất kỳ nhân 
viên nào của Chính phủ Liên bang  tham gia hoặc không tham gia vào bất kỳ hoạt động chính trị nào, bao 
gồm, nhưng không giới hạn, bỏ phiếu hoặc từ chối bỏ phiếu cho bất kỳ ứng cử viên nào, thực hiện hoặc từ chối 
đóng góp chính trị, làm việc hoặc từ chối làm việc thay mặt cho bất kỳ ứng cử viên nào. Bất kỳ người nào vi 
phạm nội dung này sẽ bị phạt theo tiêu đề này hoặc bị phạt tù không quá ba năm, hoặc cả hai”. Federal Election 
Commission,Tài liệu đã dẫn, tr.126.
37. Michael Richard Dimino, Tài liệu đã dẫn.
38. Karen O’Connor, Larry J. Sabato, American Government, Nxb. Pearson Longman, 2006, tr. 525-529. 
Cũng theo đó, các loại nguồn đóng góp chính trị cho một chiến dịch vận động của ứng cử viên có thể bao gồm: 
đóng góp cá nhân, đóng góp của các Ủy ban Hành động chính trị (PAC), đóng góp của đảng chính trị, đóng 
góp của cá nhân ứng cử viên và gia đình họ, quỹ công, các khoản chi độc lập. 
tranh cử, Tòa án đã kết nối quyền tự do 
biểu đạt, ngôn luận với lĩnh vực tài chính 
trong bầu cử.
 Theo Luật Bầu cử (Chương 301, 
Tiêu đề 52 của Bộ Tổng luật Hoa Kỳ), 
Ủy ban Bầu cử liên bang (FEC) có trách 
nhiệm giám sát nhiều quy định liên quan, 
bao gồm giới hạn mức tiền mà cá nhân, tổ 
chức có thể quyền góp trong bầu cử. 
Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã lập luận 
rằng, đóng góp tài chính là biểu đạt sự 
ủng hộ đối với một ứng cử viên, cũng 
như sự gắn kết với một đảng chính trị, 
nhưng để ngăn chặn tham nhũng, việc 
chính quyền đặt ra giới hạn mà cá nhân 
có thể đóng góp ủng hộ một ứng cử viên 
là có thể biện minh được. Bởi lẽ, việc vận 
động bầu cử tiêu tốn rất nhiều tiền bạc, 
các ứng cử viên phải phụ thuộc vào sự 
đóng góp từ nhiều nguồn, điều này làm 
phát sinh nguy cơ có những người tài trợ 
để gây ảnh hưởng, đổi lấy những lợi ích 
chính trị trong tương lai38. Mặt khác, Tòa 
án công nhận rằng, truyền thông vận động 
bầu cử (in tờ rơi, quảng cáo trên truyền 
hình) tiêu tốn nhiều tiền; trong khi đó, 
chính quyền khó có thể lấy lý do chống 
tham nhũng để biện minh cho việc giới 
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
 51
hạn chi tiêu (expenditure)39. Do đó, trong 
vụ Buckley kiện Valeo (1976)40, Tòa án tối 
cao đã kết luận rằng, Luật Chiến dịch bầu 
cử quy định giới hạn đối với đóng góp 
bầu cử thì không vi hiến, nhưng quy định 
về giới hạn chi tiêu bầu cử lại là trái với 
Tu chính án thứ I41.
Chi tiêu gián tiếp cho quảng cáo chính 
trị được tranh luận trong vụ McConnell kiện 
Ủy ban Bầu cử liên bang (2003)42. Thượng 
nghị sĩ Mitch McConnell (đảng Cộng hòa, 
bang Kentucky) đã kiện Luật Cải cách chiến 
dịch bầu cử lưỡng đảng (2002) vi phạm Tu 
chính án thứ I, vì cấm các tổ chức, công đoàn 
công khai vận động ủng hộ hoặc chống lại 
một ứng cử viên ngay trước kỳ bầu cử, hành 
động mà Luật gọi là “truyền thông tác động 
bầu cử”, như đã nêu trên. Đa số thẩm phán 
của Tòa án tối cao Hoa Kỳ cho rằng, ngoại 
trừ hai điểm tương đối nhỏ, toàn bộ đạo luật 
là phù hợp với Hiến pháp, kể cả việc cấm chi 
tiêu độc lập của các tổ chức xã hội cho vận 
động, quảng cáo chính trị trong thời gian sát 
trước các cuộc bầu cử43.
