Năng lực tự chủ trong học tập ngoại ngữ thứ hai – Tiếng Trung Quốc: Trường hợp sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết này dựa trên năng lực tự chủ trong học tập ngoại ngữ thứ hai – tiếng

Trung Quốc của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Ngân hàng

TPHCM qua khảo sát bằng bảng hỏi với 190 sinh viên. Kết quả cho thấy năng

lực tự chủ trong học tập của sinh viên ở mức độ tương đối cao; sinh viên có

năng lực tự chủ cao nhất ở phương diện xác định mục tiêu học tập, có năng lực

tự chủ thấp nhất ở phương diện giám sát quá trình học tập. Các nhân tố cá thể

như giới tính và cấp lớp không ảnh hưởng đến năng lực tự chủ trong học tập

của sinh viên. Sinh viên có năng lực tự chủ trong học tập càng cao thì kết quả

học tập càng cao, nhất là trên các phương diện xác định mục tiêu học tập, quyết

định nội dung học tập, lựa chọn phương pháp và chiến lược học tập.

Năng lực tự chủ trong học tập ngoại ngữ thứ hai – Tiếng Trung Quốc: Trường hợp sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Năng lực tự chủ trong học tập ngoại ngữ thứ hai – Tiếng Trung Quốc: Trường hợp sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Năng lực tự chủ trong học tập ngoại ngữ thứ hai – Tiếng Trung Quốc: Trường hợp sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Năng lực tự chủ trong học tập ngoại ngữ thứ hai – Tiếng Trung Quốc: Trường hợp sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Năng lực tự chủ trong học tập ngoại ngữ thứ hai – Tiếng Trung Quốc: Trường hợp sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Năng lực tự chủ trong học tập ngoại ngữ thứ hai – Tiếng Trung Quốc: Trường hợp sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Năng lực tự chủ trong học tập ngoại ngữ thứ hai – Tiếng Trung Quốc: Trường hợp sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Năng lực tự chủ trong học tập ngoại ngữ thứ hai – Tiếng Trung Quốc: Trường hợp sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Năng lực tự chủ trong học tập ngoại ngữ thứ hai – Tiếng Trung Quốc: Trường hợp sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Năng lực tự chủ trong học tập ngoại ngữ thứ hai – Tiếng Trung Quốc: Trường hợp sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 03/01/2022 2300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Năng lực tự chủ trong học tập ngoại ngữ thứ hai – Tiếng Trung Quốc: Trường hợp sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Năng lực tự chủ trong học tập ngoại ngữ thứ hai – Tiếng Trung Quốc: Trường hợp sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Năng lực tự chủ trong học tập ngoại ngữ thứ hai – Tiếng Trung Quốc: Trường hợp sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
m 3 3.7500 0.51170 
Giám sát quá trình học tập 
Năm 2 3.1721 0.62434 
-0.274 0.785 
Năm 3 3.1962 0.58591 
Đánh giá hiệu quả học tập 
Năm 2 3.6860 0.67127 
-1.330 0.185 
Năm 3 3.8109 0.62103 
Tổng thể 
