Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong các ưu hợp họ dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai

Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới (Rkx) ở khu vực Nam Cát Tiên thuộc

Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên là kho dự trữ đa dạng sinh học, cây gỗ, cây thuốc

và nhiên liệu. Chúng cũng đóng vai trò to lớn không chỉ về khoa học, môi trường,

bảo tồn đa dạng sinh học, mà còn về kinh tế và quốc phòng. Thế nhưng hiện nay tài

nguyên rừng đã bị suy giảm đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Nguyên nhân cơ

bản của tình trạng này là do khai thác rừng quá mức, cháy rừng, làm nương rẫy,

chuyển đất rừng sang những mục đích sử dụng khác Kết quả đã làm suy giảm

diện tích rừng và nhiều loài cây gỗ quý, hiếm hoặc có giá trị cao về kinh tế có nguy

cơ tuyệt chủng. Vì thế, những nghiên cứu có liên quan đến tái sinh và hình thành

rừng là nhiệm vụ cấp thiết của ngành Lâm nghiệp.

Cây họ Dầu (UhDau) hay còn gọi là họ Sao Dầu, họ quả hai cánh

(Dipterocarpaceae) là những loài cây gỗ có giá trị cao về khoa học và kinh tế. Chúng

là những loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế của Rkx ở miền Đông Nam Bộ [6, 9].

Trong quần xã, UhDau tạo thành những ưu hợp thực vật có trữ lượng rất cao. Những

ưu hợp này mọc tập trung trong Rkx ở khu vực Mã Đà, Tân Phú và Nam Cát Tiên

[2, 3, 4, 6].

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong các ưu hợp họ dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong các ưu hợp họ dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong các ưu hợp họ dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong các ưu hợp họ dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong các ưu hợp họ dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong các ưu hợp họ dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai trang 6

Trang 6

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong các ưu hợp họ dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai trang 7

Trang 7

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong các ưu hợp họ dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai trang 8