Tuy nhiên, chỉ 7 năm sau, một phần 
của phán quyết trên đã bị chính Tòa án tối 
cao Hoa Kỳ lật ngược lại trong vụ Citizens 
United kiện Ủy ban Bầu cử liên bang 
(FEC) (2010)44. Vào năm 2008, khi Barack 
Obama và Hillary Clinton đang vận động 
39. Craig R.Smith, Buckley v. Valeo, trong sách Richard A. Parker, “Free Speech on Trial: Communication 
Perspectives on Landmark Supreme Court Decisions”, Nxb. Đại học Alabama, 2003, tr. 203 - 214. 
40. Craig R.Smith, Tài liệu đã dẫn.
41. Lập luận chống lại hạn chế chi tiêu bầu cử này đã được áp dụng đối với tranh cử ở cấp tiểu bang, theo phán 
quyết của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ trong vụ Nixon kiện Shrink Missouri Government PAC (2000). 
42. Geoffrey R. Stone, Louis M. Seidman, Cass R. Sunstein, Mark V. Tushnet, và Pamela S. Karlan, Constitutional 
Law, Sixth edition, Nxb. Wolters Kluwer, tr. 1365 -1370.
43. Geoffrey R. Stone, Tài liệu đã dẫn. 
44. Jame Bopp, Jr, Joseph E. La Rue, và Elizabeth M. Kosel, The Game Changer: Citizens United’s Impact 
on Campaign Finance Law in General and Corporate Political Speech in Particular, trong Tạp chí “First 
Amendment Law Review”, Vol. 9, 2011, tr. 316-319.
45. Jame Bopp, Jr, Joseph E. La Rue, và Elizabeth M. Kosel, Tài liệu đã dẫn, tr. 319. Xem thêm về ảnh hưởng 
của phán quyết trong vụ này đối với vận động tranh cử tại Hoa Kỳ: Lê Thị Thu (Chủ biên), Phân cực chính trị 
ở Mỹ hiện nay: Tình hình, nguyên nhân và tác động, Nxb. Khoa học xã hội, tr. 230-232.
tranh dành ghế ứng viên của Đảng Dân 
chủ cho vị trí Tổng thống, một tổ chức phi 
chính phủ là Citizens United (Công dân 
Đoàn kết) đã sản xuất, phát hành bộ phim 
tài liệu với nội dung phê phán Hillary. 
Trước khi phát hành, tổ chức này đã khởi 
kiện ra tòa án, cho rằng việc Luật Cải cách 
chiến dịch bầu cử lưỡng đảng (2002) cấm 
“truyền thông tác động bầu cử” là vi phạm 
Tu chính án thứ I, nhằm ngăn chặn Ủy ban 
Bầu cử áp dụng quy định này đối với bộ 
phim của mình. Trong một phán quyết sát 
sao, theo tỷ lệ 5 - 4, Tòa án kết luận rằng 
giới hạn đối với chi tiêu của các tổ chức và 
công đoàn là vi phạm tự do ngôn luận45. 
Vì tiêu tiền là điều cần thiết để phổ biến 
ngôn luận, như đã được thiết lập trong vụ 
Buckley kiện Valeo, việc hạn chế khả năng 
chi tiêu tiền của một tổ chức là vi hiến vì 
nó hạn chế khả năng các thành viên liên kết 
hiệu quả và phát biểu về các vấn đề chính 
trị. Phán quyết này cho phép các tổ chức, 
công đoàn chi tiêu không giới hạn vào việc 
vận động chính trị. Chi tiêu này còn được 
gọi là “tiền mềm”, khoản tiền không được 
quyên góp trực tiếp mà gián tiếp ủng hộ 
chiến dịch của một ứng cử viên. 
Trong vụ kiện năm 2010 nêu trên, Tòa 
án tối cao cũng kết luận rằng, quyền tự do 
ngôn luận cũng áp dụng cho các tổ chức; 
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
52 
nói cách khác, các pháp nhân cũng có 
quyền phát ngôn chính trị như cá nhân46. 
Nhận định này phủ nhận một số án lệ trước 
đây47, khi đó, Tòa án lo ngại về việc các tổ 
chức, doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng 
tiêu cực, làm mất công bằng trong các 
cuộc bầu cử.
3. Nhận xét 
Có thể nói rằng, tự do ngôn luận, đặc 
biệt là ngôn luận trong lĩnh vực chính trị, 
đã được Tu chính án thứ I của Hiến pháp 
và hệ thống pháp luật Hoa Kỳ bảo vệ khá 
mạnh mẽ trong khoảng một thế kỷ qua. 