Năm 2 3.7664 0.55255 
0.272 0.786 
Năm 3 3.7464 0.46169 
Nguồn: Lưu Hớn Vũ, 2020. 
LƯU HỚN VŨ – NĂNG LỰC TỰ CHỦ TRONG HỌC TẬP NGOẠI NGỮ 
33 
chủ trong học tập của sinh viên năm 
thứ hai và sinh viên năm thứ ba về 
mặt tổng thể, cũng như trên từng 
phương diện (p > 0.05). Điều này cho 
thấy, không có sự khác biệt giữa sinh 
viên năm thứ hai và sinh viên năm thứ 
ba về năng lực tự chủ trong học tập 
NN2-TQ. Nghiên cứu của Ding An-qi 
và Wu Si-na (2011) về năng lực tự 
chủ trong học tập tiếng Trung Quốc 
của sinh viên quốc tế năm thứ hai và 
năm thứ ba tại Trung Quốc cũng cho 
kết quả tương tự. Tuy nhiên, có sự 
khác biệt về năng lực tự chủ trong học 
tập của sinh viên quốc tế năm thứ 
nhất và năm thứ hai. Đây có thể là vì 
sau năm đại học thứ nhất, sinh viên 
đã thích ứng với việc học đại học, đại 
đa số sinh viên cũng đã thích ứng với 
cuộc sống xa gia đình, không có bố 
mẹ bên cạnh, cho nên đã có sự nâng 
cao năng lực tự chủ của sinh viên trên 
một số phương diện, và năng lực tự 
chủ này cũng tương đối ổn định trong 
năm kế tiếp. 
Sau khi tiến hành kiểm định giả thuyết 
về trị trung bình của hai tổng thể – 
trường hợp mẫu độc lập (Independent - 
samples T-test) ở từng nội dung, 
chúng tôi phát hiện có sự khác biệt có 
ý nghĩa giữa sinh viên năm thứ hai và 
sinh viên năm thứ ba ở nội dung Q2 
“Khi học tiếng Trung Quốc ngoài giờ 
lên lớp, tôi sẽ dành thời gian cho 
những nội dung tôi không giỏi” (t = 
2.091, p < 0.05). Điều này cho thấy, 
so với sinh viên năm thứ ba, sinh viên 
năm thứ hai có năng lực tự chủ cao 
hơn trong việc dành thời gian ngoài 
giờ học để nâng cao những nội dung 
tiếng Trung Quốc mà mình chưa giỏi. 
Điều này có thể vì sinh viên năm thứ 
hai mới bắt đầu học tiếng Trung Quốc, 
mới bắt đầu tiếp xúc với chữ Hán – 
loại hình văn tự khác với chữ Quốc 
ngữ của tiếng Việt, cho nên ngoài giờ 
học trên lớp sinh viên cần dành nhiều 
thời gian để ghi nhớ chữ Hán và từ 
vựng tiếng Trung Quốc. Trong khi đó, 
sinh viên năm thứ ba đã học được 
một năm tiếng Trung Quốc, đã tích lũy 
được một số lượng chữ Hán và từ 
vựng tiếng Trung Quốc nhất định, 
đồng thời hiểu rõ các quy tắc cấu tạo 
từ của tiếng Trung Quốc. Ngoài ra, số 
lượng chữ Hán mới xuất hiện trong 
các học phần tiếng Trung Quốc ở năm 
thứ ba cũng không nhiều. Chính vì 
vậy đại đa số sinh viên không cần 
dành quá nhiều thời gian tự học ngoài 
giờ để ghi nhớ chữ Hán và từ vựng 
tiếng Trung Quốc. 
4.3. Mối quan hệ giữa năng lực tự 
chủ trong học tập và kết quả học 
tập NN2-TQ 
Chúng tôi sử dụng phân tích tương 
quan Pearson để kiểm định mối tương 
quan giữa kết quả học tập và năng lực 
tự chủ trong học tập NN2-TQ. Kết quả 
như Bảng 5. 
Về mặt tổng thể tồn tại mối tương 
quan thuận giữa kết quả học tập và 
năng lực tự chủ trong học tập. Song, 
có sự khác biệt về tính tương quan 
giữa năng lực tự chủ trên các phương 
diện và kết quả học tập, mối tương 
quan giữa kết quả học tập và năng lực 
