Nghiệm về vẻ đẹp trong tạo tác các pho tượng Phật điển hình ở Việt Nam

“Nghệ thuật tạo hình Phật giáo có thể xem là bắt nguồn từ sự cúng

dường, tán thán Đức Phật. Theo Phật dạy “Một hạt gạo của thí chủ cũng lớn như núi

Tu Di, đời này mà không liễu đạo, phải mang lông, đội sừng để trả”2. Về sau, trong

điện thờ của tông phái Đại thừa có thêm nhiều bộ tượng như: Bồ Tát bộ, Chư Thiên bộ,

Minh Vương bộ, La Hán bộ, Hộ Pháp bộ, Thần bộ, Quỷ bộ Ở Việt Nam từ thế kỷ XVII

có thêm tượng Sư Tổ chùa, hay những vị đầy tâm đức, công đức gây dựng chùa, họ đều

xứng đáng được xem là “Bát phong xuy bất động” và xứng đáng được tán thán. Tạo tác

tượng Phật không chỉ là phục vụ sự cúng dường, tán thán mà đó còn là cách giúp người

ta “thức, ngộ” và “hoằng dương chân nguyên Phật Pháp”. Bài viết này hy vọng thắp

lên chút suy tư về việc chăm chút một cách thành tâm đến các tượng Phật, Bồ Tát hiện

có trong các ngôi chùa Việt.

Nghiệm về vẻ đẹp trong tạo tác các pho tượng Phật điển hình ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Nghiệm về vẻ đẹp trong tạo tác các pho tượng Phật điển hình ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Nghiệm về vẻ đẹp trong tạo tác các pho tượng Phật điển hình ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Nghiệm về vẻ đẹp trong tạo tác các pho tượng Phật điển hình ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Nghiệm về vẻ đẹp trong tạo tác các pho tượng Phật điển hình ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Nghiệm về vẻ đẹp trong tạo tác các pho tượng Phật điển hình ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Nghiệm về vẻ đẹp trong tạo tác các pho tượng Phật điển hình ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Nghiệm về vẻ đẹp trong tạo tác các pho tượng Phật điển hình ở Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 2320
Bạn đang xem tài liệu "Nghiệm về vẻ đẹp trong tạo tác các pho tượng Phật điển hình ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiệm về vẻ đẹp trong tạo tác các pho tượng Phật điển hình ở Việt Nam

