Nghiên cứu về “Nhận thức và việc thực hành rửa tay” trong phòng dịch Covid-19 của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid–19 do virus Corona chủng mới gây ra, việc mỗi người

dân tự phòng bệnh cho bản thân trong khoảng thời gian này là vô cùng quan trọng. Mỗi biện

pháp phòng bệnh cá nhân, được Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo, đều cần điều kiện áp dụng riêng

và có mức độ hiệu quả khác nhau. Trong đó, biện pháp đơn giản lại vô cùng hiệu quả chính là

thường xuyên vệ sinh tay của chính mình. Tuy nhiên, sinh viên đã thực sự hiểu rõ về biện pháp

này hay chưa? Đã rửa tay đúng cách hay không? Nhận thức được vấn đề này, nhóm nghiên cứu

đã tiến hành khảo sát (chỉ khảo sát các sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh) và phân tích dữ liệu

để hiểu rõ được những suy nghĩ và cách áp dụng biện pháp rửa tay của sinh viên trong công

cuộc phòng chống dịch bệnh. Qua đó, có thể đánh giá và cung cấp những thông tin cần thiết để

có thể bảo vệ bản thân tốt hơn

Nghiên cứu về “Nhận thức và việc thực hành rửa tay” trong phòng dịch Covid-19 của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Nghiên cứu về “Nhận thức và việc thực hành rửa tay” trong phòng dịch Covid-19 của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Nghiên cứu về “Nhận thức và việc thực hành rửa tay” trong phòng dịch Covid-19 của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Nghiên cứu về “Nhận thức và việc thực hành rửa tay” trong phòng dịch Covid-19 của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Nghiên cứu về “Nhận thức và việc thực hành rửa tay” trong phòng dịch Covid-19 của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Nghiên cứu về “Nhận thức và việc thực hành rửa tay” trong phòng dịch Covid-19 của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Nghiên cứu về “Nhận thức và việc thực hành rửa tay” trong phòng dịch Covid-19 của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Nghiên cứu về “Nhận thức và việc thực hành rửa tay” trong phòng dịch Covid-19 của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 3780
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu về “Nhận thức và việc thực hành rửa tay” trong phòng dịch Covid-19 của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu về “Nhận thức và việc thực hành rửa tay” trong phòng dịch Covid-19 của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu về “Nhận thức và việc thực hành rửa tay” trong phòng dịch Covid-19 của sinh viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
ách hay không? Nhận thức được vấn đề này, nhóm nghiên cứu 
đã tiến hành khảo sát (chỉ khảo sát các sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh) và phân tích dữ liệu 
để hiểu rõ được những suy nghĩ và cách áp dụng biện pháp rửa tay của sinh viên trong công 
cuộc phòng chống dịch bệnh. Qua đó, có thể đánh giá và cung cấp những thông tin cần thiết để 
có thể bảo vệ bản thân tốt hơn. 
Từ khoá: Biện pháp, Covid-19, phòng tránh, rửa tay, xà phòng. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Virus Sars-CoV-2, virus Corona chủng mới gây nên dịch Covid-19, là một chủng virus nguy hiểm 
gây bệnh viêm đường hô hấp cấp. Sự lây lan chủ yếu từ người sang người thông qua các giọt dịch 
tiết có chứa virus của người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi. Nếu người khoẻ mạnh hít phải các giọt 
dịch này hoặc chạm tay lên các đồ vật hoặc bề mặt có chứa virus và tiếp xúc với mắt, mũi, miệng 
của chính mình, họ có nguy cơ cao sẽ bị nhiễm bệnh. Virus này không tồn tại trong không khí mà 
