Một số ý kiến về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam

Hôn nhân đồng giới hiện đang là vấn đề gây tranh cãi của xã hội, không chỉ trên thế giới mà ngay

cả Việt Nam cũng vậy. Một số quốc gia điển hình trên thế giới như: Mỹ, Anh, Pháp, đã công nhận

hôn nhân đồng giới và đã có những hành động cụ thể hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của

những người đồng tính. Theo quan điểm của họ, chỉ cần là con người khi được sinh ra ai cũng có

quyền đươc sống, quyền tự do và quyền được hưởng mưu cầu hạnh phúc. Ở Việt Nam, đang còn

khá là mới mẻ nên việc mâu thuẫn về quan điểm về ‚hôn nhân đồng giới‛ là điều khó có thể tránh

khỏi. Theo quan điểm riêng của nhóm tác giả, việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Việt Nam

đang là vấn đề cần thiết cần được thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích của người đồng tính.

Một số ý kiến về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Một số ý kiến về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Một số ý kiến về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Một số ý kiến về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Một số ý kiến về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Một số ý kiến về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Một số ý kiến về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 11860
Bạn đang xem tài liệu "Một số ý kiến về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số ý kiến về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam

Một số ý kiến về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam
ện kết hôn không đề cập đến vấn về người đồng giới cũng như không có điều Luật ‚cấm‛ như Luật 
hôn nhân và Gia đình năm 2000. Ngày 9/6/2000 Luật Hôn nhân và Gia đình đươc ban hành và 
chính thức có hiệu lực. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định tại Khoản 5 Điều 10 là họ đã 
không còn có thể sống chung vì đây là hành vi trái pháp luật, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy 
định của pháp luật. ‚Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính‛. Điều luật này ra đời làm cho 
cộng đồng người đồng giới trở nên khó khăn hơn không dám đứng lên sống thật với giới tính của 
chính mình. Có thể chúng ta muốn hỏi tại sao Luật (HN&GĐ) năm 1986 không đề cập cũng không 
cấm vậy liệu có khác gì so với Luật (HN&GĐ) năm 2000. Thực chất mà nói thì theo Luật (HN&GĐ) 
năm 1986 người đồng tính không được đề cập đến nhưng cũng không bị pháp luật ngăn cản nếu 
xét theo ý nghĩa trong Luật này thì họ vẫn có thể đám cưới được chung sống với nhau theo nguyện 
vọng của họ. Thật sự có thể nhìn thấy sự khó khăn trong giai đoạn này của người đồng tính họ vừa 
đối mặt với xã hội, với gia đình và còn phải đối mặt với sự ngăn cấm của Luật hiện hành. Mặc dù, 
Luật (HN&GĐ) năm 2000 ‚cấm‛ hôn nhân đồng giới là vậy nên Luật Hôn nhân và Gia đình mới 
được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung năm 2014 ra đời, bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người 
cùng giới tính" từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Tuy Luật HN & GĐ năm 2014 đã sửa đổi nhưng vẫn 
"không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (Khoản 2 Điều 8). Có thể thấy cộng 
1602 
đồng LGBT đến giai đoạn này đã được xã hội dần dần công nhận sự tồn tại của nó, họ đã có 
những tư duy mới về cộng đồng LGBT. Giờ đây người đồng tính đã thể dễ dàng tiếp xúc với xã hội 
