Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

So với nhiều địa phương trong cả nước, Thanh Hóa có nhiều lễ hội

truyền thống diễn ra vào dịp đầu xuân. Mặc dù, các địa phương đều coi trọng công tác

chuẩn bị trước lễ hội, song trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn có nhiều bất

cập, hạn chế cần khắc phục. Việc tìm kiếm các giải pháp có tính thực tiễn để góp phần

giảm thiểu những hạn chế, nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý lễ hội trên địa bàn toàn

tỉnh là rất cần thiết, giúp cho người dân được tham gia vào không gian lễ hội an toàn,

lành mạnh, góp phần tôn vinh, bảo tồn tốt nhất các lễ hội truyền thống xứ Thanh.

Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trang 8

Trang 8

Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 4060
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
ô sơ) và trở 
thành nghĩa vụ của các thành viên trong làng. Lễ tục làng Thiết Đanh là một ví dụ tiêu 
biểu; (3) Cấp độ lễ hội, được xem là cấp độ hoàn chỉnh nhất, thể hiện đầy đủ năm thành 
tố trong cấu trúc lễ hội: Thành Hoàng - Thần tích - Thần điện - Tục lệ và trò diễn, hội 
đủ các yếu tố của phạm vi lễ hội (thời gian, không gian, nội dung ý nghĩa và văn hóa 
làng). Nó thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa truyền thống và nhu cầu hội 
hè, đình đám của người nông dân, lễ nghi của cư dân nông nghiệp sống ở xóm, làng 
xưa. Một số lễ hội điển hình: lễ hội Lam Kinh, lễ hội đền Bà Triệu, lễ hội đền Sòng, lễ 
hội đền Độc Cước, lễ hội Phủ Na....
 Một yếu tố quan trọng tạo nên những sắc thái văn hóa độc đáo trong tín ngưỡng, lễ 
hội Thanh Hóa chính là hệ thống các nhân vật được thờ phụng. Đó là những nhân vật 
huyền thoại, hoặc mang tính lịch sử, hoặc cả hai. Đó là các nhân vật khổng lồ có sức 
mạnh phi thường xẻ núi lấp biển, những ông Gióng đánh giặc Ân, An Dương Vương 
xây thành, Mỵ Châu - Trọng Thủy, các vị Thánh Cao Sơn Đại vương, Tứ Vị Thánh 
Nương, Thánh Bưng cùng hàng trăm vị Thành Hoàng nửa huyền thoại, nửa lịch sử. Bên 
cạnh đó là những nhân vật lịch sử Bà Triệu, Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Phụng 
Hiểu, Lê Lợi, Trần Khát Chân... Đôi khi, những nhân vật lịch sử này, do tầm vóc lớn 
lao của họ đã được tâm thức dân gian đồng nhất với các vị thần khổng lồ như trường 
hợp Lê Phụng Hiểu được lồng ghép trong nhân vật thần thoại ông Bưng và hàng loạt 
các vị Thành Hoàng nửa lịch sử, nửa huyền thoại khác. Những yếu tố vừa huyền thoại, 
vừa lịch sử này đã được khắc ghi trong tâm thức của nhân dân và được tái hiện thông 
qua các lễ hội, phong tục và tín ngưỡng, nó trở thành một thứ tình yêu quê hương đất 
nước đã được linh thiêng hóa, tín ngưỡng hóa. Những nhân vật này đã trở thành linh 
hồn cho những tục lệ, tín ngưỡng, lễ hội trong làng xã cổ truyền. Đặc biệt, những lễ hội 
gắn với những nhân vật lịch sử nổi tiếng thường có quy mô vượt ra khỏi phạm vi của 
làng trở thành lễ hội của cả vùng, thu hút không chỉ người dân trong tỉnh mà cả du 
khách ngoài tỉnh và nước ngoài tham dự.
84
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 3. Những điểm tồn tại, hạn chế trong các lễ hội ở Thanh Hóa
 Lễ hội dù quy mô lớn, nhỏ đều là nơi tập hợp rất đông người nên thường xảy ra 
lộn xộn, nhất là khi ý thức, nhận thức của một bộ phận người dân còn nhiều hạn chế. 
Trong khi số lượng nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực văn 
hóa biên chế rất hạn chế (cấp xã, phường 01 cán bộ/đơn vị; phòng Văn hóa Thông tin từ 
4 - 8 người; Trung tâm Văn hóa Thông tin từ 5 - 10 người) rất khó để kiểm soát hết các 
hoạt động lễ hội. Một số hạn chế, tồn tại có thể nhận thấy rõ:
 - Tồn tại, hạn chế đến từ công tác tổ chức, quản lý lễ hội
 + Nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước đã quy định rõ việc tổ chức, quản lý lễ 
hội. Tuy nhiên, khi các địa phương triển khai thực tế vẫn thể hiện sự lúng túng, chưa thấy 
rõ nét vai trò dẫn dắt, chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước, công tác xã hội hóa chưa 
cao, chưa giao việc tổ chức lễ hội cho chính chủ nhân của nó là nhân dân. Việc đầu tư 
