Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng

Bài báo cung cấp thông tin về đại dịch COVID-19 đang diễn ra và ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng du lịch trên thế giới và Việt Nam. Bài báo cũng tìm hiểu và đánh giá những thay đổi trong hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng. Dựa vào những kết quả thu thập và xử lí được, bài báo mong muốn giúp cho các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp du lịch và những độc giả quan tâm kịp thời nắm bắt được những thay đổi về tâm lý và hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại Đà Nẵng trong ngắn hạn và trung hạn. Ngoài ra, bài báo cũng đề xuất một số giải pháp phù hợp với những đặc điểm hành vi tiêu dùng của người dân Đà Nẵng thời kỳ hậu COVID-19. Phương pháp nghiên cứu chính mà bài báo sử dụng là khảo sát, tổng hợp và phân tích số liệu Báo cáo từ nhiều nguồn khác nhau về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân trên Thế giới, Việt Nam và thành phố Đà Nẵng

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng trang 1

Trang 1

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng trang 2

Trang 2

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng trang 3

Trang 3

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng trang 4

Trang 4

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng trang 5

Trang 5

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng trang 6

Trang 6

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng trang 7

Trang 7

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng trang 8

Trang 8

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 7660
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hành vi tiêu dùng du lịch của người dân tại thành phố Đà Nẵng
h sử 24,7%, loại hình du lịch 
C.T.Cẩm Hương, P.T.Mỹ Linh / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 42-50 46 
liên quan đến hoạt động thể thao 21%, loại hình 
du lịch tâm linh, tín ngưỡng chỉ có 10.4% và loại 
hình thăm thân thì rất thấp (khoảng 1%). 
10. Kênh đặt dịch vụ du lịch: Dịch vụ trực 
tiếp được ưu tiên nhất (47%), mức độ ưu tiên 
thứ 2 là đặt dịch vụ qua nền tảng trực tuyến 
(24.6), xếp thứ 3 là đặt dịch vụ thông qua công 
ty du lịch lớn (18.8%), khoảng 9.6% còn lại 
thuộc các hình thức đặt khác. 
11. Yếu tố tác động đến kế hoạch du lịch: 
Yếu tố tác động đến kế hoạch du lịch thời kỳ 
covid thể hiện rõ rệt qua mức độ an ninh, an 
toàn cho du khách. Theo kết quả điều tra, thì 
điểm đến được ưu tiên lựa chọn đầu tiên khi nơi 
đó đảm bảo môi trường an ninh và an toàn 
(31.3%), sau đó là phải đảm bảo dịch vụ và 
điểm đến du lịch an toàn với dịch bệnh 
(29.3%), xếp thứ tư mới xét đến khả năng tài 
chính cho phép (28.4%) và cuối cùng là yếu tố 
liên quan đến việc không phải trả phí phạt khi 
thay đổi hoặc huỷ bỏ chương trình du lịch. 
12. Cách thức mong muốn nhận được ưu đãi 
cho các dịch vụ du lịch: Khi sử dụng dịch vụ thì 
người được điều tra mong muốn nhận được ưu 
đãi dịch vụ với hình thức ưu đãi trực tiếp vào 
giá chiếm tỉ lệ cao nhất (64.2%), hình thức ưu 
tiên thứ 2 là tặng thêm dịch vụ, sản phẩm trên 
giá gốc (27.2%) và mức thấp nhất là ưu đãi cho 
lần kế tiếp. Do ảnh hưởng dịch bệnh nên yếu tố 
về giá cả ảnh hưởng lớn đến quyết định tiêu 
dùng của người dân, nên việc ưu đãi trực tiếp 
vào giá sẽ được họ lựa chọn nhiều vì làm cho 
