Tài liệu Những hiểu biết cần thiết dùng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-ta

I. Giới thiệu về đất nước, con người Ca-ta

1. Vị trí địa lý

Ca-ta là một bán đảo nằm ở phía Đông bán đảo ảrập và một số đảo nằm dọc

bờ Tây Vịnh ảrập, phía Tây giáp với Các tiểu Vương quốc ảrập thống nhất và ảrập

Xê út. Diện tích là 11.437km2. Địa hình chủ yếu là sa mạc, đồng bằng cằn cỗi. Có

khí hậu sa mạc, mùa hè nắng nóng kéo dài, nhiệt độ lên đến 440 C, mùa đông nhiệt

độ trung bình từ 10-200 C.

Thủ đô là Doha và các thành phố là Alkhor-Dukhan, Ru wais.

Tên nước: Nhà nước Ca-ta

Chính phủ: Loại hình Tiểu vương quốc hợp hiến

Tôn giáo: Đạo Hồi là Quốc đạo

Ngôn ngữ: tiếng ảrập là ngôn ngữ chính thống, tiếng Anh được sử dụng rộng

rãi.

Giờ Ca-ta chậm hơn giờ GMT 3 tiếng, chậm hơn giờ Việt Nam 4 tiếng.

Quốc khánh: ngày 03 tháng 9 năm 1971

Hiến pháp: Được thông qua trong cuộc bầu cử năm

2003, có hiệu lực từ tháng 6 năm 2005. Pháp luật độc lập, không có đảng phái chính

trị.

2. Dân số

Theo thống kê tháng 7 năm 2006, dân số Ca-ta là 885.359 người. Bao gồm

các nhóm dân tộc: người ảrập 40%, người Pakistan 18%, người ấn Độ 18%, người

Iran 10%, các dân tộc khác 14%.

3. Kinh tế

Ca-ta là một đất nước nhỏ với số dân dưới một triệu người nhưng có nền kinh

tế phát triển mạnh, thu nhập bình quân đầu người cao, khoảng 38.200

USD/người/năm.4

Tài nguyên chính của Ca-ta là dầu lửa với trữ lượng 14,51 tỷ thùng, hơi đốt

17.930 tỉ m3. Nền kinh tế Ca-ta chủ yếu dựa vào nền công nghiệp khai thác, chế biến

dầu lửa và hơi đốt, đem lại khoảng 85% nguồn thu từ xuất khẩu và 55% tổng thu

nhập Quốc nội (GDP), ước tính khoảng 60% tổng thu nhập quốc gia(GNP). Từ năm

1973 việc sản xuất dầu và khí đốt đưa Ca-ta thoát ra khỏi nấc thang của những nước

nghèo nhất thế giới, trở thành một trong những nước có thu nhập đầu người cao

nhất. Ngoài ra, Ca-ta còn có một số nhà máy xi măng, sửa chữa tàu thuyền và ngư

nghiệp.

Ca-ta xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm dầu, phân bón, thép., nhập khẩu máy

móc, thiết bị, hoá chất ,hàng tiêu dùng, thực phẩm.

Công nghiệp: Các loại hình sản xuất và tinh lọc dầu, phát triển khí ga thiên

nhiên, ngành mỏ, ngành xây dựng, ngành điện.

Nông nghiệp: Nền nông nghiệp Ca-ta không phát triển, chỉ chiếm khoảng 2%

GDP. Các sản phẩm nông nghiệp như: lương thực, thực phẩm, hoa quả, rau đều

phải nhập khẩu.

4. Lịch sử

Thế kỷ thứ VII, Ca-ta là một bộ phận của đế quốc ảrập

Năm 1877 Ca-ta bị đế quốc Ottoman chiếm

Năm 1882 bị thực dân Anh chiếm đóng, ngày 3/11/1916 Ca-ta trở thành xứ

bảo hộ của nước Anh, bản Hiệp ước giữa nước Anh và Sheikh Abdulah ký kết nêu

rõ người lãnh đạo Ca-ta đồng ý không dành lãnh thổ của mình cho nước nào khác

ngoài nước Anh và không thiết lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào khác

nếu không có sự ưng thuận của nước Anh. Ngược lại người Anh hứa bảo vệ Ca-ta

khỏi tất cả sự xâm lấn bằng đường biển và cung cấp lương thực trong trường hợp bị

tấn công lấn chiếm đất đai.

