Một số vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam,

nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý (DVPL) của luật sư để giải quyết các vấn đề pháp lý

của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ngày một gia tăng. Về mặt lý luận, mặc

dù DVPL của luật sư không phải là một vấn đề mới, tuy nhiên, đây là vấn đề cần được

nghiên cứu thêm, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. Bài

viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp quy nạp định tính để giới thiệu một số

quan điểm về đặc điểm, vai trò của DVPL và các yếu tố tác động đến chất lượng

DVPL của luật sư. Kết quả nghiên cứu của bài viết đóng góp thêm vào cơ sở lý luận về

DVPL của luật sư hiện tại. Từ đó, tạo ra cơ sở vững chắc hơn về mặt lý luận cho các

chủ thể liên quan để xây dựng chính sách pháp luật về DVPL của luật sư ở Việt Nam

trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

Một số vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế trang 1

Trang 1

Một số vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế trang 2

Trang 2

Một số vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế trang 3

Trang 3

Một số vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế trang 4

Trang 4

Một số vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế trang 5

Trang 5

Một số vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế trang 6

Trang 6

Một số vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế trang 7

Trang 7

Một số vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế trang 8

Trang 8

Một số vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế trang 9

Trang 9

Một số vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 9240
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Một số vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
a luật sư nói riêng, luật sư cần phải sử dụng 
pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, lên án hành vi vi phạm 
pháp luật, phản bác lại các bản án, quyết định thiếu cơ sở pháp luật, những hành vi vi 
phạm dân chủ, nhân quyền. Về bản chất, đó là hoạt động nhằm bảo vệ lẽ phải, bảo vệ 
chính nghĩa và các giá trị xã hội mà pháp luật ghi nhận. Có như vậy, thông qua hoạt động 
nghề nghiệp của luật sư nói chung, cung cấp các DVPL của luật sư nói riêng, vai trò của 
luật sư trong việc bảo vệ công bằng xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các 
cá nhân, tổ chức trong và ngoài tố tụng mới thực sự được khẳng định. 
Thứ ba, DVPL của luật sư góp phần vào việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục 
pháp luật. 
Trong quá trình tiến hành các hoạt động cung cấp DVPL cho các cá nhân, tổ chức 
sử dụng DVPL, bên cạnh việc đáp ứng những yêu cầu mà khách hàng mong muốn, luật 
sư còn có chức năng, vai trò tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho khách hàng. 
Điều này xuất phát từ việc luật sư không thể tiến hành các hoạt động nghề nghiệp của 
mình mà không giải thích và phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến việc bảo vệ 
quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Như vậy, việc thực hiện các DVPL của luật 
sư, đặc biệt là hoạt động tư vấn pháp luật cũng là phương thức hữu hiệu trong việc giáo 
dục ý thức pháp luật của luật sư đến các cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ. Thông qua đó, 
góp phần nâng cao ý thức pháp luật trong cộng đồng, giúp cho các cá nhân, tổ chức có 
thói quen làm việc và quyết định việc kinh doanh, sản xuất và các hoạt động khác theo 
pháp luật, giảm bớt các hoạt động khiếu kiện không cần thiết và giảm thiểu các vụ việc 
về dân sự, lao động, kinh tế phải đưa ra toàn án xét xử. 
Thứ tư, DVPL của luật sư góp phần đóng góp vào sự phát triển kinh tế. 
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động DVPL nói 
chung và DVPL của luật sư nói riêng ngày càng phát huy mạnh mẽ vai trò trong việc 
đảm bảo các yếu tố an toàn về mặt pháp lý cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh; thúc 
đẩy các chủ thể này tham gia vào các hoạt động đầu tư trong nước và thu hút hoạt động 
đầu tư trực tiếp nước ngoài. DVPL của luật sư đã góp phần tạo dựng một môi trường 
đầu tư an toàn, hạn chế những rủi ro về mặt pháp lý cho các cá nhân, tổ chức kinh 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 50 - Số 1B/2021, tr. 39-48 
 45 
