Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam

Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây ‚nhức nhối‛ cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả

nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Tại Việt Nam, trong những năm qua,

Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban

hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Hiến pháp, luật Hôn nhân và Gia đình, luật Trẻ em,

Bộ luật Dân sự, và đặc biệt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Những văn bản này đã tạo

ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội, trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.

Đánh giá một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự

quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình chưa

có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực và hơn thế nữa dần trở thành như một hiện tượng của xã

hội. Chính vì thế, trong bài viết này, tác giả muốn đề cập đến thực trạng cũng như những bất cập

trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình, từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện pháp luật điều

chỉnh về vấn đề này

Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 2600
Bạn đang xem tài liệu "Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam

Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam
ại rõ ràng từng nhóm hành vi, sẽ giúp người thực hiện hành vi bạo lực biết kiềm 
chế hành vi của mình cũng như giúp cho nạn nhân dễ dàng xác định được hành vi bạo lực gia đình 
để tố cáo, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp, đồng thời giúp cho cơ quan nhà 
nước có thẩm quyền thuận lợi trong công tác quản lý, xử phạt, nếu như có dấu hiệu của tội phạm 
thì dễ dàng chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm. 
Thứ hai, quy định về biện pháp cấm tiếp xúc trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Theo 
quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 và tại Điều 8 Nghị 
định 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của 
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định khái niệm về biện pháp cấm tiếp xúc thì có thể hiểu: 
‚Biện pháp cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình là việc không cho phép người có hành vi 
bạo lực gia đình đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30 m; trừ trường hợp giữa người có 
hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn 
cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân hoặc sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các 
phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân‛ [6]. Việc quy định việc cấm 
tiếp xúc trong một thời gian giữa người có hành vi bạo lực và nạn nhân là cần thiết để đảm bảo sự 
an toàn cho nạn nhân, để hai bên có thời gian cân nhắc về hành động và cũng là để giáo dục 
người có hành vi bạo lực về tội lỗi của họ. Tuy nhiên, tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 Luật Phòng, chống 
bạo lực gia đình 2007 quy định về điều kiện để áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc như sau:‚Có đơn 
yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp hoặc cơ 
quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải 
có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực gia đình‛ [4]. Quy định này, chưa thật sự khả thi, bởi vì hầu hết 
nạn nhân bị bạo lực là người vợ, người con trong đó nhiều người bị phụ thuộc vào người chồng về 
kinh tế, đặc biệt là người phụ nữ lại rất gắn bó với con cái, nên dù bị đối xử tàn nhẫn nhưng họ vẫn 
có thể cam chịu, tiếp tục sống chung với người có hành vi bạo lực. Thậm chí, có trường hợp người 
dân xung quanh gia đình có xảy ra hành vi bạo lực gia đình phát hiện và tố cáo lên cơ quan chức 
năng tại địa phương để nhờ sự can thiệp từ chính quyền, tuy nhiên nhiều trường hợp, cơ quan chức 
năng cũng không có hành động can thiệp nào, huống gì là phải chờ có đơn từ người bị bạo hành. 
Do đó, việc quy định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc phải ‚có đơn yêu cầu của nạn nhân, có sự 