Nghiệm về vẻ đẹp trong tạo tác các pho tượng Phật điển hình ở Việt Nam
 tâm đến các tượng Phật, Bồ Tát hiện 
có trong các ngôi chùa Việt. 
 Từ khóa: Tượng Phật, nghệ thuật tạo hình, mỹ thuật Việt Nam, chùa Việt. 
 1. Đặt vấn đề 
 Trong cuốn “Kinh Đại thừa công đức tạo tượng Phật” do dịch giả Thích Thiện 
Thông dịch và Hòa Thượng Thích Thiện Siêu chùa Từ Đàm viết lời giới thiệu năm 
1993 có đoạn: “Hễ ai thành tâm tạo tượng Phật, thì có được nhiều công đức Tuy 
nhiên, phải có đủ tướng tốt trang nghiêm, nếu không được toàn hảo thì ít ra cũng phải 
có đủ những nét biểu hiện Đại trí, Đại từ, Đại giải thoát, hoặc phải đủ hai tướng: bạch 
hào và nhục kế, để khi nhìn vào, biết là tượng Phật, dễ phát khởi lòng kính tin thì mới 
có công đức. Trái lại, tạo tượng Phật mà không biểu lộ được tướng gì của Phật và khi 
nhìn vào cũng không biết đó là tượng Phật, không phát khởi được tín tâm, còn xem 
thường nữa, thì việc tạo tượng như vậy tất nhiên là không có công đức, lắm lúc còn 
mang tội nữa là khác”. 
 Nghệ thuật tạo tác tượng Phật thực ra chỉ đạt được viên mãn nếu người tạo tác 
hình ảnh Phật thực sự giác ngộ và bằng phương pháp vi tế để có thể “xóa bỏ vô minh để 
đạt đến ánh sáng tuệ giác khởi phát ba minh”3. Để có hình tướng Phật, có được phần 
“chân xác” thì nhất thiết nghệ sĩ không thể chỉ dựa vào “lục căn”, hay “ngũ uẩn” mà 
1 Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 
2 Theo Kinh Vô Lượng Thọ. 
3 Theo Đại Tạng Kinh Việt Nam 3 minh là: Túc mạng minh (pubbe nivàsànussati nà.na); Thiên - nhãn -
minh (dibbacakkhu hay sattàna.m cutùpapàta nà.na); Lậu - tận - trí (àsavakkhaya nà.na). 
68 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
thiếu nhân duyên khởi phát, bởi hành sự đó sẽ tạo khởi vọng niệm phân biệt thì đó sẽ là 
vô minh. 
 Sau khi Phật Thích Ca viên tịch, ít nhất cho đến đại hội kiết tập lần III (thế kỷ III 
TCN) dưới sự bảo trợ của vua Asoka tại thành Pataliputta thuộc Magadhan; cũng thời 
gian này, tại Kusinagara nơi mà Phật nhập niết bàn, khảo cổ học thế kỷ XIX phát hiện 
nhiều mảnh vỡ của các tượng Phật và các cột trụ kinh Phật mà vua Asoka đã cho xây 
dựng. Điều này củng cố cho nhận định của chúng tôi rằng chuyện làm tượng để cúng 
dường, tán thán Đức Phật ít nhất cũng xuất hiện từ thế kỷ III TCN. 
 Tuy nhiên, từ thời cổ trung đại đến nay, lớp hậu sinh dựa vào hình mẫu nào để 
tạc tượng Phật cho chân xác? có ai nhìn thấy Đức Phật đâu mà tạc cho đúng? Vậy mới 
có chuyện rằng, thần tướng của Phật biến hóa muôn dạng, muôn tướng, mỗi dân tộc, 
quốc gia căn cứ theo Tam Tạng Kinh4 mà nhận đoán, lại bị sự che phủ bởi “lớp sương 
mù thời đại” mà khiến họ biểu đạt hình tướng Đức Phật hay các Bồ Tát dù cố gắng nhất 
vẫn chỉ đạt được một phần nào đó mà thôi. 
 2. Những vẻ đẹp tiêu biểu hình tượng Phật ở Việt Nam 
 2.1. Bức tượng Phật bằng đồng ở Đồng Dương (Quảng Nam) niên đại thế kỷ III 
 Bức tượng Phật được xem cổ nhất ở Việt Nam được đông đảo giới Phật học trên 
thế giới thừa nhận là bức tượng Phật ở Đồng Dương (Quảng Nam) cao 1m22, pho tượng 
bằng đồng thau, niên đại thế kỷ thứ III, thuộc vùng đất được gọi là kinh đô Phật giáo 
