Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Giáo dục pháp luật là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục ở các trường trung học phổ thông

nhằm phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến,

giáo dục pháp luật cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã

đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, sự vận động, biến đổi của tình hình trong nước và

quốc tế đòi hỏi chúng ta phải có các giải pháp cần thiết, sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành

phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 3280
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
cần tích 
cực quán triệt tinh thần thực hiện hiệu quả 
Kế hoạch số: 115/KH-BGDĐT ngày 27 tháng 
02 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về 
việc thực hiện Kế hoạch Công tác phổ 
biến, giáo dục pháp luật năm 2020 của 
ngành giáo dục. Theo đó, ngành giáo dục 
phải “Đổi mới nội dung, hình thức phổ 
biến, giáo dục pháp luật gắn với những vấn 
đề về giáo dục được dư luận quan tâm hoặc 
cần định hướng dư luận và nhiệm vụ chính 
trị của Bộ, của ngành. Nội dung phổ biến, 
giáo dục pháp luật bám sát các nhiệm vụ 
trọng tâm của ngành giáo dục năm 2020, 
tập trung tuyên truyền, phổ biến luật và 
quy định pháp luật mới ban hành liên quan 
đến quản lý nhà nước về giáo dục và đào 
tạo; pháp luật về phòng, chống bệnh truyền 
nhiễm nói chung, dịch bệnh viêm đường hô 
hấp cấp Covid-19 nói riêng” (Bộ Giáo dục 
và Đào tạo, 2020). Lãnh đạo ngành giáo 
dục Thành phố Hồ Chí Minh cần xác định 
đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác 
giáo dục pháp luật cho học sinh Thành phố. 
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành 
phố Hồ Chí Minh cần có những hướng dẫn 
thực hiện việc “Đa dạng hóa các hình thức 
phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường 
ứng dụng công nghệ thông tin và các hình 
thức phổ biến, giáo dục pháp luật mới 
trong công tác phổ biến, giáo dục pháp 
luật. Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo 
dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng 
sống cho học sinh, sinh viên; lồng ghép 
hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với 
các cuộc vận động, các hoạt động ngoại 
khóa và các phong trào thi đua lớn của 
ngành trong năm 2020. Xây dựng và nhân 
rộng các mô hình, hình thức phổ biến, giáo 
dục pháp luật có hiệu quả phù hợp với từng 
nhóm đối tượng (nhà giáo, cán bộ quản lý 
giáo dục, người học ở mỗi cấp học và trình 
độ đào tạo)” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 
2020). Có như thế, chúng ta mới tạo ra sự 
đồng nhất trong hoạt động công tác tuyên 
truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho 
học sinh THPT trên địa bàn. 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 73 (01/2021) 
122 
Hai là, lãnh đạo các trường THPT cần 
tích cực thực hiện các chỉ đạo từ Nhà 
nước, UBND Thành phố và Sở Giáo dục và 
Đào tạo như Chỉ thị số 32/CT-TW của Ban 
Bí thư và đẩy mạnh thực hiện các đề án, 
chương trình, kế hoạch của Chính phủ, Bộ 
Tư pháp và UBND Thành phố về tăng 
cường công tác phổ biến, giáo dục pháp 
luật giai đoạn 2015 - 2020; đồng thời triển 
khai thực hiện tốt Luật phổ biến, giáo dục 
pháp luật năm 2012 và các văn bản hướng 
dẫn thi hành, hưởng ứng có hiệu quả Ngày 
“Pháp luật Việt Nam” hằng năm, qua đó 
tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành 
động của các tổ chức Đảng và đảng viên về 
công tác giáo dục pháp luật. Quan trọng 
hơn, lãnh đạo các trường cần nghiêm túc 
thực hiện Kế hoạch số 835/KH-GDĐT-
CTTT ngày 17 tháng 3 năm 2020 của Sở 
Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí 
Minh về Công tác phổ biến, giáo dục pháp 
luật năm 2020 ngành Giáo dục và Đào tạo 
Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, nhà 
trường cần “triển khai thực hiện có chất 
lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo 
dục pháp luật theo văn bản chỉ đạo của 
Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội 
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành 
phố; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 
phải thực hiện thường xuyên, gắn với việc 
thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước, 
thành phố và của ngành giáo dục và đào 
tạo” (Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố 
Hồ Chí Minh, 2020). 
