Nâng cao kiến thức văn hóa cho sinh viên tiếng Trung Quốc thông qua việc so sánh phong tục kiêng kỳ trong ngày Tết của người Trung Quốc và người Việt Nam

Học tập một ngoại ngữ phải đi đôi với việc tìm hiểu về văn hóa của quốc gia đó. Đối với

ngƣời Việt Nam học tiếng Trung Quốc, việc tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của

ngƣời Trung Quốc là điều hết sức cần thiết. Một trong những nét văn hóa mà ngƣời Việt

Nam học tiếng Trung Quốc cần phải nghiên cứu đó là phong tục ngày Tết. Trong đó,

những phong tục kiêng kỵ trong ngày Tếtcủa ngƣời Trung Quốc là điều chúng ta không

thể bỏ qua. Trong bài viết này, tác giả tiến hành so sánh một số phong tục kiêng kỵ trong

ngày Tếtcủa ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa

Trung Quốc cho sinh viên Việt Nam học tiếng Hán.

Nâng cao kiến thức văn hóa cho sinh viên tiếng Trung Quốc thông qua việc so sánh phong tục kiêng kỳ trong ngày Tết của người Trung Quốc và người Việt Nam trang 1

Trang 1

Nâng cao kiến thức văn hóa cho sinh viên tiếng Trung Quốc thông qua việc so sánh phong tục kiêng kỳ trong ngày Tết của người Trung Quốc và người Việt Nam trang 2

Trang 2

Nâng cao kiến thức văn hóa cho sinh viên tiếng Trung Quốc thông qua việc so sánh phong tục kiêng kỳ trong ngày Tết của người Trung Quốc và người Việt Nam trang 3

Trang 3

Nâng cao kiến thức văn hóa cho sinh viên tiếng Trung Quốc thông qua việc so sánh phong tục kiêng kỳ trong ngày Tết của người Trung Quốc và người Việt Nam trang 4

Trang 4

Nâng cao kiến thức văn hóa cho sinh viên tiếng Trung Quốc thông qua việc so sánh phong tục kiêng kỳ trong ngày Tết của người Trung Quốc và người Việt Nam trang 5

Trang 5

Nâng cao kiến thức văn hóa cho sinh viên tiếng Trung Quốc thông qua việc so sánh phong tục kiêng kỳ trong ngày Tết của người Trung Quốc và người Việt Nam trang 6

Trang 6

Nâng cao kiến thức văn hóa cho sinh viên tiếng Trung Quốc thông qua việc so sánh phong tục kiêng kỳ trong ngày Tết của người Trung Quốc và người Việt Nam trang 7

Trang 7

Nâng cao kiến thức văn hóa cho sinh viên tiếng Trung Quốc thông qua việc so sánh phong tục kiêng kỳ trong ngày Tết của người Trung Quốc và người Việt Nam trang 8

Trang 8

Nâng cao kiến thức văn hóa cho sinh viên tiếng Trung Quốc thông qua việc so sánh phong tục kiêng kỳ trong ngày Tết của người Trung Quốc và người Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 03/01/2022 4340
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao kiến thức văn hóa cho sinh viên tiếng Trung Quốc thông qua việc so sánh phong tục kiêng kỳ trong ngày Tết của người Trung Quốc và người Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao kiến thức văn hóa cho sinh viên tiếng Trung Quốc thông qua việc so sánh phong tục kiêng kỳ trong ngày Tết của người Trung Quốc và người Việt Nam

