Nghề đúc đồng Trà Đông với định hướng phát triển loại hình du lịch làng nghề
Tóm tắt: Trà Đông (còn gọi là Kẻ Chè) là một làng nghề thủ công truyền thống
nổi tiếng và có vị trí quan trọng trong hệ thống làng nghề của xứ Thanh. Trải qua hàng
ngàn năm tồn tại và phát triển, nghề đúc đồng Trà Đông vẫn bảo lưu được nghề cổ
truyền do cha ông để lại. Vì vậy, bên cạnh việc duy trì nghề đúc đồng truyền thống, tác
giả đưa ra một số giải pháp định hướng phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch
trong thời gian tới.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Nghề đúc đồng Trà Đông với định hướng phát triển loại hình du lịch làng nghề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghề đúc đồng Trà Đông với định hướng phát triển loại hình du lịch làng nghề
2015 thì mới có khoảng 120.000 lượt khách đến tham quan hoặc kết hợp ghé thăm các làng nghề truyền thống, chiếm tỷ lệ 5,7%. Đối với Trà Đông, đây là làng nghề nổi tiếng trong tỉnh và có vị trí thuận lợi, nằm cạnh quốc lộ 45, trên tuyến du lịch quan trọng của tỉnh (thành phố Sầm Sơn - thành phố Thanh Hóa - huyện Vĩnh Lộc - huyện Cẩm Thủy - huyện Bá Thước), rất thuận lợi cho việc đưa khách đến tìm hiểu, tham quan. Mặt khác, năm 2014, làng nghề đúc đồng Trà Đông đã được y ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa lựa chọn là một trong 15 làng để đầu tư phát triển trở thành điểm du lịch làng nghề theo Quyết định số 3136/QĐ-UBND. Đây là cơ hội tốt để làng nghề Trà Đông tận dụng các nguồn lực phát triển sản xuất, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của chương trình. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để làng nghề dựa vào các lợi thế sẵn có nhằm tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng cư dân từ hoạt động du lịch. Hiện nay, chính quyền xã Thiệu Trung cũng cho quy hoạch khu làng nghề với diện tích trên 5 ha, có vị trí thuận lợi cho việc tham quan của du khách. Đến thời điểm này, đã có 32 hộ tham gia vào khu quy hoạch làng nghề, chính quyền xã đã xây dựng, đưa vào sử dụng khu trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm với diện tích 1.000 m2 từ đầu năm 2015. Cùng với khu trưng bày của xã, mỗi hộ làm nghề đều có khu trưng bày riêng, rất thuận lợi cho khách đến tham quan, tìm hiểu. Việc quan tâm đầu tư và cho quy hoạch khu sản xuất tập trung của chính quyền xã Thiệu Trung là điều kiện hết sức thuận lợi để bà con duy trì nghề truyền thống cũng như tiến tới gắn hoạt động của làng nghề với vấn đề phát triển du lịch. Tuy nhiên, số lượng khách du lịch đến với làng nghề còn rất hạn chế. Theo ông Trần Thanh Lạc - Chủ tịch UBND xã Thiệu Trung, đến Trà Đông chủ yếu là các đoàn khách tham quan của tỉnh, trung ương chứ chưa có khách theo tour. Nguyên nhân của tình trạng trên là do các cơ sở sản xuất ở Trà Đông còn mang tính tự phát, có quy mô nhỏ. Làng nghề chưa hình thành được một tổ chức hoạt động NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 124 sản xuất, đa phần còn ở dạng quy mô gia đình, tự sản xuất, tự tìm kiếm thị trường, sản phẩm còn đơn điệu, chưa có sản phẩm theo nhu cầu thị hiếu của khách tham quan du lịch, chậm thích ứng với thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Các sản phẩm ở Trà Đông chủ yếu là phục vụ thờ cúng trong các đình, đền, chùa, nhà thờ như: các loại tượng, hoành phi, câu đối... Các sản phẩm đồ lưu niệm phục vụ nhu cầu của khách du lịch còn rất hạn chế, chỉ có trống đồng loại nhỏ và tượng các danh nhân. Trao đổi với nghệ nhân Lê Văn Bảy, chúng tôi được biết các hộ làm nghề ở Trà Đông chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng của khách. Khách hàng thích sản phẩm nào, mẫu mã ra sao, các nghệ nhân sẽ đúc theo yêu cầu của du khách kể cả các sản phẩm đồ lưu niệm. Chính vì cách làm này nên các sản phẩm ở Trà Đông còn khá đơn điệu, thiếu tính hấp dẫn. Đặc biệt, các sản phẩm của Trà Đông có giá thành tương đối cao nên không phải du khách nào khi đến tham quan cũng có thể mua được đồ lưu niệm. Mặt khác, đội ngũ lao động có thể tham gia vào hoạt động du lịch tại làng nghề còn thiếu và yếu. Hiện nay, các nghệ nhân và người lao động tại các xưởng đúc đồng không hề có kiến thức và kỹ năng trong hoạt động phục vụ du khách.Ngay cả chính quyền địa phương khi chúng tôi trao đổi về vấn đề phát triển du lịch làng nghề, họ cho rằng đây là lĩnh vực mới, khó và cần có lộ trình và thời gian để thực hiện. Chính vì vậy, các hoạt động giúp du khách trải nghiệm tại làng nghề hầu như chưa được quan tâm nên chưa tạo được sức hút. Việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh làng nghề chưa được quan tâm đúng mức. Hiện chỉ có một số hộ làm nghề tự lập ra các tài khoản trên mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm của gia đình chứ chính quyền địa phương chưa có động thái quyết liệt trong công tác quảng bá hình ảnh của làng nghề. Mặt khác, các doanh nghiệp lữ hành chưa quan tâm, khai thác loại hình du lịch này nên không đưa khách đến tham quan tại làng nghề cho dù làng nghề Trà Đông nằm ngay quốc lộ và trên lộ trình tuyến du lịch quan trọng của tỉnh. 3. Một số giải pháp để phát triển du lịch tại làng nghề đúc đồng Trà Đông Phát triển làng nghề đúc đồng Trà Đông gắn với hoạt động du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Hoạt động du lịch ở làng nghề Trà Đông trong những năm qua vẫn còn ở dạng tiềm năng. Trong định hướng phát triển du lịch tại địa phương cần có những quyết sách rõ ràng, chiến lược lâu dài và bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác du lịch. Trên cơ sở khảo sát thực tế chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 125 *Giải pháp về cơ chế chính sách cho phát triển du lịch Trong những năm qua, chính quyền xã Thiệu Trung đã ban hành những chính sách khuyến khích bà con khôi phục và mở rộng sản xuất, phát triển đội ngũ thợ làm nghề cũng như công tác đào tạo, truyền nghề cho các thế hệ sau. Tuy nhiên, để phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch, trong thời gian tới chính quyền xã Thiệu Trung cần xây dựng những kế hoạch cụ thể cho hướng phát triển này. Theo đó, cần ưu tiên nguồn ngân sách cho việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo các tiêu chí phục vụ du lịch như khu đón tiếp khách, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, chỉnh trang lại khuôn viên làng nghề Bên cạnh đó, chính quyền xã cần có cơ chế khuyến khích các hộ ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới mẫu mã sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng. Cùng với đó là khuyến khích thành lập các tổ, hội sản xuất. Hội sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng sản xuất, tìm kiếm thêm thị trường, đấu mối với các doanh nghiệp du lịch tổ chức các tour đưa du khách đến với các làng nghề. *Giải pháp về đội ngũ nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động du lịch Bên cạnh định hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch, trong thời gian tới, chính quyền xã cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên theo hướng kết hợp thợ nghề kiêm hướng dẫn viên du lịch. Không ai khác, những nghệ nhân, thợ làm nghề sẽ là những người hướng dẫn viên tốt nhất để giới thiệu cho du khách về truyền thống, lịch sử và quy trình làm nghề Mặt khác, chính quyền cần tuyên truyền, giải thích để các hộ sản xuất và cộng đồng cư dân thấy được vai trò và lợi ích khi tham gia vào hoạt động phục vụ du khách. Cùng với đó là tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng cư dân. Thông qua các buổi tập huấn, người dân được trang bị các kiến thức cơ bản như: các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, kiến thức về du lịch làng nghề, kỹ năng giao tiếp, ứng xử và phục vụ du khách. Cần hình thành đội ngũ quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại làng nghề; huy động cộng đồng dân cư tại làng nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch. Trong đó, ưu tiên vinh danh những nghệ nhân và khuyến khích những nghệ nhân này trực tiếp hướng dẫn khách du lịch sản xuất sản phẩm. *Xây dựng mô hình sản phẩm du lịch làng nghề đáp ứng chuỗi nhu cầu của du khách Để khai thác có hiệu quả hoạt động du lịch, các làng nghề cần thỏa mãn ít nhất 03 nhu cầu của du