Năm 1935 một sự nhượng bộ dầu mỏ được ban cho công ty dầu mỏ Ca-ta,

một chi nhánh của công ty dầu mỏ Irắc do Nam tước Anglo, người Pháp và các chi

nhánh của Mỹ đồng sở hữu. Dầu chất lượng cao được khám phá vào năm 1940 tại

Dukhan, trên phần phía tây của bán đảo Ca-tabij, do chiến tranh thế giới lần thứ hai

xảy ra nên việc khai thác, xuất khẩu dầu bị dừng lại cho đến tận năm 1949.5

Từ năm 1950 đến 1956 lượng dầu khai thác tăng dần, Ca-ta bắt đầu giai đoạn

lịch sử hiện đại. Năm 1968 người Anh thông báo chính sách kết thúc các mối quan

hệ với người Sheikhdom. Ngày 03/9/1971 Anh trao trả độc lập cho Ca-ta và ngày

này trở thành ngày Quốc khánh của Ca-ta.

Tài liệu Những hiểu biết cần thiết dùng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-ta trang 1

Trang 1

Tài liệu Những hiểu biết cần thiết dùng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-ta trang 2

Trang 2

Tài liệu Những hiểu biết cần thiết dùng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-ta trang 3

Trang 3

Tài liệu Những hiểu biết cần thiết dùng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-ta trang 4

Trang 4

Tài liệu Những hiểu biết cần thiết dùng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-ta trang 5

Trang 5

Tài liệu Những hiểu biết cần thiết dùng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-ta trang 6

Trang 6

Tài liệu Những hiểu biết cần thiết dùng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-ta trang 7

Trang 7

Tài liệu Những hiểu biết cần thiết dùng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-ta trang 8

Trang 8

Tài liệu Những hiểu biết cần thiết dùng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-ta trang 9

Trang 9

Tài liệu Những hiểu biết cần thiết dùng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-ta trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 42 trang xuanhieu 2180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Những hiểu biết cần thiết dùng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-ta", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Những hiểu biết cần thiết dùng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-ta