Nâng cao kiến thức văn hóa cho sinh viên tiếng Trung Quốc thông qua việc so sánh phong tục kiêng kỳ trong ngày Tết của người Trung Quốc và người Việt Nam
xay gạo lúc nào cũng có sẵn thóc để xay thành gạo ăn. Điều này 
cũng mang hàm ý mong ƣớc năm mới, mọi ngƣời đƣợc trúng mùa, cối xay không bao giờ hết 
thóc gạo, từ đó gia đình đƣợc ấm no hạnh phúc. 
Ngƣời Việt Nam chẳng những kiêng kỵ để cối xay gạo trống không mà còn kiêng kỵ 
để chum hay bễ cạn nƣớc. Trƣớc khi bƣớc sang năm mới, ngƣời miền Nam sẽ đổ nƣớc đầy 
vào bể, chum, vại, Ngƣời ta tin rằng trong năm mới, của cải sẽ nhiều nhƣ nƣớc. Đây là tín 
ngƣỡng có từ lâu đời ở Nam Bộ, nhất là ở các vùng nông thôn. 
Có thể nói phong tục này đang dần ngày càng bị mai một. Điều này đến từ thực tế 
ngƣời Việt Nam, ngay cả ở vùng nông thôn, không còn sử dụng cối để giã hay xay gạo nữa. 
Nếu có thì cũng rất ít. Ngày nay, ngƣời Việt Nam dùng máy móc để ―chà‖ từ thóc ra gạo vừa 
nhanh vừa tiện lợi. Chiếc cối giã gạo không còn tồn tại trong tâm thức lẫn trong thực tế của 
mỗi gia đình. Do vậy, hiện tƣợng kiêng kỵ cối giã gạo để không đã không còn là một phong 
tục kiêng kỵ phổ biến của ngƣời Việt Nam. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 594 
Tập tục kiêng kỵ để lu nƣớc cạn cũng dần mai một theo thời gian vì ngày nay ở vùng 
thành thị ngƣời ta chủ yếu sử dụng hệ thống nƣớc máy nên không còn chuyện dùng lu hay 
chum vại để đựng nƣớc. Phong tục này nếu có chủ yếu tồn tại ở những vùng nông thôn. 
3.3. Không mua sách 
Theo quan niệm Tết ngƣời Trung Quốc không đi mua sách, việc này đƣợc xem là không 
nên vì nó biểu thị không may mắn. Trong tiếng Trung Quốc, sách ―书‖ đƣợc phát âm khá 
giống với từ ―输‖ (thua). Nhƣ vậy, ―sách‖ mang hàm ý không may mắn. Tết đi mua sách 
nghĩa là rƣớc điều không may mắn về nhà. Do vậy, trong những ngày đầu năm mới, ngƣời 
Trung Quốc cũng không dám tặng sách cho ngƣời khác, bởi vì nếu làm vậy thì bạn đã đem 
đến cho ngƣời đƣợc tặng những điều không may mắn. 
Trong tiếng Việt không có hiện tƣợng đồng âm nhƣ trong tiếng Trung Quốc nên ngƣời 
Việt Nam không kiêng mua sách hay tặng sách trong những ngày đầu năm. Tuy nhiên, ngƣời 
Việt Nam cũng có phong tục mang hàm ý khá giống với ngƣời Trung Quốc. Đó là trong 
những ngày đầu năm, ngƣời Việt Nam kiêng kỵ mua than đốt, vì than gắn liền với sự ―than 
thở‖ mang hàm ý kém vui. Do vậy, ngƣời Việt Nam thƣờng tránh mua than trong những ngày 
đầu năm. Ngƣời Việt Nam cũng kiêng kỵ mua thuốc trong ngày đầu năm. Nếu có bệnh, ngƣời 
ta thƣờng mua thuốc trữ sẵn trong nhà. Đầu năm nếu đi mua thuốc, ngƣời Việt Nam sợ điều 
đó sẽ dẫn đến cả năm bản thân bị bệnh tật triền miên, sức khỏe giảm sút, tiền mất tật mang. 
Ngày đầu năm, ngƣời Việt Nam cũng kiêng mua những mặt hàng mang hàm ý xui xẻo nhƣ: 
dao, thớt, chày, cối 
Sở dĩ ngƣời Việt Nam không muốn mua dao, vì dao thƣờng đƣợc dùng để cắt, hay chặt. 
Nhƣ vậy, đầu năm mua dao là là vật sắc giống hung khí dễ làm cho ngƣời ta liên tƣởng đến 
những điều xui xẻo. Mặt khác, dao thƣờng sắc bén dễ làm cho ngƣời ta bị đứt tay chảy máu. 
