Một số quan điểm cơ bản của Krishnamurti về nhận thức
Bài viết này xem xét một số quan điểm cơ bản của Krishnamurti về nhận thức. Ông cho
rằng điều kiện để có được một tâm trí tự do là chính khả năng của tâm trí có thoát khỏi được tri kiến
thức của chính mình hay không. Chính con người bị điều kiện hóa bởi tri thức đã tự loại bỏ điều kiện
tồn tại của tâm trí tự do. Và trong hoàn cảnh ấy, tri thức là quá khứ, ý chí và cả sự kỳ vọng là tương
lai. Quá khứ là cái đã qua, tương lai thì chưa đến. Sự chia rẽ, dằng xé nảy sinh trong hoàn cảnh này
(thời gian) luôn thôi thúc con người chạy trốn thực tại, trong khi thực tại mới là chân lý. Con người
càng chạy trốn, càng rời xa thực tại, cũng là rời xa chân lý, thì càng đau khổ. Càng đau khổ, con
người cho rằng mình chưa hiểu biết chứ không biết rằng mình đã biết quá nhiều. Do đó, con người
phải biết tạo cho mình một tâm trí tự do thông qua việc chấm dứt thời gian, đánh thức trí thông minh
ở mỗi người. Tất cả phải được tự thực hiện vì Krishnamurti cho rằng “chân lý là mảnh đất không có
lối vào”.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số quan điểm cơ bản của Krishnamurti về nhận thức
Trong đó, thực tại bên trong mới thật sự là nguồn gốc của nhận thức. Nhưng thực tại bên trong là thực tại bị phân mảnh, chia cắt và đầy mâu thuẫn. Sự xung đột của những phân mảnh, chia cắt và mâu thuẫn chính là động lực của nhận thức. Điều kiện của nhận thức là đồng thời thấy được cả hai mặt đối lập của đối tượng. Ta chỉ có thể biết một cái gì đó khi ta đã biết rõ tính TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 27+28 – 05/2018 257 chất cái đối lập với nó. Khi ta biết bạo lực là gì thì ta mới có thể biết được thế nào là bất bạo động. Ta không thể biết tình yêu là gì nếu ta chưa nhận thức được thế nào là sự ích kỷ và thù hận. Cuộc sống là sự chuyển động không ngừng của các mối quan hệ chứa đựng tính chất mâu thuẫn phổ quát mà ở đó ta luôn cố gắng vận dụng và kiểm soát. Chẳng hạn như khi ai đó lăng mạ ta, trong ta tràn ngập sự giận dữ (vận dụng) hoặc ta cố gắng trầm tĩnh (kiểm soát); khi ai đó khen ngợi ta, trong ta phát khởi sự kiêu hãnh (vận dụng) hoặc ta tự hào và tự chủ (kiểm soát). Vấn đề của con người là vận dụng thì nhiều mà kiểm soát thì ít. Thế nên nhiệm vụ của nhận thức theo Krishnamurti là làm cho ta có thể kiểm soát và hạn chế sự vận dụng nhằm tăng phản ứng tích cực, giảm những phản ứng tiêu cực ở ta. 2.3. Mục đích của nhận thức Là chân lý nhưng chân lý tuyệt nhiên không phải là cái con người tìm kiếm vì chân lý vốn đã ở trong ta. Ta chỉ có thể thông qua nhận thức để gột rửa những rêu phong bám đầy, che mờ chân lý. Cuộc sống là quá trình băng giá, rêu phong những chân lý bên trong mỗi con người. Đời ta như viên kẹo với lớp chân lý ở bên trong và được trám đầy những giá trị của thời gian. Những gì mà ta nhận thức được đã là quá khứ còn cái mà ta kỳ vọng là ở tương lai, cái chưa xảy đến. Chân lý không ở quá khứ, chân lý không ở tương lai, chân lý là tức thời, là thực tại. Chân lý bị trói buộc bởi thời gian. Muốn thấy chân lý ta phải phá bỏ lớp vỏ của thời gian, đi vào thực tại. 2.4. Nhận thức chân lý Theo Krishnamurti “chân