họ cảm thấy thiết thực nhất trong bối cảnh này. 
Đánh giá mối tương quan giữa độ tuổi và các 
nhân tố còn lại của đặc điểm tiêu dùng du lịch 
Để xem xét mối tương quan và các yếu tố 
thuộc đặc điểm tiêu dùng du lịch trên, chúng tôi 
sử dụng phân tích bảng chéo giữa yếu tố độ tuổi 
và 12 yếu tố trên. Tuy nhiên, sau khi xử lý dữ 
liệu cho thấy yếu tố độ tuổi chỉ có mối quan hệ 
ý nghĩa khác biệt trên 4 yếu tố: 1. Thời gian dự 
định đi du lịch gần nhất; 2. Khả năng chi tiêu 
cho chuyến đi; 3. Thái độ e ngại hay không khi 
du lịch đến các vùng đã từng bị ảnh hưởng bởi 
dịch bệnh; 4. Kênh đặt dịch vụ du lịch. 
Bảng 1 cho thấy một số nét nổi bật về đặc 
điểm tiêu dùng du lịch theo độ tuổi như sau: 
Độ tuổi 18 - 24: Có thời gian dự định đi du 
lịch vào dịp hè năm 2021; khả năng chi tiêu cho 
chuyến đi dưới 4 triệu đồng; Có thái độ không e 
ngại khi du lịch đến các vùng đã từng bị ảnh 
hưởng bởi dịch bệnh; Kênh đặt dịch vụ du lịch 
chủ yếu qua công ty du lịch lớn. 
Bảng 1. Kết quả phân tích khác biệt về độ tuổi và đặc điểm tiêu dùng du lịch 
 Tuổi 
Chi-
square 
p-value 
Yếu tố 
Từ 
18-24 
Từ 
25-34 
Từ 
35-44 
Từ 
45-54 
Từ 
55-64 
Trên 
65 
894.663 0.000 
1. Thời gian dự định 
đi du lịch gần nhất 
Tháng 12/2020 - 
1/2021 (Giáng sinh 
và Tết dương lịch) 
 36.1% 51.8% 
Tháng 2-4/2021 
(Tết âm lịch và lễ hội 
đầu năm) 
 57.1% 63.9% 
Tháng 5-9/2021 
(hè 2021) 
100.0% 42.9% 33.3% 
Muộn hơn 48.2% 100.0% 66.7% 
C.T.Cẩm Hương, P.T.Mỹ Linh / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 42-50 47 
2. Khả năng chi tiêu 
cho chuyến đi 
1132.759 0.000 
Dưới 4 triệu đồng 100.0% 52.4% 
4 - 6 triệu đồng 100% 100% 100% 
6 - 8 triệu đồng 69.4% 
8 - 10 triệu đồng 47.6% 30.6% 
Trên 10 triệu đồng 
3. Thái độ e ngại hay 
không khi du lịch đến 
các vùng đã từng bị 
ảnh hưởng bởi dịch 
bệnh 
459.401 0.000 
Có 67.9% 100% 100% 100% 100% 
Không 100% 32.1% 
4. Kênh đặt dịch vụ 
du lịch 
1205.011 0.000 
Đặt trực tiếp 5.20% 72.1% 100% 100% 100% 
Qua công ty du lịch lớn 64.70% 
Qua công ty nhỏ đáng 
tin cậy 
23.50% 
Nền tảng trực tuyến 6.50% 100% 27.9% 
(Nguồn: Theo xử lý số liệu tự khảo sát) 
Độ tuổi từ 25-34: Thời gian dự định đi du 
lịch vào dịp tháng 2 đến tháng 9 năm 2021; khả 
năng chi tiêu cho chuyến dưới 10 triệu đồng; 
Có thái độ e ngại khi du lịch đến các vùng đã 
từng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh bên cạnh đó 
có một bộ phận nhỏ lại không; Kênh đặt dịch 
vụ du lịch chủ yếu qua nền tảng trực tuyến. 
Độ tuổi từ 35-44: Thời gian dự định đi du 
lịch vào tháng 1 đến tháng 4 năm 2021; khả 
năng chi tiêu cho chuyến từ 6 triệu đồng đến 10 
triệu đồng; Có thái độ e ngại khi du lịch đến các 
vùng đã từng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; Kênh 
đặt dịch vụ du lịch chủ yếu qua đặt trực tiếp và 
một bộ phận nhỏ qua nền tảng trực tuyến. 
Độ tuổi từ 45-54: Thời gian dự định đi du 
lịch vào tháng 1 đến tháng 2 năm 2021 và sau 
tháng 9 năm 2021; Khả năng chi tiêu cho 
chuyến từ 4 triệu đến 6 triệu do tâm lý e ngại về 
kinh tế suy giảm do dịch bệnh; Có thái độ e 
ngại khi du lịch đến các vùng đã từng bị ảnh 
hưởng bởi dịch bệnh; Kênh đặt dịch vụ du lịch 
chủ yếu qua đặt trực tiếp. 
Độ tuổi từ 55-64: Thời gian dự định đi du 
lịch vào sau tháng 9 năm 2021; Khả năng chi 
tiêu cho chuyến từ 4 triệu đến 6 triệu; Có thái 
độ e ngại khi du lịch đến các vùng đã từng bị 
