Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

Tóm tắt

Trong Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0, cơ hội đến với ngành du lịch Việt Nam là rất lớn khi có

thể ứng dụng các thành tựu kỹ thuật số để tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ.

đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng đặt ra thách thức

không hề nhỏ cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và lao động du lịch, cần có những giải pháp kịp thời để

chủ động đón nhận cơ hội mới.

Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 trang 7

Trang 7

Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 trang 8

Trang 8

Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 7320
Bạn đang xem tài liệu "Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0
yêu cầu. Công ty này áp dụng ứng 
dụng di động giúp đặt tour, vé máy bay, khách sạn, 
gói combo Holidays (gồm vé máy bay và khách 
sạn, tour du lịch) chỉ bằng một vài thao tác trên 
ứng dụng di động. Ngoài ra, khách hàng có thể 
tìm kiếm, so sánh giá các sản phẩm du lịch và cập 
nhật chính xác 24/24h tình trạng sản phẩm du lịch. 
Một xu thế kết hợp khác, tuy không mới nhưng 
cũng hứa hẹn nhiều tiềm nĕng khi áp dụng công 
nghệ trong lĩnh vực du lịch và y tế. CMCN 4.0 sẽ 
giúp ngành y tế tạo lập chuỗi giá trị, chĕm sóc sức 
khoẻ con người từ tất cả các khía cạnh liên quan 
như thói quen sinh hoạt, ĕn uống, tập luyện, bổ 
sung các chất thiết yếu, phòng bệnh, chữa bệnh 
một cách đơn giản, chính xác và ít tốn kém nhất. 
Phần mềm có thể kết nối với hệ thống chẩn đoán 
các chỉ số về chức nĕng chuyển hóa trong cơ 
thể và đưa ra những lựa chọn các điểm nghỉ 
dưỡng phù hợp nhất, cũng như những lựa chọn 
điều trị để người bệnh được điều trị tốt nhất. 
Cải thiện điều kiện làm việc của đội ngũ làm du lịch
Quá trình robot tự động hóa, báo cáo tự động và 
trợ lý ảo sẽ trở nên phổ biến. Mỗi du khách sẽ 
có "robot tư vấn" khi sử dụng các thiết bị thông 
minh như điện thoại, máy tính bảng... Robot tự 
động và trí tuệ nhân tạo có thể thực hiện lao động 
chân tay cũng như các công việc có liên quan đến 
thuật toán và tổ chức và chúng không yêu cầu một 
mức lương, trợ cấp chĕm sóc sức khỏe, và không 
bị bệnh hoặc mắc một số sai lầm trong làm việc. 
Điều này sẽ giúp nâng cao điều kiện làm việc, cải 
thiện chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có lao 
động ngành du lịch. 
Nâng cao chất lượng giám sát, quản lý
Triển khai hệ thống IoT, ngành du lịch sẽ nâng cao 
hiệu quả quản lý và hoạt động. Ví dụ, sử dụng hệ 
thống quản lý nĕng lượng thông minh, nhân viên 
khách sạn có thể xác định được khi phòng không 
có khách và tự động điều chỉnh nhiệt độ để giảm 
mức tiêu thụ nĕng lượng từ 20% đến 45%. Đồng 
thời, một hệ thống quản lý nĕng lượng thông minh 
cũng cho phép khách điều chỉnh ánh sáng và nhiệt 
độ bằng cách sử dụng các ứng dụng khách hàng 
thân thiện của khách sạn, điều khiển tivi qua sự 
tương tác bằng giọng nói.
Hơn nữa, IoT có thể được sử dụng để dự đoán 
bảo trì hiệu quả các hệ thống thiết bị. Chẳng hạn, 
trong trường hợp điều hòa gặp sự cố, hệ thống 
sẽ gửi thông báo cho nhân viên khách sạn để 
vấn đề có thể khắc phục trong khi khách không 
ở trong phòng. 
Các hoạt động kinh doanh khách sạn khác như 
nhà hàng cũng có thể áp dụng các hệ thống IoT 
để quản lý hàng tồn kho tốt hơn. Bộ cảm biến 
trong nhà bếp có thể theo dõi thức ĕn được 
chuẩn bị theo thời gian thực và điều này có thể 
giúp các chủ nhà hàng thực hiện việc kiểm soát 
chất lượng tốt hơn và đáp ứng các tiêu chuẩn an 
toàn thực phẩm.
3.3. Thách thức
Bên cạnh những thuận lợi, ngành du lịch Việt 
Nam cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong 
CMCN 4.0. 
Về nguồn nhân lực, trong CMCN 4.0, sự xuất hiện 
của các thiết bị, máy móc và hạ tầng công nghệ 
thông tin hiện đại đòi hỏi lực lượng lao động có kỹ 
nĕng tay nghề cao. Tuy nhiên, lao động trong lĩnh 
vực du lịch không những thiếu về mặt số lượng, 
mà còn yếu về chuyên môn. Mỗi nĕm ngành du 
lịch cần 40.000 lao động nhưng số lượng sinh viên 
tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch ra 
