Mùa xuân, năm Thân và bước đi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cách nay gần 600 năm ghi nhận công lao

dẫn dắt, lãnh đạo của anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn.

Từ khi tổ chức hội thề ở Lũng Nhai, đồng lòng đánh giặc đến hội thề ở Đông Quan

(Thăng Long), quân đội Lam Sơn trải qua những mùa xuân gian lao mà anh dũng.

Trong quá trình tìm hiểu về bước tiến của cuộc khởi nghĩa này, chúng tôi nhận thấy sự

gắn bó khá ngẫu nhiên với mùa xuân, sự khởi đầu và kết thúc của vòng quay gắn liền

với năm con khỉ cầm tinh (năm Thân), dưới góc độ văn hóa, đây là điều hết sức thú vị.

Mùa xuân, năm Thân và bước đi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trang 1

Trang 1

Mùa xuân, năm Thân và bước đi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trang 2

Trang 2

Mùa xuân, năm Thân và bước đi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trang 3

Trang 3

Mùa xuân, năm Thân và bước đi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trang 4

Trang 4

Mùa xuân, năm Thân và bước đi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trang 5

Trang 5

Mùa xuân, năm Thân và bước đi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trang 6

Trang 6

Mùa xuân, năm Thân và bước đi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 7580
Bạn đang xem tài liệu "Mùa xuân, năm Thân và bước đi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mùa xuân, năm Thân và bước đi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Mùa xuân, năm Thân và bước đi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
ánh dấu bước chuyển 
mình của quân Lam Sơn từ thế thủ sang thế công, chuyển biến căn bản về chất đưa quân 
Lam Sơn giành thế chủ động trên chiến trường, tạo tiền đề cho các thắng lợi vang dội về 
sau. Thứ ba là sự kiện năm 1428, Lê Lợi tổ chức bố cáo thiên hạ thái bình, ban công trạng, 
đặt tước vị, mở ra chương mới cho nền tự chủ Đại Việt nói chung, Lê sơ nói riêng.
 Qua tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa này, chúng tôi nhận thấy, bước đi của khởi 
nghĩa Lam Sơn có quan hệ khá ngẫu nhiên với mùa xuân, sự khởi đầu và kết thúc của 
vòng quay gắn liền với năm Thân.
 1. Bính Thân (1416)
 Sau khi vương triều Hồ sụp đổ (1407), liên tiếp nhiều cuộc nổi dậy chống Minh 
của các quý tộc hậu Trần, tiêu biểu có Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng. Một vài cuộc 
khởi nghĩa nhỏ khác mang tính địa phương, kết cục đều thất bại, đất nước đứng trước 
thử thách mới của lịch sử. Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, câu hỏi đặt ra là, 
nguyên nhân nào khiến cho một tù trưởng địa phương (Lê Lợi) thắng thế trở thành ngọn 
cờ đầu dẫn dắt cuộc bình Ngô. Theo tác giả, cái mà các cuộc khởi nghĩa kháng Minh 
trước Lê Lợi còn thiếu là chưa hội đủ ba yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, kể cả các 
quý tộc hậu Trần như đã liệt kê. Để gây dựng cơ đồ, Lê Thái Tổ hẳn đã tốn không ít 
công sức để đạt được 3 điều kiện trên. Trong nghệ thuật chiến tranh, yếu tố “hiểm địa” 
có thể được coi là một trong những lợi thế đáng kể để triển khai sách lược. Trước Lam 
Sơn, Ngô Quyền và sau này là quân đội nhà Trần cũng đã biết dựa vào vị trí quan yếu 
của Bạch Đằng giang để chôn vùi quân Hán, Mông - Nguyên. Có thể cho rằng, trong 
bối cảnh lịch sử đương thời, việc đương đầu với một quân đội chính quy hùng mạnh, có 
tương quan lực lượng quá chênh lệch thì việc dựa vào địa hình để giành thế đắc lợi, 