đồng ý của nạn nhân‛ là hoàn toàn chưa phù hợp với thực tiễn và chưa bảo vệ được các nạn 
nhân của bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với nạn nhân là phụ nữ, trẻ em. Điển hình là vụ việc bé 
Vũ.Q. , sinh năm 2009, học sinh tại một trường tiểu học trên địa bàn Quận 3, TP.HCM nghi bị cha 
ruột và mẹ kế hành hạ đánh đập, mẹ ruột của bé K đã gửi đơn ra Tòa án kiện Chủ tịch UBND 
phường nơi bé K cư trú vì cho rằng cán bộ này đã không ban hành quyết định can thiệp, cách ly 
bảo vệ trẻ em bị bạo hành theo đúng quy định pháp luật [9]. 
1481 
Bên cạnh đó, tại Điểm c Khoản 1 Điều 20 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định: ‚Người 
có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm 
tiếp xúc‛ [4]. Điều này là không khả thi, vì đa số hành vi bạo lực gia đình xảy ra với những người 
trong gia đình, sống chung trong một mái nhà nên họ không có nơi ở khác. Cùng với đó, theo quy 
định tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 giải thích về cụm từ ‚nơi ở 
khác nhau‛ thì: ‚Nơi ở khác nhau bao gồm nhà của người thân, bạn bè, địa chỉ tin cậy hoặc nơi ở 
khác mà nạn nhân bạo lực gia đình tự nguyện chuyển đến ở‛ [6]. Như vậy, nạn nhân của bạo lực 
gia đình tiếp tục bị thiệt thòi, họ bị tổn thương, và để tránh những tổn thương này họ bị buộc phải 
rời khỏi nhà của mình. Những người khác nhìn vào có thể cho rằng đó là ‚hình phạt‛cho những 
người không biết cam chịu mà lên tiếng đòi công bằng cho mình. Trong khi đó, kẻ có hành vi bạo 
hành lại đương nhiên được ở nhà của mình, và việc nạn nhân không ở đó, thậm chí có khi là mong 
muốn của kẻ có hành vi bạo hành, nên họ có thể hoàn toàn không quan tâm. Quy định này vừa 
nhìn vào thì có thể thấy có lẽ dựa trên quy định về tự do cư trú của cá nhân, mà quên rằng nạn 
nhân cũng bắt buộc phải chọn nơi ở khác do những hành vi trái pháp luật của người có hành vi 
bạo lực; và những người thực hiện hành vi này hoàn toàn có thể bị tước bỏ quyền tự do lựa chọn nơi 
cư trú vì bản thân họ đã vi phạm pháp luật. 
Vì vậy, theo kiến nghị của tác giả, khi áp dụng biện pháp này, trong một số trường hợp không cần 
đến sự yêu cầu hay cho phép của nạn nhân như trường hợp hành vi bạo lực gây tổn hại hết sức 
nghiêm trọng tới sức khỏe, danh dự của nạn nhân; hành vi lặp lại nhiều lần; người có hành vi đã 
được giáo dục mà tiếp tục vi phạm Đồng thời, nếu thực hiện cấm tiếp xúc thì người thực hiện 
hành vi có thể phải rời khỏi nơi cư trú nếu nạn nhân không tìm được nơi ở khác thích hợp và đảm 
bảo quyền trông nom, chăm sóc gia đình, con cái của nạn nhân. Trường hợp nạn nhân hoàn toàn 
bị lệ thuộc vào kinh tế thì khi cách li có thể xem xét việc yêu cầu cấp dưỡng cho nạn nhân. 
Thứ ba, tại Chương IV Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về trách nhiệm của các cơ 
quan, tổ chức có thẩm quyền trong phòng, chống bạo lực gia đình từ Điều 33 đến Điều 41. Tuy 
nhiên, những quy định này còn quá khái quát về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong thi 
hành pháp luật, mà không đề ra được cơ chế cho việc thực thi trên thực tế. Vì vậy, theo tác giả, cần 
phải quy định chi tiết hơn về vấn đề này. Cụ thể cần quy định việc tuyên truyền là một trách nhiệm 
xuyên suốt và thường xuyên của một số cơ quan, tổ chức cụ thể tại địa phương, cơ sở như Hội phụ 
nữ, Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em, 
Mặt khác, cũng cần phải quy định những biện pháp xử lý cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền 
không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Nghị 
định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong 
lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; 
phòng, chống bạo lực gia đình đã bổ sung một số biện pháp xử lý nghiêm đối với cán bộ, cơ quan, 
tổ chức phòng, chống bạo lực gia đình có hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống bạo lực gia 
đình, cụ thể như tại Điều 62 của Nghị định này thì ‚nhân viên y tế, nhân viên tư vấn trong lĩnh vực 
phòng, chống bạo lực gia đình nếu tiết lộ thông tin cá nhân của nạn nhân bạo lực gia đình mà 