bám trên bề mặt đồ vật, do đó rửa tay thường xuyên sẽ giúp giảm lây nhiễm đáng kể. Tuy nhiên, 
nếu áp dụng không đúng có khả năng gây giảm hiệu quả phòng bệnh. Vì thế, việc hiểu rõ tính 
chất của biện pháp là hết sức cần thiết. 
2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 
Tìm hiểu thực trạng về việc thực hành rửa tay của sinh viên trong mùa dịch Covid-19. 
Tìm hiểu mức độ nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc rửa tay. 
Cung cấp thông tin và đề xuất các giải pháp cần thiết đối với việc rửa tay trong mùa dịch. 
952 
2.2 Đối tượng nghiên cứu 
Sinh viên đang theo học tại các Trường Đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 
2.3 Phạm vi khảo sát 
211 sinh viên của các Trường Đại học trong khu vực TP. Hồ Chí Minh. 
2.4 Nội dung khảo sát 
Tập trung khai thác vào những thông tin về cách áp dụng rửa tay hàng ngày trong mùa dịch Covid-
19 của từng sinh viên tham gia khảo sát (thời gian rửa tay, rửa tay bằng cách nào? và nhận thức 
về biện pháp này của đối tượng nghiên cứu. 
2.5 Kết quả và bàn luận 
Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc rửa tay 
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là phương châm hàng đầu trong việc bảo vệ sức khoẻ. Trong đó, việc 
thường xuyên rửa tay, được Bộ Y tế Việt Nam đề xuất, là một biện pháp tự phòng hiệu quả. “Theo 
Tổ chức Y tế thế giới, chỉ một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền tác 
nhân gây các bệnh tiêu chảy và làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới.”[2] Do đôi tay 
của chúng ta là cơ quan thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều vật dụng mà có thể tiềm ẩn các loại 
vi khuẩn, virus hoặc nấm gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được. Đặc biệt với cơ chế lây 
nhiễm của dịch Covid -19, việc giữ cho tay sạch nên được tạo thành thói quen để bảo vệ sức khỏe. 
Mặt khác, khảo sát cũng cho thấy biện pháp này được sinh viên đánh giá cao khi có đến 87,7% 
đồng ý rằng rửa tay thường xuyên là cần thiết. Điều này thể hiện phần lớn sinh viên rất có ý thức 
bảo vệ bản thân trong mùa dịch. (Bảng 1) 
Bảng 1: Thống kê mức độ cần thiết của biện pháp rửa tay 
Mức độ cần thiết của việc thường xuyên rửa tay Số lượng Tỷ lệ (%) 
Rất cần thiết 185 87,7 
Cần thiết trong vài trường hợp 25 11,8 
Không cần thiết 1 0,5 
Tổng 211 100 
2 CÁC PHƯƠNG THỨC RỬA TAY 
Có rất nhiều cách để bạn làm sạch đôi bàn tay nhưng phổ biến nhất là hai cách sau: Rửa tay với xà 
phòng và rửa tay với dung dịch sát khuẩn khô. 
2.1 Quy trình rửa tay theo Bộ Y tế Việt Nam 
Để đạt hiệu quả tối ưu, biện pháp rửa tay với xà phòng cần một số điều kiện. Thời gian rửa tay 
chính là một trong số đó. Tuy nhiên, kết quả khảo sát đã chỉ có 29,9% sinh viên rửa tay từ 20-30 
giây, và đa số là rửa tay trong 10-20 giây chiếm 34,6%. Bên cạnh đó, một số sinh viên còn cho rằng 
không cần quan trọng thời gian (khoảng 6,6%). (Hình 1) 
953 
Thêm vào đó, sinh viên rửa tay theo 6 bước chỉ có 18,5% (39 sinh viên), trong khi đó rửa tay với 3 
bước chiếm tỷ lệ cao nhất (53 sinh viên tương đương 25,1%) . 
Hình 1: Thời gian rửa tay 
Hình 2: Các bước rửa tay 
Thực tế, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo [3] rằng, cách 
tốt nhất để ngăn chặn sự lây truyền của Sars-CoV-2 là rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước sạch. 
Không chỉ trong vài trường hợp như trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với người 
bệnh,... mà nên rửa tay thường xuyên dù không có vết bẩn. Đặc biệt là trước khi sờ tay lên mặt vì với 
cơ chế lây lan của dịch Covid-19 sẽ càng dễ đưa mầm bệnh vào cơ thể hơn. Tuy nhiên, muốn việc 
