Một số ý kiến về thực trạng áp dụng pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội. Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

2007 (PC BLGĐ), đây là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn

hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình. BLGĐ xảy ra ở mọi quốc

gia, nền văn hóa, tôn giáo, không có ngoại lệ về giàu - nghèo hay trình độ học vấn. Ở Việt Nam,

BLGĐ đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động và trái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn

hóa dân tộc. BLGĐ không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần,

bạo hành trong tình dục, bạo lực kinh tế mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng. Vậy nguyên

nhân gây nên BLGĐ là gì, công tác quản lý; công tác phòng, chống hành vi bạo lực gia đình có

những bất cập, chế tài xử lý hành vi BLGĐ vẫn chưa đủ răn đe. Trong bài viết này, nhóm tác giả

phân tích: Thực trạng pháp luật về chế tài xử lý hành vi BLGĐ ở Việt Nam; Thực trạng áp dụng pháp

luật về chế tài xử lý hành vi BLGĐ; Kiến nghị hoàn thiện và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng

pháp luật về chế tài xử lý hành vi BLGĐ.

Một số ý kiến về thực trạng áp dụng pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình trang 1

Trang 1

Một số ý kiến về thực trạng áp dụng pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình trang 2

Trang 2

Một số ý kiến về thực trạng áp dụng pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình trang 3

Trang 3

Một số ý kiến về thực trạng áp dụng pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình trang 4

Trang 4

Một số ý kiến về thực trạng áp dụng pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình trang 5

Trang 5

Một số ý kiến về thực trạng áp dụng pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình trang 6

Trang 6

Một số ý kiến về thực trạng áp dụng pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình trang 7

Trang 7

Một số ý kiến về thực trạng áp dụng pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 9740
Bạn đang xem tài liệu "Một số ý kiến về thực trạng áp dụng pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số ý kiến về thực trạng áp dụng pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình

Một số ý kiến về thực trạng áp dụng pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình
p áp dụng hình phạt ở mức cao hơn để có thể 
ngăn chặn triệt để được hành vi này. 
Theo Khoản 7 Điều 36 Luật PCBLGĐ 2007 quy định: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ‚chủ trì, hướng 
dẫn công tác tổng hợp tình hình PCBLGĐ, chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo thống kê về PCBLGĐ, 
chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mô hình PCBLGĐ‛. Tuy nhiên việc thực hiện 
báo cáo vẫn chưa có văn bản quy định rõ ràng về biểu mẫu báo cáo, thống kê về PCBLGĐ cho nên 
việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về PCBLGĐ của các địa phương, các cơ quan thiếu thống 
nhất. Quy định về những điều kiện áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc vẫn chưa hợp lý: Người có 
hành vi BLGĐ và nạn nhân BLGĐ có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc, nơi ở này bao 
gồm nhà của người thân, bạn bè, địa chỉ tin cậy hoặc nơi khác mà nạn nhân BLGĐ tự nguyện 
chuyển đến ở (Điều 9 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi 
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCBLGĐ) [4]. Mặc dù, quy định của pháp luật là khi 
áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc nhưng lại không qui định rõ là nạn nhân phải ra khỏi nhà hay 
người gây ra hành vi bạo lực phải ra khỏi nhà. Nhưng trên thực tế, do không chịu nổi việc bị bạo 
hành thường xuyên nên người phải ra khỏi nhà thường là nạn nhân của BLGĐ. Không loại trừ đây 
1556 
là kẽ hở trong thực thi luật pháp mà vô tình tạo điều kiện để người có hành vi muốn chiếm đoạt tài 
sản, nhà cửa đuổi nạn nhân ra khỏi nhà. Còn việc yêu cầu phải có đơn để được Chủ tịch UBND cấp 
xã ra quyết định cấm tiếp xúc được qui định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 08/2009/NĐ-
CP cũng là một việc gây khó khăn khi thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc vì có thể người gây bạo lực 
sẽ ngăn cản không cho nạn nhân viết đơn. 
Khoản 3, Điều 4 Luật PCBLGĐ 2007 quy định đối với những trường hợp nạn nhân bị tổn thương về 
thể chất hoặc tinh thần, cần tới sự can thiệp của y tế thì người thực hiện hành vi bạo lực phải kịp thời 
đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân BLGĐ, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Đây 
là điều rất khó thực hiện khi một bên là người thực hiện hành vi bạo lực, một bên là nạn nhân của 
hành vi bạo lực. Khi đã là người thực hiện hành vi bạo lực thì trong suy nghĩ họ thường không 
thương xót, lo lắng cho nạn nhân mà đưa họ đi chữa trị, chăm sóc; hoặc có khi họ nhận thấy sai 
lầm của mình nhưng do sợ bị phát hiện, sợ phải gánh trách nhiệm nên không dám đưa nạn nhân 
đi cấp cứu, chữa trị. Còn đối với nạn nhân do tâm lý bất ổn sau khi bị bạo hành thì họ thường sẽ tự 
cam chịu một mình, họ sợ phải đối mặt với những lời bàn tán, những ánh nhìn của những người 
xung quanh nên sẽ từ chối việc đi điều trị, về lâu dài sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến tinh thần 
và sức khỏe của họ. Do đó, cần có những biện pháp cụ thể tập trung vào tâm lý của những nạn 
nhân bị bạo hành để có thể giúp họ thoát khỏi cánh cửa địa ngục đó. 
Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành luật trên địa bàn Hà Nội mới đây cho thấy công tác xử lý của 
chính quyền và các cơ quan chức năng vẫn còn hạn chế, ít ỏi. Số liệu thống kê trong 10 năm (từ 
năm 2008 - 2018) có 7.188 vụ BLGĐ, nhưng biện pháp xử lý hành vi BLGĐ bằng cấm tiếp xúc theo 
quyết định của chủ tịch UBND cấp xã chỉ có 8 vụ, cấm tiếp xúc theo quyết định của chủ tịch UBND 
cấp huyện 3 vụ, xử phạt hành chính (phạt tiền) 15 vụ, xử lý hình sự 27 vụ. Biện pháp xử lý chính là 
góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư với 5.319 vụ. Điều đó cho thấy việc xử lý ở mức độ nhắc 
nhở, hòa giải đã không mang lại hiệu quả cao. Một lỗ hổng lớn trong thực thi pháp luật về BLGĐ 