Trang 8

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong các ưu hợp họ dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 1840
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong các ưu hợp họ dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong các ưu hợp họ dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong các ưu hợp họ dầu (Dipterocarpaceae) tại Vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai
ỗi phân 
đoạn, cây tái sinh của UhDau được xác định theo 2 dấu hiệu “bắt gặp = 1” và 
“không bắt gặp = 0” [5]. 
 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 
 Thành phần cây tái sinh được thống kê theo loài. Mật độ cây tái sinh được tính 
bình quân từ những ô dạng bản 16 m2; sau đó quy đổi ra đơn vị 1 ha. Kết cấu loài 
cây tái sinh đối với những UhDau trên những ô tiêu chuẩn được xác định bằng tỷ lệ 
(%) theo số cây (N%); trong đó N% là mật độ tương đối, Ni là mật độ cây tái sinh 
của loài cây gỗ thứ i, N là tổng số cây tái sinh của các loài cây gỗ. 
 IVI% = (Ni/N)*100 
 Chiều cao của cây tái sinh được phân chia thành 6 cấp: H ≤ 50 cm, H = 50÷100 cm, 
H = 100÷150 cm, H = 150÷200 cm, H = 200÷250 cm và 300 cm ≥ H ≥ 250 cm. Chất 
lượng cây tái sinh đối với mỗi cấp H được đánh giá theo 3 mức: Tốt, trung bình và 
xấu. Sự tương đồng giữa thành phần cây tái sinh với thành phần cây mẹ được xác 
định theo hệ số tương đồng Sorensen [5]. 
 CS = 2*c/(a+b) 
 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
 3.1. Kết cấu loài cây tái sinh đối với những ưu hợp UhDau 
 Phân tích kết cấu loài cây tái sinh đối với 6 UhDau cho thấy, số loài cây tái 
sinh bắt gặp ở ưu hợp Chò chai (Hopea recopei) là 43 loài (100%); trong đó 6 loài 
cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế (Chò chai, Cám, Cầy, Bằng lăng, Bời lời và Bứa) đóng 
góp 57,0% (riêng Chò chai 18,9%), còn lại 37 loài khác là 43,0%. Đối với ưu hợp 
Dầu rái (Dipterocarpus alatus), số loài cây tái sinh bắt gặp là 50 loài; trong đó 8 loài 
ưu thế và đồng ưu thế (Dầu rái, Cầy, Trâm, Chò chai, Làu táu, Cám, Cồng và Sao 
đen) đóng góp 51,6% (riêng Dầu rái 12,6%), còn lại 42 loài khác là 48,4%. Đối với 
ưu hợp Dầu lá bóng (Dipterocarpus turbinatus), số loài cây tái sinh bắt gặp là 50 
loài; trong đó 6 loài ưu thế và đồng ưu thế (Trâm, Dầu lá bóng, Cám, Cầy, Cồng, 
Làu táu) đóng góp 49,1% (riêng Dầu lá bóng 13,1%), còn lại 44 loài khác là 50,9%. 
Đối với ưu hợp Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri), số loài cây tái sinh bắt gặp là 
54 loài; trong đó 6 loài ưu thế và đồng ưu thế (Dầu song nàng, Cám, Cầy, Trâm, 
Bằng lăng, Làu táu) đóng góp 57,7% (riêng Dầu song nàng 22,9%), còn lại 48 loài 
khác là 42,3%. Đối với ưu hợp Sao đen (Hopea odorata), số loài cây tái sinh bắt gặp 
là 34 loài; trong đó 4 loài ưu thế và đồng ưu thế (Trâm, Cầy, Cám và Sao đen) đóng 
góp 48,2% (riêng Sao đen 7,4%), còn lại 30 loài khác là 51,8%. Đối với ưu hợp Vên 
vên (Anisoptera costata), số loài cây tái sinh bắt gặp là 44 loài; trong đó 6 loài ưu 
thế và đồng ưu thế (Vên vên, Cám, Trâm, Cầy, Làu táu, Trường) đóng góp 51,9% 
(riêng Vên vên 17,8%), còn lại 38 loài khác là 48,1%. 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 15, 6 - 2018 27
