Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn là một trong những nghĩa vụ bắt buộc thực hiện và

pháp luật ưu tiên sự tự nguyện thoả thuận về nghĩa vụ cấp dưỡng dựa trên khả năng của các bên

khi ly hôn. Cấp dưỡng là một chế định quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nước

ta hiện nay, là vấn đề này ngày càng được quan tâm. Việc cấp dưỡng nhằm đảm bảo cho người

được cấp dưỡng được hưởng sự quan tâm, chăm sóc về vật chất và tinh thần, có đủ điều kiện tồn

tại và phát triển. Sau nhiều lần sửa đổi, Luật hôn nhân và gia đình 2014 với quy định về nghĩa vụ

cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn ngày càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, những bất cập là

không thể tránh khỏi. Bài viết sẽ làm sáng tỏ các vấn đề cấp dưỡng cho con cái khi cha mẹ ly hôn,

qua đó đồng thời chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật

hiện nay.

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn trang 1

Trang 1

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn trang 2

Trang 2

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn trang 3

Trang 3

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn trang 4

Trang 4

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn trang 5

Trang 5

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 2220
Bạn đang xem tài liệu "Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn
ân thân của các bên trong quan 
hệ cấp dưỡng (bên có nghĩa vụ cấp dưỡng và bên được cấp dưỡng), vì vậy nghĩa vụ cấp dưỡng là 
nghĩa vụ không được chuyển giao cho người khác mà phải do chính người có nghĩa vụ thực hiện và 
việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng phải được thực hiện cho người có quyền được cấp dưỡng. 
Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở hôn nhân, huyết 
thống hoặc nuôi dưỡng. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định ‚Nghĩa vụ cấp dưỡng được 
thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, 
giữa vợ chồng theo quy định của Luật này‛ tại khoản 1 Điều 50, Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã 
bổ sung thêm chủ thể của quan hệ cấp dưỡng đó là cô, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột tại khoản 1 
Điều 107. Do yếu tố tình cảm gắn bó giữa các chủ thể, nên nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện một 
cách tự nguyện, không tính toán giá trị tài sản đã cấp dưỡng, không đòi hỏi người cấp dưỡng hoàn 
lại số tiền tương ứng. Mặt khác, không phải lúc nào nghĩa vụ cấp dưỡng cũng đặt ra chỉ trong 
trường hợp với điều kiện nhất định thì nghĩa vụ cấp dưỡng mới phát sinh. Vì vậy quan hệ cấp dưỡng 
không mang tính đền bù ngang giá. 
Chế định cấp dưỡng trong Luật hôn nhân và gia đình đã góp phần quan trọng về việc củng cố bền 
vững mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Việc cấp dưỡng mang tính chất tương trợ giữa các 
thành viên trong gia đình, đây là một hoạt động được khuyến không chỉ riêng các thành viên trong 
gia đình mà còn cả toàn xã hội. Nghĩa vụ cấp dưỡng thể hiện giá trị tốt đẹp về tình cảm gắn bó, 
đoàn kết, yêu thương nhau, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, góp phần ổn định đời 
sống và xã hội. Chế định cấp dưỡng lại càng cần thiết hơn trong trường hợp cha mẹ ly hôn, con cái 
sẽ là người bị ảnh hưởng và thiệt thòi về mặt tâm lý. Việc đảm bảo nghĩa vụ cấp dưỡng nhằm tạo 
điều kiện cho con cái có cuộc sống bình thường và có thể phát triển như bao đứa trẻ khác. Nghĩa vụ 
cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly hôn được xác định trên cơ sở quyền và nghĩa vụ giữa vợ và 
chồng đảm bảo cho bên khó khăn, túng thiếu có thể ổn định cuộc sống sau khi ly hôn. 
2 NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ NGHĨA VỤ CẤP 
DƯỠNG CHO CON SAU KHI CHA MẸ LY HÔN 
Đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 
2014 thì: ‚Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con‛. Như vậy, sau khi ly 
hôn nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con sẽ phát sinh khi cha, mẹ là người không trực tiếp 
nuôi con. 
Đối với người được cấp dưỡng: Theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: ‚Cha, 
mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao 