của Chăm Pa cổ. Bức tượng tạc theo tư thế đứng đang thuyết pháp, thế Vô ủy ấn - 
Abhaya - mudra, mang phong cách đặc trưng nghệ thuật Nam Ấn và Sri Lanka đầu 
công nguyên. Bức tượng được cho là di vật truyền giáo từ bên ngoài đến Chăm Pa. 
Tượng thuộc nam tính, y phục cà sa bó sát (Uttarasanga), nếp vải chảy theo nhiều nếp 
mềm mại sát thân, khoác thêm bên ngoài một tấm khoác (Samghati), để trần bên vai 
phải, theo điển tích đức Phật đang từ cõi “trời Đâu - suất” (Tusita) xuống. 
 Giới mỹ học bàn nhiều về tượng có 32 tướng tốt rất điển hình5. Trong đó, đôi 
bàn chân thể hiện một tướng tốt đầu tiên, mặt bàn chân sát khít với mặt đất. Tiếp đến là 
hai tay, hai chân, hai mắt và 3 ngấn chìm trên cổ, gộp lại thành “7 chỗ đầy đặn” theo 
quan niệm nhà Phật. 
4 Theo sách Giáo trình Phật học: Tam Tạng Kinh là bộ sách ghi chép những lời của Đức Phật nói ra, xem 
như Giáo pháp (Dhamma), bao gồm ba phương diện: Giáo lý (Pariyatti), Thực hành (Patipatti) và Chứng 
ngộ (Pativedha). Xem sách Giáo trình Phật học - Chan Khoon San, biên dịch Lê Kim Kha, Nxb Phương 
Đông, 2011. 
5 Theo Tiến sĩ Bá Trung Phụ, Trưởng phòng trưng bày Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. 
 69 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
 Quý tướng thứ 21 là sự bóng nhẵn, tròn trịa trên vai bên phải để trần cùng với 
gương mặt hiền hậu cùng hai má phẳng và rộng, đúng theo kinh chép: “khi Phật mở 
miệng thuyết pháp làm tắt tất cả âm thanh của mọi loài trong rừng” đó là quý tướng thứ 
25. Mắt Phật Đồng Dương không nhắm hẳn lại, cũng không mở hết cỡ, đó là sự khoan 
dung, độ lượng như một bậc chí tôn bề trên, thể hiện diệu tướng thứ 29. Giữa trán có 
“bạch hào” và một vòng tròn biểu tượng của sự thanh khiết, vững bền biểu hiện là trên 
đỉnh đầu của tượng với một cục u nổi lên giữa búi tóc cuộn quanh, đó là nhục kế - tướng 
thứ 32. Phong cách tượng đứng, y phục bó sát người, tư thế đứng đang thuyết pháp, thế 
Vô ủy ấn - Abhaya - mudra như đang hoằng dương Phật pháp ra ngoài cõi Ấn ở đầu công 
nguyên. Đây là pho tượng đồng thau khá độc đáo và hiếm có ở Việt Nam sau này. 
 2.2. Bức tượng A di đà ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh) thế kỷ XI 
 Bức tượng A di đà ở chùa Phật Tích có thể là pho tượng mang phong cách đặc 
trưng, nổi bật nhất trong nghệ thuật Phật giáo Việt Nam. Nhà khảo cổ Louis Bezacier, 
cũng như sử gia Trần Trọng Kim gọi là tượng Phật Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni. Theo 
văn bia Vạn Phúc thiền tự bi thì tượng được tạo tác vào năm 1057 (niên hiệu Long Thụy 
Thái Bình thứ 4) vua Lý cho xây chùa và dựng một ngọn tháp cao trên núi Lạn Kha. 
Bức tượng có bệ cao 1,6m, thân tượng cao 2,69m được sơn son thếp vàng bên ngoài 
chất liệu đá. 
70 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
tượng Phật ở Đồng Dương thế kỷ III ở Chăm Pa hơn là phong cách tượng Phật Trung 
Hoa đương thời. 
 2.3. Bức tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút 
Tháp (Bắc Ninh) 
 Bức tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp được cho là 