chính là sự mờ nhạt trong những quy định ràng buộc về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ 
chức có thẩm quyền trong phòng, chống BLGĐ [3]. 
3 CHẾ TÀI XỬ LÝ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 
Luật PC BLGĐ của nước ta cũng được xây dựng trên cơ sở Luật mẫu của Liên hợp Quốc nên về cơ 
bản cũng có những nét tương đồng với Luật chống bạo hành phụ nữ và trẻ em năm 2004 của 
Philippines. Tuy nhiên, bên cạnh những nét tương đồng là chính, có thể nhận thấy có sự khác biệt 
nhất định giữa luật của hai nước. Sự khác biệt giữa luật của hai nước về PC BLGĐ thể hiện qua các 
biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân, luật của Philippines quy định về quyền yêu cầu ban hành lệnh 
bảo vệ, trong khi đó Luật PC BLGĐ của Việt Nam quy định về biện pháp cấm tiếp xúc và các biện 
pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hay tố tụng hình sự đối 
với người có hành vi bạo lực (Điều 19 Luật PC BLGĐ). Có thể thấy quy định của Luật chống bạo hành 
phụ nữ và trẻ em năm 2004 của Philippines về lệnh bảo vệ là cụ thể và trực tiếp hơn, do đó có tác 
dụng thiết thực và hiệu quả hơn [9]. Bên cạnh đó, trong lệnh bảo vệ cũng bao hàm rất nhiều biện 
pháp hỗ trợ nạn nhân mà nạn nhân có quyền yêu cầu thực hiện nên có tính khả thi và hiệu quả 
1557 
hơn đối với nạn nhân. Theo Luật của nước ta, biện pháp cấm tiếp xúc có thể coi là biện pháp đặc 
trưng nhưng tính khả thi của nó lại không cao và do đó khó có hiệu quả thực tế. 
Đối với Hàn Quốc tương tự như Luật Phòng chống bạo lực gia đình và bảo vệ nạn nhân, Luật về xử 
phạt tội phạm bạo lực gia đình năm 1997 cũng quy định nhà nước và các cơ quan quản lý địa 
phương phải có biện pháp ngăn chặn BLGĐ và bảo vệ nạn nhân; cho phép người phạm tội có thể 
tự thú hoặc có thể bị tố cáo bởi những người có quan hệ huyết thống. Để có thể nhanh chóng bảo 
vệ các nạn nhân, luật quy định khi có vụ việc bạo lực gia đình, cảnh sát đến hiện trường có quyền 
tạm thời cách ly hoặc cấm tiếp cận các đương sự. Luật cung cấp các phương tiện để nạn nhân có 
thể tự bảo vệ an toàn của bản thân, cho phép họ trực tiếp đến tòa án yêu cầu được bảo vệ. Những 
người vi phạm quy định bảo vệ, không chấp hành lệnh bảo vệ nạn nhân hoặc lệnh bảo vệ tạm thời 
nạn nhân có thể bị phạt nặng như phạt tù 3 năm hoặc nộp phạt với số tiền tương đương với 30.000 
USD[6]. Từ hình thức xử phạt của Hàn Quốc đối với BLGĐ có thể thấy được mức xử phạt này cao hơn 
và mang tính răn đe hơn so với mức xử phạt ở Việt Nam. 
Nga phi hình sự hoá tội bạo hành gia đình. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành một đạo 
luật về phi hình sự hóa một số hình thức của bạo hành trong gia đình, theo đó, tội này được xếp 
loại vi phạm hành chính nếu phạm tội lần đầu. Theo luật mới, người vi phạm lần đầu và không gây 
tổn hại cho sức khỏe người bị hại sẽ bị tạm giữ hành chính lên đến 15 ngày, bị phạt tiền tới 30.000 
ruble (khoảng 507 USD), hoặc phải thực hiện lao động công ích lên đến 120 giờ. Nếu tái phạm sẽ bị 
điều tra theo Luật Hình sự, theo đó có thể bị phạt đến 40.000 ruble hoặc tương đương lương hay 
thu nhập khác trong 3 tháng, hoặc phải hoàn thành đến 240 giờ lao động công ích, thực hiện công 
tác cải tạo đến 6 tháng, hoặc bị giam đến 3 tháng [10]. Nga là nước đầu tiên trên thế giới phi hình 
sự hóa tội bạo hành gia đình và cũng qui định cụ thể về hình thức xử phạt giữa lần vi phạm lần đầu 
và tái vi phạm. Có thể thấy Nga cực kỳ quan tâm đến vấn đề bạo lực gia đình. 
Mỗi chế tài của các nước đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng nhưng hầu hết đều cải thiện được 
đáng kể số lượng BLGĐ trên đất nước mình. So sánh sự khác biệt về chế tài xử phạt BLGĐ của các 
nước để có thể thấy được những mặt tích cực cũng như những hạn chế cần khắc phục của Luật PC 
BLGĐ của Việt Nam, trên cơ sở đó có thể xem xét sửa đổi, bổ sung hoàn thiện và đảm bảo hiệu 