hơn, họ không cần phải giấu mình như trước kia. Trên thực tế hiện tại thì xu hướng đồng tính đã 
không còn là quá xa lạ với mọi người nữa bởi vì chúng ta có thể bắt gặp người đồng tính ở mọi nơi, 
trên mọi phương tiện truyền thông hay trên thông đại chúng họ đã chứng minh khẳng định được 
bản thân dám sống thật với đúng giới tính của mình. Để có được điều này cũng không thể không 
nhắc đến Nhà nước ta, họ đã thoáng hơn. Nhà nước ta đã ‚âm thầm‛ giúp người đồng giới trong 
việc tiếp xúc với xã hội hơn, tạo điều kiện cho họ phát triển hơn. 
Ngày nay, người đồng giới (LGBT) đã có những bước khởi đầu khá là thành công khi họ đã đến gần 
với công chúng hơn, đã làm cho công chúng có cái nhìn tích cực về người đồng giới (LGBT) hơn, 
điển hình là những người rất thành công đạt được những thành tựu nhất định như: Hương Giang 
đăng quan ngôi vị cao nhất là Hoa hậu chuyển giới Quốc tế năm 2018 được tổ chức thường niên tại 
Thái Lan tên gọi quốc tế là Miss International Queen, diễn viên BB Trần hoặc ca sĩ Đào Bá Lộc và 
còn có nhiều cặp đôi đồng giới (LGBT) chung sống, công khai và đã được xã hội quan tâm hơn như: 
John Huy Trần và Huỳnh Nhiệm, Adrian Anh Tuấn - Sơn Đoàn, Tú Tri - Thùy Dương (Yu Bin)[5], Nhìn 
chung, một phần nào đó của xã hội đã công nhận người đồng tính là một phần hiện hữu của xã 
hội, không thể tách rời cũng như xóa bỏ nó được, họ đã từng bước tìm hiểu người đồng tính và 
cũng đã thấy được sự khó khăn của người đồng tính đang phải đối mặt. Nhưng đây chỉ mới là bước 
khởi đầu của những người đồng giới (LGBT) ở Việt Nam mà thôi họ còn phải cố gắng hơn nữa để 
cho toàn bộ xã hội công nhận rộng rãi hơn. 
Hơn thế nữa, càng phải chứng minh mình có quyền được lựa chọn, quyết định hạnh phúc của bản 
thân. Điều quan trọng nhất mà họ đang và sẽ hướng tới chính là sự công nhận của pháp luật Việt 
Nam. Bởi vì chỉ khi họ được công nhận thì họ mới thật sự cảm thấy họ là một phần của xã hội lúc 
đấy họ sẽ nhận được sự bảo vệ của pháp luật về quyền và lợi ích của mình khi kết hôn giống như 
bao cặp đôi nam nữ khác. Riêng nhóm tác giả mong muốn rằng trong tương lai gần thì cộng đồng 
người đồng tính sẽ được pháp luật công nhận bảo vệ và phát triển rộng rãi hơn. 
3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỢP PHÁP HÓA HÔN NHÂN NGƯỜI ĐỒNG GIỚI Ở VIỆT NAM 
Theo cuộc khảo sát ngày 16/8/2013 của Vnexpress, có 1.388/1.762 người (chiếm 80,14%) đề nghị 
thừa nhận và có 344/1.732 (chiếm 19,86%) không thừa nhận. Một số cặp đôi đã tổ chức lễ cưới 
đồng tính như: Đồng tính nữ (tháng 12/2010, Hà Nội), đồng tính nam (6/2011, TP. Hồ Chí Minh), đồng 
tính nữ (2012, Cà Mau), đồng tính nam (tháng 5/2012, Kiên Giang), đồng tính nữ (tháng 7/2012, Bình 
Dương). Dĩ nhiên, việc tổ chức này chỉ có ý nghĩa tinh thần, như một thông báo về sự công khai xu 
hướng tình dục và lựa chọn bạn đời và không có ý nghĩa về mặt pháp lý. Trong đó, đám cưới đồng 
tính tại Kiên Giang đã bị Ủy ban Nhân dân Phường xử phạt hành chính. Trong cuộc điều tra về 
đồng tính nữ năm 2012 có 92% người được hỏi (mẫu nghiên cứu trên 2.401 người) muốn pháp luật 
cho phép kết hôn cùng giới. Trong điều tra tương tự năm 2012 do Trung tâm ICS thực hiện với hơn 
hai nghìn NĐT nam và đồng tính nữ tham gia thì 71% mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn 
cùng giới, 25% muốn được sống chung có đăng ký và 4% muốn được sống chung không đăng ký. 
