Một số trao đổi về đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Tóm tắt
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã đi được chặng đường 25 năm,
đây là dấu mốc ý nghĩa đối với giảng viên và sinh viên Khoa Du lịch, đồng thời cũng là thời điểm quan
trọng để Trường và Khoa thực hiện việc đánh giá về hoạt động đào tạo để có thể nâng cao chất lượng
đào tạo trong một bối cảnh mới. Bài viết đề cập khái quát về bối cảnh chung, phân tích điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức của đào tạo nhân lực ngành Du lịch tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội,
góp phần xác lập định hướng chiến lược cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao
đáp ứng nhu cầu xã hội.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Một số trao đổi về đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở trường Đại học Văn hóa Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số trao đổi về đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở trường Đại học Văn hóa Hà Nội
rường và sau khi tốt nghiệp. Đội ngũ cựu sinh viên ra trường, phát triển, thành đạt có mối gắn kết chặt chẽ, hỗ trợ Khoa trong quá trình đào tạo. Một số chương trình có sự chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng của cựu sinh viên như: Chương trình khởi nghiệp (2016); Hội thảo “Mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo với xã hội trong đào tạo nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay” (2018); Cuộc thi Hành trình cùng hướng dẫn viên du lịch được tổ chức thường niên đã trở thành một trong những sản phẩm đặc trưng của quá trình đào tạo nhân lực du lịch ở Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. “Sản phẩm đặc hữu” này cùng với nhiều chuỗi các sự kiện được tổ chức bài bản, chất lượng, hiệu quả, thường xuyên, liên tục đã góp phần tạo nên thế mạnh trong đào tạo nhân lực du lịch ở Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 2.2. Điểm yếu (W) Là khoa đầu tiên và duy nhất cho đến hiện nay (3/2019) trong Trường Đại học Văn hóa Hà Nội xây dựng và công bố bộ nhận diện thương hiệu, tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn những hạn chế về sự đồng bộ và đa dạng. Chẳng hạn, khi Khoa công bố logo và slogan để “Nhận diện thương hiệu” nhưng những điều kiện về cơ chế hoạt động cũng như điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đảm bảo, chưa tương thích. Bên cạnh đó, hoạt động quản trị cũng chưa đủ để tạo ra giá trị tích cực cho thương hiệu, để trở thành thương hiệu mạnh, đạt đến mức “là toàn cảm nhận của khách hàng về công ty trong tâm trí của họ” (9). Hoạt động hoạch định chiến lược phát triển dài hạn còn chưa cụ thể; đồng thời nhà trường chưa khẳng định rõ vai trò quan trọng, mũi nhọn của Khoa Du lịch trong sự phát triển chung của Trường. Công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực của đơn vị nằm trong định hướng hoạt động chung của nhà trường chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của Khoa. Cụ thể, nếu so sánh với bề dày 25 năm xây dựng, phát triển của Khoa, thì số lượng giảng viên, chuyên gia trình độ cao cấp còn tương đối khiêm tốn với 1 phó giáo sư tiến sĩ, 2 nghiên cứu sinh. Chương trình đào tạo sau 5 năm chuyển đổi theo phương thức đào tạo tín chỉ đã đến thời điểm cần rà soát, điều chỉnh cập nhật, đặc biệt là một số điểm còn hạn chế cần nhanh chóng cải tiến để đạt được mục tiêu phát triển của khoa/ngành như bổ sung kiến thức, kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu hội nhập, yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0, hay nhu cầu của xã hội thông qua việc khai thác hiệu quả sự tham gia góp ý của các bên liên quan, bao gồm các cơ quan, doanh nghiệp du lịch, đội ngũ chuyên gia Cơ sở vật chất phục vụ cho học chuyên ngành và thực hành đã được đầu tư, tuy nhiên so với nhu cầu phát triển thực tế thì vẫn còn một khoảng cách. Các hình thức ký kết với doanh nghiệp du lịch chưa đa dạng, mới tập trung cho các kỳ thực tập, thực tế. Còn thiếu cơ chế và sự phối hợp đồng bộ trong việc thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập để có được tính ứng dụng thực tiễn cao hơn. Các hoạt động trợ giúp sinh viên tìm kiếm việc làm hiện nay hiệu quả chưa cao, tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành chưa tương xứng với mong đợi. Theo kết quả khảo sát tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2017 chỉ có 65% sinh viên tốt nghiệp làm đúng ngành hoặc liên quan đến ngành đào tạo (13). Sự quan tâm khai thác nguồn lực từ cựu sinh viên, đặc biệt là cựu sinh viên du lịch thành đạt, đã được chú ý nhưng hiệu quả còn ở mức hạn chế do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong khi đó đây là nguồn lực có tiềm năng góp phần vào việc tiếp nhận đầu ra, quảng bá hình ảnh, giới thiệu việc làm, trao đổi kinh nghiệm... 125Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN 2.3. Cơ hội (O) Phát triển du lịch được xác định là nhiệm vụ chiến lược, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tài nguyên du lịch của đất nước, hơn nữa sẽ là cơ hội để đẩy mạnh hợp tác và hội nhập, qua đó quảng bá hình ảnh Việt Nam với các nước trên thế giới. Với tầm quan trọng của ngành Du lịch, năm 2017, Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đó là định hướng quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay, ngành Du lịch Việt Nam đang được coi là ngành trọng điểm, có nhiều tín hiệu mới cho sự phát triển, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Khoa Du lịch được coi là một trong những ngành đào tạo mũi nhọn của Trường, vì vậy các hoạt động phục vụ cho quá trình đào tạo được Nhà trường quan tâm đầu tư nguồn lực như tăng số lượng giảng viên cơ hữu có chuyên môn nghiệp vụ du lịch, phòng học thực hành, khuyến khích ký kết hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp du lịch. Nhu cầu của xã hội đối với nguồn nhân lực du lịch ngày càng lớn. Thực tế mỗi năm, các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của ngành, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực du lịch trầm trọng, đặc biệt là nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Vì vậy, Khoa Du lịch đang trong thời điểm phát triển, nguyện vọng đăng ký vào trường nhiều năm nay vẫn duy trì ở mức cao, điểm và chất lượng đầu vào tốt. Đây chính là động lực để khoa tiếp tục có định hướng phát triển trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Hơn nữa, đào tạo du lịch tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội với hướng đi riêng như đã nói ở trên là khai thác các giá trị văn hóa để phát triển du lịch sẽ vẫn tạo được uy tín trong các cơ sở đào tạo du lịch. Chính vì vậy, Khoa cần nắm bắt cơ hội nhằm thu hút nguồn tuyển sinh cho các năm tiếp theo. Nhà trường đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Vinpearl thuộc Tập đoàn Vingroup nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, thực hành tại các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch thuộc sở hữu hoặc quản lý của Vinpearl, đồng thời còn là các cam kết về cơ hội làm việc tại Vinpearl cùng các hoạt động hỗ trợ sinh viên bao gồm hoạt động tư vấn hướng nghiệp, chương trình Tour tham quan thực tế nghề nghiệp... 2.4. Thách thức (T) Có thể thấy rằng, hiện nay có nhiều cơ hội mở ra cho việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Tuy nhiên, công tác đào tạo này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực của xã hội, trong đó ngành Du lịch cũng cần phải thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển, đó là phát triển nguồn nhân lực trong thời đại số. Thực tế đó đòi hỏi phải có nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, có khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động, đặc biệt khi ngành Du lịch hướng tới “du lịch thông minh”. Tuy nhiên, thực tế đào tạo hiện nay cho thấy điều kiện về mặt trang thiết bị khoa học kỹ thuật và công nghệ chưa đáp ứng; trình độ chuyên môn sử dụng công nghệ hiện đại của cán bộ giảng viên chưa cao. Trong quá trình đào tạo, Khoa Du lịch gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các chương trình đào tạo khác ngoài