Nghiên cứu đa dạng cây rừng ăn được ở khu vực thác Khe Kèm, Vườn quốc gia Pù Mát, đề xuất giải pháp khai thác bền vững cho phát triển du lịch sinh thái

Người Thái có lối sống phụ thuộc vào rừng từ lâu đời nên ẩm thực của

họ có nguồn nguyên liệu và mang ý nghĩa, hương vị của núi rừng. Những năm gần

đây, các loại cây rừng ăn được và những nét văn hóa độc đáo của người Thái được

khai thác hiệu quả để phục vụ các hoạt động du lịch sinh thái ở các khu vực miền núi.

Tại khu vực thác Khe Kèm, nghiên cứu đ thống kê được 118 loài thuộc 82 chi, 38 họ

của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch được người dân thu hái từ rừng để ăn và phục vụ

ăn uống cho du khách. Cách sử dụng, nơi sống, bộ phận thu hái và dạng thân có tính đa

dạng và đặc sắc cao. Nghiên cứu cũng đ thống kê 23 loài đang bị khai thác phổ biến,

5 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam; đề xuất 6 loài có giá trị để trồng; đề xuất một số

biện pháp khai thác bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu địa phương và phục vụ du lịch.

Nghiên cứu đa dạng cây rừng ăn được ở khu vực thác Khe Kèm, Vườn quốc gia Pù Mát, đề xuất giải pháp khai thác bền vững cho phát triển du lịch sinh thái trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đa dạng cây rừng ăn được ở khu vực thác Khe Kèm, Vườn quốc gia Pù Mát, đề xuất giải pháp khai thác bền vững cho phát triển du lịch sinh thái trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đa dạng cây rừng ăn được ở khu vực thác Khe Kèm, Vườn quốc gia Pù Mát, đề xuất giải pháp khai thác bền vững cho phát triển du lịch sinh thái trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đa dạng cây rừng ăn được ở khu vực thác Khe Kèm, Vườn quốc gia Pù Mát, đề xuất giải pháp khai thác bền vững cho phát triển du lịch sinh thái trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đa dạng cây rừng ăn được ở khu vực thác Khe Kèm, Vườn quốc gia Pù Mát, đề xuất giải pháp khai thác bền vững cho phát triển du lịch sinh thái trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đa dạng cây rừng ăn được ở khu vực thác Khe Kèm, Vườn quốc gia Pù Mát, đề xuất giải pháp khai thác bền vững cho phát triển du lịch sinh thái trang 6

Trang 6

Nghiên cứu đa dạng cây rừng ăn được ở khu vực thác Khe Kèm, Vườn quốc gia Pù Mát, đề xuất giải pháp khai thác bền vững cho phát triển du lịch sinh thái trang 7

Trang 7

Nghiên cứu đa dạng cây rừng ăn được ở khu vực thác Khe Kèm, Vườn quốc gia Pù Mát, đề xuất giải pháp khai thác bền vững cho phát triển du lịch sinh thái trang 8

Trang 8

Nghiên cứu đa dạng cây rừng ăn được ở khu vực thác Khe Kèm, Vườn quốc gia Pù Mát, đề xuất giải pháp khai thác bền vững cho phát triển du lịch sinh thái trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 3020
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đa dạng cây rừng ăn được ở khu vực thác Khe Kèm, Vườn quốc gia Pù Mát, đề xuất giải pháp khai thác bền vững cho phát triển du lịch sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đa dạng cây rừng ăn được ở khu vực thác Khe Kèm, Vườn quốc gia Pù Mát, đề xuất giải pháp khai thác bền vững cho phát triển du lịch sinh thái