Tài liệu Những hiểu biết cần thiết dùng cho lao động Việt Nam đi làm việc tại Ca-ta
h theo hợp 
đồng lao động hoặc các điều khoản của Bộ Luật lao động. 
2. Nếu chủ sử dụng lao động hoặc người quản lý chịu trách nhiệm chung có 
những hành động liên quan đến thể chất hoặc vô đạo đức. 
Trong 2 tháng chấm dứt hợp đồng. Lương cơ bản cuối cùng sẽ là cơ sở tính 
toán tiền thưởng. Chủ sử dụng có quyền khấu trừ tiền thưởng. 
Điều 55. 
Nếu người lao động chết trong khi làm việc vì bất kỳ lý do nào thì chủ sử 
dụng lao động sẽ chi trả cho toà án số lương hoặc tiền tích luỹ cùng với tiền thưởng 
của người lao động trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày người đó chết. 
Việc ghi chép đó sẽ gồm một bản báo cáo chi tiết chỉ rõ phương pháp tính lương và 
một bản phô tô chứng từ để gửi lên Bộ. 
Toà án sẽ phát số tiền này cho người thân của lao động bị chết theo các điều 
khoản của Luật Đạo Hồi và Luật Dân sự được áp dụng trong nước của người lao 
động bị chết, nếu 3 năm kể từ ngày ký nhận mà không có người lĩnh, toà án sẽ 
chuyển số tiền trên vào Quỹ cộng đồng của Bang. 
Điều 57. 
Khi kết thúc hợp đồng, chủ sử dụng sẽ hoàn tất hồ sơ trong vòng 2 tuần để 
chuyển lao động nước ngoài về nước và chịu chi phí cho người lao động về nước. 
Hoặc sẽ đưa họ đến làm việc tại một nơi khác được thoả thuận của hai bên. 
Nếu người lao động có làm việc với chủ sử dụng khác trước khi về nước thì 
các chi phí về nước hoặc đến một nơi khác sẽ do chủ sử dụng lao động sau chịu. 
Chủ sử dụng lao động sẽ chịu mọi chi phí để mai táng và đưa thi hài của 
người lao động bị chết về nước. 
 32 
Quyền được phép kỷ luật của chủ sử dụng lao động 
Điều 59. 
Các hình thức kỷ luật được áp dụng đối với người lao động 
1. Một bản thông báo về việc vi phạm kỷ luật của người lao động và yêu cầu 
người đó không được tái phạm lỗi đó nữa đồng thời cảnh báo những hình phạt nặng 
hơn nếu họ tái phạm. 
2. Đình chỉ làm việc đồng thời cắt lương hoặc khấu trừ lương của người lao 
động trong một thời gian không quá 05 ngày đối với một vụ vi phạm. 
3. Đình chỉ công việc không thanh toán lương cho đến khi xét xử, chi phí toà 
án do người lao động trả. Trong trường hợp người lao động được tha bổng hoặc lời 
buộc tội anh ta được huỷ bỏ người lao động sẽ được trả tiền lương trong suốt thời 
gian bị đình chỉ. 
4. Huỷ bỏ quyền được hưởng số tiền thưởng trong thời gian không quá 6 
tháng. 
5. Huỷ bỏ việc thăng chức trong thời gian không vượt quá một năm. 
6. Sa thải người lao động. 
Điều khoản về tiền lương 
Điều 65. 
Người lao động được hưởng mức lương đã ghi trong hợp đồng lao động và 
nếu như trong hợp đồng lao động không ghi rõ mức lương thì sẽ được hưởng mức 
lương ghi trong nội quy làm việc. 
Nếu mức lương không được định rõ thì người lao động sẽ được hưởng lương 
tương ứng với mức lương đã định ra đối với từng loại hình công việc trong doanh 
nghiệp và thói quen nghề nghiệp được áp dụng khi thực hiện công việc. 
Điều 66. 
 33 
Mức lương và các khoản tiền người lao động được hưởng sẽ thanh toán bằng 
đồng ry- an _Ca-ta. 
Lương của những người lao động trả theo năm hoặc tháng sẽ được thanh toán 
ít nhất 1 tuần/1 lần. Còn mức lương của những lao động khác sẽ thanh toán 2 tuần/1 
lần. 
Điều 67. 
Hợp đồng lao động được kết thúc bởi bất kỳ lý do nào thì chủ sử dụng cũng 
phải trả lương và các khoản khác cho người lao động trước ngày làm việc cuối cùng 
dựa trên ngày kết thúc hợp đồng. Trừ trường hợp lao động bị sa thải mà không được 
thông báo trước theo điều 49 của luật này, trong trường hợp này chủ sử dụng sẽ phải 
trả lương và các chi phí khác cho người lao động trong vòng 7 ngày kể từ ngày lao 
động bị sa thải. 
Điều 71. 
Nếu người lao động làm hỏng hóc, phá huỷ máy móc thiết bị của nhà máy do 
lỗi của mình thì phải đền bù thiệt hại theo yêu cầu của chủ sử dụng. Chủ sử dụng có 
