Một số hoạt động kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954)

V.I. Lênin cho rằng, trong chiến tranh hiện đại, “tổ chức kinh tế có một ý nghĩa

quyết định”. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và sớm nhận thức đúng

vai trò của kinh tế đối với quá trình phát triển của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và

Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm đề ra chủ trương toàn dân thực hiện kết hợp vừa đánh

giặc, vừa tăng gia sản xuất. Trong suốt 10 năm kháng chiến chống Pháp tái xâm lược

(1945-1954), ngoài hoạt động chủ đạo và ngày càng dồn dập của mặt trận chính trị và

quân sự, tại chiến trường trọng điểm Nam Bộ còn diễn ra mặt trận kinh tế không kém

phần ác liệt và nóng bỏng. Dưới tác động mạnh mẽ của chiến tranh, việc xây dựng kinh

tế kháng chiến ở miền Nam nói chung, Nam Bộ nói riêng phải đối diện với nhiều khó

khăn, thử thách to lớn, không chỉ đổ mồ hôi, công sức mà còn cả máu để có thể hoàn

thành nhiệm vụ “thực túc binh cường”, góp phần đưa kháng chiến đến thắng lợi.

Một số hoạt động kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954) trang 1

Trang 1

Một số hoạt động kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954) trang 2

Trang 2

Một số hoạt động kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954) trang 3

Trang 3

Một số hoạt động kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954) trang 4

Trang 4

Một số hoạt động kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954) trang 5

Trang 5

Một số hoạt động kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954) trang 6

Trang 6

Một số hoạt động kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954) trang 7

Trang 7

Một số hoạt động kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954) trang 8

Trang 8

Một số hoạt động kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954) trang 9

Trang 9

Một số hoạt động kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954) trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 6400
Bạn đang xem tài liệu "Một số hoạt động kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số hoạt động kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954)