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 3.2. Nguồn gốc cây tái sinh đối với những ưu hợp UhDau 
 Phân tích nguồn gốc cây tái sinh đối với 6 UhDau (bảng 1) cho thấy, mật độ 
cây tái sinh cao nhất ở ưu hợp Dầu song nàng (8.450 cây/ha), kế đến ở ưu hợp Chò 
chai (7.464 cây/ha), thấp nhất ở ưu hợp Sao đen (6.900 cây/ha). So với tổng số cây 
tái sinh dưới tán những UhDau (100%), tỷ lệ cây tái sinh từ hạt cao nhất ở ưu hợp 
Sao đen (94,9%), tiếp theo ở ưu hợp Dầu rái (90,8%), thấp nhất ở ưu hợp Chò chai 
(82,7%). Tỷ lệ cây tái sinh từ chồi cao nhất ở ưu hợp Chò chai (17,3%), thấp nhất ở 
ưu hợp Sao đen (5,1%). 
 Những UhDau xuất hiện ở mọi cấp H. Hệ số tương đồng giữa thành phần cây 
tái sinh và thành phần cây mẹ dao động từ 86,3% ở ưu hợp Vên vên đến 96,2% ở 
ưu hợp Dầu rái. Điều đó chứng tỏ thành phần loài cây gỗ của 6 ưu hợp thực vật 
này ổn định trong quá trình phát triển. Trong cả 6 UhDau, cây tái sinh từ hạt xuất 
hiện ở mọi cấp H, còn cây tái sinh từ chồi chỉ tồn tại ở những cấp H < 200 cm. Đối 
với ưu hợp Chò chai, tỷ lệ cây hạt gia tăng từ 73,9% ở cấp H < 50 cm đến 98,9% ở 
cấp H > 250 cm. Đối với ưu hợp Dầu rái, tỷ lệ cây tái sinh từ hạt gia tăng từ 84,9% ở 
cấp H 250 cm. Đối với ưu hợp Dầu lá bóng, tỷ lệ cây 
tái sinh từ hạt gia tăng từ 86,1% ở cấp H 250 cm. Đối 
với ưu hợp Dầu song nàng, tỷ lệ cây tái sinh từ hạt gia tăng từ 85,5% ở cấp H < 50 cm 
đến 100% ở cấp H > 250 cm. Đối với ưu hợp Sao đen, tỷ lệ cây tái sinh từ hạt gia 
tăng từ 92,9% ở cấp H 250 cm. Đối với ưu hợp 
Vên vên tỷ lệ cây tái sinh từ hạt gia tăng từ 86,7% ở cấp H < 50 cm đến 100% ở 
cấp H > 250 cm. Tỷ lệ cây tái sinh từ chồi xuất hiện nhiều nhất ở cấp H < 50 cm; 
trong đó cao nhất ở ưu hợp Chò chai (26,1%), thấp nhất ở ưu hợp Sao đen (7,1%). 
Khi đạt đến cấp H > 200 cm, thì phần lớn (> 94,3%) số cây tái sinh ở cả 6 ưu hợp 
này đều có nguồn gốc từ hạt. 
 Bảng 1. Nguồn gốc cây tái sinh đối với 6 UhDau 
 Tổng số Phân chia theo nguồn gốc 
 TT Ưu hợp (cây/ha) Hạt Chồi 
 Số cây % Số cây % Số cây % 
 1 Chò chai 7.464 100 6.176 82,7 1.288 17,3 
 2 Dầu rái 7.324 100 6.653 90,8 671 9,2 
 3 Dầu lá bóng 7.235 100 6.613 91,4 622 8,6 
 4 Dầu song nàng 8.450 100 7.537 89,2 913 10,8 
 5 Sao đen 6.900 100 6.550 94,9 350 5,1 
 6 Vên vên 7.010 100 6.290 89,7 720 10,3 
28 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 15, 6 - 2018 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 3.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp H đối với những UhDau 
 Số liệu bảng 2 cho thấy, mật độ cây tái sinh cao nhất ở ưu hợp Dầu song nàng 
(8.450 cây/ha), tiếp theo là ưu hợp Chò chai (7.464 cây/ha), thấp nhất là ưu hợp Sao 
đen (6.900 cây/ha). Phân bố N/H đối với cây tái sinh ở cả 6 UhDau đều giảm dần từ 
cấp H 250 cm. Tỷ lệ giảm số cây theo cấp H diễn ra nhanh 
nhất ở ưu hợp Dầu song nàng (tương ứng từ 45,9% ở cấp H < 50 cm đến 1,5% ở cấp 
H > 250 cm), tiếp theo là ưu hợp Sao đen (tương ứng từ 38,0% ở cấp H < 50 cm đến 
0,9% ở cấp H > 250 cm), thấp nhất là ưu hợp Chò chai (tương ứng từ 36,0% ở cấp 
H 250 cm). 
 Bảng 2. Phân bố cây tái sinh theo cấp H đối với 6 UhDau 
