Một số kiến nghị về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một vấn đề khá mới tại Việt Nam, với tính chất nhân đạo của

mối quan hệ pháp luật này, việc pháp luật Việt Nam ghi nhận và cho phép thực hiện mang thai hộ

vì mục đích nhân đạo nhận được sự quan tâm và ủng hộ của xã hội. Hệ thống pháp luật điều chỉnh

về vấn đề này đã mở ra những cơ hội cho các cặp vợ chồng vô sinh được hiện thực hóa mong ước

được làm cha, làm mẹ - là một trong những ‚quyền chính đáng‛ của con người. Vấn đề này được

chính thức ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014 nhằm đảm bảo vấn đề

mang thai hộ được thực hiện trên thực tiễn. Tuy nhiên, cũng chính vì lý do này, mà các quy định của

pháp luật về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng đặt ra khá nhiều rào cản về mặt pháp lý

khiến cho việc thực hiện ‚quyền chính đáng‛ của các cặp vợ chồng vô sinh trở nên vô cùng khó

khăn. Chính vì thế, trong bài viết này, tác giả muốn đề cập đến những bất cập của pháp luật về

mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, từ đó tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm hướng tới việc

hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về vấn đề này

Một số kiến nghị về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Một số kiến nghị về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Một số kiến nghị về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Một số kiến nghị về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Một số kiến nghị về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Một số kiến nghị về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Một số kiến nghị về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 3900
Bạn đang xem tài liệu "Một số kiến nghị về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số kiến nghị về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam

Một số kiến nghị về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Việt Nam
việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp 
dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản‛ [5]. Quy định này có thể hiểu, trong một số trường hợp người phụ nữ 
trong cặp vợ chồng vô sinh có thể chứng minh được bản thân họ không thể mang thai và sinh con 
ngay cả khi họ áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì nhiều lý do như họ đã bị cắt tử cung, tử cung bị dị 
dạng, bị mắc bệnh tim đến mức độ không thể mang thai vì có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính 
mạng, sức khỏe, Nhưng thực tế, có nhiều trường hợp bản thân người phụ nữ trong cặp vợ chồng 
vô sinh cũng không thể mang thai nhưng việc chứng minh với những xét nghiệm, kiểm tra về mặt y 
học về việc có khả năng mang thai được hay không là điều rất khó khăn, điển hình như việc một 
người phụ nữ có tử cung hoàn toàn bình thường nhưng lại không hoặc ít có khả năng lưu giữ thai. 
Như vậy, đối với những trường hợp này, bắt buộc họ phải thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, nếu 
không đạt được kết quả, họ mới đủ điều kiện để thực hiện việc nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân 
đạo. Theo tác giả, quy định này thật sự không cần thiết và gây khó khăn cho nhiều cặp vợ chồng vô 
sinh, bởi theo tìm hiểu thì chi phí cho việc thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm là rất tốn kém đối với 
thu nhập bình thường của người dân, đặc biệt là đối với người lao động có thu nhập thấp. Khi họ 
đã bỏ ra một khoản chi phí lớn vào việc thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm nhưng 
không thành công, họ phải tiếp tục bỏ ra thêm một khoản tiền tương đương hoặc nhiều hơn để 
thực hiện kỹ thuật mang thai hộ, đối với những cặp vợ chồng có thu nhập thấp thì đây thực sự là 
một điều hết sức khó khăn với họ. Quy định này gây ra hệ quả vừa làm mất thời gian, vừa tốn kém 
1450 
về mặt kinh tế, lại vừa khiến cho các cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ thêm gánh nặng về 
mặt tinh thần. 
Tuy nhiên, theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/01/2015 tại Khoản 
2 Điều 2 có ghi nhận định nghĩa về tình trạng vô sinh là: ‚Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một 
năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 - 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh 
thai mà người vợ vẫn không có thai‛ [6]. Quy định này lại gây mâu thuẫn với quy định tại Điểm a 
Khoản 2 Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, bởi đã xác định tình trạng vô sinh là việc vợ 
chồng chung sống với nhau hơn một năm mà quan hệ tình dục trung bình 2-3 lần/tuần, mặc dù 
không sử dụng biện pháp tránh thai nào nhưng người vợ vẫn không thể mang thai. Vậy liệu rằng 
trong tình trạng đó, nếu áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có chắc chắn là người vợ sẽ mang thai 
hay không, hay vẫn tiếp tục không thể mang thai. Để xác định được điều này về mặt y học là vô 
cùng khó khăn, vì hiện nay tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công tại Việt Nam chỉ khoảng từ 
35% đến 40% [2]. Do đó, theo tác giả, nên sửa đổi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 95 Luật Hôn 
nhân và Gia đình 2014 về điều kiện của người nhờ mang thai vì mục đích nhân đạo là ‚Có xác nhận 
của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con‛ [5] sẽ hợp lý hơn 
và mở rộng ‚cánh cửa pháp lý‛ cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn muốn thực hiện việc 
nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. 
Thứ hai, tại Điểm b Khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có ghi nhận về điều kiện đối 
với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ phải là ‚Vợ chồng đang không có con chung‛ [5]. Điều này có 
thể hiểu rằng, nếu cặp vợ chồng đó đã có con chung rồi thì sẽ không đủ điều kiện để được phép 
nhờ mang thai hộ nữa. Đây là một nội dung rất cần phải xem xét và điều chỉnh. Bởi lẻ trên thực tế, 
vẫn còn tồn tại rất nhiều cặp vợ chồng có con chung, nhưng đứa con chung đó của họ lại mắc 
những nhược điểm về thể chất và tinh thần. Cùng với đó, kể từ khi Nghị định số 176/2013/NĐ-CP 
của Chính phủ ban hành ngày 14/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y 
tế được ban hành thay thế cho Nghị định số 114/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính 
về dân số và trẻ em thì cũng không còn đề cập đến việc xử lý việc sinh con thứ ba đối với mọi công 
dân [7]. Điều này có nghĩa là pháp luật đã không còn cấm việc sinh nhiều con, mà còn tạo điều 
kiện để người dân có thể sinh nhiều con để trẻ hóa dân số quốc gia, nhưng trong khi bản thân các 
cặp vợ chồng vô sinh lại không thể tiếp tục mang thai và sinh con. Vấn đề này hiện đang là tâm 
điểm thu hút sự quan tâm từ dư luận, với những trường hợp đặc biệt như trên, nếu các cặp vợ 
chồng vô sinh vẫn được phép thực hiện việc nhờ mang thai hộ thì tính nhân văn luật pháp lại càng 
được nhấn mạnh. Vì theo quy luật tự nhiên, đến một lúc nào đó, thì cặp vợ chồng vô sinh cùng với 
đứa con mắc khiếm khuyết của họ cũng phải cần đến sự chăm sóc từ những người khỏe mạnh. 
Tình cảm, sự chăm sóc của những người khỏe mạnh đó, nếu là đứa con của họ được sinh ra từ việc 