Nghiên cứu đa dạng cây rừng ăn được ở khu vực thác Khe Kèm, Vườn quốc gia Pù Mát, đề xuất giải pháp khai thác bền vững cho phát triển du lịch sinh thái
 rừng ăn được của đồng bào người Thái ở KVNC có môi trường sống 
rất đa dạng. Nhiều loài sống ở ven rừng hoặc trong rừng; nhiều loài chỉ sống cạnh các 
khe, suối hoặc ven đường đi; một số loài khác chỉ phân bố trên các núi đá vôi hoặc trong 
các khu rừng tái sinh sau nương rẫy; một số loài lại có thể phân bố ở rất nhiều sinh cảnh 
khác nhau, ở cả trong rừng, trên nương rẫy, đồi núi và trong cả vườn nhà... Có tới 208 
lượt loài xuất hiện trong Bảng 3, chứng tỏ các loài cây rừng ăn được ở KVNC có vùng 
phân bố rất rộng. Căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu và những sinh cảnh chủ yếu của 
KVNC, chúng tôi chia nơi sống của các loài này thành 5 môi trường chính (Bảng 3). Nơi 
sống phổ biến nhất của các loài cây rừng ăn được là nương rẫy, chiếm 36,54 % tổng số 
loài; tiếp đến là ở rừng (28,86%) và ven rừng (19,70%). Còn ở ven khe suối và các khu 
vực đồi núi chiếm tỷ lệ ít hơn, chỉ dưới 10% tổng số loài. 
 Phần lớn người dân tộc thiểu số sống gần rừng hoặc trong rừng đều đ quen với 
lối sống du canh, du cư từ trong quá khứ. Họ ít trồng các loài cây ăn quả, rau màu trong 
vườn hoặc trên đất vườn rừng mà lại quen thu hái các sản phẩm ăn được từ rừng hoặc từ 
nương rẫy. Trong thực tế, nương rẫy của họ là một phần đất rừng sản xuất được cho phép 
8 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 2A/2020, tr. 5-13 
canh tác rẫy nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Cứ sau chu kỳ canh tác 3 - 5 năm, khi 
đất nghèo kiệt, họ lại chuyển sang khoảnh đất mới. Người Thái có những cách khai thác 
và sử dụng rất độc đáo nhiều loại tài nguyên rừng để ăn, uống, giữ sức khoẻ trong những 
ngày “đi rừng và ở rừng”. Ví dụ: dùng tre nứa để làm “lam” thay nồi; dùng các loại củ để 
lấy tinh bột; dùng các loại măng, rau, nấm... để làm thức ăn; dùng các cây thuốc, trái cây 
để bồi bổ sức khoẻ, chống côn trùng, rắn, vắt... Các loại cây rừng ăn được không chỉ 
được sử dụng tại rừng mà còn được thu hái từ rừng về nhà để sử dụng thường xuyên. 
Người Thái thường ít cuốc bỏ cỏ trong quá trình canh tác. Họ để các loại cây hoang dại 
mọc lên và thu hái những thứ ăn được trước khi đốt nương rẫy, trong quá trình canh tác 
và cả sau khi rẫy bị bỏ hoang. 
 Bảng 3: Nơi ống c a c c o i cây ăn được ở khu vực nghiên cứu 
 TT Nơi sống Số lượt loài* Tỷ lệ % 
 1 Nương rẫy 76 36,54 
 2 Rừng 60 28,86 
 3 Ven suối 18 8,65 
 4 Đồi núi 13 6,25 
 5 Ven rừng 41 19,70 
 TỔNG 208 100,00 
 * Một o i có thể ống ở nhi u môi trường kh c nhau 
 3.4. Đa dạng về dạng thân 
 Mỗi loài cây đều có sự thích nghi với môi trường riêng và được thể hiện rõ nhất 
qua dạng thân và bộ rễ của nó. Vì vậy, việc phân tích đa dạng về dạng thân của các loài 
cây rừng ăn được giúp chúng ta định hướng tốt hơn cho việc khai thác, bảo vệ, gây trồng 
và phát triển. Về cơ bản, các loài cây rừng ăn được của người Thái ở KVNC được phân 
chia làm 5 dạng chính: thân gỗ, thân thảo, thân leo, thân bụi và thân cau. 
