Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Nghiên cứu được triển khai tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang nhằm

đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại

một số điểm dừng chân. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập

số liệu thứ cấp từ các cơ quan chức năng của địa phương và thu thập số

liệu sơ cấp bằng cách điều tra 90 hộ gia đình sử dụng đất tại 3 điểm dừng

chân trên địa bàn huyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện có 4

loại cây trồng, tương ứng là 3 loại hình sử dụng đất (LUT). Trong

đó, 02 LUT cho hiệu quả cao nhất là LUT ngô Xuân Hè – tam giác

mạch, và ngô Xuân Hè – ngô Thu Đông – đỗ tương. Cây tam giác

mạch là cây trồng đem lại hiệu quả cao nhất về 3 mặt kinh tế - xã

hội và môi trường với hiệu quả đồng vốn là 10,0 lần, giá trị ngày

công là 666.600đ/công. Loại sử dụng đất này phù hợp với yếu tố

khí hậu thời tiết của địa phương và có vai trò quan trọng trong cải

tạo đất, trang trí cảnh đẹp phục vụ cho phát triển du lịch và bảo vệ

môi trường sinh thái.

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 1

Trang 1

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 2

Trang 2

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 3

Trang 3

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 4

Trang 4

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 5

Trang 5

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 6

Trang 6

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 7

Trang 7

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 8

Trang 8

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 3580
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch tại một số điểm dừng chân thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
 vực nghiên cứu, kết quả được thể hiện qua bảng 6. 
TNU Journal of Science and Technology 226(05): 15 - 23 
 19 Email: jst@tnu.edu.vn 
Bảng 3. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tại điểm dừng chân Mã Pí Lèng Parorama 
TT 
Loại hình 
sử dụng đất 
Giá trị sản xuất Chi phí sản xuất Thu nhập thuần Giá trị ngày công Hiệu quả đồng vốn Tổng hợp 
phân cấp 
đánh giá 
Tr.đ/ha 
Phân cấp 
đánh giá 
Tr.đ/ha 
Phân cấp 
đánh giá 
Tr.đ/ha 
Phân cấp 
đánh giá 
(1000đ) 
Phân cấp 
đánh giá 
Lần 
Phân cấp 
đánh giá 
1 LUT1 66,976 ** 27,000 * 39,976 * 44,4 * 1,47 ** * 
2 LUT2 161,995 **** 25,500 * 136,495 *** 216,6 ** 5,58 **** ** 
3 LUT3 97,426 ** 42,000 * 55,426 ** 41,05 * 1,32 ** ** 
(Nguồn: Số liệu điều tra) 
Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tại điểm dừng chân Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thuộc xã Pả Vi 
TT 
Loại hình 
sử dụng đất 
Giá trị sản xuất Chi phí sản xuất Thu nhập thuần Giá trị ngày công Hiệu quả đồng vốn Tổng hợp 
phân cấp 
đánh giá 
Tr.đ/ha 
Phân cấp 
đánh giá 
Tr.đ/ha 
Phân cấp 
đánh giá 
Tr.đ/ha 
Phân cấp 
đánh giá 
(1000đ) 
Phân cấp 
đánh giá 
Lần 
Phân cấp 
đánh giá 
1 LUT1 74,711 ** 27,000 * 47,711 * 53,01 * 1,76 ** * 
2 LUT2 174,256 **** 25,500 * 148,756 *** 236,1 ** 6,08 **** ** 
3 LUT3 120,911 *** 42,000 * 78,911 ** 58,45 * 1,87 ** ** 
Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tại điểm dừng chân Đài quan sát thị trấn Mèo Vạc 
TT 
Loại hình 
sử dụng đất 
Giá trị sản xuất Chi phí sản xuất Thu nhập thuần Giá trị ngày công Hiệu quả đồng vốn Tổng hợp 
phân cấp 
đánh giá 
Tr.đ/ha 
Phân cấp 
đánh giá 
Tr.đ/ha 
Phân cấp 