doanh; đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động đầu tư, sản xuất góp phần cho sự phát triển 
kinh tế đất nước. 
2.2. Chất lượng và các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ pháp lý của luật 
sư ở Việt Nam hiện nay 
2.2.1. Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư 
Chất lượng được hiểu là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự 
vật, sự việc. Đối với chất lượng dịch vụ nói chung, trên thế giới đã có nhiều công trình 
nghiên cứu khác nhau đề cập, có thể kể đến như: 
- Lehtinen & Lehtinen (1982) cho rằng chất lượng dịch vụ phải được đánh giá 
trên hai khía cạnh: Quá trình cung cấp dịch vụ và kết quả của dịch vụ; 
- Parasuraman, Zeithaml & Berry (1985): Cho rằng chất lượng dịch vụ là cảm 
nhận của khách hàng về một dịch vụ đã tạo ra ngang xứng với kỳ vọng trước đó của họ 
Cũng theo Parasuraman và các cộng sự thì kỳ vọng trong chất lượng dịch vụ là những 
mong muốn của khách hàng, nghĩa là họ cảm thấy nhà cung cấp phải thực hiện chứ 
không phải sẽ thực hiện các yêu cầu về dịch vụ; 
- Theo Hurbert (1994), sự hài lòng của khách hàng nên được đánh giá trong thời 
gian ngắn, còn chất lượng dịch vụ nên được đánh giá theo thái độ khách hàng về dịch vụ 
đó trong khoảng thời gian dài; 
Như vậy, có thể thấy chất lượng dịch vụ nói chung là một phạm trù rộng với 
nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại, bản chất của chất 
lượng dịch vụ chính là những gì mà khách hàng sử dụng những dịch vụ đó cảm nhận. Do 
đó, việc đánh giá chất lượng DVPL của luật sư nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào sự cảm 
nhận của khách hàng. Điều này có thể phản ánh chính xác hoặc không chính xác chất 
lượng DVPL của luật sư vì mỗi khách hàng có nhận thức và nhu cầu cá nhân khác nhau 
trong việc sử dụng các DVPL của luật sư nên cảm nhận về chất lượng DVPL của luật sư 
cũng khác nhau. uất phát từ lý do đó, cần có những tiêu chí cụ thể để có thể đánh giá 
được chất lượng DVPL của luật sư. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu ở trên, 
chất lượng DVPL của luật sư có thể đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: 
- Sự mong đợi của khách hàng khi sử dụng DVPL của luật sư; 
- Kết quả của việc cung cấp DVPL của luật sư; 
- Tính hợp pháp của việc cung cấp các DVPL của luật sư. 
Có thể thấy, chất lượng DVPL của luật sư là giá trị về mặt lợi ích của DVPL do 
luật sư cung cấp cho người sử dụng DVPL trong từng vụ việc cụ thể, được xác định trên 
cơ sở mối tương quan giữa sự mong đợi của người được sử dụng DVPL, kết quả vụ việc 
cung cấp DVPL của luật sư và tính hợp pháp của việc thực hiện DVPL. Để đánh giá 
được các tiêu chí trên cũng như hướng đến việc cung ứng DVPL của luật sư một cách có 
chất lượng nhất, người sử dụng DVPL của luật sư cũng như luật sư tham gia cung ứng 
các dịch vụ này cần chú ý thực hiện tốt những nội dung sau đây: 
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng DVPL của luật sư được tiếp xúc, 
trình bày và cung cấp thông tin đầy đủ đến luật sư; 
- Đảm bảo tính khách quan, toàn diện và kịp thời; 
- Đáp ứng được yêu cầu hợp pháp của người sử dụng DVPL của luật sư; 
- Tuân thủ và phù hợp với pháp luật, không trái đạo đức xã hội; 
- Đáp ứng các yêu cầu về trình tự, thủ tục; 
L. K. Khánh, T. T. Soa / Một số vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam trong bối cảnh 
 46 
- Kiểm soát được hậu quả pháp lý phát sinh từ vấn đề mà luật sư cung cấp DVPL 
cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu; 
- Việc lập hồ sơ vụ việc sử dụng DVPL của luật sư phải đúng quy định của pháp luật. 
Tiêu chí đánh giá chất lượng DVPL là căn cứ để kiểm tra, đánh giá lại quá trình 
thực hiện, việc tuân thủ quy tắc nghề nghiệp và việc áp dụng pháp luật của luật sư; tạo cơ 
sở để xác định trách nhiệm của những bên liên quan đối với vụ việc; đồng thời cũng là 
một trong những cơ sở quan trọng để xem xét mức trả thù lao cho luật sư. 
2.2.2. Các yếu tố tác động đến dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam hiện nay 
Trên cơ sở nghiên cứu, có thể thấy DVPL của luật sư hiện nay chịu sự tác động 
của một số yếu tố sau: 
- Nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. 
Cùng với sự phát triển của xã hội, trước những đòi h i ngày càng cao của các 
giao dịch thương mại trong và ngoài nước cũng như các mối quan hệ dân sự; hoạt động 