Trong nghiên cứu đồng tính nữ, nếu pháp luật cho phép, 77% cho rằng họ muốn kết hôn, 3% không 
1603 
muốn, 16% cho rằng kết hôn hay không không quan trọng và số còn lại không rõ mong muốn của 
mình. Về nhu cầu sinh con, 70% NĐT nữ muốn có con, 13% không muốn và 17% không rõ. Theo 
khảo sát vào tháng 6 năm 2012 của Vnexpress, với câu hỏi ‚Là NĐT, nếu được Luật cho kết hôn thì 
bạn sẽ làm gì? Trong số 1.299 NĐT có 856 người chiếm 65,9% sẽ công khai cưới người tôi yêu, 296 
người chiếm 22,8% sẽ chỉ đăng ký, không tổ chức cưới, 91 người chiếm 7% sẽ không cưới, không 
đăng ký mà về sống chung với nhau, có 28 người chiếm 2,2% sẽ không dám sống chung vì sợ lộ 
thân phận, còn lại 28 người chiếm 2,2% có ý kiến khác[6]. Theo những cuộc khảo sát, những thống 
kê trên, thì xét thấy nhu cầu về vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Việt Nam là cần thiết 
bởi vì: 
Thứ nhất, không thể không công nhận vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới hiện tại đang diễn 
ra phổ biến ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận cộng đồng LGBT ở Việt Nam chúng ta ngày 
càng phát triển và có nhu cầu gia tăng ngày một cao và nó cũng được thể hiện ngày càng một rõ 
ràng hơn ngoài xã hội. Khi bạn đi đến đâu hay bất cứ nơi nào bạn điều có thể bắt gặp những con 
người thuộc về cộng đồng LGBT họ có thể là giáo viên người đứng trên bục giảng để truyền dạy 
kiến thức, hoặc là kỹ sư người vẽ phác lên những căn nhà, những tổ ấm, hay họ cũng có thể là 
những đôi chân điêu luyện trên sàn diễn nghệ thuật và hơn thế nữa họ còn là những nhà chính trị 
gia mang ảnh hưởng tầm cỡ một quốc gia hay trên thế giới. Chúng ta không chỉ bắt gặp họ trong 
đời sống mà chúng ta còn bắt gặp họ thông qua các phương tiện truyền thông và nhiều chương 
trình truyền hình thực tế như: (Người Ấy Là Ai, COME OUT). Cuộc thi mang tính quốc tế (Miss 
International Queen) diễn ra hàng năm được tổ chức tại Thái Lan trong 16 năm qua đã lần lượt ra 
đời để cho mọi người có thể thấu hiểu rõ hơn về cộng đồng LGBT cũng như ngày càng đến gần hơn 
với mọi người, để nó không còn xa lạ với mọi người. 
Thứ hai, cộng đồng người đồng giới (LGBT) không làm trái ‚Chuẩn mực đạo đức‚ mà là làm thay 
đổi ‚định kiến của xã hội‛. Nếu nói đồng tính là trái với chuẩn mực đạo đức xã hội trái với thuần 
phong mỹ tục của Việt Nam vậy thuần phong mỹ tục hiểu như thế nào. Theo nhóm tác giả hiểu 
và định nghĩa thuần phong mỹ tục là những phong tục truyền thống, đạo đức, lối sống tốt đẹp 
của một dân tộc nó được hình thành trong quá trình phát triển của dân tộc đấy. Cũng là sự phát 
triển trong quá trình xây dựng của dân tộc đó nhưng nó vẫn chưa là đủ mà song với phát triển thì 
nó còn phải vận động theo hiện thực của xã hội. Những người có giới tính bình thường là nam 
hoặc nữ khi kết hôn thì được xem không trái với chuẩn mực đạo đức xã hội. Vậy còn những người 
đồng giới tại sao yêu nhau lại không được chúng ta xem xét công nhận mà bị xem là trái với đạo 
đức xã hội. Chỉ vì họ mang trong người giới tính khác biệt thì bị xem thường mà đánh giá họ sai 
thì sự công bằng về quyền được sống tự do của họ sẽ không có. Ví dụ: Khi xưa người da đen họ 
bị bóc lột, bị xê dịch nặng nề vì mang trên mình màu da ‚đen‛ khác biệt và hơn thế họ còn bị 
xem như là nô lệ của người da trắng trong một thời gian dài. Vào năm 1994 Nelson Mandela lên 
làm tổng thống đại diện cho toàn bộ người dân da đen đòi quyền bình đẳng lợi ích tự do họ xứng 