đánh giá 
Tr.đ/ha 
Phân cấp 
đánh giá 
(1000đ) 
Phân cấp 
đánh giá 
Lần 
Phân cấp 
đánh giá 
1 LUT1 70,434 ** 27,000 * 43,434 ** 48,26 * 1,6 ** * 
2 LUT2 168,434 **** 25,500 * 142,934 *** 226,87 * 5,83 **** ** 
3 LUT3 114,534 *** 42,000 * 72,534 ** 53,72 * 1,71 ** ** 
(Nguồn: Số liệu điều tra) 
(Ghí chú: LUT1: ngô Xuân Hè - ngô Thu Đông; LUT2: ngô Xuân Hè – Tam giác mạch; LUT3: ngô Xuân Hè – ngô Thu Đông – đỗ tương) 
Bảng 6. Phân cấp tiêu chí đánh giá về hiệu quả xã hội theo các LUT huyện Mèo Vạc 
Hiệu quả của LUT Số công lao động/ha Giá trị ngày công (1000đ) Người dân chấp nhận (%) 
Cao *** >1000 > 500 70-100 
Trung bình ** 500 - <1000 200 -<500 50-<70 
Thấp * <500 <200 <50 
TNU Journal of Science and Technology 226(05): 15 - 23 
 20 Email: jst@tnu.edu.vn 
Từ kết quả điều tra, tổng hợp đánh giá cho thấy hiệu quả về mặt xã hội đối với các LUT sử 
dụng đất tại 3 điểm nghiên cứu như sau: 
Bảng 7 cho thấy các kiểu sử dụng đất của khu vực nghiên cứu có sự thu hút ngày công lao 
động rất cao, nhưng giá trị ngày công phần lớn là thấp. Tuy nhiên, do trong điều kiện một huyện 
miền núi thuộc tỉnh vùng cao biên giới, cùng với trình độ dân trí, tập quán canh tác đã tác động 
đến ý thức của người dân, họ có sự chấp nhận rất cao với các kiểu canh tác như vậy.Trong đó: . 
- LUT ngô Xuân Hè – ngô Thu Đông được đánh giá ở mức thấp; 
- LUT ngô Xuân Hè – tam giác mạch có giá trị ngày công và sự chấp nhận cao nhất. Đây là 
LUT có triển vọng và được đánh giá xác định là mũi nhọn của ngành kinh tế nông nghiệp của 
huyện trong thời gian tới. 
Bảng 7. Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất tại 3 điểm nghiên cứu 
TT 
Loại hình 
sử dụng đất 
Công lao động Giá trị ngày công Người dân chấp nhận Đánh 
giá 
chung 
Công/ 
ha 
Phân 
cấp 
1000đ/ 
công 
Phân 
cấp 
Ý kiến chấp 
nhận (%) 
Phân 
cấp 
1 LUT1 900 ** 44.4 * 83.33 *** *** 
2 LUT2 630 ** 216.6 ** 93.33 *** *** 
3 LUT3 1,350 *** 41.05 * 86.77 *** *** 
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra) 
3.2.4. Đánh giá hiệu quả môi trường theo các LUT 
Để đánh giá được hiệu quả về mặt môi trường của các LUT, chúng tôi tiến hành điều tra, đánh 
giá, tính toán về sự che phủ, khả năng cải tạo, bảo vệ đất, mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 
(BVTV) của các LUT qua sự đánh giá nhận xét của người dân đối với từng loại cây trồng của 3 
điểm nghiên cứu. Từ đó đưa ra tiêu chí đánh giá chung cho khu vực nghiên cứu, kết quả được thể 
hiện qua bảng 8. 
Bảng 8.Phân cấp tiêu chí đánh giá về hiệu quả môi trường theo các LUT huyện Mèo Vạc 
Hiệu quả của LUT 
Tỷ lệ che phủ 
(%) 
Khả năng cải 
tạo, bảo vệ đất 
Tình hình về mức độ 
sử dụng thuốc BVTV 
Cao *** 70-100 70-100 <30 
Trung bình ** 50-<70 50-<70 30-<50 
Thấp * 50 50 >50 
Từ kết quả điều tra, đánh giá cho thấy cả 3 khu vực chúng tôi nghiên cứu, hiệu quả về môi 
trường của các LUT đều được đánh giá ở mức trung bình đến mức cao. Cụ thể được thể hiện qua 
các bảng 9, 10. 
Bảng 9. Kết quả đánh giá hiệu quả môi trường các loại sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu 
TT 
Loại hình 
sử dụng đất 
Tỷ lệ che phủ 
(%/năm) 
Khả năng cải tạo, 
bảo vệ đất 
Mức độ sử dụng 
thuốc BVTV 
Tổng 
hợp 
đánh 
giá 
Ý kiến 
đánh giá 
(%) 
Phân 
cấp 
đánh giá 
tác động 
đến MT 
Ý kiến 
đánh giá 
(%) 
Phân 
cấp 
đánh giá 
tác động 
đến MT 
Ý kiến 
đánh giá 
(%) 
Phân 
cấp 
đánh giá 
tác động 
đến MT 
1 LUT1 83,33 *** 60,00 *** 83,33 * ** 
