Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Tiền Giang
Mục đích của bài viết là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Tiền Giang.
Nghiên cứu dựa trên lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991)
kết hợp với các nghiên cứu liên quan để xây dựng mô hình nghiên
cứu đề xuất gồm bảy nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp.
Nghiên cứu định tính nhằm điều chỉnh mô hình và thang đo sơ
bộ, hình thành mô hình và thang đo nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu định lượng được tiến hành để kiểm định độ tin cậy
thang đo và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý
định khởi nghiệp thông qua phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có năm nhân tố ảnh hưởng đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên, sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng
giảm dần là: (1) đặc điểm tính cách, (2) giáo dục khởi nghiệp, (3)
kinh nghiệm, (4) nhận thức kiểm soát hành vi và (5) quy chuẩn
chủ quan. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý quản trị
liên quan đến 5 nhân tố ảnh hưởng cũng được đưa ra nhằm nâng
cao ý định khởi nghiệp của sinh viên nhà trường, đồng thời đề
xuất hướng nghiên cứu cho tương lai.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Tiền Giang
tố này là 2.970, thấp nhất trong các thang đo). 4.2.5. Đối với quy chuẩn chủ quan Kết quả phân tích hồi quy bội thể hiện quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp và giả thuyết H2 được chấp nhận. Điều này có nghĩa, nếu sinh viên nhận được nhiều sự ủng hộ từ gia đình, người thân, bạn bè hay những người quan trọng khác thì ý định khởi nghiệp của sinh viện cũng sẽ tăng lên. Đây là nhân tố có mức độ tác động yếu nhất trong các nhân tố (β=0.147). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Ambad và Damit (2016), Sabah (2016), hay nghiên cứu của Phan và Giang (2015). Xét một đất nước với nền văn hóa Á Đông như Việt Nam thì suy nghĩ và hành động của cá nhân thường chịu tác động bởi ý kiến của những người xung quanh. Đặc biệt, sinh viên phần lớn là những người đã có thời gian dài sống với gia đình, phụ thuộc vào gia đình thì ý kiến cũng như quan điểm của gia đình có sự ảnh hưởng nhất định đến ý định khởi nghiệp của sinh viên sau này. 4.2.6. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo Nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát trên đối tượng là sinh viên năm cuối mà bỏ qua các đối tượng sinh viên năm nhất hay năm hai, năm ba. Các nghiên cứu trong tương lai cần mở rộng khảo sát thêm trên các đối tượng sinh viên này để có sự so sánh, đánh giá khách quan hơn về ý định khởi nghiệp. Bên cạnh đó, các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu chỉ giải thích được 55.1% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Điều này có nghĩa mặc dù mô hình nghiên cứu là phù hợp nhưng vẫn còn 44.9% thuộc về các nhân tố khác chưa được đề cập trong mô hình, chẳng hạn như chính sách địa phương. Các nghiên cứu tiếp theo cần xem xét thêm các nhân tố ảnh hưởng sao cho phù hợp. 5. Kết luận và hàm ý quản trị 5.1. Kết luận Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu khi xác định năm nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi Võ V. Hiền, Lê H. V. Trang. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(2), 170-192 189 nghiệp của sinh viên trường Đại học Tiền Giang thông qua phân tích dữ liệu của 270 phiếu khảo sát sinh viên năm cuối. Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: đặc điểm tính cách, giáo dục khởi nghiệp, kinh nghiệm, nhận thức kiểm soát hành vi và quy chuẩn chủ quan. Cùng với nguồn vốn thì thái độ đối với hành vi – một trong ba yếu tố của thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) – lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở lý luận cho các nghiên cứu khác cùng lĩnh vực được thực hiện sau này. Ngoài ra, nghiên cứu cũng có một ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với nhà trường trong việc mang đến cái nhìn toàn diện, mới mẻ về ý định khởi nghiệp của sinh viên, từ đó đề ra những chính sách