tác phẩm kinh điển của mỹ thuật Phật giáo Việt Nam, có niên đại thế kỷ XVII, do 
Trương Thọ Nam tạc. Đồng thời, theo văn bia tại chùa cho biết việc tôn tạo chùa liên 
quan đến sư trụ trì Thiền sư Minh Hạnh, học trò của Hòa thượng Chuyết Chuyết và câu 
chuyện Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (vợ của vua Lê Thần Tông) cùng con gái Lê 
Thị Ngọc Duyên (pháp danh Diệu Tuệ) là đã bỏ tiền của ra công đức để trùng tu chùa từ 
năm 1644 đến năm 1647. Tượng cao 3,7m, ngang 2,1m, dày 1,15m. Tượng có 11 đầu, 
42 tay lớn và 952 tay dài ngắn khác nhau. 
 Đây là pho tượng mang đến nhiều chú ý nhất trong giới nghiên cứu mỹ thuật, 
văn hóa, tôn giáo ở Việt Nam, nghĩa là nó đã có những tác động mạnh mẽ, đa chiều, hay 
nói cách khác bức tượng không chỉ đẹp về hình khối mà còn ẩn chứa nhiều triết lý sâu 
xa, chạm đến vẻ đẹp chuẩn mực theo phong cách tượng Phật Việt Nam. Nếu pho tượng 
Phật cổ ở Đồng Dương thế kỷ III cho thấy một Đức Phật có hình ảnh gần gũi với phong 
cách Phật giáo Nam Tông, thì pho tượng thứ 2 là A di đà ở chùa Phật Tích thế kỷ XI 
cho thấy hình ảnh Đức Phật đã được Việt hóa theo tri ngộ của cư dân châu thổ sông 
Hồng, đến bức tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay thế kỷ XVII ở chùa Bút 
Tháp lại cho thấy hình tượng Phật đồng hiện với triết thuyết “Tịnh - Mật tông hợp nhất”. 
 Sự độc đáo của Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm ở Việt Nam khác với các nước 
khác là sự kết hợp, đồng hiện hai biểu tượng Quan Âm là biểu tượng Thiên Thủ Thiên 
Nhãn Quan Âm (nghìn mắt, nghìn tay - sự vi diệu vô biên về quán sắc, quán hương, 
72 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
quán vị, quán xúc, quán pháp) và biểu tượng Thập Nhất Diện Quan Âm (với 11 khuôn 
mặt, kể cả ba khuôn mặt chính và đầu tượng Phật A di đà trên đỉnh, xếp theo 5 tầng). 
Đồng thời, phần bệ tượng hình chữ nhật có tạc hình tượng Quỷ Ác ma bị quy phục. Một 
hợp thể của “lục căn diệu dụng” và “tri, hành hợp nhất” từ giáo lý nhà Phật trở thành 
tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm cũng có thể xem là một kỳ tích. Vẻ mặt Phật 
vừa trang nghiêm, dũng mãnh, uy hùng, vừa đượm buồn, đậm nét nữ tính và dân gian 
cho rằng đó là hình ảnh Công chúa Diệu Thiện con vua nước Ấn Độ cổ xưa, do không 
vâng lời cha mà từ bỏ ngai vàng lên chùa tu tập, vua cha đốt chùa nơi nàng tu tập thì 
nàng được Thần Bạch Hổ cứu chạy sang tận chùa Hương Việt Nam 
 3. Cần chú trọng gìn giữ vẻ đẹp của tượng Phật trong chùa Việt ngày nay 
 3.1. Những tác động của xã hội đến nhận thức xây dựng, tạo tác tượng chùa Phật 
 Từ thời trung đại cho đến cận đại, nền cảnh kinh tế xã hội Việt Nam có thể nói 
là rất hạn chế so với Trung Hoa hay Ấn Độ. Các hang động Ajanta niên đại ở thế kỷ III 
TCN gần Aurangabad được đục trong vùng núi lửa Deccan thuộc ngọn đồi Sahyadri 
hiện còn lưu giữ nhiều kết cấu kiến trúc (Chaitya và sảnh cầu nguyện, Vihara (tịnh xá) 
hoặc tu viện) với nhiều tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ tường biểu hiện phong cách 
nghệ thuật Tiểu thừa một cách tuyệt vời. Hoặc những công trình to lớn kiểu chùa hang 