ảnh hưởng bởi dịch bệnh; Kênh đặt dịch vụ du 
lịch chủ yếu qua đặt trực tiếp. 
Độ tuổi trên 65: Thời gian dự định đi du lịch 
vào sau tháng 5 năm 2021; Khả năng chi tiêu 
cho chuyến từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng; Có 
thái độ e ngại khi du lịch đến các vùng đã từng 
bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; Kênh đặt dịch vụ 
du lịch chủ yếu qua đặt trực tiếp. 
4. Thảo luận 
Theo báo cáo điều tra về khách du lịch nội 
địa năm 2014 của Tổng cục Du lịch, khách du 
lịch nội địa có một số đặc điểm tiêu dùng nổi 
bật sau. Về chi tiêu trung bình: Khoảng 1,3 
triệu đồng/ngày; về lưu trú: Chủ yếu sử dụng cơ 
sở lưu trú bình dân hoặc khách sạn 3 sao; về 
thông tin tham khảo trước khi đi du lịch: 
Thường tham khảo qua internet và tivi; về điểm 
C.T.Cẩm Hương, P.T.Mỹ Linh / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 42-50 48 
tham quan được ưu tiên lựa chọn: Tp. Hồ Chí 
Minh, Hội An, Hạ Long, Sa Pa và Huế. 
Từ kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy một 
số đặc điểm nổi bật về hành vi tiêu dùng của 
khách du lịch nội địa có sự thay đổi mà các nhà 
kinh doanh du lịch cần lưu ý để vận dụng vào 
trong hoạt động thu hút và phục vụ đối tượng 
khách nội địa một cách hiệu quả hơn trong thời 
điểm này, như sau: 
- Về thời điểm du lịch: Khách du lịch nội địa 
có xu hướng khá e ngại khi đi du lịch tại thời 
điểm hiện tại, và lựa chọn du lịch vào thời điểm 
tháng 5 đến tháng 9 năm 2021. Điều này cho thấy 
người dân vẫn còn tâm lí lo lắng và e ngại việc đi 
du lịch lại trong thời gian gần vì sợ dịch sẽ bùng 
phát trở lại. Có thể thấy du lịch nội địa dự kiến 
bắt đầu phục hồi trở lại vào quý 3 năm 2021. 
- Về độ dài thời gian chuyến đi: Ưu tiên 
chuyến đi ngắn ngày, từ 2-3 ngày. Như vậy, họ 
sẽ cảm thấy an tâm hơn cho việc di chuyển đến 
một nơi khác đi du lịch trong bối cảnh hậu thời 
kì Covid-19. Chính vì vậy, các doanh nghiệp du 
lịch nên cân nhắc và điều chỉnh lại sản phẩm 
như chương trình du lịch trọn gói, combo lưu 
trú với thời gian phù hợp hơn. 
- Phương tiện đi du lịch: Máy bay vẫn là 
phương tiện được ưu tiên vì lợi thế nhanh 
chóng, di chuyển được xa. Tuy nhiên, nổi bật 
lên là xu hướng du lịch bằng xe ô tô riêng nhằm 
đảm bảo sự an toàn và phòng chống dịch bệnh. 
Đây là điểm đáng lưu ý để các nhà kinh doanh 
vận chuyển du lịch lưu ý. 
- Chi tiêu cho chuyến đi: Do lo lắng về tình 
hình kinh tế, thu nhập trong tương lai nên việc 
chi tiêu cho toàn chuyến bị thắt chặt. Mức chi 
tiêu trung bình cho chuyến đi nằm trong 
khoảng 4 - 6 triệu đồng. Điều này vốn dễ hiểu 
do kinh tế bị suy thoái từ ảnh hưởng của dịch 
Covid-19, người dân cắt giảm chi tiêu nhiều 
cho những hàng hoá, dịch vụ ít thiết yếu. Trong 
đó, chi tiêu cho du lịch là một trong sự ảnh 
hưởng lớn nhất, giảm đáng kể trong hệ thống 
chi tiêu của người dân. Họ sẽ hiếm khi nghĩ đến 
việc chi tiêu cho du lịch hơn hoặc nếu có thì sẽ 
nhạy cảm với giá cả từ doanh nghiệp đưa ra. 
- Về hình thức chuyến đi: Du khách có xu 
hướng đi theo nhóm nhỏ bạn bè hoặc gia đình 
để đảm báo tính an toàn và riêng tư cao hơn. 
Đây cũng là một điểm đáng lưu ý cho các 
doanh nghiệp du lịch khi xây dựng các sản 
phẩm, dịch vụ cần tính toán về mặt số lượng 
khách có thể phục vụ một cách phù hợp, đem 
lại sự yên tâm cho khách hàng. Có thể thấy, 
nhu cầu về các chương trình du lịch, dịch vụ du 
lịch được thiết kế riêng theo yêu cầu sẽ có xu 