không được sự đồng ý của nạn nhân làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nạn 
1482 
nhân hoặc cố ý tiết lộ, tạo điều kiện cho người có hành vi bạo lực biết nơi tạm lánh của nạn nhân 
bạo lực gia đình sẽ bị phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng‛, tại Điều 63 quy định ‚nếu tổ chức, cá nhân có 
hành vi đòi tiền của nạn nhân hoặc người nhà của nạn nhân sau khi có hành động giúp đỡ nạn 
nhân bạo lực gia đình; yêu cầu thanh toán chi phí sinh hoạt của nạn nhân ở địa chỉ tin cậy tại cộng 
đồng hoặc lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của nạn nhân bạo lực gia đình để yêu cầu họ thực hiện 
hành vi trái luật sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng‛, ‚đối với 
việc cố tình thành lập cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo 
lực gia đình để hoạt động trục lợi hoặc lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực 
hiện hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị phạt từ 10 - 30 triệu đồng‛ [7]. Tuy nhiên, Nghị định 
167/2013/NĐ-CP lại không đề cập gì đến hình thức xử phạt cho những hành vi như dung túng, bao 
che, không xử lý hoặc xử lý không đúng theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia 
đình. Do đó, tác giả kiến nghị cần phải bổ sung thêm các quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm 
của các cơ quan, tổ chức trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình cũng như quy định thêm 
những chế tài xử lý nghiêm minh đối với các cơ quan, tổ chức làm trái quy định của pháp luật trong 
phòng, chống bạo lực gia đình như việc không phát hiện, không can thiệp, không ngăn chặn kịp 
thời các vụ bạo lực gia đình, để cho các vụ bạo lực gia đình xảy ra liên tục và kéo dài. 
Thứ tư, quy định về hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, 
chống bạo lực gia đình. Hiện nay, theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính 
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, 
chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình đã đưa ra những 
chế tài cần thiết đối với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên, quy định về hình thức 
phạt tiền của Nghị định này còn chưa hợp lý, bởi mức hình phạt nhìn chung còn thấp, cụ thể như tại 
điểm b Khoản 1 Điều 58 và Khoản 1 Điều 55 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì ‚hành vi xúc phạm 
danh dự, nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn 
nhân bạo lực gia đình hoặc hành vi ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, 
ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác thì mức phạt tiền chỉ từ 100.000 đồng đến 
300.000 đồng‛ [7]. Mức phạt như vậy là quá thấp, không tương xứng với tính chất, mức độ nguy 
hiểm của hành vi. Ngay cả với những hình phạt cao hơn thì đối với những người có điều kiện kinh tế 
thì phạt tiền cũng không có ý nghĩa giáo dục họ. Ngược lại, trong nhiều trường hợp biện pháp này 
có thể trở thành ‚con dao hai lưỡi‛, khiến tình trạng bạo lực nghiêm trọng hơn, người có hành vi bạo 
lực vì phải nộp phạt mà trút giận lên nạn nhân bằng những hành vi bạo lực kinh khủng hơn, tinh vi 
hơnNgoài ra, những trường hợp người nộp phạt không có thu nhập thì việc phạt tiền đối với họ 
dường như không có nhiều ý nghĩa. Trường hợp chồng nát rượu, không công ăn việc làm mà còn 
có hành vi đánh đập vợ con thì câu hỏi đặt ra ‚ai là người phải nộp phạt?‛. Pháp luật có quy định 
việc cưỡng chế, kê biên thi hành án, nhưng tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ 
chồng, nếu áp dụng chế tài này thì cơ quan thi hành án cũng gặp không ít khó khăn và hơn nữa 
quyền lợi về tài sản của vợ chồng cũng bị ảnh hưởng. Do đó, rất nhiều trường hợp nạn nhân phải đi 
nộp thay cho người có hành vi vi phạm, và như vậy thì không thể giáo dục người vi phạm mà chỉ 
làm nạn nhân không muốn tố cáo nữa nếu tiếp tục bị bạo lực. 
1483 
Xuất phát từ bất cập trên, theo tác giả kiến nghị, pháp luật cần quy định lại ngoài việc áp dụng 
hình thức phạt tiền đối với các hành vi bạo lực gia đình, thì cần áp dụng song song hình thức phạt 
lao động công ích đối với hành vi này. Biện pháp này có thể mang tính khả thi cao hơn vì nó có ý 