ngân sách để phục dựng và tổ chức lễ hội (kịch bản, mua sắm đạo cụ, tập huấn dàn 
dựng...) chưa tương xứng để có thể tạo thành những lễ hội có quy mô, tầm vóc, đủ sức lôi 
cuốn không chỉ du khách trong tỉnh mà cả du khách toàn quốc và quốc tế.
 + Công tác điều tra, nghiên cứu khoa học về lễ hội chưa được chú trọng nên 
nhiều địa phương lúng túng, khó khăn trong việc nhận diện lễ hội; chưa có khảo sát quy 
mô để đánh giá chính xác lễ hội nào cần phát huy, cần bổ sung, điều chỉnh, thậm chí cần 
phải loại bỏ vì không phù hợp. Một số trò chơi không phù hợp vẫn được đưa vào trong 
không gian lễ hội; các biến tướng, mê tín dị đoan vẫn còn trong các lễ hội. Nhiều di tích 
- nơi diễn ra lễ hội vẫn để các linh vật ngoại lại, không phù hợp với thuần phong mỹ tục 
của Việt Nam. Xu hướng thương mại hóa các lễ hội đã dẫn đến nguy cơ phai mờ giá trị 
bản sắc văn hóa dân tộc, tạo ra những biểu hiện tiêu cực, thiếu lành mạnh trong tổ chức 
hoạt động lễ hội. Hoạt động quảng bá hình ảnh lễ hội với những nét văn hóa đặc trưng 
chưa được chú trọng. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch lễ hội cho du khách quốc tế và 
trong nước còn thiếu và yếu do đó chưa truyền tải được hết các giá trị văn hóa, lịch sử 
của lễ hội cho du khách.
 + Một số lễ hội còn tổ chức một cách tự phát, vai trò các cấp quản lý chưa cao, 
chưa có những thể chế được cụ thể hóa chặt chẽ, khiến thực trạng chung trong nhiều 
năm trước đây hầu hết các lễ hội trong tỉnh trở thành cơ hội thu tiền với đủ các dịch vụ 
“ăn theo”, nhiều hoạt động mê tín di đoan: xem bói, xem tướng, rút thẻ, ăn uống lãng 
phí, giá gửi xe cao. Vệ sinh môi trường chưa thực sự đảm bảo, nhiều lễ hội chưa có 
phương án làm mất vệ sinh môi trường (chưa có thùng đựng rác, phế thải; thiếu nhà vệ 
sinh công cộng hoặc có nhưng rất tạm bợ, thô sơ; nhiều người dân tham gia lễ hội chưa 
có ý thức tốt...).Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Giá
 85
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
dịch vụ không kiểm soát tốt, nhiều cơ sở kinh doanh tự nâng giá dịch vụ. Hiện trạng bán 
hàng rong tràn lan làm mất mỹ quan, phá vỡ không gian thiêng của lễ hội. Hòm công 
đức còn để nhiều trong khuôn viên di tích; hiện tượng đổi tiền lẻ ở các lễ hội...
 - Tồn tại đến từ phía du khách
 + Xã hội ngày càng phát triển, nhiều người quan tâm đến việc đi đền, chùa, 
tham gia vào các hoạt động lễ hội cầu may mắn, thưởng ngoại, du xuân. Tuy nhiên, có 
nhiều khách du lịch đến lễ hội theo trào lưu chứ chưa hiểu hết các giá trị văn hóa truyền 
thống của lễ hội. Chúng ta đã thấy rất rõ bài học đến từ việc phát ấn trong lễ hội Đền 
Trần (Nam Định), khi các nhà quản lý, nhà tổ chức lễ hội không nói rõ ý nghĩa, thần 
tích nên dẫn đến hiện tượng công chúng hiểu sai hoặc ngộ nhận về giá trị lễ hội. Kèm 
theo đó là những người trục lợi, lợi dụng việc “bán ấn” để tạo nên giá trị ảo.
 Có thể nói, khi chúng ta nhìn sang các nước phát triển họ luôn mong muốn phục 
hồi vốn cổ và có nguyên tắc ứng xử với văn hóa nói chung và loại hình lễ hội nói riêng 
để cả các cơ quan quản lý nhà nước (cụ thể là các nhà quản lý) và mong muốn của cộng 
đồng cùng có lợi, có nghĩa phải đảm bảo và tìm ra một giải pháp đem đến lợi ích, trách 
nhiệm có tính hài hòa.
 4. Giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý lễ hội
 Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân tự ý thức 
về trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội, đặc biệt là người dân bản 
địa (nơi, địa điểm diễn ra lễ hội), sau đó là các khách du lịch đến với lễ hội theo các 
hình thức khác nhau. Mỗi đối tượng lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp. Ví dụ: 
đối với người dân địa phương có thể sử dụng loa truyền thanh với những nội dung được 
biên tập ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, nhưng vẫn khơi ngợi được tinh thần quý trọng, tôn 
vinh, thái độ gìn giữ văn hóa và những giá trị lễ hội. Thông qua công tác tuyên truyền 
phải làm chuyển biến được thái độ của người dân địa phương, và chính họ sẽ là một 
trong những “cánh tay nối dài” của các nhà quản lý, các nhà điều hành lễ hội. Đối với 