quả của Luật PC BLGĐ trong thực tế. 
5 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 
PHÁP LUẬT VÈ CHẾ TÀI XỬ LÝ HÀNH VI BẠO LỰC GIA ĐÌNH 
Dựa trên những bất cập hiện nay, nhóm chúng tôi đã đề ra những giải pháp góp phần cải thiện 
quy định chưa hợp lý, và những chế tài chưa phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý, giải quyết 
bạo lực gia đình cũng như góp phần giảm thiểu tối đa BLGĐ. 
Thứ nhất, Từ thực tiễn pháp luật PC BLGĐ cũng còn nhiều hạn chế nhóm tác giả cho rằng cần phải 
hoàn thiện Luật PC BLGĐ để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay. Trong đó, chúng ta cần 
phải xác định thêm những hành vi bạo lực gia đình tại thời điểm này mà tại Điều 2 Luật PC BLGĐ 
năm 2007 liệt kê chưa đủ hoặc giải thích về hành vi vẫn còn quá chung chung. Hiện nay tình trạng 
BLGĐ ngày càng có xu hướng phức tạp và đa dạng hơn, bằng nhiều cách thức và phương pháp 
1558 
người thực hiện hành vi BLGĐ vẫn có thể gây tổn thương trực tiếp hoặc gián tiếp đến tâm lý, danh 
dự, sức khỏe... của nạn nhân, đồng thời nạn nhân cũng khó xác định được đâu là hành vi 
BLGĐ dựa trên các hành vi được liệt kê tại Điều 2 Luật PC BLGĐ năm 2007 để tố cáo và để yêu cầu 
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền can thiệp. Do đó, theo quan điểm của chúng tôi, cần phải phân 
loại cụ thể những hành vi bạo lực theo từng lĩnh vực cụ thể như: Sức khỏe, tinh thần, danh dự và 
nhân phẩm, kinh tế, tình dục,... Để có thể phân loại và cụ thể hóa một cách kỹ càng đòi hỏi phải có 
thêm những nghiên cứu và tham khảo dựa trên thực trạng xã hội hiện nay và nhiều nguồn luật của 
các quốc gia tiên tiến trên thế giới để từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về PC BLGĐ, không 
ngừng nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình. 
Thứ hai, xuất phát quy định về hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực 
PC BLGĐ tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ mà ở phần bất cấp nêu trên chúng tôi 
đã cho rằng quy định này vẫn chưa hơp lý và không có tính khả thi chính vì thế, có thể bỏ chế tài 
phạt tiền người chồng hoặc vợ khi có hành vi bạo hành mà dùng hình thức chế tài khác như lao 
động công ích tại địa phương. Nếu phạt chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề tài chính mà chính bản 
thân nạn nhân cũng là người gánh chịu, như vậy sẽ không giải quyết triệt để được thực trạng bạo 
lực gia đình mà càng khiến cho nạn nhân không muốn tố cáo tiếp. Chính vì thế nhóm nghiên cứu 
cho rằng biện pháp lao động công ích tại địa phương có thể mang tính khả thi cao hơn vì nó có ý 
nghĩa giáo dục tích cực với người có hành vi bạo lực, đồng thời không ảnh hưởng tới quyền lợi của 
nạn nhân. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu cho rằng biện pháp này có thể răn đe về mặt tâm lý, từ đó 
ngăn ngừa họ tái phạm. Đồng thời qua đây, người phạm tội nhận thấy được bổn phận, trách 
nhiệm của mình với cộng đồng với gia đình, với những người xung quanh, nên sẽ cố gắng tránh 
bằng cách không thực hiện hành vi vi phạm. 
Thứ ba, cần bổ sung quy định liên quan đến biện pháp cấm tiếp xúc trong lĩnh vực PC BLGĐ. Điểm 
d Khoản 1 Điều 19 Luật PC BLGĐ quy định về việc cấm tiếp xúc: ‚Cấm người có hành vi bạo lực gia 
đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi 
bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc)‛. Đây là biện pháp để đảm bảo sự an 
toàn cho nạn nhân và cũng là để người có hành vi bạo hành suy nghĩ về lỗi lầm do bản thân gây 
ra [2]. Tuy nhiên, chúng ta cần làm rõ hơn về cách xử lý của quy định trên, rằng là việc người có 
hành vi bạo lực hay người bị hại sẽ phải ra khỏi nhà, và nếu trong trường hợp người bị hại ra khỏi 
nhà thì người đó phải đảm bảo quyền trông nom, chăm sóc gia đình, con cái của nạn nhân. Và 
trong những trường hợp kể trên thì người có hành vi bạo lực phải có trách nhiệm chu cấp hay trách 