Để nâng cao chất lượng giáo dục pháp 
luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, 
Hiệu trưởng các trường THPT cần phải 
từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả 
hoạt động của Ban Giám hiệu, Hội đồng 
trường trong việc ra Quyết định chỉ đạo về 
công tác giáo dục pháp luật. Trong quá 
trình hoạt động của mình, Ban Giám hiệu - 
Hội đồng trường không chỉ chú ý tới việc 
ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo 
mà quan trọng hơn là phải hướng dẫn, chỉ 
đạo, giám sát hoạt động tuyên truyền, giáo 
dục pháp luật, xem đây là biện pháp hàng 
đầu trong việc đảm bảo thi hành Hiến pháp 
và pháp luật trên địa bàn trong nhà trường. 
Hằng năm, nhà trường cần chủ động 
xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật cho 
đơn vị mình. Kế hoạch phải phù hợp với 
đường lối, chủ trương của Đảng, quyết 
định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các 
đề án, chương trình, kế hoạch của Bộ Tư 
pháp, UBND Thành phố và của ngành phù 
hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, xã hội 
địa phương và tình hình nhà trường. Thực 
hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh 
nghiệm và khen thưởng kịp thời những tổ 
chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 
công tác giáo dục pháp luật. 
Ba là, chú trọng xây dựng đội ngũ làm 
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - vai 
trò quyết định chất lượng tuyên truyền, phổ 
biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường công 
tác bồi dưỡng giáo viên, cán bộ đảm nhiệm 
có phẩm chất, năng lực, trình độ, có khả 
năng tuyên truyền, giáo dục hoặc hòa giải 
tốt, có lòng nhiệt tình, say mê với công 
việc giáo dục pháp luật. Bên cạnh đó, phải 
đặc biệt chú trọng việc rà soát, phân loại, 
đào tạo, bồi dưỡng nghiệp và định hướng 
nội dung giáo dục pháp luật thường xuyên 
cho đội ngũ làm công tác giáo dục pháp 
luật, chú ý cung cấp kiến thức, cần bồi 
dưỡng, rèn luyện kỹ năng tuyên truyền, 
phổ biến, giáo dục pháp luật, giúp họ 
không chỉ có kiến thức vững mà còn có 
khả năng truyền đạt thu hút người nghe 
(học sinh) cảm nhận thông tin pháp luật, 
nuôi dưỡng niềm tin pháp luật, khi đó công 
tác giáo dục pháp luật sẽ có hiệu quả tốt. 
Bốn là, đổi mới nội dung, hình thức và 
TẠ THỊ MINH THƯ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
123 
phương pháp giáo dục pháp luật. Cần đổi 
mới nội dung tuyền truyền, giáo dục pháp 
luật theo hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu 
kiến thức cơ bản về pháp luật, mà còn phải 
thiết thực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn để 
một mặt nâng cao trình độ nhận thức cho 
các đối tượng học sinh, mặt khác giúp họ 
có khả năng vận dụng sáng tạo vào thực 
tiễn cuộc sống. Theo Kế hoạch số 835/ 
KH-GDĐT-CTTT ngày 17 tháng 3 năm 
2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành 
phố Hồ Chí Minh, nội dung phổ biến, giáo 
dục pháp luật bám sát các nhiệm vụ trọng 
tâm của ngành giáo dục năm 2020, quy 
định pháp luật về giáo dục, văn bản chỉ đạo 
của ngành, quy định pháp luật mới ban 
hành liên quan đến quản lý Nhà nước về 
giáo dục và đào tạo; quán triệt thực hiện 
nhiệm vụ năm học 2019-2020 của ngành 
Giáo dục. Đổi mới, đa dạng hóa các mô 
hình, nội dung, hình thức phổ biến, giáo 
dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối 
tượng (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân 
viên, người học) ở mỗi cấp học theo 
phương châm sát nhu cầu, thiết thực, dễ 
hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, có trọng tâm, 
trọng điểm, thiết thực, chất lượng, tiết 
kiệm, hiệu quả; khai thác, sử dụng có hiệu 
quả các nguồn lực được giao (Sở Giáo dục 
và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, 
2020). Học sinh được bồi dưỡng kiến thức 
pháp luật, có niềm tin pháp luật, có lòng tin 
vào bản thân và tự mình giải quyết tốt các 
vấn đề cá nhân theo quy định, sống mạnh 
mẽ và có lý tưởng tốt. 
Mặt khác, chúng ta cần thực hiện xã 
hội hóa hoạt động tuyên truyền, phổ biến, 
giáo dục pháp luật để có nguồn kinh phí 
phục vụ cho hoạt động giáo dục pháp luật. 