lý là đất không lối vào”, nghĩa là hoàn toàn tự do, tình yêu và trí tuệ [1, XIV]. Krishnamurti cho rằng, chân lý vốn không giới hạn, không điều kiện, không thể bị tổ chức, con người không thể tiếp cận chân lý bằng bất cứ lối vào nào (tôn giáo, tông phái nào) [1, 2]. Mục đích của Krishnamurti là làm sao cho con người giải thoát vô điều kiện, vì theo ông “chỉ có tâm linh là trạng thái bất hoại của bản ngã, là vĩnh cửu, là sự hòa hợp giữa lý trí và tình yêu”, ông coi đây là “chân lý tuyệt đối, vô điều kiện, là chính sự sống”, “chân lý ở trong mỗi con người, nó không ở xa, không ở gần; nó vĩnh viễn ở ngay đó”[1, 8]. Và ông kết luận: “Nếu nội tâm các bạn đẹp hoặc xấu thì ngoài các bạn ra, còn ai có thể nói cho bạn biết” [1, 9]. Krishnamurti cũng cho rằng, “hầu hết người ta đánh mất nghệ thuật nghe”, “nếu biết cách lắng nghe, bạn sẽ bắt đầu hiểu cái toàn bộ và tâm trí của bạn sẽ không bị vướng mắc vào cái cá biệt”[1, 71], ông khuyên mọi người đừng xem cuộc sống như các vấn đề tách biệt nhau, mà lĩnh hội nó như một toàn bộ với một tâm trí không bị bóp nghẹt vì việc tìm kiếm giải pháp, phải biết suy nghĩ một cách sáng tạo để tìm ra nguyên nhân thật sự của vấn đề. Trong quá trình nhận thức, khi bắt đầu nhận ra sự hoàn toàn bất túc của suy nghĩ và cảm xúc, con người sẽ nổi lên ý tưởng tích lũy và từ đó sinh ra sự phân chia giữa cái “Ta”, sự tự kỷ ý thức và cứu cánh. Theo Krishnamurti, không có sự phân chia như thế, vì lúc toàn mãn thì không có con người hành động và hành động, mà chỉ có chuyển động sáng tạo của ý nghĩ, có sự sống động liên tục đang tìm kiếm kết quả. Theo Krishnamurti “chỉ có minh triết là sự am hiểu, ở đó không có sự tự vệ”[1, 77]. Nghĩa là, an toàn, tự vệ là hệ quả của sự bất túc mà trong đó không có sự suy nghĩ sáng tạo, chỉ có sự vật lộn liên tục giữa cái “Ta” và xã hội. Như vậy, chỉ có thể qua nhận thức mà tìm ra nguyên nhân của sự bất túc, nghĩa là bằng việc nhìn vào môi trường và xuyên qua ý nghĩa của môi trường mà vén lộ những tinh vi của sự tự vệ [1, 78], để phát hiện ra những tinh vi đó, con người phải có nhận thức, nhận biết nhưng không phải là sự cải tiến, điều chỉnh mà là sự hoàn toàn giải phóng khỏi môi trường. Con người “chỉ có thể hiểu được vấn đề với tất cả sự phức tạp của chúng qua sự nhận thức toàn bộ của tâm trí và con tim”[1, 79]. Lúc đó có sự ngây ngất, trong nỗi ngây ngất không sao diễn tả xiết, có sự chuyển động sống động của chân lý, cái không phải là cứu cánh, không phải là cực điểm mà là một cuộc sống sáng tạo hơn bao giờ hết. Chừng nào chúng ta sống không nhạy cảm với chân lý, sẽ không có sự ngây ngất, không có sự bất tử. 258 Journal of Transportation Science and Technology, Vol 27+28, May 2018 2.5. Nhận thức phải là tự ý thức Ta chỉ có thể chấm dứt mọi sự hành hạ, dày vò của chính ta bằng cách tự nhận thức đầy đủ về bản thân mình, nhận thức đầy đủ bản thân, ta mới có thể chấm dứt mọi suy niệm và giải phóng. Giải phóng là một trạng thái mà ở đó mọi suy niệm của tâm thức đã chấm dứt. Khi ta ngất ngây trong tình yêu, cái “Tôi” hay cái “Ta” không còn nữa. Trong hạnh phúc của tình yêu, mọi suy niệm của tâm thức dường như không tồn tại. Cũng