giảm thiểu trực diện trên chiến trường, lấy thiên nhiên che chở, ẩn náu để thực hiện tiêu 
hao là một tính toán khôn ngoan. Vùng Lam Sơn được Lê Lợi và nghĩa quân lựa chọn là 
một lợi thế rất đáng kể để triển khai sách lược đó.
 Hội thề Lũng Nhai vào mùa xuân năm Bính Thân về thực chất là sự tụ họp đầu 
tiên của lực lượng du kích kháng Minh.
 Vào buổi sáng ngày 1 tháng 2, mùa xuân năm Bính Thân, trong không gian tĩnh 
lặng của vùng rừng núi Lam Sơn mà nay sử học xác định ở khu vực làng Lũng Mi, xã 
Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân có tên gọi Lũng Nhai, 18 hào kiệt do Lê Lợi chủ
 29
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
xướng đã làm lễ tế cáo trời đất, đồng lòng sống chết, quyết tâm cứu non sông nước Việt. 
Tư liệu lịch sử mô tả khái lược về quang cảnh buổi hội thề gồm đàn tế, bàn thờ thiên 
địa, tượng đài, sau khi Lê Lợi đọc lời tuyên bố, các nghĩa sĩ cùng quỳ xuống giơ gươm 
trịnh trọng đọc lời thề với non sông, xung quanh đồi có cắm cờ xí, có một đàn bày thế 
trận, quân sĩ tổ chức thao diễn, úy lạo dân chúng, xung quanh là già trẻ tụ tập chứng 
kiến reo mừng. Dấu tích minh chứng trên thực địa nay đã không còn nhưng chắc chắn, 
hội thề Lũng Nhai được diễn ra cùng thời điểm với các lễ hội mùa xuân trong không 
gian văn hóa Việt - Mường.
 Có thể nói năm Thân này là giai đoạn chuẩn bị tiền khởi có ý nghĩa hình thành 
căn cứ địa kháng chiến chỉ định là vùng Lam Sơn, xác định đường lối kháng chiến vì 
chính nghĩa “ứng mệnh trời, hợp lòng người” cũng như xác định vai trò dẫn dắt của thủ 
lĩnh Lê Lợi được tổ chức dưới một hình thức vô cùng độc đáo - thệ nguyện.
 Nhận định về ý nghĩa, vai trò của Lũng Nhai hội thề năm Bính Thân đối với toàn 
bộ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, có thể nói đó là ngòi nổ đầu tiên mang tính bản lề, đặt nền 
móng cho công cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống giặc Minh. Có điều hành 
động này mang nhiều màu sắc văn hóa hơn quân sự. Phải khẳng định đây là một lễ thề 
mang tính thiêng liêng, loại trừ những người nặng đầu óc mê tín, tin một cách mù quáng 
vào thần thánh, còn phần lớn, người xưa thường đối xử với nhau trên cơ sở chữ Tín. Họ 
đề cao lòng tin tưởng giữa con người và con người. Người xưa đề cao những người 
không sai lời hẹn ước, gọi là người Trung Tín. Người luôn luôn giữ được chữ Tín, là 
biểu hiện có phẩm chất của bậc Quân tử2. Có thể nói, hội thề Lũng Nhai là nguyên nhân 
còn hội thề Đông Quan là kết quả của nó.
 2. Mùa xuân 1418
 Mùa xuân tháng giêng năm Mậu Tuất (1418) cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chính 
thức bùng nổ. Trong không khí tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, Lê Lợi và nghĩa 
quân phất cờ khởi nghĩa, truyền hịch khắp nơi, kêu gọi nhân dân diệt giặc cứu nước. 
Sách Lam Sơn thực lục chép: “Năm Mậu Tuất, mùa xuân tháng giêng, vua khởi binh ở 
Lam Sơn” đoạn sau cũng nói: “Ngày 9 bị giặc vây bức phải lui về đóng ở Lạc Thủy”3. 
Như vậy, thời điểm phát động phải trước ngày mùng 9 tháng giêng. Thậm chí sách Đại 
Việt sử ký toàn thư còn nói rõ, ngày khởi nghĩa là ngày thân: “Năm Mậu Tuất, mùa 
xuân, tháng giêng, ngày Canh Thân, vua khởi binh ở Lam Sơn” rồi lại tiếp “Ngày 9
2 Nguyễn Minh Tường, “Những cuộc hội thề trong lịch sử - mục đích và ý nghĩa biểu tượng”, Hội thảo 
Hội thề Lũng Nhai trong khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, tháng 7 năm 2013, tr 8.
3 Nguyễn Diên Niên khảo chứng, Lê Văn Uông chú dịch (2006), Lam Sơn thực lục, Nxb KHXH, tr 193.