trường khoảng 15.000 người, trong đó hơn 12% 
có trình độ cao đẳng, đại học... Cả nước hiện có 
khoảng 425 nghìn lao động trực tiếp và hơn 750 
nghìn lao động gián tiếp, phần lớn ở độ tuổi dưới 
30 chiếm 60%; phân bố ở khu vực phía Bắc 40%, 
miền Trung 10% và khu vực phía Nam 50%. Lao 
74
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
động quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh 
chiếm 25%; lao động phục vụ trực tiếp chiếm 75%. 
Mới có 42,5% lao động được đào tạo, bồi dưỡng 
các nghề du lịch; có 3,5% cán bộ đạt trình độ 
đại học và trên đại học. Lao động sử dụng được 
ngoại ngữ chiếm 57,7%, nhiều nhất là tiếng Anh, 
chiếm 40% [3].
Nguyên nhân là do nĕng lực đào tạo, dạy nghề du 
lịch ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất 
kỹ thuật, trang thiết bị thiếu, cũ kỹ, lạc hậu so với 
doanh nghiệp Nhu cầu đào tạo lại, dạy nghề lại 
và bồi dưỡng du lịch rất lớn, nhưng đáp ứng được 
ở mức thấp. Hơn nữa, lao động phổ thông tuyển 
vào làm việc ở khách sạn, nhà hàng không được 
quan tâm đào tạo tại chỗ. Liên kết quốc tế đào tạo, 
dạy nghề du lịch chưa đạt hiệu quả mong muốn, 
chưa chú trọng khai thác công nghệ, kinh nghiệm 
và chất xám; số lượng cơ sở đào tạo, dạy nghề 
du lịch liên kết quốc tế rất ít. Liên kết giữa Nhà 
nước - nhà trường - người sử dụng lao động tuy 
khắc phục được một số hạn chế, nhưng vẫn còn 
rời rạc, chưa bài bản. Nếu như không khắc phục 
được tình trạng này, nhân lực du lịch sẽ không đáp 
ứng được những cơ hội lớn mở ra trong sân chơi 
CMCN 4.0.
Về nĕng lực cạnh tranh, hiện nay, trong lĩnh vực 
du lịch trực tuyến, nhất là ở thị trường đặt chỗ 
trực tuyến (booking online), Việt Nam đang bị các 
doanh nghiệp nước ngoài thao túng. Nhiều công ty 
du lịch trực tuyến của Việt Nam vừa hình thành đã 
không thể đi tiếp để cạnh tranh. Các sàn giao dịch 
điện tử về du lịch ở trong nước mới chỉ thực hiện 
được khoảng 20% số nhu cầu giao dịch. Nguyên 
nhân là do so với các doanh nghiệp nước ngoài, 
doanh nghiệp du lịch Việt Nam đi sau khoảng 20 
nĕm về kinh nghiệm, tiềm lực tài chính còn hạn 
chế và yếu hơn về nền tảng công nghệ. Bên cạnh 
đó, mức độ hiểu biết của từng doanh nghiệp về số 
hóa cũng không cao và chưa đồng đều [13]. 
Về quản lý du lịch, CMCN 4.0 đòi hỏi các cơ quan, 
đơn vị phải cung cấp dịch vụ mới trên nền tảng 
mở, tích hợp, chia sẻ dữ liệu chung giữa Nhà 
nước và khu vực tư. 
Hơn nữa, công nghệ thông tin liên tục thay đổi 
với tốc độ rất nhanh sẽ gây ra sự lạc hậu về 
công nghệ, lỗi thời về thiết kế hệ thống của các 
thành phần trong hệ thống chính phủ điện tử. 
Điều đó dẫn đến việc xuất hiện các nhu cầu cần 
thay đổi, nâng cấp và mở rộng hệ thống chính 
phủ điện tử rất lớn, kéo theo chi phí ngân sách 
lớn. Trong khi đó, ngân sách đầu tư cho lĩnh 
vực này còn hạn chế.
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH 
DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH 
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
Để chủ động đón nhận cơ hội, ứng phó với thách 
thức trong bối cảnh CMCN 4.0, người dân, doanh 
nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh 
vực du lịch cần chú trọng một số giải pháp sau:
Thứ nhất, giải pháp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật 
phục vụ du lịch gắn với công nghệ
Không chỉ riêng Việt Nam mà ngay cả với các 
nước phát triển trên thế giới, du lịch đã và đang 
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, ngành 
du lịch cần phải luôn xác định việc tĕng cường sử 
dụng hiệu quả cơ sở vật chất là một trong những 
nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo và nâng cao 
chất lượng phục vụ. Phát triển hệ thống thông tin 
ngành du lịch và các ứng dụng gắn với Đề án Hệ 
tri thức Việt số hóa, chính phủ điện tử. Bên cạnh 
đó, cần nâng cao chất lượng dữ liệu thông tin và 
dịch vụ trên các chuyến bay, cửa khẩu, cảng hàng 
không, cảng biển quốc tế và trong nước; khuyến 
khích các địa phương, doanh nghiệp viễn thông 
xây dựng hệ thống mạng internet không dây công 
cộng phục vụ du khách và các ứng dụng công nghệ 