 Số cây (cây/ha) theo cấp H (cm) 
 Tổng 
 Ưu hợp 
 số 
 250 
 Chò chai 2.690 2.064 1.565 690 265 190 7.464 
 Dầu rái 2.650 2.190 1.504 565 225 190 7.324 
 Dầu lá bóng 2.815 2.065 1.355 625 250 125 7.235 
 Dầu song nàng 3.875 1.945 1.315 690 500 125 8.450 
 Sao đen 2.625 1.750 1.250 900 310 65 6.900 
 Vên vên 2.815 1.565 1.190 940 375 125 7.010 
 So với tổng số cây tái sinh dưới tán rừng (100%), số cây tái sinh ở cấp H < 50 cm 
chiếm cao nhất ở ưu hợp Dầu song nàng (3.875 cây/ha hay 45,9%), tiếp theo ở ưu hợp 
Dầu lá bóng (2.815 cây/ha hay 38,9%) và ưu hợp Chò chai (2.690 cây/ha hay 36,0%), 
thấp nhất ở ưu hợp Sao đen (2.625 cây/ha hay 38,0%). Tương tự, số cây tái sinh ở cấp H 
từ 50÷200 cm chiếm cao nhất ở ưu hợp Chò chai (4.319 cây/ha hay 57,9%), tiếp theo ở 
ưu hợp Dầu rái (4.259 cây/ha hay 58,2%) và ưu hợp Dầu lá bóng (4.045 cây/ha hay 
55,9%), thấp nhất ở ưu hợp Vên vên (3.695 cây/ha hay 52,7%). Số cây tái sinh đạt đến 
lớp H > 200 cm chiếm cao nhất ở ưu hợp Dầu song nàng (625 cây/ha hay 7,4%), tiếp 
theo ở ưu hợp Vên vên (500 cây/ha hay 7,1%) và ưu hợp Chò chai (455 cây/ha hay 
6,1%), thấp nhất ở ưu hợp Dầu lá bóng (375 cây/ha hay 5,2%). 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 15, 6 - 2018 29
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 3.4. Chất lượng cây tái sinh đối với những UhDau 
 Phân tích số liệu ở bảng 3 cho thấy, mật độ cây tái sinh có chất lượng tốt 
cao nhất ở ưu hợp Dầu song nàng (7.840 cây/ha), tiếp theo ở ưu hợp Dầu lá bóng 
(6.588 cây/ha) và thấp nhất ở ưu hợp Vên vên (6.215 cây/ha). So với tổng số cây 
tái sinh dưới tán 6 UhDau (100%), tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt cao nhất ở 
ưu hợp Sao đen (94,6%), thấp nhất ở ưu hợp Chò chai (84,1%). Tương tự, tỷ lệ 
cây tái sinh có chất lượng trung bình và cây xấu cao nhất ở ưu hợp Chò chai 
(tương ứng 11,8% và 4,1%), thấp nhất ở ưu hợp Sao đen (tương ứng 3,6% và 
1,7%). Cây tái sinh có chất lượng tốt phân bố ở mọi cấp H, còn cây tái sinh có 
chất lượng trung bình và xấu chỉ xuất hiện ở những cấp H < 200 cm. 
 Bảng 3. Chất lượng cây tái sinh đối với ưu hợp UhDau 
 Phân theo chất lượng 
 Tổng số 
 (cây/ha) 
 Ưu hợp Tốt Trung bình Xấu 
 Số cây % Số cây % Số cây % Số cây % 
 Chò chai 7.464 100 6.278 84,1 878 11,8 308 4,1 
 Dầu rái 7.324 100 6.428 87,8 590 8,1 306 4,2 
 Dầu lá bóng 7.235 100 6.588 91,1 402 5,6 245 3,4 
 Dầu song nàng 8.450 100 7.840 92,8 388 4,6 222 2,6 
 Sao đen 6.900 100 6.530 94,6 250 3,6 120 1,7 
 Vên vên 7.010 100 6.215 88,7 660 9,4 135 1,9 
 Trong cả 6 ưu hợp UhDau, số lượng cây tốt ở lớp H < 100 cm cao nhất ở ưu 
hợp Dầu song nàng (5.315 cây/ha hay 67,8%), thấp nhất ở ưu hợp Vên vên (3.800 
cây/ha hay 61,2%). Ở lớp H = 100÷200 cm, số lượng cây tốt cao nhất ở ưu hợp Sao 
đen (2.065 cây/ha hay 31,6%), thấp nhất ở ưu hợp Dầu lá bóng (1.838 cây/ha hay 
27,9%). Ở lớp H > 200 cm, số lượng cây tốt cao nhất ở ưu hợp Dầu song nàng (625 
cây/ha hay 8,0%), thấp nhất ở ưu hợp Sao đen (375 cây/ha hay 5,7%). Nói chung, cả 
6 UhDau đều có khả năng tái sinh tốt. Số lượng cây có triển vọng (H ≥ 200 cm và 