Một số hoạt động kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ (1945-1954)
ền bạc trong nhân dân... Công tác tăng gia sản xuất, tự túc lương thực phát triển thành 
phong trào. Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp chỉ đạo cân đối mậu dịch trong 
vùng tự do, tự túc tối đa các nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt và công tác. Hàng loạt các nông 
trường sản xuất, chăn nuôi, các xí nghiệp dệt, da, giấy, gốm, lò đường, được thành 
lập và hoạt động có hiệu quả, cung ứng một phần nhu cầu của bộ đội, cán bộ, du kích và 
nhân dân trong căn cứ. Tính đến năm 1947, hoạt động kinh tế nông nghiệp kháng chiến 
ở các tỉnh thành Nam Bộ trung bình đạt 80 triệu giạ lúa, cụ thể: Tỉnh Bà Rịa sản xuất 
được 600.000 giạ, Biên Hòa 550.000 giạ, Thủ Dầu Một 700.000 giạ, Gia Định 
2.000.000 giạ, Chợ Lớn 5.000.000, Tân An 4.600.000, Mỹ Tho 10.000.000 giạ, Bến Tre 
5.000.000, Cần Thơ 7.000.000 giạ, Sóc Trăng 4.000.000 giạ, Bạc Liêu 13.000.000 giạ, 
Rạch Giá 11.000.000 giạ, Long Xuyên 300.000 giạ, (Ủy ban Kháng chiến hành chính 
 60 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(50)-2021 
Nam Bộ, 1947b). Đến cuối năm 1949 số lúa thu hoạch được tại các căn cứ tăng gấp 20 
lần so với vụ mùa cuối năm 1947 (Bộ Tư lệnh Quân khu 7, 2018). Tuy nhiên, do sản 
xuất còn nhỏ lẻ cũng như sự đánh phá ác liệt của quân Pháp, các hoạt động kinh tế 
kháng chiến ở Nam Bộ cũng gặp nhiều khó khăn, tổn thất. 
 Tháng 3/1951, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (khóa II) quyết định thành lập 
Trung ương Cục miền Nam. Để phù hợp với hoạt động chiến trường lúc bấy giờ, Trung 
ương Cục tiến hành hợp nhất về tổ chức cơ quan Trung ương Cục miền Nam và cơ quan 
Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ (nhưng tách rõ chức năng cơ quan Đảng và 
chính quyền). Tài chính Nam bộ có hai bộ phận với những nhiệm vụ: Cơ quan tài chính 
của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ lo thu chi bên phía chính quyền, quân đội; 
Ban Tài chính của Trung ương Cục miền Nam lo các nhu cầu chi tiêu của cấp ủy. Ban Tài 
chính Trung ương Cục lúc này có hai nhiệm vụ chính: (1) Bảo đảm sản xuất trong vùng 
giải phóng; (2) Đấu tranh kinh tế với địch ở vùng tạm chiếm thông quan xuất nhập khẩu 
(Ban Kinh - Tài Trung ương Cục miền Nam, 2007). Dưới sự chỉ đạo của Trung ương 
Cục, Ban Kinh tài kháng chiến dần định hình và phát triển rộng khắp ở các tỉnh, huyện 
trong vùng giải phóng trên địa bàn Khu 7, Khu 8, Khu 9 và cả ở một số địa bàn giáp ranh. 
Bên cạnh các cửa hàng buôn bán của cư dân, tư thương là hệ thống cửa hàng thương 
nghiệp quốc doanh mọc lên ở khắp nơi. Đặc biệt, với sự ra đời ngân khố, tín dụng sản 
xuất và Ngân hàng nhân dân, đánh dấu sự lớn mạnh của hệ thống kinh tài ở Nam Bộ với 
các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, mậu dịch, tài chính, thuế, ngân hàng. 
 Thực hiện công tác đấu tranh kinh tế với địch, theo Nghị định của Ủy ban Hành chính 
kháng chiến Nam Bộ, từ ngày 2/7/1947, trong toàn Nam Bộ cấm không được xài, giữ giấy 
bạc của Pháp do Ngân hàng Đông Dương phát hành (Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam 
bộ, 1947c). Ban Đấu tranh kinh tế gồm các ngành ngân hàng, thuế và mậu dịch được thành 
lập do ông Ung Văn Khiêm làm trưởng ban để thống nhất chỉ đạo đấu tranh từ Ủy ban Nam 
Bộ đến tận các tỉnh và các cửa khẩu. Lúc này, bên cạnh Ngân hàng Nhân dân Nam bộ còn 
có Ngân hàng Xuất nhập khẩu liên tỉnh Bạc – Cần – Sóc (Bạc Liêu, Cần Thơ, Sóc Trăng) 