Vân Cương, Long Môn, Mạc Cao và Mạch Tích Sơn niên đại thế kỷ 5 thời Bắc Ngụy 
(thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). 
 Những ngôi chùa có sớm nhất được biết đến ở Bắc Bộ có từ thời Lý, kiến trúc 
chùa - tháp gắn liền với không gian làng xã u tịch, thuần phác. Theo sử truyền, bức 
tượng to lớn (là một trong 4 bảo vật An Nam Tứ Đại Khí) là tượng chùa Quỳnh Lâm cao 
6 trượng (tức đến gần 20m), nhưng sự chính xác đến đâu thì không rõ. Những bức 
tượng còn lại từ thế kỷ XI - XVIII đến nay phần lớn đặt trong điện thờ chính, phụ thuộc 
không gian kiến trúc. Thường chỉ cao lớn như tượng A di đà chùa Kim Liên hay tượng 
Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm là phổ biến. 
 Ngày nay, khi kinh tế phát triển mạnh mẽ, tính thực dụng lấn lướt mọi bề nhân 
sinh, thì sự ngộ nhận phải làm tượng to lớn, làm nhiều Bồ Tát để có thể khẳng định Phật 
Pháp (?!) Thay vì làm tượng Phật cho đúng, cho sát các quý tướng và vẻ vi diệu thần 
thông của Phật thì chúng ta lại chú trọng làm to, cao, lớn, kết cục là do quá lực mà phần 
lớn tượng không đạt đến độ chân xác, nhiều khi thô kệch, cẩu thả. Mặt khác, nhiều chùa ở 
Thanh Hóa hay địa phương khác do được cúng dường quá nhiều tượng nên bày đặt kín 
điện thờ không có quy củ, hoặc bày đặt ra sân nơi thì 500 vị A La hán, nơi thì 18 vị, lại có 
chùa do sân hẹp chỉ bày đặt 6 hoặc 8 tượng. Quả thật, xem ra như vậy là rất không nên. 
Lại có chuyện, ngày nay người ta có công nghệ đúc tượng hàng loạt, nên giá rất rẻ, đem 
cúng tặng chùa, khiến cho tượng ở các chùa quá giống nhau, rất thiếu ấn tượng. Đặc 
biệt, màu sắc quá rực rỡ, khô khan, phô trương, thiếu cảm xúc bởi chỉ là một mầu vàng 
 73 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
óng đơn điệu. Thực ra, màu sắc tượng Phật chính là màu áo Casa (kasaya). Theo Phật 
tích nguyên thủy, màu áo Casa là màu “hoại sắc”, tức là hỗn hợp của sắc tam chủng: 
màu gần như đen (màu thâm, màu bùn đất) + màu gần như xanh (màu rỉ đồng) + màu 
gần như đỏ (màu hoa quả). Những bức tượng cổ ở chùa Kim Liên, hay chùa Tây 
Phương hiện vẫn còn bảo lưu được lớp sơn son thếp vàng theo kiểu màu “hoại sắc” trên. 
 3.2. Những thay đổi tân kỳ trong tạo tác tượng Phật đương đại ở Thanh Hóa 
cần tránh 
 Trong lịch sử cổ đại, trung đại không bao giờ ngôi chùa Phật lại nhỏ bé, hoặc 
kém tráng lệ hơn các dinh thự của vua quan. Bởi Đức Phật được xem như vua của thế 
giới quá khứ - hiện tại - tương lai. Ngược lại, ngày nay một tín đồ là thương gia hay 
quan lại giàu có, họ sẵn sàng xây dinh thự to hơn nhiều lần ngôi chùa truyền thống. Sự 
chênh lệch theo cách so sánh này cũng là một mặt thúc đẩy nhiều chùa Việt đua nhau 
xây mới, đắp tượng mới hết sức to lớn nhằm hoằng dương Phật Pháp ở đầu thế kỷ XXI. 
Điều này có thể cảm thông, bởi đó là một cách cúng dường, tán thán Đức Phật mà thôi, 
song thực tế cũng sinh ra nhất nhiều phản cảm. 
 Thanh Hóa có nhiều chùa Phật niên đại từ thế kỷ XI - XVIII, tuy nhiên phần lớn 
đã hư hại, các di vật gốc còn lại rất hiếm. Bộ Tam thế bằng gỗ ở chùa Sùng Nghiêm 