Do vậy, ngƣời Việt rất kiêng cử mua dao. 
Ngƣời Việt Nam cũng không mua thớt vì thớt là vật nằm để dao ―chặt chém‖. Rõ ràng 
thân phận của thớt là chịu đựng nên ngƣời Việt sợ mua thớt trong những ngày đầu năm mới sẽ 
khiến bản thân mình phải đau khổ, chịu đựng suốt cả năm. 
Ngƣời Việt Nam cũng không mùa chày và cối. Trong ngôn ngữ dân gian Việt Nam, để 
miêu tả một ngƣời thƣờng hay cãi ngang, ngƣời Việt Nam cho rằng anh ta là ngƣời ―cãi chày 
cãi cối‖. Nhƣ vậy, chày và cối rõ ràng mang hàm ý tiêu cực, không hay. Mặt khác, chày là 
dụng cụ dùng để giã gạo hay bột, còn cối dùng để xay thóc lúa. Chày phải giã nhiều lần mới 
có thể biến thóc thành gạo, cối dùng để xay lúa thóc cũng là công cụ làm thủ công. Những 
công việc chày hoặc xay đều cần nhiều sức và vất vả. Do vậy, ngày đầu năm mới, ngƣời Việt 
Nam không muốn rƣớc những dụng cụ khiến bản thân mình nhọc nhằn vất vả. Họ không 
muốn liên tƣởng đến một cuộc sống cơ cực, mà thay vào đó an nhàn hƣởng không khí Tết 
trong những ngày đầu năm. 
3.4. Không quét nhà trong ngày Tết 
Trƣớc giao thừa, mỗi nhà đều dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa để dọn sạch những vật 
cũ kỹ, không may của năm cũ để chào đón điều tốt đẹp. Tuy nhiên, trong ngày đầu năm mới, 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 595 
ngƣời Trung Quốc thƣờng có phong tục kiêng kỵ quét nhà, vì họ quan niệm rằng điều này 
đồng nghĩa với việc bạn muốn ―xua đuổi‖ may mắn và tài lộc năm mới. Họ khẳng định hành 
động này rất có thể bạn đang muốn quét hoặc dọn sạch tài lộc đi mất. Nếu nhà quá bề bộn, 
ngƣời Trung Quốc có thể để đến ngày mùng hai dọn dẹp. 
Phong tục này có nguồn gốc từ một sự tích rất lâu đời của ngƣời Trung Quốc. Tục kiêng 
này bắt nguồn từ một tích của Trung Quốc kể rằng một ngƣời lái buôn tên Âu Minh, đi qua hồ 
Thanh Thảo đƣợc thủy thần cho một ngƣời hầu tên là Nhƣ Nguyệt, đem về nhà đƣợc vài năm 
thì lái buôn ăn nên làm ra, giàu có. Kể từ khi có nàng hầu trong nhà, ngƣời lái buôn bỗng trở 
nên thật giàu có, mãi cho đến ngày mùng một Tết, ngƣời hầu làm việc không vừa ý khiến Âu 
Minh chửi mắng, đánh cô ta. Cô ngƣời hầu Nhƣ Nguyệt hoảng sợ chui vào đống rác ở góc 
nhà. Vợ Âu Minh quét nhà, vô tình hốt cả đống rác đó đổ đi. Từ đó, gia đình Âu Minh trở nên 
khánh kiệt. Ngƣời ta cho rằng Nhƣ Nguyệt chính là Thần Tài và lập bàn thờ ở góc nhà. Vì 
vậy, nhiều ngƣời tin rằng nếu quét nhà trong ba ngày đầu năm mới, Thần Tài sẽ ra khỏi nhà, 
tiền bạc cũng trôi theo. 
Có thể nói phong tục này cũng khá giống với phong tục của ngƣời Việt Nam trong ngày 
đầu năm. Nhiều ngƣời Việt Nam cũng kiêng kỵ quét nhà trong ngày mùng một. Họ thƣờng 
quét và lau nhà sạch sẽ trong những ngày cuối năm để đảm bảo nhà cửa sạch sẽ trong ngày 
đầu năm. Nhiều ngƣời Việt cũng quan niệm rằng, việc quét nhà, đổ rác sẽ đuổi Thần Tài đi, 
đồng nghĩa với việc đổ hết lộc lá ra khỏi nhà. Do đó, trong mấy ngày Tết, nhất là ngày mồng 
một, các gia đình chỉ thƣờng quét rác và gom lại một góc nhà mà không hốt đổ đi. Ở Nam bộ, 