thể trừ lương của lao động để đền bù nhưng không được vượt quá 7 ngày 
lương/tháng. 
Nếu cảm thấy không đúng người lao động có thể khiếu nại lên Bộ Lao động 
quyết định của chủ sử dụng trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được thông báo. Nếu 
Bộ Lao động phản đối quyết định của chủ sử dụng hoặc đánh giá mức đền bù thấp 
hơn so với mức của chủ yêu cầu thì chậm nhất trong vòng 7 ngày, chủ sử dụng phải 
trả lại khoản tiền đã vượt quá. 
Điều 72. 
Tiền lương của người lao động trong kỳ nghỉ hàng năm, nghỉ ốm sẽ được tính 
dựa trên mức lương cơ bản của người lao động, nếu làm theo lương sản phẩm thì 
lương cơ bản sẽ dựa trên mức lương trung bình của người lao động của 3 tháng 
trước kỳ nghỉ. 
Điều 74. 
Lao động có thể được yêu cầu làm thêm giờ mà giờ làm việc thực tế không 
vượt quá 10 tiếng mỗi ngày, trừ khi công việc cần thiết phải làm thêm do có sự cố 
đặc biệt không thể tránh như thiên tai, tai nạn, sửa chữa... Chủ sử dụng lao động sẽ 
 34 
thanh toán tiền làm thêm không thấp hơn lương cơ bản và cộng thêm ít nhất 25% 
lương cơ bản. Lao động làm việc từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng sẽ được tính lương cơ 
bản và cộng ít nhất là 50% lương cơ bản trừ những lao động làm ca. 
Điều 75. 
Người lao động được nghỉ vào ngày thứ sáu hàng tuần trừ những người làm 
ca. Nếu khối lượng công việc lớn cần tiến hành vào ngày nghỉ thì người lao động 
được nghỉ vào ngày khác và được thanh toán cho ngày làm thêm đó ít nhất 150% 
lương cơ bản (trừ những người làm ca). Một người lao động không bị yêu cầu làm 
việc 2 ngày thứ sáu liên tục. 
Điều 77. 
Chủ sử dụng sẽ thông báo mục đích sử dụng lao động, giờ làm việc, giờ nghỉ 
giải lao cho tất cả người lao động. 
Điều 78. 
Những ngày nghỉ được hưởng lương hàng năm: 
- Nghỉ 03 ngày Eid Eh-Filr 
- Nghỉ 03 ngày Eid Al-Adha 
- Nghỉ 01 ngày độc lập 
- Nghỉ 03 ngày làm việc được chủ chỉ định 
Nếu do điều kiện công việc, yêu cầu người lao động làm việc vào những ngày 
nghỉ trên thì sẽ áp dụng Điều 75 của luật này. 
Điều 79. 
Người lao động hoàn thành một năm làm việc theo hợp đồng thì được nghỉ 
phép năm có hưởng lương. Nếu thời gian làm việc ít hơn 5 năm thì được nghỉ 3 tuần 
phép, nếu làm việc từ 5 năm trở lên sẽ được nghỉ 4 tuần phép. 
Điều 81. 
 35 
Người lao động sẽ được trả lương thay cho phép năm tương ứng nếu như hợp 
đồng bị chấm dứt vì bất kỳ lý do gì. 
Điều 82. 
Người lao động sẽ được hưởng thời gian nghỉ ốm nếu có giấy chứng nhận của 
bác sĩ như sau: 
- 100% lương nếu như thời gian nghỉ ốm không vượt quá 2 tuần. Nếu nghỉ 
vượt quá thời gian cho phép thì được hưởng 50% trong 4 tuần tiếp theo. 
- Nếu người lao động nghỉ ốm quá thời gian trên thì sẽ không được trả lương 
cho đến khi người đó tiếp tục công việc hoặc sẽ bị chấm dứt hợp đồng vì lý do sức 
khoẻ. 
Hợp đồng lao động của người lao động có thể bị chấm dứt vì lý do sức khoẻ 
vào cuối tuần thứ 12 của thời gian nghỉ ốm nếu như có giấy chứng nhận của bác sỹ 
được chỉ định là người đó không còn đủ khả năng tiếp tục công việc đó. Trước khi 
kết thúc 6 tuần trong thời gian đó sẽ được hưởng chế độ nghỉ ốm có lương, chủ sử 
dụng sẽ trả lương theo luật định (Điều khoản này cũng được áp dụng trong trường 
hợp lao động bị chết vì ốm). Thời gian 12 tuần nghỉ ốm này sẽ được coi là thời gian 
thực hiện hợp đồng liên tục của người lao động. 
Điều 85. 
Trong thời gian người lao động nghỉ phép, chủ sử dụng không được chấm dứt 
hợp đồng lao động hoặc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động. 
Điều khoản an toàn, sức khoẻ nghề nghiệp và sự quan tâm của xã hội 
Điều 100. 
Chủ sử dụng phải áp dụng các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động trong 
quá trình làm việc và người lao động phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc 