 Kết quả trình bày ở Bảng 4 cho thấy: số loài thân thảo và thân gỗ chiếm phần lớn, 
lần lượt là 42 loài, chiếm 35,59% và 38 loài, chiếm 32,20% tổng số loài. Trong đó, các 
loài thân gỗ chủ yếu cho các sản phẩm quả, hoa, hạt, lá non, ngọn còn các loài thân 
thảo chủ yếu cho thu hái thân, lá, củ, mầm chồi. Một số cây thân gỗ cung cấp nhiều loại 
rau ngon như: rau sắng, lá cóc, lá xoài, lá lộc vừng, lá sung... Tiếp đến là các loài cây 
thân leo, với 21 loài, chiếm 18,7%; cung cấp cho người dân địa phương các loại rau, quả 
từ ngọn, hoa, trái, lá và củ của chúng. Các loài thân bụi có 15 loài, chiếm 12,7%; chủ yếu 
cho quả và lá. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là cây thân cau dừa, chỉ có 2 loài. 
 Bảng 4: Dạng thân c a c c o i cây ăn được ở khu vực nghiên cứu 
 TT Dạng thân Số loài Tỷ lệ % 
 1 Thảo (Th) 42 35,60 
 2 Gỗ (G) 38 32,20 
 3 Leo (Lp) 21 17,80 
 4 Bụi (B) 15 12,70 
 5 Thâu cau dừa (CAU) 2 1,70 
 TỔNG 118 100,00 
 9 
 Đ. T. M. Châu, N. T. Hường / Nghiên cứu đa dạng cây rừng ăn được ở khu vực thác Khe Kèm 
 Trong thực tế, cây thân gỗ, đặc biệt là những cây gỗ lớn, chiếm số lượng loài rất 
lớn trong rừng. Sản phẩm ăn được của chúng rất dồi dào và đa dạng, bao gồm: thân, lá, 
quả, hoa, hạt, rễ, búp. Tuy nhiên, số loài thân gỗ trong Bảng 4 ít hơn các loài thân thảo 
do khó thu hái các sản phẩm từ các cây cao lớn. Ngoài cây thân gỗ, hai dạng thân phổ 
biến là đối tượng thu hái các loại rau, củ, quả... của người Thái ở KVNC là thân thảo và 
thân leo bởi chúng thấp, nhỏ và phát triển nhanh, tái sinh nhanh do vòng đời ngắn. 
 3.5. Đa dạng về bộ phận thu hái 
 Nhờ sự phong phú của rừng nhiệt đới, không chỉ các loài, các dạng thân, các nơi 
sống mà các sản phẩm thu hái từ các bộ phận khác nhau của cây rừng ăn được cũng rất 
đa dạng. Người dân có thể thu hái nhiều sản phẩm ăn được từ các bộ phận khác nhau 
như: thân, lá, hoa, quả, ngọn, gốc, rễ, hạt. 
 Kết quả khảo sát về các bộ phận của cây rừng mà người Thái trong KVNC thu 
hái để ăn được trình bày trong Hình 2. Có đến 178 lượt loài cây rừng ăn được tính theo 
bộ phận thu hái, chứng tỏ có nhiều loài có nhiều bộ phận cùng cho các sản phẩm ăn 
được. Nhiều loài có thể cho cả lá, ngọn và quả như khổ qua rừng (Gymnopetalum 
cochinchinensis (Lour.) Kurz); hay cho cả quả, hoa, củ và thân cây như chuối rừng 
(Musa coccinea Andr.). 
 Hình 2 cho thấy có nhiều loài cho thu hái quả nhất (49 loài), tiếp đến là thu hái lá 
(48 loài); sau đó là thu hái ngọn (37 loài). Riêng số lượt loài cho thu hái quả, ngọn và lá 
đ chiếm tới 75,29%. Điều này chứng tỏ quả, ngọn và lá là 3 bộ phận được người dân 
thường thu hái nhất. Sáu bộ phận còn lại là củ, thân, hoa, búp/mầm, cây và hạt ít xuất 
hiện hơn, dao động từ 2 đến 14 lượt loài, đều chiếm tỷ lệ dưới 10%. 
 48 49 
 50
 37 
 40
 30
 20 14 
 9 8 
 5 6 
 10 2 
 0
 Cả Thân Lá Ngọn Quả Hoa Hạt Củ Búp, 
 cây mầm 
 Hình 2: Số o i cây ăn được ở khu vực nghiên cứu, phân nhóm theo ộ phận thu h i 
 Các bộ phận mà người dân thường thu hái nhất là quả, lá và ngọn. Việc thu hái 
những bộ phận này không ảnh hưởng nhiều đến sự tồn tại và phát triển của cây, có thể ít 