trong những ngày Tết, sau khi gom rác vào một góc nhà, ngƣời ta còn cẩn thận cất hết các cây 
chổi vì ngƣời Việt Nam quan niệm rằng nếu trong ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó 
nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải. 
3.5. Không ngủ trƣa ngày Tết 
Ngủ trƣa là một trong những thói quen tốt nhằm nâng cao sức khỏe con ngƣời. Tuy 
nhiên, thói quen không ngủ trƣa ngày Tết vẫn đƣợc rất nhiều ngƣời Trung Quốc giữ gìn cẩn 
trọng. Họ cho rằng, ngày Tết ngủ trƣa là biểu hiện của thái độ lƣời biếng làm việc. Trong 
ngày đầu năm có thái độ nhƣ vậy thì mang ý nghĩa không may mắn trong năm mới. Minh họa 
cho điều này, từ lâu họ đã lƣu hành câu nói ―Đàn ông ngủ trƣa ruộng đồng nứt nẻ, phụ nữ ngủ 
trƣa phòng bếp nguội lạnh‖. Mặc khác, vì ngủ trƣa nên ngƣời ta không thể tiếp khách những 
ngƣời đến chúc Tết. Đây là thái độ thất lễ với ngƣời khác. 
Nếu là ngƣời đi chúc Tết và khi đến nhà một ai đó mà thấy gia chủ đang nằm ngủ thì 
ngƣời Trung Quốc sẽ chờ cho ngƣời đó tỉnh dậy để chúc Tết hoặc có thể trở về để chọn thời 
điểm khác quay lại chúc Tết. Sở dĩ ngƣời Trung Quốc làm nhƣ vậy vì họ cũng kiêng kỵ thúc 
giục ngƣời khác thức dậy trong ngày đầu năm mới bởi vì họ tin rằng nếu làm điều đó sẽ khiến 
cho ngƣời bị thúc dậy sẽ không chủ động làm việc trong năm, và làm điều gì cũng cần ngƣời 
khác thúc giục. Mặc khác, thúc giục một ngƣời đang ngủ thức dậy để mình chúc Tết là điều 
không phù hợp vì lúc đó ngƣời bị đánh thức đang trong tƣ thế phờ phạc, ngáy ngủ. Ngày đầu 
năm mà trong tƣ thế nhƣ vậy thì ngƣời Trung Quốc tin rằng có thể làm cho ngƣời ngủ bị bệnh 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 596 
ngủ li bì trong năm. Rõ ràng những điều này đều không mang ý nghĩa cát tƣờng trong những 
ngày đầu năm mới. 
Ngƣời Việt Nam có lẽ cũng có phong tục này. Khách đến nhà chúc Tết vào sáng mùng 
một, thấy vẫn có ngƣời nằm ngủ do phải thức khuya đón giao thừa. Đã đến nhà ngƣời ta thì 
phải chúc Tết, thế nhƣng không đƣợc chúc ngƣời đang nằm ngủ. Nếu không, lời chúc tốt đẹp 
lại bị xem nhƣ lời trù ẻo, muốn cho ngƣời ta phải nằm li bì trên giƣờng bệnh. Vì thế, nếu có 
lòng, khách phải đợi đến khi ngƣời đó ngủ dậy mới nói ra lời chúc với họ. Tuy nhiên, trong 
thực tế ở Việt Nam, tình huống này xảy ra không nhiều. Vì thông thƣờng, khi đi chúc Tết một 
ai đó, ngƣời Việt Nam thƣờng chọn giờ phù hợp. Ngƣời Việt Nam sẽ không đến vào giờ nghỉ 
trƣa của ngƣời khác tầm 12 đến 2 giờ trƣa để chúc Tết ngƣời khác, trừ khi đó là những ngƣời 
trong gia đình. Giả sử đi chúc Tết mà ngƣời cần chúc đang ngủ, thì ngƣời Việt Nam có thể cử 
ngƣời khác đại diện tiếp khách và ngƣời chúc Tết sẽ chúc qua ngƣời đại diện. Hơn nữa, do 
những ảnh hƣởng của kinh tế xã hội, ngày nay nơi các thành phố lớn nói chung, phong tục 
chúc Tết và thăm viếng nhau trong những ngày Tết đã dần bị mai một. Ngày Tết chủ yếu là sự 
đoàn viên các thành viên trong gia đình. Những ngƣời thân quen hoặc láng giềng không còn 
thăm viếng nhau. 