2 LUT2 73,33 *** 66,67 *** 60,00 * *** 
3 LUT3 70,00 *** 86,67 *** 83,33 * ** 
(Nguồn: số liệu điều tra) 
TNU Journal of Science and Technology 226(05): 15 - 23 
 21 Email: jst@tnu.edu.vn 
Bảng 10. Tổng hợp đánh giá phân cấp về hiệu quả của loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Mèo Vạc 
TT Loại sử dụng đất 
Phân cấp đánh giá 
Tổng hợp đánh giá 
Kinh tế Xã hội Môi trường 
I Khu vực 1 
1 LUT1 * *** ** ** 
2 LUT2 ** *** *** *** 
3 LUT3 ** *** ** ** 
II Khu vực 2 
1 LUT1 * *** ** ** 
2 LUT2 ** *** *** *** 
3 LUT3 ** *** *** ** 
III Khu vực 3 
1 LUT1 * ** ** ** 
2 LUT2 ** *** *** *** 
3 LUT3 ** *** *** ** 
(Nguồn: số liệu điều tra) 
Kết quả tổng hợp đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường tại 3 điểm nghiên cứu đại 
diện cho huyện Mèo Vạc cho thấy có các LUT sử dụng cho hiệu quả cao nhất như sau: Khu vực 
1: ngô Xuân Hè – tam giác mạch; Khu vực 2: ngô Xuân Hè – tam giác mạch, ngô xuân hè – ngô 
Thu Đông – đỗ tương; Khu vực 3: ngô Xuân Hè – tam giác mạch, ngô Xuân Hè – ngô Thu Đông 
– đỗ tương. 
3.3. Đánh giá, lựa chọn LUT và định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho các điểm dừng 
chân thuộc huyện Mèo Vạc 
Tiêu chuẩn lựa chọn loại sử dụng đất bền vững 
Căn cứ tiêu chuẩn về sử dụng đất bền vững của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối 
với sản xuất nông nghiệp, bao gồm các tiêu chuẩn như sau: Đảm bảo cho hiệu quả cao về mặt 
kinh tế, xã hội, môi trường; Phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng, khu vực; Sử dụng các tiến 
bộ khoa học trong sản xuất; Đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước [6],[9]. 
Quan điểm về sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với huyện Mèo Vạc 
Trên cơ sở kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2019, chương trình mục tiêu quốc gia giai 
đoạn 2020 tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, đưa chương trình xây dựng nông 
thôn mới trở thành phong trào thi đua mạnh mẽ, làm cho người dân trở thành chủ thể trong xây 
dựng nông thôn mới; cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản 
xuất và đời sống của cư dân nông thôn. Tập trung tái cơ cấu ngành, chuyển đổi phương thức sản 
xuất. Tổ chức lại sản xuất, phân vùng kinh tế nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tế của 
địa phương, phát huy thế mạnh của từng thôn, bản, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo 
hướng sản xuất hàng hóa, các loại sản phẩm chất lượng cao; xây dựng các mô hình sản xuất 
chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân. Trong đó, tập trung vào một số nội dung 
chính là thực hiện Mô hình đầu tư phát triển sản xuất theo hình thức đầu tư có thu hồi để tái đầu 
tư, gắn với mô hình Tổ sản xuất thôn bản; hỗ trợ vay vốn thâm canh tăng năng suất, sản lượng 
cây trồng. Triển khai đồng bộ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Nghị quyết số 209 của Hội 
đồng nhân dân tỉnh, kế hoạch đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp và nông thôn, tạo bước 
thay đổi căn bản trong sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân [7]. 
Từ những vấn đề trên, qua sự điều tra đánh giá về thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông 
nghiệp của huyện Mèo Vạc, chúng tôi nhận định và đưa ra các tiêu chuẩn về sử dụng đất sản xuất 
nông nghiệp của huyện Mèo Vạc trong thời gian tới như: phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng 