Nhà trường và giáo viên, học sinh cần đa 
dạng hóa hình thức, phương pháp giáo dục 
pháp luật; không chỉ thông qua các hội 
nghị, hệ thống thư viện, hoạt động câu lạc 
bộ phát luật, giáo dục trong giờ học chính 
khoá, ngoại khoá mà bằng những cách 
thức khác như tọa đàm, buổi nói chuyện, 
hoạt cảnh tình huống, lời ca, tiếng hát, 
cung cấp các tin bài, cấp phát tài liệu hỏi 
đáp, tờ gấp, tờ rơi, panô, áp phích, khai 
thác, tìm hiểu pháp luật qua tủ sách pháp 
luật, v.v. Xây dựng và mở rộng hình thức 
tìm hiểu pháp luật qua các hoạt cảnh trên 
phát thanh hoặc truyền hình, xây dựng 
trang web riêng về công tác tuyên truyền, 
giáo dục pháp luật để học sinh có thể cập 
nhật thông tin, trao đổi, bàn luận và tìm 
hướng giải quyết cho những vấn đề bức 
xúc trong đời sống pháp luật. 
Ngoài ra, cần lồng ghép việc tuyên 
truyền, giáo dục pháp luật tại các buổi sinh 
hoạt cộng đồng, câu lạc bộ nhóm, sinh hoạt 
hè. Xây dựng và phát huy phương châm 
mỗi học sinh là một tuyên truyền viên 
trong cộng đồng. Chú trọng nâng cao hiệu 
quả hình thức thi tìm hiểu pháp luật. Đối 
với hình thức giáo dục pháp luật qua hoạt 
động tư vấn, trợ giúp pháp luật cần mở 
rộng phạm vi hoạt động, không chỉ tư vấn 
tại phòng tư vấn tâm lý của nhà trường mà 
còn đến cụm dân cư, trung tâm học tập 
cộng đồng, tư vấn lưu động hoặc thông qua 
các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý. 
Năm là, tìm hiểu kỹ đối tượng giáo dục 
pháp luật trước khi tổ chức tiết dạy. Thực 
hiện tốt giải pháp này là cơ sở quan trọng 
để góp phần đảm bảo tiếp thu bài tốt ở nhà 
trường, hạn chế các vụ việc tiêu cực và các 
xích mích nội bộ. Người giáo viên giáo dục 
pháp luật cần tìm hiểu kỹ lưỡng đối tượng 
học sinh của mình như yếu tố tâm lý lứa 
tuổi, yếu tố bẩm sinh di truyền; yếu tố môi 
trường, yếu tố xã hội (điều kiện sống và 
sinh hoạt) vì những yếu tố này các tác 
động trực tiếp đến việc tiếp thu bài học, 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 73 (01/2021) 
124 
đến việc hình thành ý thức của các em học 
sinh. Có như thế, việc giáo dục pháp luật 
cho học sinh góp phần đạt hiệu quả cao 
hơn. Đồng thời, giáo viên cần thường 
xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập 
huấn nhằm nâng cao năng lực trình độ 
chuyên môn dành cho đội ngũ báo cáo viên 
pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật cũng 
như công nhận các tổ hòa giải và hòa giải 
viên ở cơ sở có đủ trình độ, hiểu biết về 
pháp luật nhằm thực hiện tốt công tác 
tuyên truyền trong hoạt động hòa giải. 
Sáu là, nâng cao chất lượng dạy học 
pháp luật trong trường học. 
Cần đổi mới nội dung, phương pháp 
dạy học và hình thức ngoại khóa pháp luật; 
nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục 
công dân, môn Pháp luật ở các trường học. 
Tập trung phát triển công tác giáo dục pháp 
luật theo hướng tiếp cận năng lực thay cho 
lối giáo dục pháp luật truyền thống thụ 
động, một chiều áp đặt tạo cho học sinh sự 
nhàm chán trong các tiết học. Việc đánh 
giá hiệu quả giáo dục pháp luật cũng cần 
đổi mới chú trọng đến nhận thức pháp luật, 
thực hiện hành vi tuân thủ pháp luật của 
người học và không dừng ở đó đánh giá cả 
việc người học tham gia ngăn chặn, phòng 
chống hành vi vi phạm pháp luật của công 
dân khác trong xã hội. 
Bảy là, phải thường xuyên cập nhật 
văn bản quy phạm pháp luật. Phải thường 
xuyên cập nhật các văn bản quy phạm 
pháp luật để bổ sung cập nhật vào các bài 
giảng giáo dục pháp luật, đẩy mạnh công 
tác nghiên cứu khoa học pháp lý, mở rộng 
các hình thức học sinh tham gia vào việc 
xây dựng quy phạm pháp luật, v.v. Triển 
khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 
14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ 
tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, 
khai thác Tủ sách pháp luật; cập nhật, rà 
soát, bổ sung, triển khai, phổ biến văn bản 
quy phạm pháp luật, quy định mới; nâng 
cao chất lượng tủ sách pháp luật; tủ sách 
pháp luật điện tử trong các nhà trường. 