động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống 
chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con‛. Trong trường hợp cha, mẹ sau khi ly hôn 
và không sống chung cùng con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thuộc các đối tượng gồm: Con 
1643 
chưa thành niên và con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự 
nuôi mình. 
Thông thường khi con cái không sống chung với cha mẹ thì nghĩa vụ nuôi dưỡng trở thành nghĩa vụ 
cấp dưỡng. Nghĩa là nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra đối cha/mẹ – người không trực tiếp nuôi dạy 
đứa trẻ [2]. Có hai trường hợp để xác định ai là người có quyền nuôi dạy đứa trẻ, ai là người có 
nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: 
Trường hợp 1: Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 110 Luật Hôn 
nhân và gia đình 
Hai bên tự thỏa thuận hoặc Tòa án chỉ định người trực tiếp nuôi con dựa trên các căn cứ sau: 
– Các bên không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được. 
– Đảm bảo quyền và lợi ích của đứa trẻ kể cả về vật chất và tinh thần. 
Trường hợp 2: Người trực tiếp nuôi con đồng thời cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng: Điều 110. Nghĩa vụ 
cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con ‚Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con 
đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp 
không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con‛. 
Tòa án xem xét việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của người trực tiếp nuôi con dựa trên: 
– Mức độ vi phạm. Những vi phạm này phải chưa đạt đến mức độ nghiêm trọng để có thể yêu 
cầu Tòa án xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi. 
– Có yêu cầu Tòa án yêu cầu bên trực tiếp nuôi con từ bên không trực tiếp nuôi con thực hiện 
cam kết thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con một khoản tối thiểu để đảm bảo nh cầu thiết 
yếu và cơ bản của con. 
Điều này nhằm đảm bảo việc nuôi con của bên trực tiếp nuôi con có trách nhiệm hơn, tránh trường 
hợp bỏ bê, không quan tâm con cái do thù ghét chồng/vợ trước hoặc lấy lý do đời sống khó khăn 
để yêu cầu mức cấp dưỡng cao hơn. 
Phương thức cấp dưỡng được xác định ưu tiên qua sự thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản hoặc 
bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án. Nếu không tự thỏa thuận được sẽ do Tòa 
án quyết định theo quy định tại Điều 117 Luật HN&GĐ 2014 thì có hai phương thức cấp dưỡng: 
– Cấp dưỡng theo định kỳ: Đến kỳ cấp dưỡng cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu 
trong quá trình thực hiện mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về 
kinh tế, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức 
cấp dưỡng hoặc tạm ngừng cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa 
án giải quyết. 
– Cấp dưỡng một lần: Phương thức cấp dưỡng một lần thuận tiện và có lợi cho trẻ hơn so với 
phương thức cấp dưỡng định kỳ, tránh tình trạng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng và trẻ và 
người trực tiếp nuôi con được hưởng phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ khoản tiền cấp dưỡng 
1644 
đó. Tuy nhiên do số tiền cấp dưỡng theo phương thức này có giá trị tương đối lớn nên chỉ phù 
hợp khi người cấp dưỡng có điều kiện kinh tế. 
Tương tự như cách xác định phương thức cấp dưỡng, mức cấp dưỡng ưu tiên do các bên tự thỏa 
thuận bằng văn bản hoặc bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án. Nếu không tự 
thỏa thuận được sẽ do Tòa án quyết định theo quy định Điều 116 Luật HN&GĐ 2014 về mức cấp 
dưỡng của người có nghĩa vụ cấp dưỡng: 
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám 
hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ 
cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì 
yêu cầu Tòa án giải quyết. 
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các 
bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. 
Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người đã chấp nhận mức cấp dưỡng thấp hơn những nhu cầu thiết 
yêu của con trên thực tế, thậm chí là không yêu cầu cấp dưỡng với mong muốn có được quyền nuôi 
con. Điều này đồng thời vi phạm nghiêm trọng Luật HN&GĐ cũng như gây ảnh hưởng tới quyền và 