rửa tay mang lại hiệu hiệu quả cao phải cần một quy trình “đúng và đủ”. Rửa tay đúng cách bao 
gồm 6 bước theo Bộ Y tế khuyến nghị cùng với thời gian tối thiểu từ 20-30 giây để đảm bảo tiêu diệt 
hết mầm bệnh trên bàn tay. Các bước từ 1 đến 6 phải thực hiện mỗi bước 5 lần. Áp dụng cho rửa 
tay bằng xà phòng và cả rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. 
2.2 Rửa tay với xà phòng 
Cơ chế loại bỏ virus của xà phòng 
Rửa tay với xà phòng là một biện pháp phòng bệnh hữu hiệu và được các chuyên gia khuyến cáo 
tích cực để bảo vệ bản thân trong phòng dịch Covid-19. Vậy làm thế nào mà xà phòng có thể tiêu 
diệt được virus? Cấu tạo của virus gồm những phân tử chất béo lipid, protein và RNA. Trong đó, mắt 
xích yếu nhất là các phân tử chất béo. Đây vừa là lớp vỏ bảo vệ của virus, vừa hỗ trợ virus xâm nhập 
vào các tế bào trong cơ thể. Xà phòng khi kết hợp với nước sẽ phá hoại cấu trúc của virus [6]. Trong 
thành phần của xà phòng có chứa các phân tử lưỡng cực, cấu trúc tương tự như chất béo lipid của 
virus, sẽ cạnh tranh với các lipid của virus. Các phân tử lưỡng cực của xà phòng sẽ bọc các bụi bẩn và 
các mảnh xác virus trong “quả bóng nhỏ” (micelles). Sau đó virus sẽ bị rửa trôi theo dòng nước. 
954 
Nhược điểm của việc rửa tay bằng xà phòng 
Rửa tay với xà phòng tuy hiệu quả và đơn giản nhưng nó vẫn có những nhược điểm nhất định. Qua 
kết quả khảo sát, đa số sinh viên tham gia đều cảm thấy biện pháp này không tiện khi ở nơi công 
cộng (53,6%) và 4,3% (tương đương 9 sinh viên) cho rằng rửa tay bằng xà phòng tốn thời gian (Hình 
3). Ngoài ra nên cần lưu ý là xà phòng chỉ nên dùng với nước sạch. 
2.3 Rửa tay với dung dịch sát khuẩn khô 
Hình 3: Nhược điểm của việc rửa tay bằng xà phòng 
Đối mặt với sự bất tiện của việc rửa tay với xà phòng, nước rửa tay khô được phần lớn người lựa 
chọn sử dụng khi ở nơi công cộng vì họ cho rằng xà phòng hay dung dịch rửa tay khô đều có hiệu 
quả như nhau và kết quả khảo sát cho thấy có đến 53,1% đồng ý với ý kiến này. Thêm vào đó, số 
người tin tưởng vào hiệu quả diệt khuẩn của dung dịch sát khuẩn khô lên đến 24,6%, cao hơn so 
với xà phòng. 
Hình 4: Đánh giá hiệu quả của sử dụng xà phòng và dung dịch sát khuẩn 
Tuy nhiên, trong một thí nghiệm của Jaralee Metcalf tại một trường tiểu học ở Illinois (Mỹ)[7], việc rửa 
tay với xà phòng đã cho thấy “sức mạnh” của nó trong việc ngăn chặn vi khuẩn phát triển và lây 
lan. Theo hình ảnh cung cấp, miếng bánh mì được bàn tay rửa qua xà phòng chạm vào hầu như 
còn mới sau 1 tháng đựng trong túi nilon, trong khi đó lát bánh mì bị đụng chạm bởi những đôi tay 
chưa rửa hoặc được rửa với dung dịch sát khuẩn khô đều có vi khuẩn sinh sôi, trú ngụ. (Hình 5) 
Vậy nên làm sạch tay với dung dịch rửa tay khô chỉ nên là phương án dự phòng ở những nơi không 
có nước sạch, không thể thay thế hoàn toàn việc rửa tay với xà phòng. Vì dung dịch rửa tay khô chỉ 
làm giảm sự phát triển của vi sinh vật chứ không phải tiêu diệt chúng hoàn toàn. 
955 
Hình 5: Thí nghiệm chứng minh hiệu quả làm sạch của xà phòng và dung dịch rửa tay khô. [7] 
Cơ chế tiêu diệt mầm bệnh của dung dịch sát khuẩn khô 
Dung dịch rửa tay khô (loại có ethanol) có thể diệt khuẩn vì trong thành phần có ethanol (cồn) có 
khả năng thẩm thấu cao, đi qua màng tế bào gây đông tụ protein làm chết vi khuẩn [5]. Tuy nhiên 
một số người không biết được thông tin này, đã tốn khá nhiều chi phí vào các sản phẩm thương 
mại. Có 21,8% chọn thường xuyên sử dụng nước rửa tay khô nhưng chỉ có 9,5% chọn sử dụng cồn y 
tế để sát khuẩn (Hình 6). 
Thực ra, mọi người hoàn toàn có thể sử dụng cồn y tế với nồng độ thích hợp để diệt khuẩn, vì cồn y 