4. Thảo luận và đề xuất 
Khi học bất cứ một ngôn ngữ của quốc gia nào, ngƣời học cần phải tìm hiểu văn hóa, 
phong tục tập quán của quốc gia đó. Do vậy, trong chƣơng trình đào tạo cử nhân ngành tiếng 
Trung Quốc Quốc không thiểu thiếu các học phần về đất nƣớc và văn hóa Trung Quốc. 
Những môn học này giúp cho ngƣời học tiếng Hán hiểu hơn phong tục tập quán, cách cụ thể 
là những phong tục trong ngày Tết của ngƣời Trung Quốc. 
Khi giảng dạy các học phần về văn hóa Trung Quốc, do thời lƣợng có hạn, giảng viên 
không thể đi sâu giải thích mọi khía cạnh của văn hóa Trung Quốc cho sinh viên. Để giải 
quyết vấn đề này, giảng viên có thể yêu cầu sinh viên làm việc nhóm, nghiên cứu và thuyết 
trình những lễ hội, trong đó có ngày lễ Tết của Trung Quốc. Bằng cách này, sinh viên sẽ có 
điều kiện tự học, tự nghiên cứu để từ đó hiểu sâu rộng hơn về văn hóa cũng nhƣ các phong tục 
lễ hội của Trung Quốc. 
Hoạt động nâng cao kiến thức văn hóa cho sinh viên không phải chỉ dừng lại qua các 
hoạt động dạy và học trên lớp, trái lại cấp độ Khoa hoặc Tổ Bộ môn cần tổ chức nhiều hoạt 
động bổ trợ nhƣ tổ chức ngày hội văn hóa Trung Quốc, câu lạc bộ tiếng Trung Quốc với nhiều 
chƣơng trình phong phú về văn hóa, ẩm thực, văn nghệ, đố vui. Thông qua các hoạt động này, 
sinh viên sẽ có điều kiện hiểu hơn về văn hóa và phong tục kiêng kỵ của ngƣời Trung Quốc. 
Nhà trƣờng cũng có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc cấp độ 
Trƣờng hoặc liên trƣờng. Ngoài ra, Khoa cũng nên tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề về văn 
hóa Trung Quốc. Các buổi báo cáo này có thể mời các chuyên gia Trung Quốc hoặc các nhà 
nghiên cứu trong nƣớc về văn hóa Trung Quốc để ngƣời học có thêm điều kiện hiểu hơn về 
văn hóa và ngôn ngữ của quốc gia mà mình đang theo học. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 597 
Khoa cũng cần khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học về lĩnh vực văn hóa Trung 
Quốc, đồng thời chọn sinh viên có các bài nghiên cứu chất lƣợng báo cáo trong hội thảo 
nghiên cứu khoa học, hoặc các buổi tọa đàm về học thuật của sinh viên. Trong các buổi hội 
thảo hoặc tọa đàm này, giảng viên có thể chia sẻ thêm những kiến thức về văn hóa Trung 
Quốc vốn chƣa có điều kiện kiến giải trong lớp học. 
Ngoài ra, giảng viên cũng có thể công bố các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học 
của mình liên quan đến văn hóa Trung Quốc cho sinh viên, để sinh viên có thể tiếp cận đƣợc 
những kiến thức chuyên sâu và có tính hệ thống về văn hóa Trung Quốc. 
Có thể nói thông qua các hoạt động trên, ngƣời học sẽ đƣợc trang bị phong phú kiến 
thức về văn hóa Trung Quốc, tạo nền tảng, động lực và hứng thú để sinh viên tiếp tục nghiên 
cứu, học hỏi thêm kiến thức văn hóa từ bạn bè và thầy cô, từ đó góp phần hiểu hơn về đất 
nƣớc và con ngƣời Trung Quốc trong thời đại hội nhập ngày nay. 
5. Kết luận 
Những phong tục kiêng kỵ của ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam một cách nào đó 