đáng được nhận. Đồng nghĩa với điều này đã đủ để chứng minh những phong tục tập quán mà 
chúng ta đúc kết trong quá trình phát triển nó có thể đúng ở một giai đoạn nào đó nhưng nó sẽ 
không phải luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh hay công việc cộng đồng LGBT. Họ cũng là hiện 
1604 
tượng tự nhiên mà trong quá trình vận hành của tự nhiên sinh ra, đồng tính không phải là bệnh 
nó là một phần của xã hội loài người. 
Nếu nói nó là sự hiện hữu của sự sai trái thì theo quy luật tự nhiên nó chắc chắn sẽ bị triệt tiêu 
nhưng trên thực tế nó không bị triệt tiêu mà nó ngày càng và đang phát triển. Hơn nữa càng không 
trái với luật tự nhiên thay vào đó quyền tự do quyền yêu đương, không bị kìm hãm tinh thần dân 
chủ của một con người. Đó có phải là tinh thần tiến bộ mà toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói 
riêng đang hướng đến quyền của con người không hay chỉ mãi mãi là định kiến. 
Thứ ba, Ý nghĩa của ‚Hôn nhân‛. Nhóm tác giả đi khảo sát thực tế ở một số miền quê về vấn đề hôn 
nhân đồng giới thì có nhiều ý kiến cho rằng: ‚ ết hôn đồng tính‛ là bóp méo làm sai ý nghĩa tinh túy 
của hai từ ‚hôn nhân‛. Bởi vì họ cho rằng ‚hôn nhân đồng tính‛ không tạo ra sản phẩm đúng với ý 
nghĩa của hai từ đó chính là duy trì nòi giống. Quan điểm này không đúng cũng không hẳn sai bởi 
vì nó không có lí luận chính xác, lập luận không đủ thuyết phục, chỉ dựa trên ý nghĩ của mỗi cá 
nhân. Trên thực tế chưa có cá nhân nào hiểu hết nghĩa của hai từ hôn nhân. Xuất phát theo ý nghĩa 
về mục đích của hôn nhân thì cụm từ ‚hôn nhân‛ không phải chỉ có mục đích duy nhất là duy trì nòi 
giống, mà mục đích hôn nhân hướng tới là để tạo ra môi trường hạnh phúc cho mọi người thông 
qua môi trường đấy con người phát huy hết năng lực của mình góp phần làm cho xã hội ngày 
càng phát triển. Và hành động thông qua ‚hôn nhân đồng giới‛ vốn nó không gây ảnh gì đến quá 
trình duy trì nòi giống. 
Cho dù ‚hôn nhân đồng giới‛ có thông qua hay không được thông qua thì khả năng kết hôn với 
người khác giới của người cùng giới xác suất phần trăm rất thấp. Sự miễn cưỡng trong việc công 
nhận người đồng tính kết hôn với nhau thì họ có được gì sau khi kết hôn. Và ngược lại hôn nhân mà 
bắt nguồn từ tình yêu và sự tự nguyện đến từ hai phía sẽ được kết quả gì. Vấn đề về hạnh phúc gia 
đình lại một lần nữa đáng được báo động, còn những đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình 
không có tình cảm yêu thương từ ba mẹ, từ gia đình thì đứa trẻ ấy sẽ có cảm nhận và cách sống 
như thế nào. Một gia đình không hoàn chỉnh sẽ dẫn đến những suy nghĩ không đúng tạo nên 
những suy nghĩ sai lệch, thói xấu cho con trẻ ngay chính từ người cha, người mẹ được xã hội công 
nhận là chuẩn mực đạo đức xã hội. Nếu nói hôn nhân đồng giới không thể duy trì nòi giống vậy 
nếu kết hôn với người khác giới nhưng lại không thể mang thai thì như thế nào (theo kết quả nghiên 
cứu do Bệnh viện (BV) Phụ sản Trung ương và Đại học Y Hà Nội thực hiện trên 14.300 cặp vợ chồng 
trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) ở 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng ở nước ta cũng chỉ ra tỉ lệ vô sinh là 7,7% [7]. 
Trên thực tế, thì các cặp đôi đồng giới không thể có con chung nhưng có thể nhận con nuôi theo 
đúng với pháp luật Việt Nam và việc nhận con nuôi sẽ có một ảnh hưởng nhất định đến xã hội như: 
Cho các em bé mồ côi có được tình thương, giảm áp lực đối với xã hội, tránh các tệ nạn xã hội, giúp 