Ngoài ra, chúng ta cũng cần biểu dương, 
nhân rộng các mô hình có hiệu quả trong 
công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục 
pháp luật. Tổ chức các buổi tọa đàm, hội 
nghị về công tác tuyên truyền phổ biến 
giáo dục pháp luật nhằm giúp cho đội ngũ 
báo cáo viên pháp luật và tuyên truyền 
viên pháp luật có cơ hội giao lưu, học tập 
lẫn nhau. 
Tám là, tổ chức cho học sinh tham gia 
các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp 
luật phù hợp với khả năng. Việc đầu tiên là 
dạy học sinh có kiến thức nền tảng, song 
song đó tăng cường tuyên truyền, giáo dục 
pháp luật sẽ tạo điều kiện cho việc nâng 
cao trình độ văn hóa pháp lý. Học sinh 
không chỉ dừng ở việc chấp hành tốt pháp 
luật mà còn nâng lên tầm cao mới là tôn 
trọng và bảo vệ pháp luật. Trong điều kiện 
xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và 
văn minh thì một trong những điều kiện 
quan trọng là làm sao để học sinh được 
tham gia tích cực vào hoạt động quản lý xã 
hội bằng pháp luật, đấu tranh với hành vi vi 
phạm pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp 
luật góp phần quan trọng vào việc trang bị 
kiến thức, phát triển sự tích cực trong hoạt 
động xây dựng và thực thi pháp luật của 
học sinh Thành phố. 
3. Kết luận 
Giáo dục pháp luật giữ vai trò quan 
trọng nhằm định hướng, giáo dục cho học 
sinh THPT về ý thức chấp hành pháp luật 
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 
Trong những năm qua, công tác tuyên 
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của 
các trường THPT ở Thành phố đạt nhiều 
thành tựu quan trọng, tăng nhanh về cả số 
TẠ THỊ MINH THƯ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
125 
lượng, chất lượng các hoạt động. Bên cạnh 
những thành tựu đạt được, việc tuyên 
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn 
còn tồn tại những hạn chế nhất định. Vì 
thế, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo 
thường xuyên có những chỉ đạo kịp thời 
đến các trường THPT về việc xây dựng kế 
hoạch, nội dung để tuyên truyền, phổ biến, 
giáo dục pháp luật cho học sinh tại đơn vị. 
Đồng thời, chúng ta cần thực hiện các giải 
pháp như xây dựng đội ngũ làm công tác 
phổ biến, giáo dục pháp luật; đổi mới hình 
thức và phương pháp giáo dục pháp luật; 
nâng cao chất lượng dạy học pháp luật 
trong trường học; thường xuyên cập nhật 
văn bản quy phạm pháp luật tổ chức cho 
học sinh tham gia các hoạt động tuyên 
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, v.v. 
Sự kết hợp các biện pháp trên sẽ tạo điều 
kiện cho công tác tuyên truyền, phổ biến, 
giáo dục pháp luật ở các trường THPT đạt 
kết quả tốt nhất trong tương lai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). Kế hoạch số: 115/KH-BGDĐT ngày 27 tháng 02 năm 
2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch Công tác phổ biến, giáo dục Pháp 
luật năm 2020 của ngành giáo dục. 
Bùi Văn Chung. (chủ nhiệm, 2009). Một số vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật 
trong thời kỳ đổi mới, Đề tài khoa học Bộ Tư pháp, Mã số: 92 - 98 – 223, Hà Nội. 
Lê Thị Thu Hằng. (2019). “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục pháp luật cho 
học sinh phổ thông giai đoạn hiện nay”. Tạp chí Giáo dục. Số đặc biệt tháng 4/2019, 
tr.69-74. 
Nguyễn Đặng Đình Lục. (2005). Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân 
cách, Sách tham khảo. Hà Nội: NXB Tư pháp. 
Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (2012). Luật số: 14/2012/QH13 về Luật 
phổ biến, giáo dục pháp luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam. 
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. (2020). Kế hoạch số 835/ KH-GDĐT-
CTTT ngày 17 tháng 3 năm 2020 về Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020 
ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh. 
Trần Thị Sáu. (2012). Giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở 
Việt Nam. Luận án tiến sĩ Luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội. 
Ngày nhận bài: 11/9/2020 Biên tập xong: 15/01/2021 Duyệt đăng: 20/01/2021 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_cong_tac_tuyen_truyen_pho_bien_giao_duc_ph.pdf