lợi ích hợp pháp của đứa trẻ. 
Theo số liệu báo cáo từ ngành Tòa án, trong gần 2 năm (từ tháng 1/2016 đến cuối tháng 8/2017), 
các Tòa án trong tỉnh đã thụ lý giải quyết tổng cộng 3.884 vụ ly hôn. Trong đó, các huyện, thị xã, 
thành phố giải quyết ly hôn 3.745 vụ. Tỷ lệ ly hôn tập trung nhiều ở các khu đô thị ,thành phố lớn, ở 
nông thôn thì tỷ lệ này cũng không phải là ít. So sánh với tổng thụ lý các loại vụ án chung là 8.009 
vụ, thì riêng án ly hôn đã chiếm tỷ lệ gần 50%. Năm 2019, các vụ án hôn nhân và gia đình mà Tòa 
án phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm trên cả nước là 256.793 vụ, trong đó ly hôn do mâu 
thuẫn gia đình chiếm tới 84,2% tổng số các vụ án ly hôn mà Tòa án đã giải quyết. Theo công trình 
nghiên cứu xã hội học của TS Nguyễn Minh Hòa (Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM), tỷ 
lệ ly hôn ở Việt Nam là 31,4%. 60% số vụ ly hôn này thuộc về các gia đình trẻ, tuổi vợ chồng chỉ từ 21 
đến 30, trong đó 70% số vụ ly hôn khi kết hôn 1-7 năm và hầu hết đã có con [3]. 
Tại Thành phố Hồ Chí Minh theo Báo điện tử VTV News thống kê thì hiện nay cứ trung bình 2,7 cặp 
kết hôn thì sẽ có 1 cặp ly hôn trong đó độ tuổi ly hôn dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ 30% và có xu hướng 
tăng qua từng năm [4]. Năm 2018, số vụ ly hôn ở Thành phố Hồ Chí Minh là 1940 vụ và những vụ có 
yêu cầu cấp dưỡng chỉ chiếm 1%. Hầu hết các vụ việc ly hôn thì các đương sự đều tự thỏa thuận với 
nhau về vấn đề cấp dưỡng nuôi con. 
Trong thực tiễn không phải mọi trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng đều nghiêm chỉnh thực 
hiện nghĩa vụ của mình. Khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng không nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ 
của mình, quyền lợi của người được cấp dưỡng sẽ không được bảo đảm. Chính vì thế, để đảm bảo 
quyền và lợi ích hợp pháp của người được cấp dưỡng, người được cấp dưỡng được pháp luật trao 
cho quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải 
nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ cấp dưỡng của mình đồng thời áp dụng các biện pháp chế tài 
đối với những người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. 
1645 
3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CHO CON SAU KHI CHA MẸ 
LY HÔN 
Dù trong trường hợp nào miễn là khi một bên được Tòa xác định có nghĩa vụ nuôi con thì bên còn 
lại nhất thiết phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bên trực tiếp nuôi con. Quy định của pháp luật cũng 
như quyết định của Tòa cần hạn chế tối thiểu việc cha mẹ tự thỏa thuận với nhau khi một bên giành 
được quyền nuôi con thì bên còn lại không cần thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Vì việc cấp dưỡng là 
quyền cũng là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, không có lý do gì người cha, người mẹ được quyền 
từ chối việc cấp dưỡng cho con cái. Mặc khác, việc để cho một bên tự nuôi con mà không có sự trợ 
cấp của bên kia, trong thực tế đôi khi không khả thi. Bởi lẽ khi ly hôn, thì nhiều trường hợp người 
cha, mẹ đang trực tiếp nuôi con phải tự mình lao động để nuôi bản thân hoặc cả gia đình và con 
của họ, như vậy đứa con có thực sự được đảm bảo có sự chăm sóc tốt nhất hay không. Lúc này sự 
góp sức của người còn lại là thực sự cần thiết dù là ít hay nhiều. Vì vậy Tòa án nhất thiết phải quan 
tâm đến nghĩa vụ cấp dưỡng của bên không trực tiếp nuôi con đối với bên nuôi con trong trường 
hợp có sự thỏa thuận như đã đề cập trên. 
Khi vợ, chồng xác định không thể sống chung và đi đến quyết định ly hôn thì họ cũng cần xác định 
ai nuôi con. Trái với việc giành quyền nuôi con trên thực tế cũng xảy ra tình huống cha, mẹ đùn đẩy 
trách nhiệm nuôi con cho nhau. Ai cũng cho rằng mình có lý do để không thể nuôi con trực tiếp 
được, hoặc cũng chính từ việc đùn đẩy đó để họ có thể dễ dàng trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc 
thông qua việc cấp dưỡng sau này đối với con. Có nhiều cha mẹ vì để thuận lợi cho cuộc sống sau 
khi kết hôn đã đi đến thỏa thuận để cho một người khác nuôi con của mình. Trong trường hợp này 
cần có quy định của luật yêu cầu người cha người mẹ đó phải chứng minh được người thứ ba nuôi 
con đó có đủ điều kiện để nuôi con hay không như về tuổi, năng lực hành vi dân sự, khả năng tài 