như vậy, trong trạng thái của thuốc lắc, ma túy, sự vắng mặt của suy niệm đồng thời là sự vắng mặt của ý thức khổ đau. Chấm dứt suy niệm bằng sự thấu triệt là chân lý giải phóng và chấm dứt suy niệm bằng chất kích thích là nhất thời giải phóng, và là “sự giam cầm” trở lại. Ta phải nắm bắt và làm chủ hoàn toàn hoàn cảnh thì ta mới có thể giải phóng cho ta. Ta sẽ thất bại nếu ta không đánh thức được trực giác và sự thông minh của chính mình. Krishnamurti muốn đặt lại vấn đề rằng tại sao con người có thể thoát khỏi thế giới loài vật? Nếu toàn bộ hoạt động của con người, toàn bộ suy nghĩ của con người đều tuân thủ tất cả những gì mà tự nhiên vốn có, tuân thủ tất cả những quy định mà tạo hóa đã tự tại thì liệu rằng con người có khác các loài sinh vật khác hay không? Trong hoàn cảnh bị điều kiện hóa của tự nhiên, con người đã hành động bất tuân tự nhiên, đó là hành động tự do. Nó xuất phát từ bộ não, vì não chi phối hành vi. Thay vì sợ hãy và chạy trốn lửa như những con vật khác, con người nhìn ngắm, tìm hiểu, tiến lại gần và tìm cách điều khiển lửa... Con người dần trở thành con người, suy nghĩ và hành động vượt khỏi sự quy định của tự nhiên giúp giải phóng con người khỏi con vật. Con người giải phóng mình khỏi giới tự nhiên. Con người tạo ra giới tự nhiên thứ hai cho riêng mình và trong sự tự hào mang tính người ấy, con người nghĩ rằng mình phải học cách để trở nên giải thoát. Nhưng càng tích lũy tri thức, càng tuân thủ những nguyên tắc mà con người sáng tạo ra, con người càng bị phụ thuộc, con người bị giam cầm trong những sáng tạo của chính mình, con người tiếp tục bị giới tự nhiên thứ hai này quy định. Trong giới tự nhiên thứ hai này, con người tiếp tục đau khổ vì con người nghĩ rằng hoàn cảnh bị quy định như một hiển nhiên của cuộc sống. Cuộc sống của giới tự nhiên thứ hai tràn ngập sự hỗn loạn. Nguyên nhân của sự hỗn loạn thật sự nằm trong sự hỗn loạn của chính bản thân con người vì con người là chủ thể sáng tạo giới tự nhiên thứ hai. Là sai lầm nếu muốn chấm dứt sự hỗn loạn từ bên ngoài con người chứ không phải là từ bên trong con người. Sự hỗn loạn của xã hội là kết quả chứ không phải nguyên nhân. Thông minh tức là đi giải quyết cái nguyên nhân chứ không phải là chạy theo kết quả. Muốn chấm dứt sự hỗn loạn bên trong mình, con người phải mang đến sự bất tỉnh của ý thức. Ý thức bất tỉnh là sự tê liệt hoàn toàn của tâm trí khổ đau, thù hận; là sự bất động của một tâm trí chia rẽ, giằng xé; là trạng thái loại bỏ mọi sự xung đột, thoát khỏi mọi quy định của tri thức, kinh nghiệm. Khi đã vượt thoát khỏi mọi quy định thì giới tự nhiên thứ hai - sản phẩm của những con người với bản chất không xung đột tất yếu là một xã hội không xung đột. Con người luôn tích lũy những kinh nghiệm, sự hiểu biết để có thể thích nghi và sống tốt. Những kinh nghiệm gắn với niềm vui và nổi đau khổ dần in sâu trong tâm trí chi phối mạnh mẽ đến cuộc sống sau đó. Đời sống và những đau khổ của nó đều là những thói quen, để vượt qua những thói quen ấy con người phải nếm trải, để rồi lại hình thành những thói quen mới. Chúng ta muốn dừng các thói quen, chúng ta lại hình thành thói quen mới, thói quen