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì sẽ càng vô cùng ý nghĩa. Chính vì vậy, việc mở rộng đối 
tượng được thực hiện việc nhờ mang thai hộ là thật sự rất cần thiết và phản ánh đúng tinh thần 
nhân đạo trong việc xây dựng và thực thi pháp luật của Đảng và Nhà nước. Từ đó, tác giả kiến nghị 
nên bổ sung thêm một nội dung tại Khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về điều kiện 
của người nhờ mang thai vì mục đích nhân đạo là ‚Vợ chồng đã có con chung nhưng con chung đã 
1451 
chết, mất tích hoặc mắc những nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần‛ [5] thì cặp vợ chồng vô sinh 
đó vẫn đủ điều kiện để thực hiện việc nhờ mang hộ vì mục đích nhân đạo. 
Thứ ba, về điều kiện của người được nhờ mang thai hộ quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 95 luật 
Hôn nhân và Gia đình 2014: ‚Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về 
khả năng mang thai hộ‛ [5]. Hiện nay, khái niệm về ‚độ tuổi phù hợp‛ của nữ giới để có đủ điều 
kiện mang thai hộ vẫn là một khái niệm mang tính chất định tính. Dưới góc độ nghiên cứu về mặt y 
học, thì độ tuổi mang thai và sinh con tốt nhất đối với người mẹ là khoảng từ 22 đến dưới 34 tuổi [8]. 
Nhưng trong các văn bản hướng dẫn thi hành thì vấn đề này không có bất kỳ quy định cụ thể nào 
đề cập. Mặt khác, khi người được nhờ mang thai hộ đã có ‚xác nhận của tổ chức y tế có thẩm 
quyền về khả năng mang thai hộ", thì đã chứng minh được người được nhờ mang thai hộ có đủ 
điều kiện sức khỏe để thực hiện việc mang thai và sinh con. Chính vì thế, chỉ cần chủ thể được nhờ 
mang thai hộ đảm bảo trên mọi phương diện về khả năng mang thai hộ thì có thể xem xét cho 
phép thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trong trường hợp, chủ thể mang thai hộ 
có tuổi tác cao hơn so với nghiên cứu độ tuổi sinh nở về mặt y học, tuy nhiên, nếu họ đã có xác 
nhận về mặt y tế là đảm bảo sức khỏe, có khả năng mang thai và sinh con thì cũng cần tạo điều 
kiện cho họ được có cơ hội thực hiện. Vì vậy, theo tác giả kiến nghị, thì cần phải sửa đổi nội dung 
quy định về điều kiện của người được nhờ mang thai hộ tại điểm này là ‚Có xác nhận của tổ chức y 
tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ‛, nếu cần thiết thì nên quy định thêm về độ tuổi phù 
hợp để đủ điều kiện thực hiện việc mang thai hộ, có thể áp dụng một phần nghiên cứu về mặt y 
học, đó là từ đủ 22 tuổi trở lên. Như vậy, sẽ giúp cho các chủ thể được nhờ mang thai hộ có cơ hội 
được thực hiện việc làm nhân đạo của mình, cũng như đáp ứng được nguyện vọng được thực hiện 
quyền làm cha, làm mẹ của các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. 
Thứ tư, về vấn đề quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được ghi nhận theo Khoản 3 Điều 51 luật Hôn 
nhân và Gia đình 2014 thì ‚Người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang 
có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi‛ [5]. Đối với quy định này, trong trường hợp 
mang thai và sinh con tự nhiên thì việc sinh con cũng sẽ gắn liền với trách nhiệm nuôi con dưới 12 
tháng tuổi. Tuy nhiên, trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì không tuân thủ theo 
nguyên tắc này. Bởi lẽ sau khi mang thai và sinh con, thì người được nhờ mang thai hộ có trách 
nhiệm phải giao con cho cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai. Như vậy, với quy định tại Khoản 3 
Điều 51 luật Hôn nhân và Gia đình 2014 chỉ đang hướng đến quy định về vấn đề sau khi người được 
nhờ mang thai hộ đã mang thai, sinh con và giao con lại cho cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai 
thì người chồng của người được nhờ mang thai hộ sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn đối với vợ của 
họ. Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là quy định của pháp luật hiện hành lại không nêu rõ trong 
khoảng thời gian bao lâu thì người chồng của người được nhờ mang thai hộ không được thực hiện 
quyền yêu cầu ly hôn: 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm. Trong khi đó, với trường hợp đặc biệt này, thì 
tính chất của vấn đề không giống như những trường hợp sinh con thông thường khác. Người phụ 
nữ sinh con thông qua việc nhờ mang thai hộ thì sau khi sinh con họ không gắn liền với trách 
nhiệm phải nuôi dưỡng con mà chỉ cần có một khoảng thời gian để hồi phục thể trạng sức khỏe 
như ban đầu. Chính vì thế, theo tác giả thì quy định về việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong 
trường hợp người vợ mang thai và sinh con theo Khoản 3 Điều 51 của luật Hôn nhân và Gia đình 
1452 
2014 cần phải có một hướng dẫn cụ thể để đảm bảo quyền chính đáng cho người phụ nữ được 
nhờ mang thai hộ và người chồng của họ trong vấn đề hôn nhân. 
Thứ năm, tại Khoản 3 Điều 97 và Khoản 2 Điều 98 luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về 
việc hưởng chế độ thai sản đối với người phụ nữ được nhờ mang thai hộ và người phụ nữ nhờ 
mang thai hộ. Trong khi đó, tại Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng có quy định rất cụ thể về 
chế độ hưởng thai sản này như sau: 
‚Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu 
hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ 
mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật này. Trong 
trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 
60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả 
ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần; Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai 
sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi‛ [4]. 
Việc này cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với người phụ nữ trong vấn đề sinh sản thông 
qua những quy định cụ thể này. Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 31 luật Bảo hiểm 
xã hội 2014 quy định về đối tượng được hưởng chế độ thai sản thì còn có‚Lao động nam đang đóng 
bảo hiểm xã hội có vợ sinh con‛ [4]. Nội dung quy định tại điểm này, theo tác giả hiểu thì chỉ có 
người chồng của người được nhờ mang thai hộ (người trực tiếp sinh con) mới được hưởng chế độ 
thai sản, tức là được phép nghỉ một số ngày làm việc tùy theo trường hợp cụ thể được quy định tại 
Khoản 2 Điều 34 luật Bảo hiểm xã hội 2014 để chăm sóc vợ cũng như thực hiện các quyền và nghĩa 
vụ của mình trong trường hợp vợ sinh con. Như vậy, có thể thấy, luật Bảo hiểm xã hội hiện hành 
không đề cập đến trường hợp lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội là người chồng trong cặp 
vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ có được phép nghỉ hưởng chế độ thai sản hay không nếu ngay 
sau khi sinh con người được nhờ mang thai hộ chuyển giao con ngay cho cặp vợ chồng vô sinh nhờ 
mang thai hộ chăm sóc và nuôi dưỡng. Theo quan điểm cá nhân của tác giả, việc thực hiện quyền 
cao quý, đó là quyền được làm cha, làm mẹ là quyền bình đẳng và chính đáng của mỗi cá nhân. 
Sau khi nhận con từ người được nhờ mang thai hộ, thì cả người chồng và người vợ đều có trách 
nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con cái, điều này vừa là quyền cũng vừa là nghĩa vụ của mỗi người 
cha, người mẹ. Do đó, đối với trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, việc cho phép người 
mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con đến khi con đủ 6 tháng 
tuổi là rất hợp lý, nhưng để công bằng hơn thì thiết nghĩ nên điều chỉnh cho phép cả người cha nhờ 
mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản nếu thời gian nhận con trong khoảng thời gian 30 
ngày đầu kể từ ngày con được sinh ra. Theo tác giả, việc điều chỉnh này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi 
cho người lao động nam trong cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ có thể chăm sóc cho vợ, 
con của mình đồng thời đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm của người chồng, người cha, phù hợp 
hơn với tính nhân văn và nhân đạo mà pháp luật về hôn nhân và gia đình đã điều chỉnh. 
1453 
3 KẾT LUẬN 
Pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung, cũng như luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nói riêng 
đã một phần nào đáp ứng những nhu cầu của xã hội trong cuộc sống, đặc biệt trong việc ghi nhận 
và cho phép việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đây được xem là một bước tiến vượt bậc 
trong công tác lập pháp của nước ta, mang đậm tính nhân văn và nhân đạo. Tuy nhiên, để quy 
định về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thật sự mang lại hiệu quả thiết thực hơn cho cuộc 
sống cũng như phát huy vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội một 
cách tốt đẹp nhất thì chúng ta cần phải xem xét và tháo gỡ những bất cập, vướng mắc về mặt 
pháp lý, đây là điều thật sự rất cần thiết hiện nay. Do đó, thông qua quá trình nghiên cứu cũng như 
tìm hiểu về vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, tác giả mạnh dạn đưa ra những quan điểm 
cá nhân để chỉ ra những bất cập cũng như đề ra kiến nghị để hoàn thiện pháp luật hơn nữa trong 
vấn đề này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Cẩm Anh, Hơn một triệu cặp vợ chồng Việt Nam bị vô sinh hiếm muộn, VN Express, ngày 
14/04/2019. https://vnexpress.net/hon-mot-trieu-cap-vo-chong-viet-nam-bi-vo-sinh-hiem-
muon-3906856.html truy cập ngày 11/04/2020. 
[2] Cẩm Anh, Phụ nữ nên sinh con ở độ tuổi bao nhiêu?, VN Express, ngày 08/06/2019. 
https://vnexpress.net/phu-nu-nen-sinh-con-o-do-tuoi-bao-nhieu-3935425.html truy cập 
ngày 11/04/2020. 
[3] Hiến pháp năm 2013 ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam. 
[4] Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014 của nước Cộng 
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
[5] Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2014 của 
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
[6] Nghị định số 10/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 01 năm 2015 quy định 
về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích 
nhân đạo. 
[7] Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định 
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. 
[8] Quy trình và yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công thụ tinh trong ống nghiệm, Bệnh viện đa 
khoa quốc tế Vinmec Times City, ngày 11/01/2019. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-
tin-suc-khoe/quy-trinh-va-yeu-anh-huong-den-ty-le-thanh-cong-thu-tinh-trong-ong-nghiem/ 
truy cập ngày 12/04/2020. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_kien_nghi_ve_mang_thai_ho_vi_muc_dich_nhan_dao_tai_vi.pdf