nghĩa giáo dục tích cực với người có hành vi bạo lực, đồng thời không ảnh hưởng tới quyền lợi 
của nạn nhân. Hơn nữa, biện pháp này còn giáo dục tích cực đối với những cá nhân khác, họ 
không muốn hình thức xử phạt công khai, có nhiều người biết tới như vậy, nên sẽ cố gắng tránh 
bằng cách không thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, nếu áp dụng biện pháp này thì cũng thấy 
đây là biện pháp còn khá mới ở nước ta, nên cũng có thể quy định một cách mềm dẻo, linh hoạt, 
cụ thể là ‚chỉ áp dụng bắt buộc đối với người có hành vi tái phạm; tính thời gian lao động công 
ích tương đương với số tiền phạt. Nhưng nếu đã bị áp dụng hình thức xử phạt này thì không được 
cho phép thay thế bằng phạt tiền để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật‛. Đồng thời, nếu 
như người có hành vi vi phạm lần đầu thì nên áp dụng hình thức phạt tiền, tuy nhiên mức phạt 
tiền hiện nay là còn quá thấp, như ví dụ tại Điểm b Khoản 1 Điều 58 và Khoản 5 Điều 55 Nghị 
định số 167/2013/NĐ-CP mà tác giả vừa nêu trên, chính vì thế cũng cần xem xét và sửa đổi, bổ 
sung Nghị định 167/2013/NĐ-CP để tăng mức tiền phạt lên gấp 10 lần mức phạt hiện nay tại tất 
cả các Điều có quy định về xử phạt đối với hành vi bạo lực gia đình trong Nghị định, nhằm đủ sức 
răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. 
3 KẾT LUẬN 
Mặc dù Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh về phòng, chống bạo lực gia đình, 
nhưng qua thực tế cho thấy, bạo lực gia đình vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ và để lại nhiều hậu 
quả nghiêm trọng, đang tác động tiêu cực tới sự phát triển của xã hội, trong khi đó vấn đề này vẫn 
chưa nhận được sự quan tâm thích đáng của cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó, những quy định của 
pháp luật cũng còn rất nhiều hạn chế. Do đó việc hoàn thiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 
và các văn bản pháp luật có liên quan đến việc phòng, chống bạo lực gia đình là rất cần thiết, vì 
pháp luật là công cụ chủ yếu và hữu hiệu nhất trong phòng, chống bạo lực gia đình để đảm bảo 
quyền con người, quyền công dân, đem lại hạnh phúc cho con người nói chung và người phụ nữ 
nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hiến pháp 2013 ban hành ngày 28 tháng 11 năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam. 
[2] Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006 của nước Cộng 
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
[3] Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2014 của 
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
[4] Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007 
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
1484 
[5] Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 ban hành ngày 05 tháng 04 năm 2016 của nước Cộng hòa xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam. 
[6] Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng 
dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. 
[7] Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm 
hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng 
cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. 
[8] Ngọc Châu, Bạo lực gia đình gây thiệt hại khoảng 1,78% GDP mỗi năm, hoinongdan.org.vn, 
ngày 26/08/2019. 
gay-thiet-hai-khoang-178-gdp-moi-nam truy cập ngày 16/04/2020. 
[9] Nhân Sơn, Kiện chủ tịch phường vì không quyết định can thiệp, cách ly bảo vệ trẻ bị bạo 
hành, Công an nhân dân online, ngày 09/11/2019. 
tich-phuong-vi-khong-quyet-dinh-can-thiep-cach-ly-bao-ve-tre-bi-bao-hanh-569173/ truy 
cập ngày 29/06/2020. 
[10] Quang Minh, Chống bạo hành gia đình: Cần sự chung tay của toàn xã hội, Báo điện tử Đảng 
Cộng sản Việt Nam, ngày 18/09/2019. 
gia-dinh-can-su-chung-tay-cua-toan-xa-hoi-535355.html truy cập ngày 17/04/2020. 
[11] Quyết định số 215/QĐ-TTg ban hành ngày 06/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê 
duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_kien_nghi_hoan_thien_quy_dinh_phap_luat_ve_phong_chon.pdf