tự chủ trên các phương diện giám sát 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (270) 2021 
34 
quá trình học tập, đánh giá hiệu quả 
học tập không có ý nghĩa nổi trội (p > 
0.05), mối tương quan giữa kết quả 
học tập và năng lực tự chủ trên các 
phương diện xác định mục tiêu học 
tập, quyết định nội dung học tập, lựa 
chọn phương pháp và chiến lược học 
tập có ý nghĩa nổi trội (p < 0.05). Điều 
này cho thấy, sinh viên có năng lực tự 
chủ trên các phương diện xác định 
mục tiêu học tập, quyết định nội dung 
học tập, lựa chọn phương pháp và 
chiến lược học tập càng cao thì kết 
quả học tập NN2-TQ của sinh viên 
càng cao. 
Sau khi tiến hành phân tích tương 
quan Pearson giữa kết quả học tập 
với từng nội dung, chúng tôi phát hiện 
tồn tại mối tương quan thuận giữa kết 
quả học tập với nội dung Q1 “Tôi có 
mục tiêu học tiếng Trung Quốc của 
mình” (r = 0.312, p < 0.05) của 
phương diện xác định mục tiêu học 
tập, Q4 “Để đạt được mục tiêu học 
tiếng Trung Quốc của mình, tôi biết 
mình nên làm gì” (r = 0.316, p < 0.05), 
Q14 “Tôi biết đối với tôi cái gì là quan 
trọng và phương diện nào tôi nên cố 
gắng học” (r = 0.258, p < 0.05) của 
phương diện quyết định nội dung học 
tập, Q3 “Tôi biết tôi nên sử dụng 
phương pháp nào để học tiếng Trung 
Quốc” (r = 0.288, p < 0.05), Q7 “Tôi biết 
làm thế nào để giải quyết những vấn 
đề gặp phải trong quá trình học tiếng 
Trung Quốc” (r = 0.189, p < 0.05) của 
phương diện lựa chọn phương pháp 
và chiến lược học tập, Q15 “Tôi biết 
sắp xếp thời gian học tiếng Trung 
Quốc như thế nào” (r = 0.201, p < 
0.05), Q18 “Ngoài giờ lên lớp, tôi cũng 
sắp xếp đầy đủ thời gian học tiếng 
Trung Quốc” (r = 0.248, p < 0.05) của 
phương diện giám sát quá trình học 
tập, Q8 “Tôi có thể tự đánh giá mình 
có hiểu nội dung đang học hay không” 
(r = 0.179, p < 0.05) của phương diện 
đánh giá hiệu quả học tập; tồn tại mối 
tương quan nghịch giữa kết quả học 
tập với nội dung Q5 “Khi học tiếng 
Trung Quốc ngoài giờ (không có giáo 
viên), tôi cảm thấy không an tâm” (r = 
-0.156, p < 0.05) của phương diện giám 
sát quá trình học tập. Qua đó cho thấy, 
khi sinh viên có kết quả học tập cao là 
những sinh viên có năng lực xác định 
Bảng 5. Phân tích tương quan giữa kết quả học tập và năng lực tự chủ trong học tập 
NN2-TQ 
Các phương diện Pearson Correlation Sig. (2-tailed) 
Xác định mục tiêu học tập 0.312 0.000 
Quyết định nội dung học tập 0.230 0.001 
Lựa chọn phương pháp và chiến lược học tập 0.195 0.007 
Giám sát quá trình học tập 0.101 0.167 
Đánh giá hiệu quả học tập 0.065 0.375 
Tổng thể 0.252 0.000 
Nguồn: Lưu Hớn Vũ, 2020. 
LƯU HỚN VŨ – NĂNG LỰC TỰ CHỦ TRONG HỌC TẬP NGOẠI NGỮ 
35 
mục tiêu học tập, có năng lực quyết 
định nội dung quan trọng cần học, có 
năng lực sắp xếp thời gian học tập, có 
năng lực đánh giá hiểu biết của bản 
thân về nội dung đang học. 
Nghiên cứu của Mii Akiko (2018) về 
mối quan hệ giữa năng lực tự chủ 
trong học tập tiếng Trung Quốc với kết 