đã giúp chúng ta hiểu hơn những nét văn hóa cổ xƣa của mỗi nƣớc dù cho xã hội ngày càng 
phát triển và hiện đại. Đồng thời, những phong tục cấm kỵ cũng cho chúng ta hiểu hơn tƣ duy 
và tâm thức của ngƣời xƣa. Những phong tục cấm kỵ trong ngày Tết của ngƣời Trung Quốc 
và Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều mai một theo những thay đổi của xã hội, nhƣng tính nhân 
văn của nó vẫn còn mãi theo thời gian. Theo dòng thời gian, những phong tục kiêng kỵ trong 
ngày Tết chẳng những không mất đi mà còn có thể hình thành những phong tục khác, bởi lẽ 
nó mang trong mình khát vọng chính đáng từ trong sâu thẳm trái tim của lòng ngƣời đó là 
mong cho quốc thái dân an, nhà nhà gặp đƣợc nhiều may mắn, có cuộc sống ấm no thịnh 
vƣợng không chỉ trong những khoảnh khắc của ngày đầu năm mà còn kéo dài suốt trong năm 
mới. Nhƣ vậy, nghiên cứu những phong tục kiêng kỵ trong ngày Tết không phải dƣới góc 
nhìn khám phá những điều mê tín mà là đi tìm sự chân thực trong tâm hồn của ngƣời xƣa 
đƣợc gửi gắm trong những khát vọng nồng cháy cho mình, cho ngƣời và cho đời. 
Tài liệu tham khảo 
Toan Ánh (2012). Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Lễ - Tết - Hội hè. TP. Hồ Chí Minh: Nxb Thanh Niên. 
Bates, D.C.F. (1990). Cultural anthropology. New York: Mc Graw - Hill. 
Nguyễn Đức Dân (2005). Từ cấm kị và uyển ngữ trong một số vấn đề về phương ngữ xã hội. Hà Nội: 
Nxb Khoa học Xã hội. 
Nguyễn Thị Trà Giang (2019). Vai trò của phong tục, tập quán trong xã hội ngày nay. Tạp chí Thông 
tin Khoa học & Công nghệ Quảng Bình, 2, 66-68. 
Vi Lê Minh & Đình Thị Thu dịch (2011). Lễ Tết Trung Quốc. TP. Hồ Chí Minh: Nxb Tổng hợp. 
Huỳnh Ngọc Trảng (2019). Khảo luận về Tết. TP. Hồ Chí Minh: Nxb Văn hóa - Văn nghệ. 
Diệu Tuệ (2020). Tìm hiểu phong tục ngày Tết cổ truyền và cách nghênh đón điềm may theo quan 
niệm của người xưa. Hà Nội: Nxb Hồng Đức. 
Kiến Văn & Phạm Nhƣ Lan (2011). Hội lễ Tết cổ truyền dân gian. Hà Nội: Nxb Văn hóa -Thông tin. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 598 
IMPROVING CULTURAL KNOWLEDGE FOR CHINESE LEARNERS 
THROUGH THE COMPARISON OF TABOO CUSTOMS OF THE 
CHINESE NEW YEAR AND VIETNAMESE NEW YEAR 
Abstract 
Learning a foreign language must be tied to learning about the culture of that country. 
Each country has its own unique culture. For Vietnamese people who learn Chinese, it is 
very necessary to learn traditional Chinese culture. One of the cultural features that 
Vietnamese people learn Chinese need to study is Tet holiday. In particular, the Chinese 
New Year's taboo customs is something we cannot ignore. In this article, the author 
compares some Chinese and Vietnamese New Year's taboo customs in order to better 
understand the similarities and differences in Tet taboo between Vietnam and China, then 
know how to apply effectively in the process of communicating with the Chinese. 
Keywords 
taboo, Tet holiday, customs and habits 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_kien_thuc_van_hoa_cho_sinh_vien_tieng_trung_quoc_th.pdf