của huyện; phù hợp với chiến lược phát triển của huyện và tỉnh Hà Giang; nâng cao hiệu quả kinh 
tế, môi trường, xã hội; xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. 
TNU Journal of Science and Technology 226(05): 15 - 23 
 22 Email: jst@tnu.edu.vn 
Đánh giá, lựa chọn loại hình sử dụng đất 
Từ những kết quả đánh giá về tiềm năng, hiệu quả sử dụng đất và quan điểm sử dụng đất bền 
vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Mèo Vạc, chúng tôi tiến hành phân tích, lựa chọn 
loại hình sử dụng đất thích hợp, có triển vọng cho từng khu vực nghiên cứu như sau: 
Khu vực 1: Đây là khu vực có độ dốc tương đối lớn so với mặt bằng của huyện. Từ kết quả 
điều tra cho thấy LUT ngô Xuân Hè – tam giác mạchđạt hiệu quả cao nhất và cũng là LUT được 
lựa chọn để đầu tư mở rộng diện tích cũng như áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản 
xuất.. Đồng thời để đảm bảo công ăn việc làm cho bà con và an ninh lương thực cho huyện trong 
thời gian tới,các LUT có hiệu quả ở mức khá và trung bình khá vẫn cần duy trì trên địa bàn 
huyện. Mặt khác cần tăng cường áp dụng chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng 
năng suất, giảm giá thành, tăng thu nhập cho người dân và bảo vệ môi trường sinh thái. 
Khu vực 2: Đây là khu vực địa hình tương đối bằng phẳng so với mặt bằng của huyện Mèo 
Vạc. Do vậy cần ưu tiên đầu tư và nhân rộng mô hình các LUT được đánh giá có hiệu quả cao về 
kinh tế, xã hội và môi trườngcủa khu vực làngô Xuân Hè – tam giác mạch và ngô Xuân Hè – ngô 
Thu Đông – đỗ tương. 
Khu vực 3: Đây là khu vực đồi núi thấp, địa hình có độ cao dưới 250 m, có độ dốc thoải đều. 
Kết quả điều tracho thấy ở khu vực này, LUT ngô Xuân Hè –tam giác mạchđược đánh giá có 
hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. 
3.4. Đề xuất một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại 
các điểm dừng chân theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Mèo Vạc 
Quản lý và sử dụng đất hợp lý không chỉ là vấn đề công nghệ, kỹ thuật đơn thuần. Sự thành 
công này chỉ có đuợc do kết quả của sự kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật công nghệ, luật pháp, chủ 
trương chính sách, xã hội nhân văn, kinh tế và môi truờng. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu 
quả sử dụng đất nông nghiệp tại các điểm dừng chân ở huyện Mèo Vạc như sau: 
* Giải pháp về vốn 
Huyện và các xã cần huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tại địa phương, trong tỉnh, 
từ trung ương và vốn tài trợ của nước ngoài; cần có các dự án đầu tư vào các mục tiêu: 
+ Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho nông nghiệp, nông thôn: hệ thống 
thuỷ lợi, xây dựng đồng ruộng, kè đập, giao thông, nhà máy hoặc cơ sở chế biến nông sản, chợ 
nông thôn. 
+ Ðào tạo nâng cao trình độ dân trí, văn hoá, kỹ năng lao động cho cộng đồng, áp dụng công nghệ 
mới vào trong sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, dạy nghề cho nông dân. 
*Giải pháp về kỹ thuật 
Trong cơ chế thị truờng, việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật 
là rất quan trọng, nhất là giống cây, bảo vệ thực vật, bón phân trong sản xuất nông nghiệp. Do đó 
việc đưa những giống mới có năng suất cao, chất luợng sản phẩm tốt, cần phù hợp với điều kiện đất 
đai khí hậu tại từng tiểu vùng để tạo ra hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất là rất cần thiết. 