tố tụng hình sự đã làm cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tìm đến các 
DVPL nói chung, DVPL của luật sư nói riêng để được tư vấn, hỗ trợ nhằm đảm bảo cho 
các quyền, lợi ích chính đáng ngày một gia tăng. Chính những yếu tố này đã làm cho 
DVPL của luật sư ở Việt Nam trong những năm qua trở nên sôi động. 
Đối với các doanh nghiệp nói riêng, cạnh tranh thị trường kinh doanh, mở rộng 
hình thức, ngành nghề kinh doanh, phát triển các lĩnh vực trong và ngoài nước dẫn đến 
nhu cầu cần được bảo vệ trên cơ sở pháp luật của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng. 
Hơn nữa, ý thức về vấn đề tuân thủ pháp luật trong kinh doanh của các doanh nghiệp 
được nâng cao, mong muốn giảm thiểu tối đa những thiệt hại không đáng có. So sánh chi 
phí doanh nghiệp phải b ra để thuê tư vấn pháp lý và chi phí để bồi thường thiệt hại hay 
phạt hợp đồng do không hiểu biết đầy đủ về luật pháp trong nước và ngoài nước, doanh 
nghiệp sẽ chấp nhận thuê luật sư hay tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý thay vì chịu những rủi ro 
lẽ ra có thể tránh hoặc giảm thiểu. Đặc biệt sau một số vụ kiện do các tổ chức nước ngoài 
kiện các công ty, doanh nghiệp Việt Nam tại các tòa án nước ngoài đã khiến cho các 
doanh nghiệp phải nhìn nhận lại vai trò của việc sử dụng các DVPL của luật sư trong các 
hoạt động kinh doanh của mình. 
Đối với cá nhân khi mà chất lượng cuộc sống được nâng cao sẽ kéo theo nhu cầu 
được pháp luật bảo vệ tăng cao, nhu cầu tìm hiểu pháp luật, tiếp cận pháp luật cũng cao 
lên. Việc người dân tìm đến luật sư để được sử dụng các DVPL ngày càng gia tăng, từ 
các vấn đề tranh chấp trong làm ăn, kinh doanh, các vấn đề về đất đai, hôn nhân 
Chính nhu cầu sử dụng DVPL của luật sư của các cá nhân, tổ chức trong những 
năm qua có sự gia tăng dẫn đến sự phát triển của hoạt động cung ứng các DVPL của luật 
sư trong xã hội. Đồng thời, bên cạnh đến việc phát triển về số lượng các tổ chức, cá nhân 
cung ứng DVPL của luật sư thì việc chú trọng và nâng cao chất lượng cung ứng các 
DVPL của luật sư cũng đã và đang được quan tâm, chú ý bởi đây chính là vấn đề quan 
trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các công ty, văn phòng luật cung ứng 
các DVPL. 
- Nhận thức của chủ thể sử dụng DVPL của luật sư về những quy định của pháp 
luật liên quan đến vấn đề cần sử dụng DVPL còn ở những mức độ khác nhau. 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 50 - Số 1B/2021, tr. 39-48 
 47 
Bên cạnh nhu cầu sử dụng DVPL của luật sư của các cá nhân, tổ chức tác động 
đến chất lượng của các DVPL thì yếu tố tiếp theo cần đề cập đến là nhận thức của chủ 
thể sử dụng DVPL của luật sư về các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề cần sử 
dụng DVPL. Đây là một trong những yếu tố tác động đến kết quả của việc sử dụng 
DVPL của luật sư, bởi sự hiểu biết về các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề 
cần sử dụng DVPL sẽ phần nào quyết định đến việc chủ thể sử dụng DVPL sẽ cung cấp 
cho luật sư những giấy tờ, tài liệu và các thông tin cần thiết, quan trọng ra sao nhằm phục 
vụ cho hoạt động của luật sư một cách có hiệu quả, cũng như ý thức về việc cần phải lưu 
giữ các giấy tờ, tài liệu có liên quan. Trên thực tế, nhiều vụ việc diễn ra, chủ thể sử dụng 
các DVPL của luật sư không có ý thức lưu giữ các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ, việc cung 
cấp các thông tin không được khách quan, thống nhất hoặc thiếu chính xác ảnh hưởng rất 
lớn đến kết quả của luật sư khi tham gia vào việc cung cấp các DVPL. 
- Số lượng và chất lượng đội ngũ luật sư. 
Bên cạnh các yếu tố tác động đến chất lượng DVPL của luật sư đến từ phía chủ 
thể sử dụng DVPL thì yếu tố về số lượng và chất lượng của đội ngũ luật sư là yếu tố xuất 
phát từ chủ thể cung ứng các DVPL. DVPL của luật sư là một loại hình dịch vụ đặc biệt 
không lấy điểm xuất phát là vốn mà dựa vào kiến thức và kỹ năng hành nghề, chất lượng 
DVPL của luật sư phụ thuộc một phần không nh vào kỹ năng hành nghề của luật sư. Do 
đó, muốn nâng cao chất lượng của DVPL của luật sư thì chủ thể cung ứng dịch vụ phải 
luôn chú trọng đến công tác học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức để 
đáp ứng yêu cầu, đòi h i ngày càng cao từ phía sử dụng các DVPL. 
Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 ban hành kèm theo uyết định 