Trường và cả các chương trình liên kết hoặc du nhập từ nước ngoài. Tác động của hội nhập và toàn cầu hóa, sự cạnh tranh của nguồn nhân lực các nước trong khu vực đòi hỏi chương trình đào tạo ngành Du lịch phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn nghề của quốc gia và khu vực. Môi trường làm việc của ngành Du lịch trong nước so với thế giới và khu vực còn chưa thực sự chuyên nghiệp. Cụ thể, đó là sự thiếu chặt chẽ về pháp luật, quy định, sự hạn chế về năng lực quản lý, điều hành, về kỹ năng nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tác phong, thái độ, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, của đội ngũ giảng viên còn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra từ thực tiễn dẫn đến khoảng cách giữa 126 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số 27 - Tháng 3 - 2019 mục tiêu đào tạo của Khoa với thực tế đòi hỏi của thị trường lao động. Bên cạnh đó, một số tác động khách quan của đời sống xã hội cũng ảnh hưởng đến định hướng, mục tiêu của người học dẫn đến chất lượng đào tạo chưa thực sự đáp ứng nhu cầu thực tế. 3. Một số đề xuất, kiến nghị Để công tác đào tạo du lịch tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có bước tiến mới trong một bối cảnh mới với nhiều cơ hội và thách thức, cần thực hiện một số nội dung cụ thể sau: Thứ nhất, cần xác định xây dựng khoa/ ngành đào tạo du lịch trở thành một thương hiệu mạnh, đóng vai trò nòng cốt, mũi nhọn trong định hướng chiến lược để phát triển Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Xác định mục tiêu sứ mạng của Khoa là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu của ngành Du lịch, không chỉ thu hẹp trong phạm vi đất nước mà mở rộng ra thị trường quốc tế, để từ đó có tầm nhìn chiến lược là trở thành một địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực du lịch có uy tín trong khu vực ASEAN. Cùng với đó, cần xây dựng cơ chế trong nhà trường để quản lý các hoạt động liên quan đến hoạch định và quản trị chiến lược, quản trị thương hiệu và cũng cần có sự hỗ trợ tư vấn bởi đội ngũ chuyên môn để có được tính chuyên nghiệp. Các hoạt động truyền thông cần được thực hiện một cách bài bản và có sự đo lường đánh giá về hiệu quả. Thứ hai, xây dựng, cập nhật chương trình đào tạo gắn với chuẩn đầu ra, nhu cầu thực tiễn của xã hội và vị trí việc làm của nhà tuyển dụng. Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng giảm tải các học phần lý thuyết, tăng cường các giờ học ngoại khóa, thực hành, thực tập, tạo sự hứng thú và rèn luyện các kỹ năng cho người học. Trong định hướng chiến lược, Nhà trường nên lựa chọn các ngành về du lịch để xây dựng chương trình đào tạo theo chương trình định hướng nghề nghiệp ứng dụng POHE (Profession - Oriented Higher Education). Chương trình POHE tập trung vào mục tiêu nâng cao năng lực nghề nghiệp của sinh viên bằng cách xây dựng các chương trình đào tạo gắn kết chặt chẽ giữa trường đại học với thế giới nghề nghiệp (thị trường lao động) trong mọi khâu của quá trình đào tạo như: phát triển chương trình đào tạo, tổ chức hoạt động đào tạo gồm dạy học và thực hành, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Đồng thời chương trình POHE tiếp cận dựa trên năng lực, có nghĩa là hướng tới hình thành năng lực làm việc, trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ cho người học, nhằm đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của thế giới việc làm. Vì vậy, chương trình POHE có sự phù hợp với các ngành đòi hỏi kỹ năng thực hành cao như du lịch. Thứ ba, tiếp tục nâng cao trình độ cho giảng viên bởi đây là yếu tố có vai trò quyết định tới chất lượng đào tạo của Khoa. Trước hết giảng viên cần học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời Khoa cần có chiến lược để gia tăng số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ. Bên cạnh đó cần tập trung nâng cao năng lực và kinh nghiệm thực hành nghề nghiệp, khả năng thực hiện các phương thức dạy học tích cực tạo sự hứng thú và chủ động cho sinh viên đồng thời phải có khả năng tốt về tiếng Anh, có năng lực nghiên cứu khoa học ứng dụng và quan hệ với thế giới nghề nghiệp. Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động liên kết trong công tác đào tạo nhân lực du lịch với các cơ sở đào tạo, tổ chức, doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước trong quá trình thực hiện chương trình đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng một cách bền vững và toàn diện. Đó là sự tham gia trực tiếp của các đơn vị này vào quá trình xây dựng, bổ sung và hoàn thiện chuẩn đầu ra, nội dung chương trình đào tạo; liên kết với nhiều hình thức đa dạng để đào tạo các năng lực làm việc và kỹ năng thực hành theo nhu cầu; đặt ra các bài tập tình huống, bài tập nghiên cứu xảy ra thực tiễn tại các doanh nghiệp; tham gia vào công tác đánh giá kỹ năng thực hành nghề của sinh viên, đánh giá và kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo 127Số 27 - Tháng 3 - 2019 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐHVHHN Thứ năm, đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống học liệu, tài liệu tham khảo và trang thiết bị đặc thù để sinh viên thực hành với những học phần mang tính đặc trưng nghề nghiệp. Phát triển các hệ thống hỗ trợ học tập tiếp cận với xu hướng 4.0 (hệ thống học trực tuyến, dữ liệu số,...) để tạo ra năng lực cần thiết cho sinh viên trong cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong tương lai. Kết luận Có thể thấy rằng, nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước nhằm hướng tới mục tiêu ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020 và hướng tới du lịch thông minh trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, việc nhìn nhận và đánh giá quá trình đào tạo nhân lực du lịch của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội trong giai đoạn này là cần thiết (mà bài viết này chỉ có tính chất tham góp) để có chiến lược phát triển, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu môi trường làm việc chuyên nghiệp trong nước và quốc tế. N.T.T (ThS., Khoa Văn hóa dân tộc thiểu số, Trường ĐHVHHN) Tài liệu tham khảo 1. Yến Anh (2017), Cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực du lịch, https://nld.com.vn/giao-duc- khoa-hoc/co-che-dac-thu-dao-tao-nhan-luc-du- lich-20171121214756709.htm 2. Ban Chấp hành Trung ương (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Công văn số 4929/BGDĐT-GDĐH ngày 20/10/2017 về việc áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành về du lịch. 4. Hồ Hạ (2018), Nhân lực du lịch: Vừa thiếu, vừa yếu, vua-thieu-vua-yeu-320283.html 5. Phạm Thị Hương, Trần Đăng Hòa, Nguyễn Đức Xuân Chương (2009), Sổ tay giảng viên Pohe, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Giáo dục đại học Việt Nam - Hà Lan, Hà Nội. 6. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và Du lịch học, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Lâm Minh (2017), Năm 2017 đánh dấu kỳ tích tăng trưởng của du lịch Việt Nam, http:// toquoc.vn/du-lich/nam-2017-danh-dau-ky-tich- tang-truong-cua-du-lich-viet-nam-268735.html 8. Hoa Quỳnh (2018), Du lịch Việt Nam 2018: Thu quả ngọt, https://baomoi.com/du-lich-viet- nam-2018-thu-qua-ngot/c/29187864.epi 9. Saobang Media (2017), Thương hiệu, nhận diện thương hiệu và biểu trưng là gì?, brandsvietnam.com/congdong/topic/5449- Thuong-hieu-nhan-dien-thuong-hieu-va-bieu- trung-la-gi 10. Dương Văn Sáu (2017), Giáo trình Văn hóa du lịch, Nxb. Lao động, Hà Nội. 11. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ TTG phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 12. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2009), Sách hướng dẫn chương trình giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng ngành Du lịch và Khách sạn, Hà Nội. 13. Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2018), Báo cáo tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2017, Ngày nhận bài: 16 - 1 - 2019 Ngày phản biện, đánh giá: 25 - 2 - 2019 Ngày chấp nhận đăng: 20 - 3 - 2019
File đính kèm:
- mot_so_trao_doi_ve_dao_tao_nguon_nhan_luc_du_lich_o_truong_d.pdf