khỏe mạnh) thay thế cây mẹ dao động từ 375 cây/ha ở ưu hợp Sao đen đến 625 
cây/ha ở ưu hợp Dầu song nàng. So với mật độ trồng rừng ban đầu đối với những 
cây gỗ lớn (625 cây/ha), số lượng cây tái sinh có triển vọng tốt dưới tán 6 UhDau đủ 
để hình thành rừng mới khi cây mẹ đã đến tuổi thành thục. 
30 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 15, 6 - 2018 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 3.5. Phân bố cây tái sinh đối với những UhDau 
 Theo số liệu trong bảng 4, với tổng số ô mẫu (N) (100%), tỷ lệ số ô mẫu bắt 
gặp cây tái sinh (N1) cao nhất ở ưu hợp Dầu lá bóng (57,0%), thấp nhất ở ưu hợp 
Sao đen (50,5%). Số cụm ô mẫu (R) lặp lại dạng bắt gặp cây tái sinh (1) và không 
bắt gặp cây tái sinh (0) cao nhất ở ưu hợp Chò chai (R = 69), thấp nhất ở ưu hợp Dầu 
song nàng (R = 59). 
 Bảng 4. Kiểm định phân bố đối với cây tái sinh của 6 UhDau 
 Tần số xuất hiện Tỷ lệ N (%) 
 Ưu hợp R T Pα 
 N N1 N2 N N1 N2 
 Chò chai 200 107 93 100 53,5 46,5 69 -4,5 < 0,001 
 Dầu rái 200 104 96 100 52,0 48,0 68 -4,7 < 0,001 
 Dầu lá bóng 200 114 86 100 57,0 43,0 63 -5,4 < 0,001 
 Dầu song nàng 200 102 98 100 51,0 49,0 59 -5,8 < 0,001 
 Sao đen 200 101 99 100 50,5 49,5 64 -5,2 < 0,001 
 Vên vên 200 109 91 100 54,5 45,5 61 -5,6 < 0,001 
 Trung bình 200 106 94 100 53,1 46,9 64 -5,2 < 0,001 
 Kết quả kiểm định thống kê cho thấy, sự phân bố đối với cây tái sinh của UhDau 
đều tồn tại ở dạng phân bố cụm (T = -4,5 ở ưu hợp Chò chai đến T = -5,8 ở ưu hợp 
Dầu song nàng). Kết quả này cũng phù hợp với những nhận định về phân bố đối với 
cây tái sinh Dầu song nàng [4]. Hiện tượng này có liên quan đến tính không đồng 
nhất về địa hình và thổ nhưỡng, kết cấu loài cây gỗ và tình trạng phát triển của cây 
tầng dưới. 
 4. KẾT LUẬN 
 - Số loài cây tái sinh bắt gặp trong 6 ưu hợp UhDau là khá cao, dao động từ 34 
loài (ưu hợp Sao đen) đến 54 loài (ưu hợp Dầu Song nàng). Cây gỗ tái sinh của loài 
ưu thế và đồng ưu thế trong 6 ưu hợp chiếm tỷ lệ lớn, từ 48,2% ở ưu hợp Sao đen 
đến 57,7% ở ưu hợp Dầu song nàng. 
 - Hệ số tương đồng giữa thành phần cây tái sinh và thành phần cây mẹ cao, từ 
86,3% ở ưu hợp Vên vên đến 96,2% ở ưu hợp Dầu rái. Điều đó chứng tỏ thành phần 
loài cây gỗ của 6 ưu hợp thực vật này ổn định trong quá trình phát triển. 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 15, 6 - 2018 31
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 - Các ưu hợp thực vật với ưu thế UhDau đều có khả năng tái sinh tự nhiên rất 
tốt dưới tán rừng, phần lớn cây mẹ ở tầng trên đều có cây con ở tầng dưới. Cây tái 
sinh của 6 ưu hợp chủ yếu từ hạt. 
 - Những loài cây gỗ thuộc UhDau tái sinh tự nhiên liên tục dưới tán rừng, 
nhưng phần lớn cây tái sinh tồn tại ở cấp H < 100 cm. Phân bố trên mặt đất đối với 
cây tái sinh thuộc UhDau có dạng phân bố theo cụm. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lâm Xuân Sanh, Vai trò của các loài cây họ Sao Dầu trong sinh thái phát sinh 
 của các hệ sinh thái rừng ở miền Nam Việt Nam, Phân viện Lâm nghiệp phía 
 Nam, 1985. 
2. Lê Văn Mính, Đặc tính sinh thái của Sao, Dầu và Vên vên ở Đông Nam Bộ, 
 Báo cáo khoa học Đề tài 01.02.3, Phân viện Lâm nghiệp phía Nam, 1985. 