thích hợp nhằm phát huy hơn nữa tinh thần khởi nghiệp đúng đắn trong sinh viên thời gian tới. 5.2. Hàm ý quản trị Một số hàm ý quản trị được đề xuất để nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên: 5.2.1. Xét về đặc điểm tính cách Việc phát triển những đặc điểm tính cách chủ động cho sinh viên cần được chú trọng và tập trung vào các khía cạnh như bản lĩnh đối mặt với trở ngại, thích được thử thách và dám chấp nhận rủi ro. Các hoạt động ngoại khóa nên được nhà trường tổ chức mới hơn, không chỉ đơn thuần mang tính giải trí mà còn mang đến cho sinh viên cảm giác được thử thách chính mình. Bên cạnh những nỗ lực của nhà trường thì sự cố gắng rèn luyện và trau dồi của chính sinh viên là điều không thể thiếu. Sinh viên phải mạnh dạn tham gia nhiều phong trào, cọ xát thực tế thì mới có được bản lĩnh vượt qua mọi rào cản. 5.2.2. Xét về giáo dục khởi nghiệp Các lớp tập huấn “khởi sự kinh doanh” phải hướng đến sinh viên nhiều ngành chứ không chỉ dành riêng cho sinh viên kinh tế. Và các lớp này cũng cần được đổi mới theo hướng gia tăng thời lượng kết hợp nâng cao chất lượng và có cấp chứng nhận, thay vì chỉ là các lớp ngắn hạn 03 – 05 ngày như hiện nay. Ngoài ra, định hướng xây dựng riêng một chương trình đào tạo “Quản trị khởi nghiệp” cũng cần được nhà trường xem xét. Nhà trường phải xác định rõ giảng dạy khởi nghiệp không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh mà còn phải truyền được nhiệt huyết, sự yêu thích và đam mê. 5.2.3. Xét về kinh nghiệm Nhà trường cần chú trọng hỗ trợ sinh viên nhiều hơn trong việc giới thiệu việc làm thêm cũng như quản lý việc làm thêm để sinh viên tích lũy kinh nghiệm. Sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp là rất cần thiết nhằm xây dựng nhiều hơn các chương trình thực tập sinh, kiến tập kinh doanh tại các công ty, doanh nghiệp. Kế hoạch thành lập một câu lạc bộ khởi nghiệp cần được nhà trường xem xét. Đó sẽ là mái nhà chung cho những sinh viên yêu thích kinh doanh và muốn rèn luyện, phát triển bản thân với những kỹ năng, kiến thức kinh doanh hữu ích. 5.2.4. Xét về nhận thức kiểm soát hành vi Nhận thức tích cực, đúng đắn về khả năng đối với khởi nghiệp rất quan trọng. Để có thể hỗ trợ sinh viên về vấn đề này thì định hướng giảng dạy dự án kinh doanh hay kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh của nhà trường hiện tại cần thay đổi theo hướng thiết thực hơn khi mô phỏng một dự án thực tế và giảm lý thuyết. Riêng bản thân sinh viên cũng phải dành thời gian nghiên cứu thêm về các kiến thức kinh doanh liên quan, đặc biệt cập nhật những quy định mới của Nhà nước về việc thành lập doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. 5.2.5. Xét về quy chuẩn chủ quan Đây là yếu tố mang tính chất xã hội nên vai trò của các tổ chức đoàn thể rất quan trọng. 190 Võ V. Hiền, Lê H. V. Trang. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(2), 170-192 Các hoạt động tuyên truyền hay thực hiện tọa đàm nêu gương những doanh nhân khởi nghiệp thành công sẽ giúp khởi nghiệp được biết đến một cách rộng hơn và được hiểu một cách đúng đắn hơn, từ đó sự ủng hộ của mọi người dành cho khởi nghiệp sẽ tăng lên. Tiền Giang rất cần một “Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” do tỉnh đoàn và đoàn trường Đại học Tiền Giang phối hợp thành lập. Có như vậy, khởi nghiệp không còn bị coi là một hoạt động ngẫu hứng, tự phát mà là một hoạt động được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan chức năng, từ đó sự ủng hộ khởi nghiệp cũng được nâng cao. Tài liệu tham khảo Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 179-211. Ambad, S. N. A., & Damit, D. H. D. A. (2016). Determinants of entrepreneurial intention among undergraduate students in Malaysia. Procedia Economics and Finance, 37(2016), 108-114. Amos, A., & Alex, K. (2014). Theory of planned behaviour, contextual elements, demographic factors and entrepreneurial intentions of students in Kenya. European Journal of Business and Management, 6(15), 167-175. Armitage, C. J., & Conner, M. (2001). Efficacy of the theory of planned behavior : A meta‐analytic review. British Journal of Social Psychology, 40(4), 471-499. Autio, E., Keeley, R. H., Klofsten, M., Parker, G. G. C., & Hay, M. (2001). Entrepreneurial intent among students in Scandinavia and in the USA. Enterprise and Innovation Management Studies, 2(2), 145-160. Bird, B. (1988). Implementing entrepreneurial ideas: The case for intention. Academy of Management Review, 13(3), 442-453. Devonish, D., Alleyne, P., Charles-Soverall, W., Young, Marshall, A., & Pounder, P. (2010). Explaining entrepreneurial intentions in the Caribbean. International Journal of Entrepreneurial Behavior & Research, 16(2), 149-171. Do, L. T. H. (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên quản trị kinh doanh tại trường Đại học Lao động – Xã hội (cơ sở thành phố Hồ Chí Minh) [Factors affecting the intention to start a business of business administration students at the University of Labor and Social Affairs (Ho Chi Minh City campus)]. Tạp chí khoa học Yersin, 1, 44-53. Dohse, D., & Walter, S. G. (2012). Knowledge context and entrepreneurial intentions among students. Small Business Economics, 39(4), 877-895. Gird, A., & Bagraim, J. J. (2008). The theory of planned behaviour as predictor of entrepreneurial intent amongst final-year university students. South African Journal of Psychology, 38(4), 711-724. Hisrich, R. D., & Drovensek, M. (2002). Entrepreneurship and small business research: A european perspective. Journal of Small Business and Enterprise Development, 9(2), 171-222. Hoang, T. T. P., & Bui, C. T. T. (2013). Ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA tại TP. Hồ Chí Minh [The intention of starting a business of female MBA students in Ho Chi Minh City]. Tạp chí Phát triển Kinh tế, 271(2013), 10-12. Hoang, T., & Chu, N. N. M. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS [Analyze research Võ V. Hiền, Lê H. V. Trang. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(2), 170-192 191 data with SPSS]. Ho Chi Minh, Vietnam : Nhà xuất bản Hồng Đức. Isaacs, E., Visser, K., Friedrich, C., & Brijlal, P. (2007). Entrepreneurship education and training at the Further Education and Training (FET) level in South Africa. South African Journal of Education, 27(4), 613-629. Karabulut, A. T. (2016). Personality traits on entrepreneurial intention. Procedia – Social and Behavioral Sciences, 229(2016), 12-21. Kickul, J., & Gundry, L. (2002). Prospecting for strategic advantage: The proactive entrepreneurial personality and small firm innovation. Journal of Small Business Management, 40(2), 85-97. Koe, W. L., Sa’ari, J. R., Majid, I. A., & Ismail, K. (2012), Determinants of entrepreneurial intention among millennial generation. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 40(2012), 197-208. Krueger, N. F., & Brazeal, D. V. (1994). Entrepreneurial potential and potential entrepreneurs. Entrepreneurship Theory and Practice, 18(3), 91-104. Kuckertz, A., & Wagner, M. (2010). The influence of sustainability orientation on entrepreneurial intentions - Investigating the role of business experience. Journal of Business Venturing, 25(5), 524-539. Kuratko, D. F. (2005). The emergence of entrepreneurship education : Development, trends, and challenges. Entrepreneurship Theory and Practice, 29(5), 577-598. Liñán, F., & Chen, Y. W. (2009). Development and cross‐cultural application of a specific instrument to measure entrepreneurial intentions. Entrepreneurship Theory and Practice, 33(3), 593-617. Liñán, F., Rodríguez-Cohard, J. C., & Rueda-Cantuche, J. M. (2011). Factors affecting entrepreneurial intention levels: A role for education. International Entrepreneurship and Management Journal, 7(2), 195-218. Lüthje, C., & Franke, N. (2003). The ‘making’of an entrepreneur: Testing a model of entrepreneurial intent among engineering students at MIT. R&D Management, 33(2), 135-147. MacMillan, I. C. (1993). The emerging forum for entrepreneurship scholars. Journal of Business Venturing, 8(5), 377-381. Mazzarol, T., Volery, T., Doss, N., & Thein, V. (1999). Factors influencing small business start- ups: A comparison with previous research. International Journal of Entrepreneurial Behavior & Research, 5(2), 48-63. Nga, J. K. H., & Shamuganathan, G. (2010). The influence of personality traits and demographic factors on social entrepreneurship start up intentions. Journal of Business Ethics, 95(2), 259-282. Nguyen, T. D. (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh [Scientific research methods in business]. Ho Chi Minh, Vietnam: Nhà xuất bản Lao động xã hội. Nguyen, T. T. (2015). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học [Research on factors influencing college students' entrepreneurial potential]. (Unpublished doctoral dissertation). National Economics University, Hanoi, Vietnam. Obschonka, M., Silbereisen, R. K., & Schmitt-Rodermund, E. (2010). Entrepreneurial intention as developmental outcome. Journal of Vocational Behavior, 77(1), 63-72. 192 Võ V. Hiền, Lê H. V. Trang. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 16(2), 170-192 Phan, T. A., & Giang, T. T. C. (2015). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp: Trường hợp sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ [Research on factors affecting the intention to start a business: The case of students of the Faculty of Economics and Business Administration, Can Tho University]. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 40(2015), 59-66. Phòng Công tác sinh viên Trường Đại học Tiền Giang. (2019). Báo cáo tình hình học tập của sinh viên học kỳ 1 năm học 2019 – 2020 [Report on the learning situation of students in the first semester of the academic year 2019-2020]. Tiền Giang, Mỹ Tho: Phòng Công tác sinh viên Trường Đại học Tiền Giang Rasli, A. M., Khan, S. U. R., Malekifar, S., & Jabeen, S. (2013). Factors affecting entrepreneurial intention among graduate students of Universiti Teknologi Malaysia. International Journal of Business and Social Science, 4(2), 182-188. Sabah, S. (2016). Entrepreneurial intention: Theory of planned behaviour and the moderation effect of start-up experience. In M. Franco (Ed.), Entrepreneurship-practice – oriented perspectives (pp. 87-101). doi:10.5772/65640 Shapero, A., & Sokol, L. (1982). Some social dimensions of entrepreneurship. In C. A. Kent (Ed.), Encyclopedia of entrepreneurship (pp.72-90). Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall. Souitaris, V., Zerbinati, S., & Al-Laham, A. (2007). Do entrepreneurship programmes raise entrepreneurial intention of science and engineering students? The effect of learning, inspiration and resources. Journal of Business Venturing, 22(4), 566-591. Suan, C. T., Ai, Y. J., Raman, K., Loon, K. W., & Tanumihardja, J. (2011). Entrepreneurial intentions among university students. Business & Management Quarterly Review, 2(3), 33-38. Thủ Tướng Chính phủ. (2017). Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2017 về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” [Decision No. 1665/QD-TTg dated October 30, 2017 approving the project “Supporting students and students to start a business by 2025”]. Retrieved May 10, 2020, from https://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/quyet-dinh-1665-qd-ttg-2017-de-an-ho-tro- hoc-sinh-sinh-vien-khoi-nghiep-den-nam-2025-365846.aspx Turker, D., & Selcuk, S. S. (2009). Which factors affect entrepreneurial intention of university students? Journal of European Industrial Training, 33(2), 142-159. Wang, C. K., & Wong, P. K. (2004). Entrepreneurial interest of university students in Singapore. Technovation, 24(2), 163-172. Zain, Z. M., Akram, A. M., & Ghani, E. K. (2010). Entrepreneurship intention among malaysian business students. Canadian Social Science, 6(3), 34-44. Zhang, Y., Duysters, G., & Cloodt, M. (2014). The role of entrepreneurship education as a predictor of university students’ entrepreneurial intention. International Entrepreneurship and Management Journal, 10(3), 623- 641.
File đính kèm:
- nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_y_dinh_khoi_nghiep_cua.pdf