Diên Thánh (Hậu Lộc) có niên đại thế kỷ XVIII thuộc loại tượng mẫu mực trong nghệ 
thuật tạo hình Phật giáo Việt Nam nhưng đã bị mất cắp. Một số chùa làm mới có thể 
xem là có chất lượng tốt cả kiến trúc và điêu khắc, có thể kể đến chùa Linh Cảnh (Thọ 
Xuân) với bộ Tam thế có cách tạo hình và sơn màu theo kiểu “hoại sắc - tâm chủng” cổ 
điển rất biểu cảm. Các chùa Tường Vân (Vĩnh Lộc), chùa Thanh Hà (Thành phố Thanh 
Hóa) còn bảo lưu được nhiều tượng Phật mang phong cách truyền thống Việt và lối sắp 
đặt tượng theo 5 tầng hoặc 6 tầng đảm bảo truyền thống cổ điển Đại Thừa, đôi khi có sự 
thay đổi ở các tầng thứ 4, 5, 6 do ảnh hưởng giữa các tông phái và tín ngưỡng bản địa. 
Tuy nhiên, một số vấn đề mà chúng tôi xin khuyến cáo phải chú trọng đến khi tạo tác 
tượng Phật là: 
 - Người tạo tác hình tượng Đức Phật chỉ có thể sáng tạo thành công khi thực tâm 
giác ngộ Phật Pháp và tự nguyện lao động tạc tượng như một sự cúng dường, tán thán 
Đức Phật. 
 - Sư trụ trì chùa phải có công đức cao dầy và trí tuệ khởi phát cao minh, thông 
tường kinh cổ, Phật Pháp để có thể dẫn dắt người tạo tác tượng giác ngộ, nhận ra những 
quý tướng, vẻ đẹp uy hùng, mẫm tiệp của Phật mà tạc theo. 
 - Phải nhận thức rằng căn duyên khởi xuất từ hình tượng Phật chỉ là một phương 
thức dẫn nhập, khai thông giúp mọi người vén màn u tối vô minh để giác ngộ. 
 Rõ ràng, chuẩn mực của tượng chùa xưa cần được tiếp nối, đó là không phải ở tỷ 
lệ tượng lớn hay bé, chùa cao hay thấp. Mà quan tâm chính yếu vẫn là chất lượng tạo 
74 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
tác, sự điêu luyện, sự công phu đạt được trong hình nét vi diệu, có thể lột tả được cốt 
cách, thần thái, quý tướng của Phật chân xác nhất. Nhờ đó giúp chúng sinh dễ dàng dẫn 
nhập, giác ngộ ra “Chân Nguyên Phật Pháp”. 
 Tài liệu tham khảo 
 [1]. Chan Khoon San (Lê Kim Kha biên dịch) (2011), Giáo trình Phật học, Nxb 
Phương Đông. 
 [2]. Học viện Phật giáo Việt Nam, Trí Siêu, Tuệ Sỹ (2016), Đại tạng kinh Việt 
Nam (Bộ A Hàm), Nxb Tôn giáo. 
 [3]. Kinh Tam Muội tạo tượng (biên soạn mới), ký hiệu lưu kho AC. 646. Viện 
Hán Nôm. 
 [4]. Pháp sư Tịnh Không (dịch giả Nguyên Trừng) (2002), Đại Thừa vô lượng 
thọ kinh, Nxb Tôn giáo. 
 [5]. Thích Minh Cảnh (2016), Từ điển Phật học Huệ Quang, Tập 2, Nxb Tổng 
hợp Tp Hồ Chí Minh. 
 [6]. Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Triết học (1998), Lịch sử Phật giáo 
Việt Nam, Nxb KHXH. 
 A STUDY ON THE BEAUTY OF TYPICAL BUDDHA STATUES 
 IN VIET NAM 
 People’s Teacher.Assoc.Prof. Dr. Le Van Tao 
 Abstract: “Visual arts of Buddhist culture may come from the advices of 
Buddha: a grain of rice is as big as Tu Di Mountain, so nothing can be done to 
compensate”. In Vietnam, many Buddha statues are also placed in the pagodas. 
Buddha statues are done for worshiping customs and to help people live better. The 
paper refers to the beauty of existing Buddha statues in Vietnamese pagodas. 
 Keywords: Buddha statues, visual art, Vietnam Fine Arts, Vietnamese pagodas 
 75 

File đính kèm:

  • pdfnghiem_ve_ve_dep_trong_tao_tac_cac_pho_tuong_phat_dien_hinh.pdf