xã hội ổn định hơn. 
Nếu như người đồng giới cũng có quyền lựa chọn như những người khác lựa chọn cách sống và 
làm việc và đối xử một cách bình đẳng thì họ sẽ chấp hành tốt pháp luật không trái với Hiến pháp 
với quy định của nhà nước. Họ xứng đáng được sống trong một gia đình hạnh phúc với người họ 
yêu trên tinh thần cả hai cùng tự nguyện. Luật HN&GĐ hiện hành tuy không cấm nhưng vẫn chưa 
công nhận việc đăng ký kết hôn giữa người cùng giới chưa thật sự công bằng và xứng đáng với 
1605 
quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của con người. Nếu Luật cho phép những người cùng giới được 
kết hôn như bao cặp vợ chồng hợp pháp khác thì sẽ có sự ràng buộc nhất định về mọi mặt. Bởi họ 
cũng cần được bảo vệ không chỉ về quyền lợi, lợi ích mà còn là niềm cổ vũ lớn thể hiện thấy một xã 
hội rất công bằng dân chủ văn minh. Sự công bằng ấy thể hiện qua việc được pháp luật sẽ bảo vệ 
quyền lợi như những cuộc hôn nhân nam nữ bình thường khác sau khi ly hôn: Quyền thừa kế, 
quyền tài sản chung, quyền lợi khác lúc có bất cập xảy ra thì xã hội sẽ ổn định và phát triển. 
4 KẾT LUẬN 
Thông qua việc nghiên cứu của nhóm thì có thể nhận thấy mối quan hệ giữa những ngưởi đồng 
giới hay hợp đồng hóa hôn nhân đồng giới ở Việt Nam là vấn đề đang được quan tâm. Nhưng do 
nó mang tính chất ‛mới‛ nên nhận được quan tâm của mọi người ở khía cạnh ‚xấu‛ vì mọi người 
chưa hiểu rõ bản chất thật sự của hôn nhân đồng giới, cũng như lợi ích của việc hợp đồng hóa hôn 
nhân đồng giới ở Việt Nam. Cùng với sự thiếu hiểu biết về hôn nhân đồng giới thì môt phần do mọi 
người còn chịu ảnh hưởng của lối tư duy cũ nên dẫn đến sự phản đối về việc hợp đồng hóa hôn 
nhân đồng giới ở Việt Nam. 
Vì vậy, để tạo cơ sở cho việc hợp đồng hóa hôn nhân ở Việt Nam chúng ta cần phải định hướng đi 
đúng cho những người thuộc cộng đồng LGBT, giúp xã hội hiểu rõ hơn về người đồng tính, không 
nên thể hiện sự phân biệt kì thị, tuyên truyền công khai phổ biến rộng rãi giúp người đồng tính dễ 
dàng hòa nhập cộng đồng hơn. Như vậy, việc ban hành thừa nhận Luật Hôn nhân Đồng giới ở Việt 
Nam là một vấn đề cần thiết vì nó vừa thể hiện tính dân chủ, vừa bảo đảm được quyền lợi, lợi ích 
hợp pháp của công dân, vừa ổn định được xã hội, tránh chia rẽ tinh thần đoàn kết dân tộc. Cuối 
cùng thay vào đó là khối đại đoàn kết toàn dân thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển và điều quan 
trọng nhất chính là mọi người điều có quyền được yêu và được ở bên người mình thương. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959. 
[2] Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986. 
[3] Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. 
[4] Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. 
[5] Sáu cặp đồng tính showbiz Việt bất chấp thị phi để thể hiện tình yêu, 03/06/2019, 
https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/6-cap-doi-dong-tinh-noi-tieng-duoc-chu-y-nhieu-nhat-
showbiz-viet-532591.html, truy cập ngày 27/05/2020. 
[6] Trương Hồng Quang, 01/02/2014, quyền kết hôn của người đồng tính 
 truy cập ngày 21/06/2020. 
[7] Tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam đang gia tăng, https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/ty-le-vo-sinh-o-viet-
nam-dang-gia-tang-1420289248, truy cập ngày 02/06/2020. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_y_kien_ve_van_de_hop_phap_hoa_hon_nhan_dong_gioi_tai.pdf