khách du lịch cần sử dụng các biển hiệu chỉ dẫn, các tờ rơi quảng cáo, băng rôn, khẩu 
hiệu, cờ hội, cờ đồng kỳ, đèn chiếu sáng được bố trí hợp lý, trang trọng. Sử dụng hiệu 
quả, tối đa các phương tiện thông tin đại chúng bằng việc tăng thời lượng tin, bài, ảnh... 
tuyên truyền giới thiệu di tích, lịch sử lễ hội, thân thế sự nghiệp các danh nhân văn hóa và 
sinh hoạt tín ngưỡng, bảo vệ di tích, bảo vệ môi trường. Những hành vi vi phạm các quy 
định về tham quan, lễ hội đều bị phê phán trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo 
nếp sống lành mạnh, góp phần gìn giữ, phát huy sắc thái văn hóa địa phương hiệu quả.
 Thứ hai, các cơ quan chức năng chủ động quán triệt những quan điểm chỉ đạo của 
Đảng, các Luật, Nghị định, các văn bản pháp quy dưới Luật của Nhà nước. Cụ thể: (1)
86
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004; (2) Các Nghị định Chính phủ số: 
92/2012/NĐ-CP ngày 08/12/2012 về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh 
Tín ngưỡng, tôn giáo; số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về việc ban hành Quy chế 
hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; số 01/2012/NĐ-CP ngày 
04/01/2012 về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên 
quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể 
thao và Du lịch; (3) Các Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: số 
04/2009/TT-BVTTTDL ngày 16/12/2009 về việc quy định chi tiết thi hành một số quy 
định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành 
kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 Chính phủ; số 04/2011/TT- 
BVHTTDL ngày 21/01/2011 quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc 
cưới, việc tang, lễ hội; số 07/TT-BVHTTDL ngày 07/06/2011 về việc sửa đổi, bổ sung, 
thay thế hoặc bãi bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi 
chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; (4) Thông tư liên tịch số 
04/2014/TT-BVHTTDL-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 
và Bộ Nội vụ hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, 
cơ sở tôn giáo; (5) Gần đây có văn bản số 71/BVHTTDL-VHCS, ngày 12/01/2015 của 
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tiếp tục chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng lưu 
thông đồng tiền có mệnh giá nhỏ trong hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội; Thông 
tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 Quy định về tổ chức lễ hội; (6) Quyết 
định số 5382/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về 
Ban hành Quy định quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
 Riêng với cấp chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo và ban hành các văn bản 
chỉ đạo quản lý, tổ chức lễ hội triển khai tại các di tích và lễ hội thực hiện các phương 
án tổ chức theo xu hướng tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.
 Thứ ba, nâng cao trách nhiệm của ban tổ chức lễ hội, quá trình xây dựng kế hoạch 
và tổ chức thực hiện phải đảm bảo đúng các quy định.
 Tùy theo quy mô lễ hội mà thành lập ban tổ chức và các tiểu ban có liên quan. 
Trong kế hoạch cần phân công nhiệm vụ chi tiết, cụ thể, rõ trách nhiệm, quyền hạn và 
lợi ích của từng bộ phận, cá nhân. Nội dung chương trình, kịch bản của các hoạt động lễ 
hội phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông qua Đảng ủy, HĐND, UBND 
các cấp, đồng thời gửi bằng văn bản báo cáo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
 Cần chú ý đến việc chỉnh trang cơ sở vật chất phù hợp với điều kiện kinh tế và văn 
hóa địa phương như: Tạo cảnh quan môi trường, xử lý chất thải, bố trí khu đỗ xe, vệ 
sinh hợp lý, thực hiện niêm yết giá các dịch vụ phục vụ khách và bán đúng giá niêm yết,
 87
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
cần chú trọng chất lượng dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Thiết lập đường dây nóng 
tiếp nhận, xử lý những kiến nghị từ du khách và người dân tham gia lễ hội.
 Công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn cần được 