ảnh hưởng đến sự phát triển và tái sinh của loài. Nhờ lối sống dựa vào rừng từ lâu đời 
nên các hoạt động khai thác các loại rau, quả, thực phẩm từ rừng của người Thái khá bền 
vững. Họ ít thu hái các bộ phận gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của 
cây và của loài, như búp, mầm, củ, thân củ và toàn cây. Chỉ có 20 loài được thu hái. Hơn 
nữa, hầu hết số loài bị khai thác búp, mầm, củ, thân củ và toàn cây đều là cây thân thảo, 
thân leo, thân cau dừa hoặc thân bụi; chúng có thể tái sinh nhanh từ hạt hoặc từ gốc, thân 
củ, củ 
10 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 2A/2020, tr. 5-13 
 3.6. Các loài cần ưu tiên bảo tồn và các loài được lựa chọn để gây trồng 
 Trong số 118 loài đ thống kê được, là những loài mà người Thái ở khu vực thác 
Khe Kèm khai thác từ rừng để ăn, có 5 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam (2007), đó là: Trám 
đen (Canarium tramdenum) thuộc họ Trám (Burseraceae) ở mức sẽ nguy cấp - VU; Dẻ 
cau lông trắng (Lithocarpus vestitus) ở mức nguy cấp - EN, Dẻ bắc giang (Lithocarpus 
bacgiangensis) ở mức sẽ nguy cấp - VU, thuộc họ Dẻ (Fagaceae); Rau sắng (Meliantha 
suavis), thuộc họ Rau sắng (Opiliaceae) ở mức sẽ nguy cấp - VU và Giổi lông (Michelia 
balansae) thuộc họ Mộc lan (Magnoliaceae), ở mức sẽ nguy cấp - VU. 
 Như vậy, các loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam đều thuộc Lớp Magnoliopsida, 
thân gỗ và sống chủ yếu trong rừng, trong đó có 4 loài thu hái quả và hạt; việc thu nhặt 
quả và hạt ở dưới gốc không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của loài nói riêng và của 
hệ sinh thái rừng nói chung. Tuy nhiên, cần nghiêm cấm và có biện pháp phù hợp để 
ngăn chặn việc sử dụng các biện pháp khai thác tận diệt như: chặt cây lấy quả, đẽo vỏ 
cây, buộc muối vào thân cây, cắt vỏ cây theo khoanh ngang thân... để quả rụng. Đồng 
thời, cần phát huy các hoạt động xây dựng mô hình tự quản để tránh việc tận thu quá 
mức các loại quả và hạt, ảnh hưởng đến sự tái sinh của các loài. 
 Bên cạnh đó, khả năng nhận biết các loài cần ưu tiên bảo tồn của các cán bộ kiểm 
lâm còn hạn chế, chỉ dựa vào sản phẩm thu hái và tên địa phương thì khó nhận biết loài ưu 
tiên bảo tồn. Ngoài ra, cần có biện pháp quản lý phù hợp hơn đối với hoạt động khai thác 
cây rừng ăn được, như xây dựng các mô hình cộng đồng tự quản có cán bộ kiểm lâm địa 
bàn tham gia thay cho công tác lập hồ sơ kỹ thuật để thẩm định khai thác như hiện nay. 
 Theo kết quả phỏng vấn người dân Bản Thịn và cán bộ kiểm lâm, có 23 loài đ và 
đang bị khai thác nhiều ở KVNC (Bảng 5), 6 loài trở nên cạn kiệt (những loài đánh dấu*) 
và 3 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 (những loài đánh dấu**). Trong tổng số 
23 loài khai thác phổ biến, có 9 loài là cây thân gỗ, chiếm 43,5%, nhưng phần lớn là cây 
ít giá trị lấy gỗ; có 5 loài là cây thân thảo (21%); 4 loài là cây thân leo (17%); 1 loài là 
cây thân bụi. Đáng chú ý là trong 9 loài cây thân gỗ đang bị khai thác nhiều, có 3 loài: 
Trám đen, Rau sắng và Dổi lông là những loài đ có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Các 