quả học tập cũng cho thấy, những 
sinh viên có kết quả học tập tiếng 
Trung Quốc cao là những sinh viên có 
năng lực nhất định trong việc xác định 
mục tiêu học tập, có khả năng nhận 
biết những khiếm khuyết của bản thân, 
sử dụng những chiến lược học tập cụ 
thể, quản lý tốt thời gian tự học tiếng 
Trung Quốc, và có khả năng đánh giá 
hiệu quả học tập. Điều này có thể dễ 
hiểu, vì những sinh viên có năng lực 
cao trong việc xác định mục tiêu học 
tập thường là những sinh viên có 
động cơ học tập tích cực, và sinh viên 
có động cơ học tập tích cực thường 
có kết quả học tập cao (Lưu Hớn Vũ, 
2017). Bên cạnh đó, việc tìm ra được 
phương pháp học tập tiếng Trung 
Quốc hiệu quả cũng có quan hệ mật 
thiết với kết quả học tập (Lưu Hớn Vũ, 
2017). Ngoài ra, khả năng đánh giá 
hiệu quả học tập sẽ giúp sinh viên kịp 
thời phát hiện những khiếm khuyết 
của bản thân, từ đó có những điều 
chỉnh hợp lý về phương pháp và chiến 
lược học tập, kết hợp với việc quản lý 
và sử dụng tốt thời gian tự học tiếng 
Trung Quốc, cũng đã góp phần cải 
thiện và nâng cao kết quả học tập của 
sinh viên. 
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, BUH 
có năng lực tự chủ trong học tập NN2-
TQ ở mức tương đối cao, sinh viên có 
năng lực tự chủ cao nhất ở phương 
diện xác định mục tiêu học tập, có 
năng lực tự chủ thấp nhất ở phương 
diện giám sát quá trình học tập. Năng 
lực tự chủ trong học tập không chịu 
ảnh hưởng bởi các nhân tố cá thể 
(giới tính, cấp lớp), song sinh viên nữ 
có năng lực tự chủ cao hơn sinh viên 
nam trong việc quyết định việc mình 
cần làm và lựa chọn giáo trình nào để 
đạt được mục tiêu học tiếng Trung 
Quốc, sinh viên năm thứ hai có năng 
lực tự chủ cao hơn sinh viên năm thứ 
ba trong việc dành thời gian ngoài giờ 
học để nâng cao những nội dung tiếng 
Trung Quốc mà mình chưa giỏi. Sinh 
viên có năng lực tự chủ càng cao thì 
kết quả học tập càng cao, đặc biệt là 
năng lực tự chủ về xác định mục tiêu 
học tập, quyết định nội dung quan 
trọng cần học, sắp xếp thời gian học 
tập, đánh giá hiểu biết của bản thân 
về nội dung đang học, tự học khi 
không có giảng viên hướng dẫn; 
ngược lại sinh viên có năng lực tự chủ 
càng thấp thì kết quả học tập NN2-TQ 
càng thấp. 
Tự chủ trong học tập không chỉ là 
năng lực hữu ích cho người học trong 
thời gian học tập ở trường, mà còn là 
cơ sở quan trọng cho việc hình thành 
ý thức tự học suốt đời. Từ những kết 
quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi xin 
đưa ra một số kiến nghị sau. 
Thứ nhất, chú trọng bồi dưỡng cho 
sinh viên năng lực tự quản lý bản thân, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (270) 2021 
36 
để từ đó nâng cao năng lực tự chủ 
trên phương diện giám sát quá trình 
học tập. Năng lực tự quản lý bản thân 
có vai trò tương đối quan trọng trong 
suốt quá trình học tập của người học 
(Wenden, 1991). Sinh viên có năng 
lực tự chủ trong giám sát quá trình 