chú trọng. Những cơ sở kinh doanh dịch vụ trong không gian lễ hội cần được tập huấn 
các kỹ năng phòng chống cháy nổ và các kỹ năng giao tiếp. Vận động du khách, nhân 
dân thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội, việc thắp hương, đốt hàng mã cần 
hạn chế tối đa và thực hiện nghiêm túc.
 Các trò chơi, trò diễn, các hoạt động vui chơi khác ban tổ chức phải thảo luận, 
chọn lựa kỹ lưỡng, hướng đến những trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống giàu giá trị 
văn hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục. Các trò chơi mới cần có sự cân nhắc phù 
hợp, tránh để không gian lễ hội mất đi màu sắc, giá trị truyền thống vốn có.
 Cần bố trí lực lượng an ninh, vệ sinh môi trường, y tế thường trực trong lễ hội. 
Trung tâm y tế cấp huyện, tỉnh cần hỗ trợ cấp địa phương bằng việc thường xuyên kiểm 
tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các hàng quán, dịch vụ ăn uống... không nên để xảy ra 
những vụ ngộ độc thức ăn trong mùa lễ hội.
 Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên và xử lý vi phạm trong lễ hội.
 Việc kiểm tra lễ hội cần có sự phối hợp của các đơn vị, ban, ngành chức năng theo 
quy định. Hoạt động này cần được diễn ra thường xuyên, kiểm tra, giám sát việc chấp 
hành các quy định về tổ chức lễ hội. Phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm tiêu cực trước, 
trong và sau lễ hội nhằm bảo đảm nếp sống văn minh lễ hội, văn hóa tín ngưỡng. Qua 
công tác kiểm tra quán triệt và thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị 41/CT-TW ngày 
05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI. Công điện 229/CĐ-TTg ngày 
12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và tổ chức lễ hội, đồng 
thời kiến nghị và nhắc nhở chính quyền địa phương, ban chỉ đạo, ban tổ chức nơi có lễ 
hội những biện pháp hiệu quả nhằm quản lý tốt hoạt động lễ hội trên địa bàn.
 5. Kết luận
 Những lễ hội còn tồn tại trên đất Thanh Hóa đến ngày nay là kết quả của một quá 
trình tiếp diễn và biến đổi văn hóa phong phú trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Việc bảo 
tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội trong điều kiện xã hội công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa hiện nay rất cần thiết để giữ giá trị cố kết, biểu 
dương sức mạnh cộng đồng; hướng về cội nguồn; cân bằng đời sống tâm linh; đồng thời 
cũng là giá trị để con người sáng tạo, hưởng thụ; bảo tồn và trao truyền văn hóa. Và, 
bên cạnh nhiều giải pháp được đưa ra, cần chú trọng đến yếu tố nâng cao năng lực quản 
lý của các cấp, các ngành, trong đó cấp chính quyền làng, xã đóng vai trò quan trọng.
88
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 Tài liệu tham khảo
 [1] . Ban Quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa (2009), Lễ hội xứ Thanh (tập 
1), Nxb Thanh Hóa.
 [2] . Lê Huy Trâm - Hoàng Anh Nhân (2001), Lễ tục lễ hội truyền thống xứ Thanh 
(tập 2), Nxb Văn hóa Dân tộc.
 [3] . Hoàng Minh Tường (2005), Tục thờ thần Độc Cước ở làng Núi Sầm Sơn 
Thanh Hóa, Nxb Văn hóa Dân tộc.
 [4] . Bùi Hoài Sơn (2009), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt, Nxb Văn 
hóa Dân tộc.
 [5] . Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; XVI; XVII; XVIII, Nxb 
Thanh Hóa, 2006.
 [6] . www.thanhhoa.gov.vn
 IMPROVING THE EFFICIENCY OF THE ORGANIZATION AND 
 THE MANAGEMENT OF TRADITIONAL FESTIVALS 
 IN THANH HOA PROVINCE
 Nguyen Thi Thuc, Ph.D
 Abstract: Among other localities in Vietnam, Thanh Hoa province has many 
traditional spring festivals. In spite of being well-done, there exist many limitations to 
the preparations before the festivals. Seeking practical solutions to reduce these 
limitations, improve the efficiency of the organization and the management of 
traditional festivals, help people participate in good festivals and contribute of the 
preservation o f traditional festivals in Thanh land is quite essential nowadays.
 Key words: Traditionalfestivals; the management o f traditionalfestivals in Thanh Hoa...
 89

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_to_chuc_va_quan_ly_le_hoi_truyen_thong_tre.pdf