hướng tăng cao trong thời gian đến. 
- Về thái độ e ngại khi lựa chọn điểm du lịch 
có dịch bệnh được đánh giá khá cao. Trong thời 
gian vừa qua, thành phố Đà Nẵng cũng từng là 
tâm dịch của cả nước, nên người dân sống ở 
đây càng hiểu hơn những vấn đề trở ngại và 
tâm lí khó khăn nếu bản thân trở thành du 
khách đang và sẽ đi du lịch đến địa điểm có xảy 
ra dịch. Do đó, khi thiết kế chương trình du 
lịch, các công ty du lịch cần chú ý các phương 
án dự phòng rủi ro để đối phó với các tình 
huống bất ngờ như các tỉnh du lịch phát sinh 
dịch bệnh. Hoặc nghiên cứu đến các tuyến du 
lịch mới đảm bảo an toàn cho khách khi các 
điểm du lịch truyền thống có phát sinh dịch 
bệnh và du khách không muốn du lịch vì lý do 
an toàn. Trong thời gian ngắn hạn, người dân sẽ 
ưu tiên đi du lịch nội địa trước. Điều này cho 
thấy những doanh nghiệp du lịch cần tập trung 
vào việc quảng bá du lịch trong nước để phục 
hồi ngành du lịch của đất nước họ và khởi động 
ngành du lịch toàn cầu trong trung hạn. 
- Về loại hình du lịch mà du khách ưu tiên 
lựa chọn trong giai đoạn này là nghỉ dưỡng núi, 
nghỉ dưỡng biển và vui chơi giải trí, mua sắm. 
Các loại hình du lịch du khách e ngại lựa chọn 
vì tính an toàn như tìm hiểu văn hoá, tâm linh, 
thể thao và thăm thân. Đồng thời, trong sản 
phẩm du lịch khách hàng cũng rất quan tâm đến 
C.T.Cẩm Hương, P.T.Mỹ Linh / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 42-50 49 
gói bảo hiểm liên quan đến dịch bệnh. Do đó, 
doanh nghiệp nên bổ sung thêm dịch vụ này 
vào trong sản phẩm trọn gói để tăng thêm sự an 
tâm cho du khách. 
- Về kênh đặt dịch vụ: Vì tính chất biến 
động bất ngờ của dịch bệnh, du khách ưu tiên 
đặt dịch vụ trực tiếp với doanh nghiệp du lịch 
để có thể trao đổi thông tin về nơi cung cấp 
dịch vụ một cách thuận lợi nhất, và thứ 2 là ưu 
tiên đặt dịch vụ qua nền tảng trực tuyến. Do đó, 
các nơi cung cấp dịch vụ cần chú ý đến hai 
kênh bán hàng này của doanh nghiệp. 
- Về yếu tố tác động mạnh mẽ đến kế hoạch 
du lịch của du khách không giống như trước 
đây là phụ thuộc vào sự nổi tiếng, sức hấp dẫn 
của tài nguyên tại điểm đến hay yếu tố về tài 
chính của du khách. Ngược lại, hiện tại yếu tố 
về an ninh, an toàn về dịch bệnh tại điểm đến là 
yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến kế hoạch lựa 
chọn điểm du lịch. Do đó, các doanh nghiệp 
cần chú trọng nhiều đến công tác phòng chống 
dịch bệnh từ cơ sở vật chất, dịch vụ và con 
người phục vụ. 
- Về yếu tố liên quan đến chính sách 
marketing, các doanh nghiệp du lịch cần lưu ý 
trong tình huống hiện tại, du khách khi mua sản 
phẩm du lịch họ quan tâm nhiều nhất đến việc 
nhận được ưu đãi dịch vụ với hình thức ưu đãi 
trực tiếp vào giá. Do đó, việc điều chỉnh chính 
sách giá giảm sẽ hiệu quả hơn so với hình thức 
tặng thêm dịch vụ hoặc ưu đãi cho lần sử dụng 
kế tiếp. 
5. Kết luận 
Cho đến thời điểm hiện tại, tình hình dịch 
bệnh trên thế giới và ở Việt Nam vẫn còn diễn 
ra phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với cuộc 
sống của người dân. Tuy nhiên, Chính phủ và 
người dân Việt Nam đều đang rất nỗ lực phòng 
chống dịch bệnh một cách chặt chẽ nhất, hiệu 
quả nhất có thể. Chúng ta cũng đã được thế giới 
ghi nhận điều đó trong công tác phòng chống 
dịch Covid-19 thời gian qua. Điều này cũng 
hứa hẹn nền kinh tế nói chung và ngành du lịch 