học tập thấp cho thấy sinh viên có 
năng lực tự quản lý bản thân không 
cao. Đại đa số sinh viên Khoa Ngoại 
ngữ, BUH (173 sinh viên, chiếm tỷ lệ 
91,1%) đều từ các tỉnh thành khác 
đến TPHCM học tập, bắt đầu cuộc 
sống xa gia đình, không có bố mẹ bên 
cạnh, bắt đầu làm quen với việc tự 
quản lý bản thân. Vì vậy, sinh viên cần 
có tính chủ động (tự suy nghĩ và hành 
động), có tính tổ chức (có kế hoạch về 
thời gian, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho 
các công việc) và có tinh thần trách 
nhiệm trong các hoạt động của cuộc 
sống nói chung và học tập nói riêng. 
Thứ hai, sinh viên có kết quả học tập 
thấp cần nâng cao năng lực tự chủ 
trong học tập trên các phương diện 
xác định mục tiêu học tập, quyết định 
nội dung học tập, lựa chọn phương 
pháp và chiến lược học tập. Giảng 
viên cần hướng dẫn sinh viên có kết 
quả thấp cách thức tự xác định mục 
tiêu và nội dung học tập, cách thức 
sắp xếp thời gian tự học. Ngoài ra, 
giảng viên cũng cần bố trí thêm các 
bài tập liên quan đến nội dung bài học 
để giúp sinh viên tự đánh giá mức độ 
hiểu bài của mình.  
CHÚ THÍCH 
(1)
 Nghiên cứu của Đinh Thị Hồng Thu (2017) sử dụng thang đo 4 bậc (từ 1 đến 4), khảo sát 
năng lực tự chủ trong học tập trên ba phương diện này. 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Benson, P. & Voller, P. (eds.). 1997. Autonomy and Independence in Language 
Learning. London: Longman. 
2. Benson, P. 2001. Teaching and Researching Autonomy in Language Learning. 
London: Routledge. 
3. Dickinson, L. 1992. Learner Training for Language Learning. Dublin: Authentik. 
4. Đinh Thị Hồng Thu. 2017. “Tình hình tự chủ trong học tập của sinh viên khoa Ngôn 
ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội”. 
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ và 
quốc tế học tại Việt Nam. Hà Nội, tr. 347-355. 
5. Egel, I. P. 2009. “Learner Autonomy in The Language Classroom: From Teacher 
Dependency to Learner iIndependency”. Procedia Social and Behavioral Sciences, (1), 
pp. 2023-2026. 
6. Gardner, D. & Miller, L. 1999. Establishing Self-access: From Theory to Practice. 
Cambridge: Cambridge University Press. 
7. Holec, H. 1981. Autonomy and Foreign Language Learning. Oxford: Pergamon Press. 
LƯU HỚN VŨ – NĂNG LỰC TỰ CHỦ TRONG HỌC TẬP NGOẠI NGỮ 
37 
8. Little, D. 1991. Learner Autonomy 1: Definitions, Issues and Problems. Dublin: 
Athentik. 
9. Miller, L. & Ng, R. 1996. “Autonomy in the Classroom: Peer Assessment”. In 
Pemberton R et al. (eds.) Taking Control: Autonomy in Language Learning. Hong Kong: 
Hong Kong University Press, pp. 133-146. 
10. Nunan, D. 1997. “Designing and Adapting Materials to Encourage Learner 
Autonomy”. In Benson, P. & Voller, P. (eds.) Autonomy and Independence in Language 
Learning. London: Longman, pp. 132-149. 
11. Phạm Thúy Hồng. 2014. “Bồi dưỡng năng lực tự chủ trong học tập kỹ năng nói cho 
sinh viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ”. Tạp chí 