Cần mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ cho nguời lao động về ứng dụng các tiến bộ khoa 
học kỹ thuật vào sản xuất và kiến thức về sản xuất theo cơ chế thị truờng. 
* Giải pháp về thị trường 
Thị trường tiêu thụ là vấn đề chủ chốt trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Hướng dẫn 
sản xuất theo thị trường và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định là những đòi hỏi nhằm bảo vệ 
được hiệu quả của việc sử dụng dất, đồng thời thúc đẩy sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý. 
Ðể có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định cho các mặt hàng nông sản, huyện cần hình thành 
các chợ đầu mối nông sản, chợ nông thôn đặt ở đầu mối giao thông, các trung tâm huyện, thị trấn, 
thị tứ, các nút giao thông thuận tiện. Phát triển thị trường tiêu thụ ra các tỉnh lân cận, các tỉnh có 
nhu cầu sử dụng nông sản lớn. 
TNU Journal of Science and Technology 226(05): 15 - 23 
 23 Email: jst@tnu.edu.vn 
4. Kết luận 
Từ kết quả điều tra, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho du lịch 
tại một số điểm dừng chân được triển khai tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cho thấy: hiện tại 
có 4 kiểu sử dụng đất khác nhau được trồng tại các điểm nghiên cứu. Trong đó 02 LUT cho hiệu 
quả cao nhất đó là LUT ngô Xuân Hè – tam giác mạch, ngô Xuân Hè – ngô Thu Đông – đỗ 
tương. Cây tam giác mạch là cây trồng đem lại hiệu quả cao nhất về 3 mặt kinh tế - xã hội và môi 
trường với hiệu quả đồng vốn là 10,0 lần, giá trị ngày công là 666.600đ/công. Loại hình sử dụng 
đất này phù hợp với yếu tố khí hậu thời tiết của địa phương và có vai trò quan trọng trong cải tạo 
và trang trí cảnh đẹp phục vụ cho khách du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] Meo Vac District People's Committee, Report on socio-economic development of Meo Vac district in 
2019, development orientation to 2020, 2020. 
[2] D. B. Phan, L. H. Nguyen, and T. L. Phan, “Study on effectiveness evaluation of agricultural land use 
in Binh Chanh district, Ho Chi Minh city,” (in Vietnamese), Viet Nam Journal of Agriculture and 
Rural Development, vol. 11, pp. 296-303, 2019. 
[3] Deparment Resources and Environment of Meo Vac district, Report on land statistics 2019, 2020. 
[4] V. T. Pham, D. B. Phan, T. C. Luong, and V. B. Dao, “Investigation and evaluation of the management 
and usage of underground water and application of GIS for cintruction of underground water quality 
database in southern region of Thai Nguyen city, Thai Nguyen province,” (in Vietnamese), Viet Nam 
Journal of Agriculture and Rural Development, vol. 10, pp. 218 - 224, 2017. 
[5] D. B. Phan, “The Evaluation of Land Use Changes on Stream Discharge by SWAT Model and 
Remote Sensing in Agro-Forestry Watershed: A Case Study in Nghinh Tuong Subwatershed, 
Northern Vietnam,” Journal of Agricultural Science and Technology B - USA., vol. 5, no. 2, pp. 99 - 
105, 2015. 
[6] Ministry of Agriculture and Rural Development, Criteria for selection of sustainable land use types, 
1999. 
[7] T. D. Nguyen, Soil science textbook, Agricultural Publishing House, Ha Noi, 2006. 
[8] FAO, A Framework for Land Evaluation, Rome, 1976. 
[9] N. N. Nguyen, D. L. Nguyen, T. L. Do, T. T. H. Nong, and T. N. Truong, Land evaluation textbook. 
Agricultural Publishing House, Ha Noi, 2020. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_hieu_qua_su_dung_dat_nong_nghiep_phuc_vu_cho_du_l.pdf