30
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
tháng ấy, bọn nội thần nhà Minh là Mã Kỳ đem nhiều quân đến vây bức vua ở Lam 
Sơn”. Ngày 9 tháng ấy chính là ngày Canh Thân. Đại Việt thông sử thì chép: “Ngày 
mồng 2 là ngày Canh Thân, tháng giêng năm Mậu Tuất (1418), nhằm niên hiệu Vĩnh 
Lạc triều Minh thứ 16, Hoàng đế dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định 
Vương”4 nhưng ngày 2 tháng giêng năm 1418 tính theo can chi lại không phải là ngày 
Canh Thân mà phải là ngày Quý Sửu. Hoàng Minh thực lục cho rằng ngày khởi nghĩa 
phải trước ngày mùng 3 tháng giêng: “ngày Giáp Dần (tức 3 - 1) năm Vĩnh Lạc thứ 16 
(1418) quan tổng binh Giao Chỉ là Phong Thành hầu là Lý Bân thấy thổ quan tuần kiểm 
huyện Nga Lạc là Lê Lợi làm phản, sai đô đốc Chu Quảng đi đánh dẹp”. Chắc chắn, 
ngày quân Minh cử quân thảo phạt phải sau khi được biết tin chúa Lam Sơn dấy nghĩa. 
Dựa vào Lam Sơn thực lục và gia phả các công thần Lam Sơn như gia phả họ Đinh, 
Trung Chính (Nông Cống) và gia phả họ Lê Lai thì đều thống nhất cho rằng, ngày khởi 
nghĩa là ngày mùng 2 tháng giêng năm 14185.
 Nhìn chung, các tài liệu chép chưa thực sự rõ ràng về ngày giờ chính xác thời 
điểm phát động khởi nghĩa nhưng có một sự thật là giai đoạn mở đầu vô cùng gian nan 
ấy đến cùng lúc với niềm vui chưa dứt trong tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc và 
ngay trong ngày con khỉ cầm tinh, lực lượng Lam Sơn đã vấp phải một thử thách thực 
sự, đương đầu với một đội quân hùng mạnh hơn mình gấp nhiều lần, lại xảo quyệt và vô 
cùng nham hiểm.
 Cũng trong mùa xuân này, hai sự kiện đáng lưu ý đã xảy đến với Lê Lợi và quân 
Lam Sơn. Đầu tiên là câu chuyện mang màu sắc văn hóa dân gian, đậm chất huyền 
thoại, xảy ra trong một lần chạy nạn ở xứ Mường Mọt (nay là Bát Mọt, thuộc đất 
Thường Xuân), trong lúc nguy cấp, Lê Lợi đã cậy nhờ sự che chở của thần linh: “Tôi bị 
giặc Minh đuổi gấp, xin thần giúp tôi thoát nạn, mai sau được thiên hạ, sẽ lập miếu 
thờ”6. Lát sau giặc đuổi kịp, tình thế nguy cấp, bỗng một con hồ ly to lớn lao từ hốc cây 
ra, nhờ vậy mà ông và quân đi theo mới được an toàn, chuyện này sách Lam Sơn thực 
lục ghi lại rất tỷ mỷ.
 Câu chuyện thứ hai cũng đồng thời xảy ra trong mùa xuân năm Mậu Tuất, 
chuyện này sau đã trở thành biểu tượng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, chuyện Lê Lai 
đổi áo, liều mình cứu chúa tại đất Trịnh Cao (giáp đất Ai Lao). Nhờ việc đó mà tình 
hình quân Lam Sơn mới tạm yên ổn. Ngày nay, hội đền Tép tổ chức vào ngày mùng 8
4Lê Quý Đôn, Đại Việt thông sử, quyển 1, Nxb KHXH, 1978, tr 4.
5Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn (1977), Khởi nghĩa Lam Sơn, Nxb KHXH, tr 147 - 148.
6Nguyễn Diên Niên khảo chứng, Lê Văn Uông chú dịch (2006), Lam Sơn thực lục, Nxb KHXH, tr 192.
 31
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
tháng giêng tưởng nhớ Trung Túc Vương và ngày 21 tháng 8 âm lịch theo câu truyền ngôn 
dân gian: “hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”. Như vậy, các sự kiện lịch sử đã xảy ra trong 
năm này khá phù hợp với các tư liệu dân gian đã sưu tầm được, nó cho thấy, tết năm 1418 
đối với quân Lam Sơn thực sự là một thử thách sống còn. Những gian khổ, chịu đựng của 
Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn với “khổ tận” này hứa hẹn sẽ “cam lai” về sau.
 3. Mùa xuân 1425
 Sau thời gian hòa hoãn ít ỏi, những trận đánh của quân Lam Sơn giai đoạn 1418 