đàn áp các thói quen. Diễn tiến ấy không bao giờ dừng lại chừng nào mà cái ta muốn, vẫn còn, cái ta hướng đến, vẫn còn. Tức là trong diễn tiến của sự hình thành các thói quen, tâm trí tự do hoàn toàn bị cản trở. “Một trí não mất trật tự đang ra sức khám phá liệu có một hành động chính xác, đúng đắn không. Và nó sẽ tìm thấy một hành động ngược lại, tức là không chính xác, đúng đắn, một hành động gây hỗn loạn, không toàn diện. Thế nên, ta phải lập lại trật tự trong cái thế giới hiện thực mà ta đang sống.”[3, 67]. Chỉ có thể là sự chấm dứt. Chấm dứt sự hình thành các thói quen, chấm dứt sự đàn áp ở bên trong chính chúng ta thì TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 27+28 – 05/2018 259 tâm trí tự do mới có thể khởi phát. Chấm dứt thói quen là phải hiểu nó và vượt qua nó. Thực hành tâm trí tự do là nhìn vào bên trong với sự kiên nhẫn và tỉnh táo. Trong sự kiên nhẫn và tỉnh táo, chiếc lồng sắt của những tư tưởng sẽ tan chảy và ta sẽ thấy được một tự do mới. Vết sẹo của những trải nghiệm là không tránh khỏi nhưng đó tất nhiên là sự tự do hoàn toàn khác với những kinh nghiệm đau khổ, hoàn toàn khác với một ý thức chia rẽ, phân mảnh. Theo Krishnamurti, điều kiện để có tâm trí tự do là ý thức thống nhất, không phân chia. Đó là khi ta nhận thức được toàn bộ ý thức của ta bao gồm sự tư duy và không tư duy, niềm vui và nỗi buồn, yêu thương và thù hận, phấn khích và sợ hãi, cảm xúc và sự vô cảm, dục vọng và an nhiên, tiềm thức và sự chú ý, .v.v Con người cần phải nhận thức được điều kiện của chính mình. Tất cả những gì bên trong ta có hai hình thái, một hình thái hiển lộ tương đối rõ ràng trước nhận thức như suy nghĩ, cảm xúc, và các hoạt động hàng ngày; một hình thái ẩn sâu bên trong là những tiềm thức, nó rất xa lạ đối với nhận thức của ta, nó thỉnh thoảng đến rồi đi, nó đến trong những trực giác hay giấc mơ. Nó chiếm một góc nhỏ của ý thức nhưng chính nó là phần lớn cuộc đời của ta. Ta chìm đắm trong hình thái của sự hiển lộ rõ ràng, của những suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày và xa lạ với hình thái vốn chiếm phần lớn cuộc đời ta. Thậm chí ta cũng chẳng có một phương cách nào để có thể đi được vào trong nó. Sự phân chia như thế làm cho con người bế tắc, tâm trí tự do bị giam cầm. Giải phóng tâm trí tự do là chấm dứt tình trạng phân chia, đi vào các tầng sâu của ý thức, đạt đến sự thấu triệt, làm cho cái tiềm thức trở nên rõ ràng như những suy nghĩ và xúc cảm hàng ngày. Khi ấy, toàn bộ ý thức là một, thống nhất và giải phóng. Ý thức ta là cuộc đời ta, nhưng ý thức lại bị phân mảnh, nên ta sống cuộc đời này bằng những mảnh vỡ. Ở trường học, ta sống cuộc đời của một sinh viên hoặc một giáo viên; ở nhà, ta sống cuộc đời của một người cha hoặc là mẹ hay là người con; ở nơi làm việc, ta sống cuộc đời của một nhân viên hoặc là một thủ trưởng. Tâm trí ta bị phân mảnh, không thể nhận thức đủ ý thức. Ta phải khám phá tất cả những mảnh vỡ của tâm trí, từng tầng một, từng lớp một, tạo ra một tâm trí thống nhất, thấu suốt, một tâm trí luôn chú ý. Krishnamurti cũng phân biệt rõ sự chú ý và tập trung. Sự khác biệt căn bản là ở chỗ tập trung có loại trừ còn chú ý thì không có loại trừ. Khi ta tập trung vào một mảnh vỡ của chính cuộc đời ta, ta đã loại trừ những mảnh đời khác của ta, làm cho ta không thể hiểu hết cuộc sống. Nhưng khi ta chú ý, mọi mảnh vỡ cuộc đời ta hiện ra và được nối kết, và toàn bộ ý thức trở thành một chỉnh thể không phân mảnh. Ta bắt đầu sống một cuộc đời trọn vẹn với tất cả sự tinh tế, nhạy cảm và thấu triệt. 