thông minh nhằm quảng bá điểm đến, sản phẩm, 
dịch vụ du lịch; xây dựng, phát triển các ứng dụng 
giám sát, cảnh báo an toàn, hỗ trợ khách du lịch 
trong những trường hợp cần sự trợ giúp, trường 
hợp khẩn cấp.
Thứ hai, giải pháp đào tạo, phát triển nhân lực phù 
hợp với CMCN 4.0
Đào tạo và phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất 
lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và 
trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch 
trong CMCN 4.0. Phát triển mạng lưới cơ sở đào 
tạo về du lịch mạnh với cơ sở vật chất kỹ thuật, 
thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa 
chất lượng giảng viên và chương trình đào tạo. 
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy 
hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù 
hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, 
từng vùng, miền trong cả nước; từng bước thực 
hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với 
khu vực và quốc tế. Bản thân người lao động trong 
ngành du lịch cũng cần chủ động nâng cao ngoại 
ngữ, tin học, tiếp thị số, kỹ nĕng tay nghề, tinh thần 
liên kết gắn với các nhóm lao động đặc thù và lợi 
ích xã hội khác nhau.
Thứ ba, giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch 
thông minh
Sự phát triển của công nghệ đã thúc đẩy sự hình 
NGÀNH KINH TẾ
75Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
thành và phát triển nhiều loại hình kinh doanh du 
lịch trực tuyến mới, đặc biệt là công nghệ điện 
toán đám mây, dữ liệu lớn, công nghệ di động, 
mạng xã hội, kinh tế chia sẻ và các ứng dụng di 
động gắn với địa điểm đã tĕng sự trải nghiệm của 
du khách và mang lại cơ hội lớn cho các doanh 
nghiệp nắm bắt được xu hướng. Vì vậy, để đẩy 
mạnh phát triển du lịch thông minh, tĕng cường 
quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến du khách 
thông qua dịch vụ cần cung cấp các giải pháp về 
viễn thông, công nghệ thông tin, tiến hành nâng 
cấp và lắp đặt các hệ thống wifi miễn phí tại nơi 
công cộng, các trạm thông tin và hỗ trợ khẩn cấp.
Thứ tư, giải pháp về chiến lược, định hướng phát 
triển ngành
Nhà nước cần quan tâm phát triển, ứng dụng các 
tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào các thành 
phần tham gia quản lý cũng như thực hành các 
hoạt động, dịch vụ của ngành du lịch, đặc biệt là 
ứng dụng các công cụ, thành quả của công nghệ 
thông tin để phát triển “quảng bá xúc tiến và kinh 
doanh du lịch trực tuyến” cho phù hợp xu hướng 
và thói quen của du khách trên thế giới. Huy động 
nguồn vốn từ doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế 
để nâng cấp hệ thống quản lý hành chính, thông 
tin điện tử trong lĩnh vực du lịch.
Hiện tại, Tổng cục Du lịch đang trong quá trình xin 
ý kiến các cơ quan chức nĕng để hoàn thiện “Đề 
án Tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong 
lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 - 2020, định hướng 
đến nĕm 2030”. Đề án hướng tới xây dựng hệ 
thống cơ sở dữ liệu quốc gia đầy đủ, khoa học của 
ngành du lịch về các điểm đến, hệ thống cơ sở lưu 
trú, dịch vụ du lịch, doanh nghiệp lữ hành, hướng 
dẫn viên, chính sách thị thực Trong đó, nêu mục 
tiêu cụ thể đến nĕm 2020 sẽ số hóa toàn bộ dữ 
liệu về hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ 
hành quốc tế, cơ sở lưu trú trong cả nước. 
5. KẾT LUẬN
Du lịch có vị trí ngày càng quan trọng đối với kinh 
tế thế giới. Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam 
đặt mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế 
mũi nhọn. Dưới tác động của cuộc CMCN 4.0, 
nhiều sản phẩm du lịch mới ra đời đem lại hiệu 
quả vượt trội so với trước đây. Để nâng cao nĕng 
lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trước những 
bước đi nhanh, mạnh của cuộc CMCN 4.0, việc 
nhanh chóng phát triển du lịch thông minh theo 
hướng số hóa nhằm cung cấp dịch vụ thuận tiện 
nhất cho du khách đang trở thành đòi hỏi bức 
thiết. Cùng với đó, chỉ riêng nỗ lực của ngành du 
lịch là chưa đủ, mà để phát triển thành công du lịch 
thông minh không thể thiếu sự kết nối và tham gia 
của các bên liên quan như hàng không, hải quan, 