số 1072/ Đ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra quan 
điểm, định hướng và mục tiêu phát triển của đội ngũ luật sư: “Phát triển đội ngũ luật sư 
đến năm 2020 có từ 18.000 đến 20.000 luật sư, hành nghề chuyên sâu theo lĩnh vực pháp 
luật; nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, chất lượng hoạt động hành nghề luật sư, vị 
trí, vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng, từng bước phát triển, mở rộng thị trường 
DVPL, tạo nền tảng để phát triển nghề luật sư Việt Nam ngang tầm với các nước trong 
khu vực và trên thế giới”. Có thể thấy, cùng với sự phát triển của xã hội, việc sử dụng 
các DVPL của luật sư từng bước sẽ trở thành một thói quen, một nhu cầu thiết yếu của 
các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc phát triển đội 
ngũ luật sư về số lượng và nâng cao chất lượng sẽ là điều kiện quan trọng để mở rộng thị 
trường DVPL, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của việc sử dụng các DVPL của luật sư trong 
thời gia tới. 
3. Kết luận 
Cung ứng các DVPL là một trong những hoạt động của luật sư trong việc thể hiện 
vị trí, vai trò quan trọng của luật sư trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong quá trình hội 
nhập quốc tế hiện nay. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về DVPL của luật sư là một 
trong những hướng đi cần thiết làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu thực tiễn DVPL của luật 
sư ở Việt Nam hiện nay. ua đó, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế bất 
cập để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng DVPL của luật sư trong thời 
gian tới. 
L. K. Khánh, T. T. Soa / Một số vấn đề lý luận về dịch vụ pháp lý của luật sư ở Việt Nam trong bối cảnh 
 48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Heyes, B. E. (1994). Measuring Customer Satisfaction - Development and Use of 
Questionnaires. Winsconsin: ASQC Quality Press. 
Đặng Vũ Huân (2009). Dịch vụ pháp lý tại Việt Nam - Thực trạng, nhu cầu và định 
hướng phát triển. Đề tài khoa học cấp Bộ. 
Lehtinen, U & J. R. Lektinen (1982). Service Quality: A Study of Quality Dimensions. 
Finland, Helsinki: Service Management Insitute, Working Paper. 
Parasuraman, A., V. A Zeithamt, & L. L. Berry (1985). A concept model of service quality 
and its implications for future research. Journal of Making, 49 (Fall): 41-50. 
Parasuraman, A., V. A. Zeithamt, & L. L. Berry (1988). SERVQUAL: A multiple-item 
scale for measuring consumer perceptions of service quality. Journal of Reatailing, 
64 (1): 12-40. 
Hoàng Phê (chủ biên) (2016). Từ điển Tiếng Việt. Hà Nội: Viện Ngôn ngữ học, NXB 
Hồng Đức. 
Nguyễn Văn Tuân (2019). Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam thực trạng và định hướng phát 
triển. NXB Lao Động. 
Viện Khoa học pháp lý (2006). Từ điển Luật học. Hà Nội: NXB Từ điển Bách khoa. 
Quốc hội (2012). Luật Luật sư. Hà Nội. 
SUMMARY 
LEGAL SERVICES BY LAWYERS IN VIET NAM 
IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL INTEGRATION: 
A THEORETICAL DISCUSSION 
Lại Kim Khánh (1), Trần Thị Soa (2) 
1 
Faculty of Profession 6, People’s Security Academy 
2 
Master Student, School of Law, Vietnam National University, Hanoi 
Received on 15/10/2020, accepted for publication on 11/01/2021 
In the context of Vietnam’s increasingly strong international integration, the need 
of using legal services by lawyers to settle the legal issues of local and foreign 
individuals and organizations is rising. Theoretically, the legal services by lawyers is not 
a new research idea, however, it is crutial to be researched more, especially in the current 
context of international integration in Vietnam. The authors have used the qualitative 
inductive document data analysis, aim to introduce several points of views on the 
characteristics, roles of the legal services by lawyers and influencing factors in the 
quality of legal services by lawyers. That contribute to the current literature, in which, 
the relevant subjects could use to build the legal framework in the legal services by 
lawyers in Vietnam in the context of international integration recently. 
Keywords: Lawyers; legal services by lawyers; international integration. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ly_luan_ve_dich_vu_phap_ly_cua_luat_su_o_viet.pdf