Giáo dục, kỳ 1 tháng 10, tr. 52-54. 
12. Schmenk, B. 2005. “Globalizing Learner Autonomy”. TESOL Quarterly, 39 (1), pp. 
107-118. 
13. Wenden, A. 1991. Learner Strategies for Learner Autonomy. New York: Prentice 
Hall. 
14. Wenden, A. 1998. “Metacognitive Knowledge and Language Learning”. Applied 
Linguistics, 19 (4), pp. 515-537. 
15. 丁安琪、吴思娜. 2011. 汉语作为第二语言学习者实证研究. 北京: 世界图书出版公司. 
16. 三井明子. 2018. “日本留学生汉语自主学习能力调查分析”. 汉语学习, (4), 88-95. 
17. 崔胤京. 2014. “韩国汉语专业与非汉语专业大学生的自主学习与学习策略比较”. 国际汉语教
育, (2), 112-120. 
18. 王丹萍. 2016. “汉语学习自主学习者特征初探”. 海外华文教育, (4), 489-497. 
PHỤ LỤC 
Bảng khảo sát tính tự chủ trong học tập ngoại ngữ thứ hai - tiếng Trung Quốc 
Căn cứ vào tình hình thực tế, bạn hãy khoanh tròn chữ số biểu thị mức độ đồng ý cho các 
câu bên dưới. 
1 === 
Hoàn toàn không đồng ý 
=== 2 === 
Hơi không đồng ý 
=== 3 === 
Phân vân 
=== 4 === 
Hơi đồng ý 
=== 5 
Hoàn toàn đồng ý 
Q1 Tôi có mục tiêu học tiếng Trung Quốc của mình. 1 2 3 4 5 
Q2 Khi học tiếng Trung Quốc ngoài giờ lên lớp, tôi sẽ dành thời gian cho 
những nội dung tôi không giỏi. 
1 2 3 4 5 
Q3 Tôi biết tôi nên sử dụng phương pháp nào để học tiếng Trung Quốc. 1 2 3 4 5 
Q4 Để đạt được mục tiêu học tiếng Trung Quốc của mình, tôi biết mình 
nên làm gì. 
1 2 3 4 5 
Q5 Khi học tiếng Trung Quốc ngoài giờ (không có giáo viên), tôi cảm 
thấy không an tâm. 
1 2 3 4 5 
Q6 Có lúc tôi tự đánh giá năng lực tiếng Trung Quốc của mình. 1 2 3 4 5 
Q7 Tôi biết làm thế nào để giải quyết những vấn đề gặp phải trong quá 
trình học tiếng Trung Quốc. 
1 2 3 4 5 
Q8 Tôi có thể tự đánh giá mình có hiểu nội dung đang học hay không. 1 2 3 4 5 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 2 (270) 2021 
38 
Q9 Tôi biết kiến thức tiếng Việt của tôi có lợi cho việc học tiếng Trung 
Quốc. 
1 2 3 4 5 
Q10 Chỉ cần có giáo trình phù hợp, không có giáo viên tôi cũng có thể 
học tốt ngữ pháp tiếng Trung Quốc. 
1 2 3 4 5 
Q11 Tôi biết nên học giáo trình tiếng Trung Quốc nào. 1 2 3 4 5 
Q12 Khi tôi học tiếng Trung Quốc, kiến thức tiếng Anh cũng rất hữu ích. 1 2 3 4 5 
Q13 Tôi biết làm thế nào để đánh giá năng lực tiếng Trung Quốc của 
mình. 
1 2 3 4 5 
Q14 Tôi biết đối với tôi cái gì là quan trọng và phương diện nào tôi nên cố 
gắng học. 
1 2 3 4 5 
Q15 Tôi biết sắp xếp thời gian học tiếng Trung Quốc như thế nào. 1 2 3 4 5 
Q16 Tôi biết nên học gì ngoài giờ lên lớp. 1 2 3 4 5 
Q17 Chỉ cần có giáo trình phù hợp, không có giảng giải của giáo viên tôi 
cũng có thể hiểu ngữ pháp tiếng Trung Quốc. 
1 2 3 4 5 
Q18 Ngoài giờ lên lớp, tôi cũng sắp xếp đầy đủ thời gian học tiếng Trung 
Quốc. 
1 2 3 4 5 
Q19 Tôi biết kiến thức tiếng Anh của tôi có lợi cho việc học tiếng Trung 
Quốc. 
1 2 3 4 5 
Q20 Khi tôi học tiếng Trung Quốc, kiến thức tiếng Việt cũng rất hữu ích. 1 2 3 4 5 
Q21 Tôi biết nội dung nào mình không giỏi. 1 2 3 4 5 

File đính kèm:

  • pdfnang_luc_tu_chu_trong_hoc_tap_ngoai_ngu_thu_hai_tieng_trung.pdf