tế vừa có hiệu quả tương đương vừa có giá thành hợp lý. 
Hình 6: Các loại dung dịch dùng vệ sinh tay 
Vậy nồng độ cồn bao nhiêu là thích hợp? Theo khảo sát, có đến 16,1% người tham gia chọn sản 
phẩm chứa 80% cồn và 27,5% chọn 90% cồn thì mới đạt hiệu quả diệt khuẩn (Hình 7). 
Hình 7: Nồng độ cồn bao nhiêu thì diệt khuẩn hiệu quả? 
956 
Thực ra, dung dịch ethanol từ 75o trở lên sẽ làm protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh [5], 
hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong. Dẫn đến vi khuẩn không bị tiêu 
diệt. Vậy nên dung dịch rửa tay khô đạt chuẩn nên chứa 60% cồn, tốt nhất là 70%. Theo CDC [4], các 
loại dung dịch sát khuẩn khô có chứa cồn tối thiểu 60% có khả năng diệt khuẩn cao hơn so với 
những loại có nồng độ cồn thấp hơn hoặc dung dịch khử trùng tay không chứa cồn. Và đối với cồn 
y tế cũng vậy, nên chọn sử dụng loại 70% cồn. 
Khi sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn khô, cần cho ra tay một lượng theo khuyến cáo trên nhãn, 
xoa khắp bàn tay đến khi khô thì mới đảm bảo diệt khuẩn. 
Ưu và nhược điểm của việc sử dụng các loại sát khuẩn khô 
So với xà phòng, dung dịch sát khuẩn khô tuy tiện lợi ở nơi công cộng nhưng cũng kèm theo rất 
nhiều nhược điểm. Kết quả khảo sát cho thấy, mọi người đều cảm thấy dung dịch này rất tiện lợi, có 
thể sử dụng trong mọi trường hợp, chiếm tỷ lệ 17%. Thêm vào đó, một số khác lại cho rằng, dung 
dịch sát khuẩn khô hay cồn y tế có thể diệt hết mọi vi khuẩn, tỷ lệ bình chọn là 7%, tương đương 14 
bạn sinh viên (Hình 8). 
Hình 8: Ưu điểm của dung dịch sát khuẩn khô 
Song, thực tế không phải như vậy. Dung dịch này không thể diệt hết mọi vi khuẩn mà chỉ làm giảm 
số lượng vi khuẩn trên tay trong một số trường hợp. Ngoài ra, loại dung dịch này cũng không thể 
loại bỏ các hóa chất độc hại, như thuốc trừ sâu và kim loại nặng. Chúng cũng không thể hoạt động 
tốt nếu tay bị dính nhiều dầu mỡ hoặc bị bám bẩn quá nhiều. Đặc biệt, trẻ nhỏ có thể nuốt (do trẻ 
em bị thu hút bởi những thứ bắt mắt và có mùi thơm và có thể bị ngộ độc. 
3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 
Sau khi tìm hiểu và phân tích các lợi ích cũng như nhược điểm của biện pháp rửa tay, nhóm nghiên 
cứu đã đề xuất một số giải pháp giúp cho việc rửa tay của sinh viên đạt hiệu quả cao hơn và tránh 
các sai lầm không đáng có. 
3.1 Đối với cá nhân mỗi sinh viên 
Nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của việc rửa tay thường xuyên. 
Rửa tay thường xuyên là một việc làm rất cần thiết trong việc bảo vệ bản thân trong phòng dịch 
Covid-19. Cần tìm hiểu rõ về quy trình rửa tay chuẩn được Bộ Y tế Việt Nam hướng dẫn, rửa theo 
đúng thời gian để đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, nên sử dụng hiểu biết của mình để 
957 
hướng dẫn mọi người xung quanh, bạn bè, gia đình, để giúp mọi người nâng cao nhận thức về 
việc rửa tay. 
Tạo thói quen rửa tay thường xuyên. 
Không chỉ trong phòng chống dịch Covid-19, mà trong sinh hoạt hàng ngày cũng phải thường 
xuyên rửa tay vì các loại virus, vi khuẩn khác cũng nguy hiểm không kém. Rửa tay thường xuyên 
còn giúp mỗi người loại bỏ các chất độc hại có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Mỗi ngày tự 
nhắc bản thân thường xuyên rửa tay, lâu dần sẽ tạo thành thói quen. Thêm vào đó cũng nên 
khuyến khích những người xung quanh hình thành thói quen này. Càng nhiều người có thói quen 
rửa tay càng ít người bị nhiễm bệnh. 
Áp dụng các phương thức rửa tay phù hợp 
Mỗi cách rửa tay đều có những ưu và khuyết điểm riêng, cần hiểu rõ để phát huy hiệu quả tối đa. 