các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động nói trên. 
 36 
Nếu chủ sử dụng vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, đe doạ đến sức khoẻ và 
tính mạng của người lao động thì sẽ bị Bộ Lao động xử lý, có thể bị đóng cửa tạm 
thời hoặc vĩnh viễn nơi làm việc. Trong trường hợp này, chủ sử dụng sẽ phải trả 
lương cho toàn bộ công nhân trong thời gian nhà máy bị đóng cửa. 
Điều 101. 
Người lao động không được vi phạm nội quy an toàn lao động, không được có 
ý định cản trở nhiệm vụ hướng dẫn của chủ sử dụng liên quan đến vấn đề sức khoẻ 
hoặc có ý định phá hoại các trang thiết bị bảo vệ an toàn. 
Điều 111. 
Các điều khoản trên không được áp dụng trong các trường hợp sau đây: 
- Người lao động bị thương do cố ý gây thương tật cho mình. 
- Người lao động bị thương hoặc chết mà nguyên nhân do ảnh hưởng của chất 
ma tuý hoặc chất kích thích có cồn. 
- Người lao động vi phạm các chỉ dẫn của chủ sử dụng liên quan đến việc bảo 
vệ sức khoẻ nghề nghiệp hoặc an toàn lao động. 
- Người lao động từ chối kiểm tra sức khoẻ hay chữa trị bệnh khi không có lý 
do chính đáng. 
Điều 112. 
Nếu có tranh chấp xảy ra giữa người lao động và chủ sử dụng về khả năng 
tiếp tục công việc của người lao động hoặc các vấn đề sức khoẻ khác có liên quan 
đến vết thương, bệnh tật hoặc các biện pháp chữa trị được áp dụng thì Bộ Lao động 
sẽ đưa tranh chấp đó đến cơ quan y tế có thẩm quyền để đưa ra quyết định cuối 
cùng. 
Điều 114. 
Chủ sử dụng sẽ bồi thường cho người mất khả năng lao động trong thời gian 
không quá 15 ngày kể từ ngày chứng nhận mất khả năng lao động hoặc từ ngày 
thông báo kết quả phản ánh tình trạng mất khả năng lao động. 
 37 
Nếu người lao động bị chết thì chủ sử dụng sẽ gửi tiền bồi thường đến toà án 
trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày người đó bị chết, toà án sẽ gửi số tiền 
bồi thường đó cho thân nhân người bị nạn theo các điều khoản của luật Đạo Hồi 
hoặc luật địa phương được áp dụng ở nước của người bị nạn. Nếu 3 năm không xác 
định được người được hưởng số tiền này thì sẽ gửi vào quỹ. 
Các tổ chức của người lao động 
Điều 119. 
Các tổ chức của người lao động bị cấm trong các trường hợp sau đây: 
- Tham gia vào các hoạt động tôn giáo, chính trị 
- Tham gia vào in ấn, phân phát tờ rơi, lăng mạ đất nước hoặc Chính phủ của 
đất nước Ca-ta. 
- Tham gia vào các hoạt động tài chính vì bất cứ tính chất nào 
- Nhận quà và vật hiến tặng mà không được sự đồng ý của Bộ 
Bộ trưởng có thể giải tán nếu tổ chức đó vi phạm một trong những điều cấm 
nói trên. 
Điều 120. 
Người lao động có thể đình công nếu như sự thoả thuận với chủ sử dụng 
không đạt được kết quả, việc đình công phải tuân theo các quy định sau: 
- Được sự đồng ý của 3/4 các thành viên trong tổ chức chung của người lao 
động. 
- Báo cho chủ sử dụng 2 tuần trước khi đình công và được sự tán thành của Bộ 
Lao động sau khi trao đổi với Bộ Nội vụ nêu rõ thời gian và địa điểm đình công. 
- Không được làm ảnh hưởng đến tài sản của đất nước, sự an toàn của từng cá 
nhân. 
- Không được đình công ở những nơi công cộng có tính chất quan trọng như: 
trạm xăng dầu, khí đốt, các ngành công nghiệp điện, nước, cảng biển, sân bay, bệnh 
viện, bến tàu xe... 
 38 
- Không được tiến hành đình công trước khi đàm phán dàn xếp ôn hoà giữa 
người lao động và chủ sử dụng. 
Kiểm tra công việc 
Điều 138. 
Các điều tra viên có các quyền hạn sau: 
- Vào những nơi làm việc trong thời gian làm việc mà không cần báo trước để 
tiến hành điều tra sổ sách, hồ sơ hoặc các giấy tờ khác liên quan đến công nhân về 
việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. 
- Lấy các mẫu nguyên vật liệu được sử dụng trong công ty để điều tra máy 
móc, thiết bị và các phương tiện bảo hộ lao động, an toàn và vệ sinh lao động, cần 
thông báo cho chủ sử dụng biết mục đích của việc lấy mẫu này. 