Bên cạnh đó, để bảo đảm cho các cuộc bầu 
cử được công bằng và trật tự, quyền ngôn 
luận đã chịu những giới hạn đáng kể. Từ 
những phân tích về quyền tự do ngôn luận 
chính trị ở Hoa Kỳ, có thể rút ra hai nhận 
xét sau đây: 
Thứ nhất, khi bảo vệ quyền tự do 
ngôn luận chính trị, các bản án của Tòa án 
tối cao Hoa Kỳ để lại nhiều ấn tượng về 
sự đa dạng, uyên bác và linh hoạt. Người 
đọc còn thấy được vai trò, quan điểm 
và lập luận của từng cá nhân thẩm phán 
trong các bản án, dù là lý lẽ tán đồng hay 
46. Amy J. Sepinwall, Citizens United and the Ineluctable Question of Corporate Citizenship, trong Tạp chí 
“Connecticut Law Review”, Volume 44, February 2012, Number 3, tr. 577 - 578.
47. Như trong vụ Austin kiện Michigan Chamber of Commerce (1990), Tòa án Tối cao ủng hộ Luật Tài 
chính chiến dịch bầu cử Michigan, cấm các tổ chức dùng tiền ngân sách để chi tiêu độc lập vào việc ủng 
hộ hoặc phản đối các ứng cử viên, và không vi phạm Tu chính án thứ I và thứ XIV. Tòa án duy trì giới hạn 
đối với ngôn luận của tổ chức, cho rằng “sự giàu có của các tổ chức có thể tác động không công bằng đến 
bầu cử”. Tuy nhiên, luật của bang Michigan vẫn cho phép ủng hộ tài chính cho chiến dịch bầu cử từ một 
quỹ tách riêng.
48. Xem thêm sự phát triển tư tưởng, quan điểm, lập luận về ngôn luận của các thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa 
Kỳ (gồm Oliver W.Holmes, George Sutherland, Hugo L.Black, John Marshall Harlan, William J.Brennan), 
trong sách Helen J. Knowles, Steven B. Lichtman (Biên tập), Judging Free Speech: First Amendment 
Jurisprudence of US Supreme Court Justices, Nxb. Palgrave Macmillan US, 2015.
49. Nguyễn Trí Tuệ (Chủ biên), Giáo trình Án lệ và thực tiễn xét xử, Nxb. Đại học Quốc gia, 2019, tr. 44.
50. Nguyễn Hòa Bình, Xây dựng Tòa án nhân dân xứng đáng là biểu tượng của công lý, lẽ phải và niềm 
tin, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, 2019, tr. 148. Trong bài giảng của mình về cải cách tư pháp tại lớp 
bồi dưỡng cho cán bộ quy hoạch, tháng 8/2019, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã đề cập đến việc 
tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm các nước về tổ chức bộ máy, về chính sách hình sự, cơ chế hoạt động 
tư pháp, các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tòa án. Xem: Nguyễn Hòa Bình, Tài liệu đã 
dẫn, tr. 148-156.
phản đối48. Tại Việt Nam, án lệ đã được 
công nhận, nghiên cứu và giảng dạy trong 
các cơ sở đào tạo luật học. Án lệ cũng 
được coi là “sự bổ sung tuyệt vời cho 
luật thành văn”, khi luật thành văn chưa 
thể “bao phủ hết các quan hệ xã hội đa 
dạng và thay đổi từng ngày”49. Bên cạnh 
đó, trong bối cảnh chúng ta đang tích cực 
tham khảo và “tiếp thu có chọn lọc những 
thành tựu khoa học pháp lý tiên tiến”50, án 
lệ về các quyền tự do, bao gồm tự do ngôn 
luận, của các nước (bao gồm Hoa Kỳ) cần 
tiếp tục được tập hợp, biên dịch và nghiên 
cứu hệ thống hơn.
Thứ hai, quy định giới hạn ngôn luận 
trong tranh cử nhằm bảo đảm sự bình 
đẳng, giảm thiểu tham nhũng và sự hỗn 
loạn, một cách khá chi tiết trong luật bầu 
cử của Hoa Kỳ là những kinh nghiệm hay 
để tham khảo. Mặc dù quốc gia này có hệ 
thống bầu cử khá đặc biệt, các quy định 
hướng đến cân bằng giữa bảo đảm tự do 
ngôn luận với minh bạch, bình đẳng trong 
bầu cử cũng gợi ra nhiều khía cạnh cho các 
quốc gia tham khảo khi hoàn thiện pháp 
luật về bầu cử của mình 

File đính kèm:

  • pdfngon_luan_chinh_tri_trong_phap_luat_hoa_ky.pdf