Và cũng tuỳ vào môi trường, tình huống mà chọn cách rửa tay phù hợp. Tốt nhất là rửa tay bằng xà 
phòng với nước sạch. Chỉ trong trường hợp không có nước sạch, hoặc không thể sử dụng xà phòng 
thì mới dùng nước rửa tay khô. Nếu không vệ sinh tay đúng cách, tay có thể sẽ còn mầm bệnh, 
khiến vô tình tự làm bản thân bị nhiễm bệnh hoặc lây cho người khác. 
Chọn đúng loại dung dịch vệ sinh tay 
Khi chọn mua xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khô, cần lưu ý đến thành phần (ví dụ như nồng 
độ cồn), xuất xứ, thương hiệu của sản phẩm, hoặc là những sản phẩm thích hợp với bản thân (sử 
dụng cồn y tế thay cho dung dịch sát khuẩn khô). 
3.2 Đối với cơ sở đào tạo 
Ngoài ý thức của mỗi cá nhân sinh viên thì sự hỗ trợ từ các cơ sở đào tạo cũng không kém phần 
quan trọng. Sau quá trình chọn lọc và cân nhắc, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số ý kiến như 
sau: lắp đặt thêm nhiều khu vực dùng để rửa tay và thường xuyên tuyên truyền về tầm quan 
trọng của việc rửa tay, cũng như hướng dẫn sinh viên rửa tay đúng cách thông qua các kênh tin 
tức của trường. 
4 KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu trên (thông qua khảo sát 211 sinh viên tại TP. Hồ Chí Minh), nhóm nghiên cứu rút ra 
kết luận như sau: Hầu hết sinh viên đều có ý thức bảo vệ bản thân, ý thức về việc rửa tay. Tuy nhiên, 
nhận thức và việc thực hành rửa tay của sinh viên vẫn còn nhiều sai sót, thời gian rửa tay vẫn chưa 
được chú ý, 34,6% rửa tay 10-20 giây, 27% chọn từ 5-10 giây. Ngoài ra sinh viên cũng chưa nắm rõ 
được quy trình rửa tay chuẩn được Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo khi còn rất nhiều sinh viên rửa tay 4 
bước (23,2%) và 5 bước (22,7%). Hy vọng qua bài nghiên cứu này, sinh viên sẽ hiểu thêm, rõ ràng 
hơn về biện pháp rửa tay thường xuyên, tạo được thói quen rửa tay và bảo vệ bản thân thật tốt cả 
trong dịch Covid-19 và đời sống hàng ngày. 
958 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Q&A on coronaviruses (covid-19).17/04/2020. https://www.who.int/news-room/q-a-detail/q-
a-coronaviruses 
[2] Nguyễn Thị Nhiên. Who khuyến cáo rửa tay sạch để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm. 
21/06/2019.https://moh.gov.vn/home?p_p_id=101&p_p_lifecycle=0&p_p_state=maximized
&p_p_mode=view&_101_struts_action=%2Fasset_publisher%2Fview_content&_101_type=con
tent&_101_urlTitle=who-khuyen-cao-rua-tay-sach-e-ngan-ngua-benh-truyen-nhiem 
[3] How to Protect Yourself & Others. (2020, April 24). Retrieved May 22, 2020. 
https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/prevent-getting-
sick/prevention.html?CDC_AA_refVal=https%3A%2F%2Fwww.cdc.gov%2Fcoronavirus%2F201
9-ncov%2Fprepare%2Fprevention.html 
[4] Show Me the Science – When & How to Use Hand Sanitizer in Community Settings. (2020, 
March 03). Retrieved May 22, 2020, from https://www.cdc.gov/handwashing/show-me-the-
science-hand-sanitizer.html 
[5] Chemical Disinfectants. (2016, September 18). Retrieved May 22, 2020, from 
https://www.cdc.gov/infectioncontrol/guidelines/disinfection/disinfection-
methods/chemical.html?fbclid=IwAR1WJ-
9hWYPtUtlv3AtPKYH92YaxLkBH5i1HQhPLkw8iPzfm2v5EV_xyA60 
[6] Alex Rosenthal, Pall Thordarson. Which is better: Soap or Sanitizer? 
https://www.youtube.com/watch?v=x7KKkElpyKQ 
[7] Hollimon, N. (2019, December 23). 'Holy Moldy': Teachers Use Bread to Show Why 
Handwashing Matters. Retrieved May 22, 2020, from https://www.webmd.com/cold-and-
flu/features/teachers-use-bread-to-show-why-handwashing-matters. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ve_nhan_thuc_va_viec_thuc_hanh_rua_tay_trong_phon.pdf