nói riêng ở Việt Nam sẽ sớm phục hồi trở lại 
sau đại dịch. Việt Nam sẽ trở thành một trong 
những điểm đến an toàn được nhiều bạn bè trên 
thế giới lựa chọn và tìm đến du lịch trong thời 
kì hậu Covid-19. Chính vì vậy, việc nghiên cứu 
hành vi tiêu dùng du lịch của người dân thay 
đổi như thế nào thời kì hậu Covid-19 sẽ được 
rất quan tâm và lưu ý của những chuyên gia, 
các nhà doanh nghiệp du lịch. Từ đó, các doanh 
nghiệp du lịch có thể nắm bắt được tâm lí, thái 
độ, hành vi của khách hàng và đưa ra được 
những chiến lược marketing cũng như các cách 
thức để vận hành doanh nghiệp của mình một 
cách phù hợp hơn. 
Như đã phân tích những dữ liệu ở trên, mặc 
dù đối tượng nghiên cứu là người dân sống tại 
thành phố Đà Nẵng nhưng đây cũng sẽ là xu 
hướng chung của người dân ở nhiều nơi khác. 
Bài viết một phần sẽ tạo thêm động lực, gợi ý 
cho các bài viết nghiên cứu khác. Vì với sự ảnh 
hưởng mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, khách 
hàng hầu hết sẽ có xu hướng thay đổi nhiều về 
hành vi, tâm lí, thái độ trong tiêu dùng đối với 
hoạt động du lịch. Các doanh nghiệp cần phải 
nghiên cứu để xác định lại thị trường khai thác 
của mình, thay đổi về các sản phẩm, dịch vụ và 
cách thức phục vụ phù hợp trong thời kì Covid-19 
và hậu thời kì Covid-19. Vì lúc này, vấn đề an 
toàn và đảm bảo cho sức khoẻ là ưu tiên hàng 
đầu nếu như khách hàng có quay trở lại với các 
dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp 
cần nghiên cứu thêm, đa dạng về các chương 
trình kích cầu hấp dẫn vì yếu tố giá cả cũng ảnh 
hưởng lớn đến quyết định tiêu dùng của khách 
hàng trong kế hoạch chi tiêu. Tóm lại, các doanh 
nghiệp du lịch cần nỗ lực hơn nữa trong việc 
nghiên cứu để hiểu sâu sắc hơn khách hàng của 
mình trong thời kì hậu covid, họ đã thay đổi như 
thế nào và doanh nghiệp cần phải thay đổi phù 
hợp về sản phẩm, cách thức phục vụ, kênh phân 
phối và các hoạt động truyền thông. 
C.T.Cẩm Hương, P.T.Mỹ Linh / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 42-50 50 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Hữu Long (2020), Du lịch Đà Nẵng giảm 99,5% lượt 
khách đến trong tháng 8, 
https://dulich.laodong.vn/tin-tuc/du-lich-da-nang-
giam-995-luot-khach-den-trong-thang-8-
835025.html, ngày 25/01/2021. 
[2.] H.H (2020), Gần 84 triệu ca mắc Covid-19 sau một 
năm đại dịch bùng phát, https://nhandan.com.vn/tin-
tuc-the-gioi/gan-84-trieu-ca-mac-covid-19-sau-mot-
nam-dai-dich-bung-phat-630329/, ngày 25/01/2021. 
[3.] N.T (2020), UNWTO: Khách du lịch quốc tế giảm 
chưa có tiền lệ, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-du-
lich/unwto-khach-du-lich-quoc-te-giam-chua-co-
tien-le-616966/, ngày 27/01/2021. 
[4.] Nhật Minh (2020), Kinh tế thế giới trước dịch bệnh 
COVID-19, 
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-
gioi-van-de-su-kien/-/2018/820140/kinh-te-the-gioi-
truoc-dich-benh-covid-19.aspx, ngày 27/01/2021. 
[5]. Marques Santos, Madrid González, Haegean, 
Rainoldi. Behavioural changes in tourism in times 
of COVID - 19. JRC Science for Policy Report. 
2020. 
[6]. Patrick Allen Singleton (2013). A Theory of Travel 
Decision-Making with Applications for Modeling 
Active Travel Demand. Portland State University 
[7] 
thiet-hai-23-ty-USD-do-COVID19/415411.vgp. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_su_anh_huong_cua_dich_covid_19_den_hanh_vi_tieu_d.pdf