khách đó là: xem, trải nghiệm và mua sản phẩm. Vì vậy, khi các đoàn khách đến với làng nghề đúc đồng Trà Đông, họ phải được chứng kiến quy trình đúc đồng và phải biết các sản phẩm đồ đồng được làm ra từ những nguyên liệu gì? Sau đó, NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 126 là trải nghiệm, bắt tay vào làm thử một số công đoạn, để có những cảm nhận. Cuối cùng, là mua các sản phẩm sẵn có và do mình làm ra làm quà lưu niệm. Để đáp ứng chuỗi nhu cầu này, các nghệ nhân làng nghề đúc đồng Trà Đông phải thực hiện đồng bộ 03 việc: biểu diễn, hướng dẫn, tư vấn bán các sản phẩm cho du khách. Khi biểu diễn quy trình sản xuất phải lựa chọn các địa điểm rộng rãi, thoáng mát, hợp vệ sinh, giao thông thuận tiện. Có thể chọn địa điểm là các xưởng đúc đồng đang hoạt động nhưng đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Người hướng dẫn du khách trải nghiệm phải lành nghề, có kỹ năng giao tiếp, khả năng diễn giải tốt. Có thể kết hợp với những hướng dẫn viên thạo ngoại ngữ để phiên dịch nhằm tăng hiệu quả giao tiếp đối với khách nước ngoài. Cuối cùng, phải có cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Các cửa hàng này phải mang dấu ấn văn hóa và lối sống của làng nghề. Chẳng hạn, Trà Đông là làng quê cổ kính nên có thể sử dụng kiến trúc xưa và những vật liệu như gỗ, ngói, gạch nung để xây dựng cửa hàng nhằm tạo cảm giác hoài cổ cho du khách. Các cửa hàng cần niêm yết giá công khai bằng ngôn ngữ Việt, Anh để du khách dễ dàng lựa chọn và có các dịch vụ kèm theo như gói quà, giao hàng Ngoài ra, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện để du khách được tham quan phong cảnh và lối sống của làng nghề, các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn để họ hiểu hơn về lịch sử lâu đời của làng nghề. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách, việc đa dạng mẫu mã của sản phẩm cũng cần được quan tâm. Các hộ đúc đồng ở Trà Đông cần xác định phải làm ra những sản phẩm đáp ứng những yêu cầu về chất lượng, giá cả và thị hiếu của du khách. Vì vậy, làng nghề phải không ngừng nghiên cứu đổi mới, đa dạng hóa kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại. Sản phẩm không chỉ mang phong cách truyền thống mà còn thích ứng với nhu cầu thẩm mỹ hiện đại. *Giải pháp về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Chính quyền các cấp cần nhanh chóng đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông cần phải được quan tâm đầu tiên. Các sản phẩm du lịch hấp dẫn nhưng điều kiện giao thông không thuận lợi thì sẽ không thu hút được khách du lịch. Làng nghề đúc đồng Trà Đông nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 12 km, nằm trên trục quốc lộ 45 nên vị trí giao thông rất thuận lợi. Tuy nhiên, quốc lộ 45 hiện nay đã xuống cấp và mặt đường rất hẹp không đáp ứng tốt nhu cầu đi lại và tham quan của các đoàn khách. Do đó, cần nâng cấp và cải tạo tuyến đường huyết mạch này vừa phục vụ hoạt động du lịch vừa đáp ứng nhu cầu dân sinh. Mặt khác, cần hoàn thiện khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm làng nghề theo hướng phù hợp với các sản phẩm truyền thống và mở rộng quy mô đảm bảo nhu cầu tham quan của du khách. Cùng với đó là xây dựng, cải tạo hệ thống tiêu thoát nước, các NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 127 điểm thu gom, xử lý chất thải của các làng nghề để môi trường cảnh quan làng nghề luôn thông thoáng, sạch sẽ đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ. *Kết nối làng nghề đúc đồng Trà Đông với các chương trình du lịch Như đã phân tích, làng Trà Đông chỉ cách thành phố Thanh Hóa 12 km, thuận lợi về giao thông với hệ thống những di tích lịch sử - văn hóa hấp dẫn nằm trên tuyến du lịch theo hành trình từ thành phố Sầm Sơn - thành phố Thanh Hóa - Vĩnh Lộc - Cẩm Thủy - Bá Thước. Đây là cơ sở để hình thành một tuyến du lịch làng nghề gắn với du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng biển. Vì vậy, trong thời gian tới, ngành du lịch địa phương cần tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch làng nghề, tổ chức các đoàn farmtrip cho