- Điều tra nơi ăn ở và các trang thiết bị gia đình của người lao động xem có 
đảm bảo an toàn sức khoẻ hay không. 
- Thẩm tra chủ sử dụng hoặc đại diện của nhà máy với sự có mặt của công 
nhân và nhân chứng có liên quan đến bất kỳ vấn đề nào trong việc thi hành pháp 
luật. 
Các hình phạt 
Điều 144. 
Bất kỳ ai vi phạm các khoản 7,12,19,21,22,23,27,28,35 và các điều khoản phụ 
2 của Điều 39,46, 47,48, 57, 58, 73, 74, 75, 77, 91, 92, 95, 97, 99, 106, 115 và 139 
của Bộ Luật này sẽ bị phạt tiền từ 2.000 Riyals đến 5.000 Riyals. 
Điều 145. 
Bất kỳ ai vi phạm các khoản 29, 33, 86, 87, 88, 89, 90, 93, 94, 103, 104, 105, 
108, 122 và 133 của Bộ Luật này sẽ bị phạt tù với thời hạn không quá 1 tháng và 
phạt tiền từ 2.000 Riyals 6.000 Riyals. Nếu các vụ vi phạm liên quan đến việc tuyển 
dụng lao động nước ngoài thì toà án có thể áp dụng hình phạt đối với bên thứ 3 và 
toà có thể ra lệnh đóng cửa công ty, huỷ bỏ bằng nghề. 
 39 
* Yêu cầu giữ bí quyết nghề nghiệp: 
Nếu tính chất công việc cho phép người lao động nắm được các thông tin về 
khách hàng và bí mật nghề nghiệp của nhà máy, trong hợp đồng lao động có thể đưa 
ra điều khoản thoả thuận: sau khi hợp đồng chấm dứt người lao động sẽ không được 
cạnh tranh với chủ sử dụng hoặc tham gia vào bất kỳ công việc kinh doanh nào có 
khả năng cạnh tranh với chủ sử dụng. 
Tuy nhiên, để điều kiện này có hiệu lực người lao động khi ký hợp đồng lao 
động phải từ 21 tuổi trở lên và phải có giới hạn về thời gian, địa điểm, tính chất và 
mục đích bảo vệ lợi ích của chủ sử dụng. 
 Một số điều cấm kỵ của đạo hồi 
 40 
1. Rượu và các loại nước uống có chất kích thích mạnh 
2. Thuốc kích thích và các chất ma tuý 
3. Thịt chó, thịt lợn, các loại thức ăn có thịt chó, thịt lợn và tiết canh các loại 
4. Tranh ảnh, phim và sách báo khiêu dâm 
5. Sách báo chống Đạo Hồi và Chính phủ của họ 
6. Cờ bạc và các thứ dùng để chơi cờ bạc. 
7. Đứng, ngồi gần, hỏi, nhìn hoặc nói chuyện với phụ nữ 
8. Tuyên truyền các chủ nghĩa mà họ không thích 
9. ăn, ốc, hến, trai, sò 
10. Bắt, săn bắn chim 
11. Tự ý lấy đồ đạc của họ mà không được phép 
12. Gây thương tích thân thể cho người khác 
13. Đưa các thứ cho họ bằng tay trái 
14. Cởi trần khi tiếp xúc với họ 
15. Tiểu tiện ở chỗ có người 
16. ăn, hút thuốc ở nơi công cộng khi đang trong tháng Ramadan (Tháng nhịn 
ăn uống ban ngày). 
17. Gây ồn ào khi có người cầu kinh 
18. Đi trước mặt người đang cầu kinh 
19. Vào nhà thờ Hồi giáo mà không cởi giầy và không sạch sẽ 
20. Bàn luận về tôn giáo hoặc chính trị mà họ không thích 
21. Vào nhà riêng hoặc nơi ở của người khác khi chưa được mời 
22. Nói chuyện với người khác khi đang tiểu tiện, đại tiện 
23. Mặc quần áo thiếu lịch sự hoặc rách bẩn 
24. Ngồi chân chữ ngũ mà để bàn chân trái quay về phía họ hoặc dùng chân 
để chỉ một vật nào đó 
25. Dùng giấy có ảnh tổng thống để làm việc khác 
 41 
26. Vỗ vào mông họ dù là người thân 
27. Các hành vi khác chống lại Đạo Hồi. 
 42 
Mục lục 
Nội dung Trang 
Lời giới thiệu 2 
Phần một: Một số nét cơ bản về đất nước con người Ca-ta 
3 
 I. Giới thiệu về đất nước, con người Ca-ta 3 
 II. Một số loại giấy tờ dùng cho người nước ngoài 
 làm việc tại Ca-ta 
12 
Phần hai: Những điều cần lưu ý khi làm việc tại Ca-ta 14 
 I. Điều kiện làm việc 14 
 II. Hợp đồng lao động 17 
 III. Yêu cầu cần thiết đối với lao động Việt Nam 
 đi làm việc tại Ca-ta 
21 
 IV. Trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo và một 
 số địa chỉ liên lạc khi cần thiết 
25 
 V. Hành trang của lao động Việt Nam khi đi làm 
 việc tại Ca-ta 
27 
Phần ba: Luật lao động Ca-ta (Lược trích những điều luật liên 
quan đến người lao động) 
29 
Một số điều cấm kỵ của Đạo Hồi 39 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_nhung_hieu_biet_can_thiet_dung_cho_lao_dong_viet_na.pdf