hoạt động khai thác ngọn, hoa, quả và hạt của các loài có tên trong Sách Đỏ cần được 
nghiêm cấm trong vùng lõi hoặc hạn chế trong vùng đệm của VQG để tránh làm mất khả 
năng tái sinh của loài. 
 Bảng 5: C c o i cây ăn được được khai th c phổ iến ở khu vực nghiên cứu 
TT Tên Khoa h c Tên Việt Nam H 
 1 Diplazium esculentum (Retz.) Sw Rau dớn Rau dớn (Athyriaceae) 
 2 Dracontomelon duperreanum Pierre Sấu trắng Xoài (Anacardiaceae) 
 3 Oroxylum indicum (L.) Kurz. Núc nác * 
 Núc nác (Bignoniaceae) 
 4 Mayodendron igneum (Kurz) Kurz Rà đẹt lửa * 
 5 Canarium album (Lour.) DC. Trám trắng 
 Trám (Burseraceae) 
 6 Canarium acutifolium (DC.) Merr. Trám đen ** 
 7 Michelia balansae (DC.) Dandy Giổi lông ** Ngọc lan (Magnoliaceae) 
 9 Ficus auriculata Lour. Vả, Ngõa 
 Dâu tằm Moraceae 
 10 Ficus racemosa L. Sung 
 11 Passiflora foetida L. Lạc tiên Lạc tiên (Passifloraceae) 
 11 
 Đ. T. M. Châu, N. T. Hường / Nghiên cứu đa dạng cây rừng ăn được ở khu vực thác Khe Kèm 
TT Tên Khoa h c Tên Việt Nam H 
 12 Melientha suavis Pierre. Rau sắng** Rau sắng (Opiliaceae) 
 13 Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC. Xuyên tiêu Cam (Rutaceae) 
 Colocasia gigantea (Blume ex 
 14 Môn trắng 
 Hassk.) Hook. f. 
 Ráy (Araceae) 
 Schismatoglottis calyptrata (Roxb.) 
 15 Môn thục 
 Zoll. & Mor. 
 16 Calamus tetradactylus Hance Mây mật * Cau (Arecaceae) 
 17 Dioscorea alata L. Khoai vạc 
 Củ nâu (Dioscoreaceae) 
 18 Dioscorea persimilis Prain & Burk. Củ mài * 
 19 Musa coccinea Andr. Chuối rừng Chuối (Musaceae) 
 Neohouzeaua dullooa (Gamble) A. 
 20 Nứa 
 Camus 
 Lúa (Poaceae) 
 21 Indosasa angustata McClure Vầu đắng 
 22 Maclurochloa sp. Giang 
 23 Zingiber officinale Roscoe Gừng Gừng ( Zingiberaceae) 
 Ghi chú: * Những o i ị khai th c nhi u, ng y c ng ít gặp trong rừng. 
 ** Những o i có tên trong S ch Đỏ Vi t Nam (2007) 
 Có 10 loài được lựa chọn vào danh sách các loài nên gây trồng tại vườn, vườn 
rừng, để phục vụ người dân và khách du lịch đến thác Khe Kèm. Trong đó, có 6 loài có 
số điểm ≥17, đó là: Sấu trắng (Dracontomelon duperreanum), Trám đen (Canarium 
tramdenanum), Giổi lông (Michelia balansae), Rau sắng (Meliantha suavis), Củ mài 
(Dioscorea persimilis) và Mây nếp (Calamus tetradactylus). Đây đều là những cây đa tác 
dụng, có thể lấy giống từ rừng tự nhiên. Có 4 loài là cây thân gỗ đều có thể trồng ở rừng 
tự nhiên, rừng sau nương rẫy, ven đường hoặc vườn nhà, những loài này vừa tạo cảnh 
quan, cho gỗ, cho các sản phẩm ăn được và vừa làm giàu rừng, mang lại thu nhập hàng 
năm và ít công chăm sóc. Hai loài còn lại là Củ mài và Mây nếp đều là cây đa tác dụng, 
vừa cho rau, củ để ăn lại có thể cho thu hoạch sợi đan hoặc làm thuốc có giá trị; chúng 
được lựa chọn để trồng ở vườn rừng, rừng sau nương rẫy hoặc ven rừng, ven suối, thậm 
chí trong vườn nhà. 
 4. Kết luận 
 Nghiên cứu đ thống kê được 118 loài thuộc 82 chi, 38 họ của 2 ngành thực vật 
bậc cao có mạch được người dân thu hái từ rừng để ăn. Trong đó có 23 loài đang bị khai 
thác phổ biến, 5 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Trong 10 loài mà người dân và cán 