3. Kết luận Có thể nói, lý luận nhận thức của Krishnamurti mang đến sự mới mẻ trong cách tiếp cận. Mục đích mà ông đặt ra trong việc nhận thức không phải là thiên đường hay cõi niết bàn mà chính là thực tại cuộc sống. Giải thoát không phải là con đường đi ra mà phải là con đường đi vào chính bản thân mình với một tâm trí tự do. Chân lý không ở đâu xa mà nó chính là thực tại ngay bên trong con người. Ý thức bị phân mảnh làm cuộc đời con người chia tách, tâm trí con người rơi rớt không có điểm tựa. Tâm trí càng cố bám víu vào học thuyết, giáo lý, kinh nghiệm, ... càng bế tắc, u buồn, thất vọng và khổ đau. Chỉ có mạnh mẽ đối diện cuộc đời, khám phá các tầng sâu thẳm của ý thức, thấu triệt để có thể xóa bỏ mọi ranh giới trong ý thức, con người đạt đến sự chú ý tối thượng. Chỉ có sự chú ý tối thượng mới có thể giữ được tâm trí tư do, phá bỏ được hiện trạng phân mảnh bên trong, đạt đến hạnh phúc. Krishnamurti đã có những đóng góp quan trọng trong việc đưa phép biện chứng vào lý luận nhận thức về tâm thức. Ông đã phân tích rất thành công những mâu thuẫn nội tại của tâm thức để chỉ ra nguồn gốc, động lực vận hành của nó. Trong phạm vi đối tượng nghiên cứu của chính mình, ông là một nhà biện chứng thông minh. Nhưng vì quá đề cao yếu tố tâm thức bên trong con người mà Krishnamurti có khuynh hướng phủ nhận vai trò của truyền thống và các tổ chức chính trị - 260 Journal of Transportation Science and Technology, Vol 27+28, May 2018 xã hội trong việc giải quyết các mâu thuẫn của xã hội, giải quyết những xung đột trong chính nội tâm con người. Nhóm tác giả cho rằng, việc giải quyết tất cả những vấn nạn mà con người đang gặp phải (những xung đột xã hội và những xung đột của nội tâm) cần thiết phải là sự tham gia đồng thời của khả năng tự nhận thức của con người với sự trợ giúp của truyền thống và các tổ chức chính trị - xã hội. Tài liệu tham khảo [1] Krishnamurti tinh yếu (2005), Nguyễn Ước biên dịch, NXB Văn học [2] Krishnamurti(2008), Đánh thức trí thông minh, Ban dịch thuật Thiện Tri Thức, Nxb. Văn hóa Sài Gòn. [3] Krishnamurti(2010), Chân lý và thực tại, Đào Hữu Nghĩa dịch, Nxb. Thời Đại, Hà Nội. [4] Krishnamurti(2010), Lửa giác ngộ, Đào Hữu Nghĩa dịch, Nxb. Thời Đại, Hà Nội. [5] Krishnamurti(2010), Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống, Đào Hữu Nghĩa dịch, Nxb. Thời Đại, Hà Nội. [6] Krishnamurti(2010), Chấm dứt thời gian, Đào Hữu Nghĩa dịch, Nxb. Thời Đại, Hà Nội. [7] Krishnamurti(2016), Tự do đầu tiên và cuối cùng, Nguyễn Minh Lý dịch, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội. Ngày nhận bài: 15/3/2018 Ngày chuyển phản biện: 19/3/2018 Ngày hoàn thành sửa bài: 9/4/2018 Ngày chấp nhận đăng: 17/4/2018
File đính kèm:
- mot_so_quan_diem_co_ban_cua_krishnamurti_ve_nhan_thuc.pdf