- 1423 chủ yếu phương châm du kích tiêu hao, về cơ bản “chống” là chính, ít có cơ hội 
tiến công trực diện do lực lượng mỏng. Chưa kể, địa bàn Lam Sơn đã trở nên quen 
thuộc với kẻ thù, thế tấn nhỏ nhoi, chủ yếu thủ thế, nhiều lần nguy khốn do bị tuyệt 
lương, vây ráp rất nguy nan, có lần đến 3 tháng ròng ở núi Chí Linh. Cho mãi đến tận 
trận hạ thành Đa Căng (1424), rồi tiến đánh thành Trà Long (thuộc phủ Trà Lân, Nghệ 
An) làm bàn đạp chuyển hướng sang thế công thì tình hình quân Lam Sơn mới sáng sủa 
hơn. Có thể nói, sự kiện năm 1425 đánh dấu một bước ngoặt căn bản, đưa nghĩa quân 
Lam Sơn chuyển từ thế bị động sang chủ động, là một bước tiến chiến lược để giành lại 
ưu thế quân sự trên chiến trường. Sách Lam Sơn thực lục chép: “Năm Ât Tỵ, tháng 
giêng, ngày hai mươi lăm, vua tiến đến Nghệ An”7. Còn Đại Việt thông sử thì viết: 
“Năm Ât Tỵ (1425), mùa xuân, Hoàng đế tiến quân đóng tại làng Mỹ Lôi huyện Thổ Du 
(nay là huyện Thiên Lộc) tỉnh Nghệ An, các người già trẻ trong làng, đều mang rượu 
thịt ra đón mừng tướng sĩ’8. Lại một mùa xuân binh đao, nhưng lần này, quân Lam Sơn 
không còn rút chạy và ẩn mình như những mùa xuân cũ. Bước đi của nghĩa quân Lam Sơn 
trong tình cảm nồng ấm, kết đoàn cộng đồng, một mùa xuân của tình quân - dân ấm áp.
 Mặc dù giành được thắng lợi to lớn trong mùa xuân năm này, nhưng về mặt 
riêng tư, Lê Lợi cũng chịu nhiều mất mát, một bà hoàng phi của ông, bà Phạm Thị Ngọc 
Trần (mẹ vua Lê Thái Tông về sau) đã hy sinh trong dịp quân Lam Sơn tiến vào lưu vực 
sông Lam. Theo thần tích chép năm Cảnh Hưng 47 (1786), Phạm Thị Ngọc Trần đã 
hiến tế thân mình cho thủy thần giúp cho quân Lam Sơn hành quân được thuận lợi. Tài 
liệu này còn ghi rõ ngày mất của bà là ngày 24 tháng 3 âm lịch năm 14259.
 4. Mùa xuân 1427
 Các sự kiện diễn biến mau lẹ kể từ năm 1425 trở đi đã đưa cuộc khởi nghĩa do 
Lê Lợi lãnh đạo vượt xa những tính toán ban đầu. Đến cuối năm 1425, cả vùng rộng lớn
7 Nguyễn Diên Niên khảo chứng, Lê Văn Uông chú dịch (2006), Lam Sơn thực lục, Nxb KHXH, tr 198.
8Lê Quý Đôn, Đại Việt thông sử, quyển 1, Nxb KHXH, 1978, tr 9.
9 Vũ Ngọc Khánh (1977), Đất Lam Sơn, Nxb Văn hóa, tr 51
32
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
từ Thuận Hóa đến xứ Thanh đã thuộc về nghĩa quân Lam Sơn. Từ một đội quân nhỏ bé 
nơi miền sơn cước, đến lúc này lực lượng nghĩa quân đã thực sự trưởng thành, vượt bậc 
về quy mô và tinh về chất lượng.
 Mùa xuân, tháng giêng năm 1427 nghĩa quân tiến đánh thành Đông Đô, sào 
huyệt và đầu não cuối cùng của đội quân nô dịch phương Bắc. Đại Việt thông sử chép: 
“Năm Đinh Tỵ (1427), mùa xuân, tháng giêng, Hoàng đế tiến quân đóng tại bờ phía Bắc 
sông Lô, rồi chia quân vây thành Đông Đô”. Cũng như mùa xuân gần 10 năm về trước 
trong tình cảm ấm áp của đồng bào Lam Sơn, rồi cái tết, mùa xuân trong tình thân yêu 
của dân chúng lưu vực sông Lam sau đó, mùa xuân này, bước tiến của quân Lam Sơn 
nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt, đón đợi của dân xứ Bắc Hà. Nghĩa quân Lam Sơn 
đã rất gần chiến thắng.
 5. Mậu Thân (1428)
 Thắng lợi ở Thăng Long và hội thề Đông Quan thực chất là diễn biến tất yếu 
với thế công không thể ngăn chặn của quân Lam Sơn.
 Ngày 03 tháng giêng 1428, lại một cái tết nữa đến trong niềm vui thắng lợi, lần 
này là “Tết độc lập”, thắng lợi cuối cùng của nghĩa quân Lam Sơn. Tết năm đó chứng 
kiến việc kết thúc sự hiện diện những quân binh cuối cùng của nhà Minh trên bờ cõi Đại 