bộ kiểm lâm đề xuất để trồng nhằm phục vụ nhu cầu của người dân và phát triển du lịch, 
có 6 loài được cho điểm cao nhất, bao gồm Sấu trắng, Trám đen, Giổi lông, Rau sắng, Củ 
mài và Mây nếp. Đó là những loài đa tác dụng, có thể trồng ở nhiều sinh cảnh khác nhau 
và cho phép khai thác bền vững. Nghiên cứu cũng đ phát hiện một số ưu điểm và một số 
vấn đề trong khai thác cây rừng ăn được tại địa phương, từ đó đề xuất các biện pháp khai 
thác hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương và phục vụ du lịch. 
12 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 2A/2020, tr. 5-13 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Khoa học & Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Sách Đỏ Vi t 
 Nam, Phần II: Thực vật, Hà Nội: NXB Khoa học tự nhiên & Công nghệ, 2007. 
[2] Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tên cây rừng Vi t Nam, Hà Nội: NXB Nông 
 nghiệp, 2000. 
[3] Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), Danh lục các loài thực vật Vi t Nam (tập 2, tập 3), Hà 
 Nội: NXB Nông nghiệp 2003, 2005. 
[4] Nguyễn Tiến Bân, Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Vi t 
 Nam, Hà Nội: NXB Nông nghiệp, 1997. 
[5] Đào Thị Minh Châu, Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ ở khu vực Vườn quốc gia Pù Mát 
 nhằm đ xuất các giải pháp khai thác và phát triển b n vững, Luận án Tiến sỹ Sinh 
 học, 2016. 
[6] Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Vi t Nam (3 tập), TP Hồ Chí Minh: NXB Trẻ, 2000. 
[7] Triệu Văn Hùng (Chủ biên), Lâm sản ngoài gỗ Vi t Nam, Hà Nội: NXB Bản đồ, 2007. 
[8] Nguyễn Nghĩa Thìn, Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Hà Nội: NXB Nông 
 nghiệp, 1997. 
 SUMMARY 
 STUDY ON DIVERSITY OF EDIBLE FOREST PLANT 
 IN KEM WATERFALL AREA, PUMAT NATIONAL PARK, 
 PROPOSED SOLUTIONS FOR SUSTAINABLE EXPLOITATION 
 FOR ECOLOGICAL TOURISM DEVELOPMENT 
 Thai people group have a forest-dependent lifestyle, their ingredients in their 
cuisine are often gathered from the forest and have a strong flavor and taste of the 
forests. In recent years, these kinds of edible forest trees and unique cultural features 
have been heavily exploited for ecotourism activities in mountainous areas. In Kem 
Waterfall area, the study has recorded 118 species belonging to 82 genera and 38 
families of 2 vascular plant branches, that collected by local people from the forest for 
eating and catering for tourists. In terms of usage, diversity of usage, stem type, habitat... 
have been evaluated to propose solutions to sustainably exploit and develop of edible 
forest tree species to meet local people and tourism’s needs. The study also listed 23 
species that are commonly exploited, 5 species listed in the Vietnam Red Data Book, 
proposed 6 valuable species for planting and some sustainable harvesting methods to 
meet local needs and eco-tourism. 
 Keyword: Edible forest trees; Kem Waterfall area; eco-tourism. 
 13 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_da_dang_cay_rung_an_duoc_o_khu_vuc_thac_khe_kem_v.pdf