3. Lê Văn Mính, Báo cáo tóm tắt các đặc tính sinh thái của họ Sao Dầu ở Đông 
 Nam Bộ, Tập san khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp phía Nam, 1986. 
4. Nguyễn Văn Thêm, Nghiên cứu tái sinh tự nhiên của Dầu song nàng 
 (Dipterocarpus dyerii Pierre) trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá 
 ẩm nhiệt đới ở Đồng Nai, Luận án Phó Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp, Viện 
 Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 1992. 
5. Nguyễn Văn Thêm, Phân tích số liệu quần xã thực vật rừng, Nxb. Nông 
 nghiệp, Hà Nội, 2010, 397 tr. 
6. Thái Văn Trừng, Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb. Khoa 
 học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1999, 298 tr. 
7. Báo cáo tài nguyên thực vật rừng Nam Cát Tiên, Phân viện Điều tra quy hoạch 
 rừng II, Vườn Quốc gia Cát Tiên, 2005, 250 tr. 
8. Appanah S., Manaf M. R. A., Fruiting and seedling survival Dipterocarpaceae 
 in a logged forest, Journal of Tropical Forest Science, 1994, 6:215-222. 
9. Ashton P. S., Hall P., Comparisons of structure among mixed 
 Dipterocarpaceae forests of northwestern Borneo. Journal of Ecology, 1992, 
 80:459-481. 
32 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 15, 6 - 2018 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 SUMMARY 
 THE REGENERATION CHARACTERISTICS OF THE Dipterocarpaceae 
 DOMINATIONS IN CAT TIEN NATIONAL PARK, DONG NAI PROVINCE 
 Data of this research was collected from 30 typical temporary sample plots 
with the size of 0.25 hectares. There were 5 sample plots in each Dipterocarpaceae 
domination. Data categories collected in the Dipterocarpaceae dominations included 
composition of wooden species height of trees (H < 300 cm) and natural 
regeneration status under the forest canopy. The data was analyzed and compared by 
statistical methods in plant community ecology. 
 Research results showed that the lowest regeneration is Hopea odorata (34 
species), the highest is in dominations of Dipterocarpus dyeri (54 species). The 
coefficient of similarity between the regenerated tree composition and the 
composition of the mother tree was high from 86.3% in the dominations of 
Anisoptera costata to 96.2% % in the dominations of Dipterocapus alatus. All of 
them prove that the composition of the tree species of these six plant dominations is 
stable during development. The dominations of Dipterocarpaceae have the ability to 
regenerate very well under the forest canopy. Regeneration trees of six dominations 
of Dipterocarpaceae are predominantly from seeds. Most of regeneration trees were 
existed at H < 100 cm. Distribution on the ground of regeneration trees of 
Dipterocarpaceae forms clusters. 
 Keywords: Cat Tien National Park, dipterocarpaceae dominations, regeneration 
trees, distribution. 
 Nhận bài ngày 21 tháng 6 năm 2017 
 Phản biện xong ngày 10 tháng 5 năm 2018 
 Hoàn thiện ngày 30 tháng 5 năm 2018 
 Chi nhánh Phía Nam, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 15, 6 - 2018 33

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_tai_sinh_tu_nhien_cua_cay_go_trong_cac_u.pdf