Việt. Sự nghiệp Bình Ngô toàn thắng sau 10 năm chiến đấu gian khổ của nghĩa quân 
Lam Sơn dưới sự lãnh đạo tài năng của người anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi, đưa 
dân tộc sang trang sử mới.
 Mùa xuân Mậu Thân (1428), tháng 2, vua bố cáo thiên hạ thái bình70 ban cáo 
“Bình Ngô”, đến tháng tư thì lên ngôi hoàng đế, luận công, xét thưởng, giảm trừ sưu 
thế, xây dựng bộ máy trung ương tập quyền, xác lập nền tự chủ lâu dài cho Đại Việt.
 Từ hội thề ở Lũng Nhai đến hội thề ở Đông Quan cả thảy mất gần 11 năm, trong 
từng ấy thời gian, cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lãnh đạo gặp vô vàn gian khó. Từ khi Bình 
Định Vương tụ họp anh hùng phất cờ khởi nghĩa ở Lũng Nhai đến ngày ca khúc khải 
hoàn, lên ngôi hoàng đế, có điều kỳ lạ là đều gắn với năm Thân. Có lẽ, cuộc khởi nghĩa 
khởi điểm từ núi rừng này có một cơ duyên khá đặc biệt với loài vật cầm tinh con khỉ. 
Loài vật có đặc tính gợi đến sự thông minh, linh hoạt, nhanh nhẹn, giỏi leo trèo, ưa chạy 
nhảy. Những nét phản ánh cá tính thông minh, tự lập của loài khỉ (chi Thân trong 12 
con giáp) đặt trong bước đi của nghĩa quân Lam Sơn có lẽ phần nào phù hợp.
 Mặt khác, qua diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, có thể thấy truyền thống 
khởi binh vào mùa xuân đã trở thành nét đặc trưng của nghệ thuật chiến tranh chính 10
10 Nguyễn Diên Niên khảo chứng, Lê Văn Uông chú dịch (2006), Lam Sơn thực lục, Nxb KHXH, tr 208
 33
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
nghĩa Đại Việt. Sau này, những cuộc tiến binh của Quang Trung Nguyễn Huệ cuối thế 
kỷ XVIII rồi Mậu Thân 1968 thời hiện đại vào dịp tết đã làm kẻ thù choáng váng, giành 
được những thắng lợi mang tính quyết định.
 Nhân dịp Tết cổ truyền năm Bính Thân 2016, cùng nhắc lại những cái Tết và 
mùa xuân đáng nhớ với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung 
để cùng hy vọng một năm Thân sắp tới, đất nước và quê hương xứ Thanh sẽ đạt được 
những thành tựu vẻ vang, đáng tự hào.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] . Nguyễn Diên Niên khảo chứng, Lê Văn Uông chú dịch (2006), Lam Sơn thực lục, 
Nxb KHXH, Hà Nội.
[2] . Lê Quý Đôn (1978), Đại Việt thông sử, quyển 1, Nxb KHXH, Hà Nội.
[3] . Vũ Ngọc Khánh (1977), Đất Lam Sơn, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
[4] . Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn (1977), Khởi nghĩa Lam Sơn, Nxb KHXH, Hà Nội.
[5] . Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Sử học, Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, UBND 
huyện Thường Xuân, Hội thảo Hội thề Lũng Nhai trong khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh 
Hóa, tháng 7 năm 2013, Thanh Hóa.
 SPRING IN THE YEAR OF MONKEY AND THE PROGRESS 
 OF LAM SON INSURRECTION
 Ha Dinh Hung, Ph.D student
 Abstract: More than 600 years ago, Lam Son insurrection was led by the 
national liberation hero, Le Loi and Lam Son insurgent army. From the oath ceremony 
in Lung Nhai for unanimously fighting against invaders to the oath ceremony in Dong 
Quan (Thang Long), Lam Son insurgent army undergone the arduous but heroic spring 
days. In the process of studying the progress of this insurrection, from cultural 
perspective, we notice an quite random relationship between the spring and the 
beginning as well as the end of the cycle associated with the year of Monkey. It is a very 
interesting issue.
34

File đính kèm:

  • pdfmua_xuan_nam_than_va_buoc_di_cuoc_khoi_nghia_lam_son.pdf