xuất nhập cảnh, thuế, thương mại, của cả cộng 
đồng doanh nghiệp và toàn xã hội.
Các doanh nghiệp du lịch trong nước cần đầu tư 
mạnh mẽ và áp dụng các công nghệ du lịch tiên 
tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông 
vào hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến, tham 
gia vào các hệ thống phối chỗ toàn cầu (GDS) 
nhằm phục vụ hoạt động marketing, quảng bá sản 
phẩm và tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn 
cầu trong du lịch. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Tạ Thị Đoàn (2017), Cách mạng Công nghiệp 
lần thứ 4: Cơ hội và thách thức đối với phát triển 
kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Công Thương, Các 
kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công 
nghệ số 10, tháng 09/2017.
[2] Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2018), 
Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2018.
[3] Phan Thị Ngàn (2018), Đào tạo nguồn nhân lực 
du lịch trong bối cảnh CMCN 4.0, Kỷ yếu Hội 
thảo khoa học Phát triển du lịch trong CMCN 4.0, 
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[4] Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 16/CT-
TTg, ngày 04/05/2017 về việc tĕng cường nĕng 
lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần 
thứ tư.
[5] Nguyễn Quang Thuấn và cộng sự (2016), Báo 
cáo tổng hợp cuộc Cách mạng Công nghiệp 
lần thứ tư: Một số đặc trưng, tác động và hàm ý 
chính sách đối với Việt Nam, tháng 11/2016.
[6] Tổng cục Du lịch (2018), Báo cáo thường niên du 
lịch Việt Nam nĕm 2017.
[7] Tổng cục Du lịch (2017), Báo cáo thường niên du 
lịch Việt Nam nĕm 2016.
[8] Tổng cục Thống kê (2017), Báo cáo tình hình 
kinh tế - xã hội nĕm 2017.
[9] Phạm Hương Trang (2018), Nâng cao nĕng lực 
cạnh tranh và xây dựng thương hiệu điểm đến du 
lịch Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 26, 
tháng 9/2018.
[10] Trung tâm Thông tin du lịch - Tổng cục Du 
lịch (2018), Cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 
2000 - 2017.
[11] Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (2018), 
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phát triển du lịch 
trong CMCN 4.0, Nhà xuất bản Đại học 
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
76
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019
[12] Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 
(2018), Chuyên đề số 10: Tác động Cách mạng 
Công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực 
của Việt Nam.
[13] Việt Anh (2018), Số hóa - lộ trình tất yếu để phát 
triển du lịch, truy cập từ 
gov.vn/index.php/items/27580
[14] Pew Research Center (2018), Spring 2017 
Global Attitudes Survey.
[15] WEF (2017), The Travel & Tourism 
Competitiveness Report 2017.
[16] thegioidisan.vn (Số liệu về hoạt động di sản 
Việt Nam nĕm 2016).
[17] Sở Nội vụ Hà Nội, trang thông tin điện tử: Biển và 
đảo Việt Nam - tiềm nĕng và lợi thế.
[18] Wikipedia - Danh sách các vườn quốc gia tại 
Việt Nam.
[19] Võ Công Nghiệp (1998), Danh bạ các nguồn 
nước khoáng và nước nóng Việt Nam.
THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ 
Vũ Thị Hường
- Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo, 
nghiên cứu):
+ Nĕm 2006: Tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
+ Nĕm 2009: Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Bách khoa 
Hà Nội
- Hiện nay đang là giảng viên khoa Kinh tế, Trường Đại học Sao Đỏ
- Lĩnh vực quan tâm: Quản trị kinh doanh, khách sạn - du lịch, lữ hành...
- Email: huongvudhsd20102014@gmail.com
- Điện thoại: 0977244097
Nguyễn Thị Huế
- Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo, 
nghiên cứu):
+ Nĕm 2011: Tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại
+ Nĕm 2013: Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế, Trường Đại học Thương mại
- Hiện nay đang là giảng viên khoa Kinh tế, Trường Đại học Sao Đỏ
- Lĩnh vực quan tâm: Quản trị kinh doanh, khách sạn - du lịch, lữ hành...
- Email: ng.huetoan@gmail.com
- Điện thoại: 0984152429

File đính kèm:

  • pdfnganh_du_lich_viet_nam_trong_boi_canh_cach_mang_cong_nghiep.pdf