chínhvà bản thân những cha, mẹ cũng phải có cam kết với Tòa án sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp 
dưỡng đối với con. Nếu không thực hiện được như vậy thì Tòa có quyền bắt buộc một bên phải nuôi 
dưỡng và bên còn lại phải cấp dưỡng cho con. 
Quy định tại Điều 109 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có phần chưa rõ ràng, cụ thể tại cụm từ ‚thì 
những người này thỏa thuận với nhau‛, sự quy định như vậy có phần chưa cụ thể làm cho người 
đọc có phần khó hiểu. Vì ‚những người này‛ là những người có nghĩa vụ cấp dưỡng hay là giữa 
những có nghĩa vụ cấp dưỡng với người được cấp dưỡng. Từ ngữ được sử dụng như vậy, đối với 
người tìm hiểu luật thì có thể là hiểu nhưng không phải ai cũng có thể hiểu đúng ý của nhà làm 
luật. Vì vậy cụm từ ‚những người này‛ cần được thay thế bằng một cụm từ khác thể hiện đúng chủ 
thể mà nhà làm luật muốn đề cập ở đây là ai. 
Đối với Điều 115 Luật Hôn nhân & Gia đình: Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn cơ 
quan nhà nước cần có văn bản dưới luật hướng dẫn điều này. Bởi lẽ không phải trong mọi trường 
hợp khi ly hôn mà một bên vợ chồng gặp khó khăn, túng thiếu mà có lý do chính đáng thì điều 
được quyền yêu cầu bên kia cấp dưỡng cho mình. Có thể người vợ hoặc chồng đó sau khi ly hôn 
không kết hôn với người khác mà chỉ chung sống như vợ chồng với một người nào đó, tuy nhiên 
người vợ hoặc chồng này vẫn được người kia thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Trong trường hợp này 
là bất hợp lý, vì vậy cần có văn bản hướng dẫn quy định rằng nếu người còn lại chứng minh người 
1646 
vợ hoặc chồng của họ mặc dù không kết hôn với người khác nhưng đã chung sống với một người 
khác thì mình không còn nghĩa vụ phải cấp dưỡng nữa. Có quy định như vậy mới thỏa đáng và bảo 
vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. 
Về mức cấp dưỡng: Để khắc phục bất cập về mức cấp dưỡng, pháp luật nên quy định mức cấp 
dưỡng tính trên phần trăm thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc lấy mức tiền lương tối 
thiểu làm định khung để quy định mức cấp dưỡng (kể cả trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp 
dưỡng không phải người làm công ăn lương). Để đến khi có sự thay đổi về mức lương thì căn cứ 
vào đó cơ quan thi hành án áp dụng vào từng thời điểm thi hành án thì mới có thể bảo đảm quyền 
lợi cho người được cấp dưỡng và tránh thiệt thòi cho người trực tiếp nuôi con. 
Thi hành án dân sự đối với nghĩa vụ cấp dưỡng cho con: Mở rộng áp dụng các biện pháp 
xử lý hành chính hoặc cưỡng chế thi hành đối với các trường hợp trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng 
như vì để tránh nghĩa vụ cấp dưỡng mà người đó đã tẩu tán tài sản bằng cách giả vờ chuyển 
nhượng hoặc tặng cho lại một người khác nữa. Nếu bên được cấp dưỡng có bằng chứng chứng 
minh người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng tùy hậu quả gây ra mà có 
thể là bị xử lý hành chính hay hình sự, có như vậy mới thực sự buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng 
nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ của mình. Cần phải sát sao hơn nữa trong công tác của cơ quan 
thi hành án. Đẩy mạnh việc thực thi áp dụng pháp luật trên thực tế đối với nghĩa vụ cấp dưỡng, ai 
không thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của mình thì cần có biện pháp xử lý thích hợp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] ThS. Ngô Thị Vân Anh, 2018, Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con, Tạp chí Nghiên cứu 
Lập pháp số 16(368), tr.46. 
[2] Quyết định số 138/2015/ DS – GĐT là một ví dụ điển hình: người vợ đã yêu cầu chồng ‚hoàn 
trả chi phí nuôi con trong thời gian ly thân‛ (20 tháng). 
[3] Trung tâm tin tức VTV24, 2017, Báo động tình trạng ly hôn ở các gia đình trẻ, xem tại 
link:https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/bao-dong-tinh-trang-ly-hon-o-cac-gia-dinh-tre 
20170801190658797.htm 
[4] Tuấn Anh, 2019, Hoảng hốt tỷ lệ vợ chồng ly hôn ở Việt Nam, xem tại link: 
https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/hoang-hot-ty-le-vo-chong-ly-hon-o-viet-nam-1234606.html 

File đính kèm:

  • pdfnghia_vu_cap_duong_cho_con_khi_cha_me_ly_hon.pdf