các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh đến tham quan, tìm hiểu và đề xuất hướng khai thác tại làng nghề. Chính quyền và người dân Trà Đông phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản về đón tiếp khách để các doanh nghiệp lữ hành sẵn sàng xây dựng các chương trình du lịch có điểm đến làng nghề đúc đồng Trà Đông. *Xây dựng chiến lược quảng bá thương hiệu làng nghề đúc đồng Trong những năm qua, bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề, việc tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hình ảnh làng nghề đúc đồng đã được địa phương và các hộ làm nghề quan tâm. Vì vậy, để hình ảnh làng nghề được biết đến rộng rãi hơn nữa đòi hỏi phải có một chiến lược quảng bá và tiếp thị sản phẩm trong thời gian tới. Quảng bá và tiếp thị sản phẩm có rất nhiều hình thức nhưng đảm bảo nội dung chủ yếu là giới thiệu nghề đúc đồng và sản phẩm làng nghề. Quảng bá sản phẩm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, internet, radio) và các ấn phẩm quảng cáo (brochure, tập gấp, tờ rơi, video, phim quảng cáo). Đưa sản phẩm tham gia các hội chợ thương mại, hội chợ du lịch, các lễ hội Đây vừa là kênh thông tin quảng cáo vừa là kênh phân phối hiệu quả và trực tiếp nhất. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó chú trọng các phương tiện thông tin hiện đại. Thường xuyên cập nhật thông tin giới thiệu làng nghề và hoạt động du lịch làng nghề trên các trang web về du lịch. Tổ chức đánh giá hiệu quả công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm nghề đúc đồng bằng cách tổ chức điều tra, đánh giá thị trường, thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng để điều chỉnh chất lượng sản phẩm và công tác quản lý, tổ chức hoạt động phục vụ khách. 4. Kết luận Làng nghề đúc đồng Trà Đông đã trải qua nhiều bước thăng trầm, lúc thịnh, lúc suy nhưng vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay. Điều này cho thấy tầm quan trọng của nghề đúc đồng trong sinh hoạt cộng đồng và nhu cầu của xã hội. Nghề đúc đồng Trà Đông đã mang lại cho cư dân làng nghề một cuộc sống no đủ kể cả những năm còn nhiều khó khăn. Trong giai đoạn hiện nay, phát huy nội lực văn hóa gắn với hoạt động NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 128 du lịch sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tạo nên một sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng với sự tham gia của chính cộng đồng cư dân Trà Đông. Từ đó, sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng cư dân địa phương và góp phần bảo tồn, phát huy những bản sắc văn hóa độc đáo của từng vùng miền, địa phương. Tài liệu tham khảo [1]. Trần Thị Vân Anh (2011), Nghề đúc làng Tống Xá, Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Văn hóa học, lưu tại phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. [2]. Ban Nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hóa (1999), Nghề thủ công truyền thống Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa, tập 1. [3]. Bùi Thiết (2000), Việt Nam thời cổ xưa, Nxb Thanh niên. [4]. Kỷ yếu Hội thảo khoa học (1993), Lê Văn Hưu và công trình nghiên cứu Danh nhân Thanh Hóa, Trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hóa. TRA DONG BRONZE CASTING HANDICRAFT VILLAGE AND THE ORIENTATION OF DEVELOPING TRADITIONAL HANDICRAFT VILLAGES Vu Van Tuyen, Ph.D Nguyen Thi Giang, M.A Abstract: Tra Dong (also known as Ke Che) is a well known traditional handicraft village in the system of traditional handcraft villages in Thanh land. Experiencing thousands of years of existence and development, Tra Dong bronze casting handicraft village has preserved traditional crafts left by his father. Therefore, along with the preservation of bronze casting craft, the paper presents some solutions to develop the traditional handicraft villages associated with domestic tourism activities in the coming time. Keywords: Tra Dong, craft, bronze casting (Người phản biện: TS. Lê Thị Lệ; ngày nhận bài: 22/8/2017; ngày gửi phản biện 25/8/2017; ngày duyệt đăng 30/12/2017)
File đính kèm:
- nghe_duc_dong_tra_dong_voi_dinh_huong_phat_trien_loai_hinh_d.pdf