nhiệm pháp lý khác để đảm bảo cuộc sống cho nạn nhân, hoặc nạn nhân và con của nạn nhân 
trong trong trường hợp nạn nhân muốn đưa con theo. Vì trên thực tế, với những nạn nhân của bạo 
lực gia đình là phụ nữ và trẻ em, do họ phụ thuộc nhiều vào người chồng, người cha, đặc biệt phụ 
thuộc rất nhiều về kinh tế, nên dù bị đối xử tàn nhẫn nên họ vẫn có thể nín nhịn, tiếp tục sống 
chung với người có hành vi bạo lực. Bên cạnh đó có rất nhiều người phụ nữa sống vì con, nên họ sẽ 
chịu đựng, để con họ có được sự che trở an toàn chính vì thế việc mang theo con trong trường hợp 
này một phần để xoa dịu nổi đau, một phần sẽ khiến họ an tâm hơn trong thời gian cấm tiếp xúc. 
Ngoài ra chúng ta dự phòng trong trường hợp nạn nhân vẫn tiếp tục muốn sống chung với người 
có hành vi bạo lực, hay nói cách khác người có hành vi bạo lực cần có một sự theo dõi đặc biệt từ 
1559 
các cấp chính quyền bằng hình thức khai báo hoặc theo dõi bằng camera,... và nạn nhân cần 
được theo dõi định kỳ về sức khỏe, cũng như tinh thần để chắc chắn rằng nạn nhân vẫn được đảm 
bảo đủ an toàn khi tiếp tục chung sống với người có hành vi bạo lực. 
Thứ tư, cần có sự tuyên truyền mạnh mẽ giữa các bộ ngành với người dân, đặc biệt những vùng 
sâu vùng xa, những vùng ít tiếp cận được với thông tin đại chúng, nhận thức của người dân nơi đây 
vẫn còn kém, vẫn còn những quan miện lạc hậu, bạo lực gia đình là chuyện tự ‚đóng cửa bảo 
nhau‛ , trọng nam khinh nữ, chồng chúa vợ tôi, gia trưởng, khiến cộng đồng e ngại khi can thiệp. 
Đã đến lúc phải cấp bách nâng cao nhận thức và hành vi cho mọi người dân rằng không thể chấp 
nhận BLGĐ dù dưới hình thức nào. Bởi gia đình được coi là tế bào của xã hội. Việc xây dựng gia 
đình hạnh phúc là trách nhiệm của mọi nhà, qua đó góp phần phát triển xã hội văn minh, tốt đẹp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Báo Pháp luật Việt Nam, Nhiều thách thức xóa bỏ bạo lực gia đình ở Việt Nam, xem tại: 
Nam/30938.vgp, truy cập ngày 21/4/2020. 
[2] Đoàn Thị Ngọc Hải, Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, xem tại: 
https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx, truy cập ngày 21/4/2020. 
[3] Hạ Thi, Nạn nhân bị bạo hành né luật, xem tại: 
https://baophunuthudo.vn/article/30396/170/nan-nhan-bi-bao-hanh-ne-luat, truy cập ngày 
25/4/2020 
[4] Huỳnh Thị Phúc, ‚Thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình từ thực tiễn quận 
Cẩm Lệ, thành phố Đà N ng‛ Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, xem tại: 
https://gass.edu.vn/CMS/Lists/LuanVan_LuanAn/Attachments/17044/Luanvan_HuynhThiPhu
c.pdf , truy cập ngày 21/4/2020. 
[5] Minh Thùy, Bạo lực gia đình: Cần giải pháp thực tế, xem tại: https://vovgiaothong.vn/bao-
luc-gia-dinh-can-giai-phap-thuc-te, truy cập 25/4/2020. 
[6] Ngọc Minh, Pháp luật về chống bạo lực gia đình ở Hàn Quốc: Cơ chế xử phạt nghiêm, xem 
tại: 
Ou9TCwRU0 , truy cập ngày 21/4/2020. 
[7] SGGP, Khó phòng, chống bạo lực gia đình, xem tại: 
kien/Kho-phong-chong-bao-luc-gia-dinh/31055.vgp, truy cập ngày 20/4/2020. 
[8] Thanh Phương, Bạo hành gia đình tại Việt Nam còn ít người tố cáo, xem tại: 
to-cao, truy cập 25/4/2020. 
1560 
[9] Thông tin khoa học - Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Luật chống bạo hành đối với phụ nữ 
của Philippines và sự so sánh với Luật phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam, xem tại: 
https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/120/201, truy cập 25/4/2020. 
[10] Thu Hà, Nga phi hình sự hóa tội bạo hành gia đình, xem tại: 
su-kien/Nga-phi-hinh-su-hoa-toi-bao-hanh-gia-dinh/21494.vgp, truy cập ngày 21/4/2020. 
[11] Tú Mai, 54% Phụ nữ Việt Nam từng bị bạo lực gia đình, xem tại: 
tuc-su-kien/54-phu-nu-Viet-Nam-tung-bi-bao-luc-gia-dinh/11760.vgp, truy cập ngày 
18/4/2020. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_y_kien_ve_thuc_trang_ap_dung_phap_luat_doi_voi_hanh_v.pdf