để chỉ đạo công tác đấu tranh tiền tệ. Nhờ vận dụng chủ trương ba mặt cân đối có kết quả 
(giảm bớt phát hành giấy bạc chi cho ngân sách, củng cố lưu thông tiền tệ và sức mua của 
đồng tiền, bình ổn vật giá), Ngân hàng Nhân dân Nam bộ không chỉ đảm bảo cung cấp tài 
chính cho phân liên Khu miền Đông và các tỉnh khác ở Nam bộ trong giai đoạn cuối cuộc 
kháng chiến mà còn tích luỹ được hàng trăm đồng bạc Đông Dương để đổi thu tiền khi 
Hiệp định Genève được thực thi (Ban Kinh – Tài Trung ương Cục miền Nam, 2007). 
 Để chống chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của địch, quản lý chặt việc xuất 
nhập khẩu để bảo vệ và phát triển sản xuất khu căn cứ tự do, chống địch phá hoại, cướp bóc 
tài sản nhân dân, bảo vệ sản phẩm khu căn cứ, trong những năm 1952-1953 Ban Kinh tài 
Nam Bộ tiếp tục chủ trương đẩy mạnh đấu tranh kinh tế với địch. Theo đó, đối với vùng 
tạm chiếm, chủ trương của ta là giáo dục nhân dân đấu tranh chống bắt xâu, bắt lính, đóng 
thuế nhẹ, tăng lương, bớt giờ làm việc, bớt dùng các mặt hàng xa xỉ phẩm của địch; giải 
 61 
thích cho nhân dân thấy rõ âm mưu lừa gạt, bóc lột và bần cùng hóa nông dân của Pháp, 
chống chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Đối với các vùng giao dịch giữa ta và 
địch, tăng cường kiểm soát xuất nhập khẩu và giáo dục nhân dân ý thức đấu tranh kinh 
tế với địch. Hướng dẫn nhân dân tranh thủ giao dịch buôn bán với địch có lợi cho ta và 
phá vùng đai trắng ở miền Đông Nam bộ. Đồng thời, tiến hành bảo vệ tài sản, phát triển 
du kích chiến tranh, phá tan tiểu quy mô các cơ sở và cất dấu tài sản (Ủy Ban Kháng 
chiến hành chính Nam Bộ, 1954). 
 Nhằm phá chủ trương bao vây kinh tế của địch, nhiều tỉnh ở Nam Bộ đã xây dựng 
nhiều tuyến đường hành lang tiếp tế từ các vùng địch tạm chiếm với vùng tự do, và giữa 
các vùng, các khu với nhau. Lúc này, các đường dây vận chuyển được tổ chức dưới 
nhiều hình thức công khai và bí mật. Khu Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức được hàng chục 
cơ sở vận động, thu mua, tiếp nhận và là đầu cầu chuyển hàng hóa về các chiến trường 
trên toàn Nam bộ. Năm 1949, Ban Vận tải liên tỉnh miền Đông Nam bộ xây dựng một 
hành lang vận tải chiến lược từ miền Tây về Khu 7 với quãng đường 300km, xuyên qua 
các vùng địch kiểm soát. Đây là hành lang đảm bảo cung cấp gạo, thực phẩm, tài liệu từ 
miền Tây lên miền Đông. Để vận chuyển hàng từ các đầu nguồn về căn cứ của Khu, 
Khu 7 thành lập trung đội vận tải 20 (về sau phát triển thành đại đội) để thực hiện nhiệm 
vụ này. Bên cạnh đó, ta cũng chủ trương không bán hàng hóa về vùng địch tạm chiếm 
và không tiêu thụ các mặt hàng xa xỉ phẩm từ đô thị về (Ủy Ban kháng chiến hành 
chính Nam Bộ, 1948b). Khắp các tỉnh ở miền Đông Nam bộ phong trào phá hoại kinh tế 
của địch diễn ra mạnh mẽ, nổi bật là phong trào phá hoại cao su của Pháp. Ở Sài Gòn - 
Chợ Lớn, các hoạt động phá hoại cơ sở kinh tế của địch liên tục tiếp diễn với các phong 
trào đấu tranh bãi công, biểu tình,... Từ tháng 2 đến tháng 9/1949 ở Khu 7, công nhân đã 
đốt 85.995kg mủ khô, 106.012 lít mủ nước, (Bộ Tư lệnh Quân khu 7, 2018). 
 Đẩy mạnh hơn nữa việc sản xuất tự túc trong các cơ quan và bộ đội, năm 1951, 
Trung ương Cục ra chỉ thị, chỉ rõ “nhiệm vụ cấp bách lúc này là phải phát động một 
phong trào tự cấp, tự túc mạnh mẽ trong cơ quan và bộ đội. Từ nay mỗi cơ quan, mỗi 
đơn vị phải tiến tới làm đủ ăn, đủ mặc, mỗi người trong cơ quan đơn vị phải thiết tha 
với việc sản xuất tự túc như người trong gia đình. Bất cứ cơ quan lớn hay nhỏ, bộ đội 
chủ lực hay địa phương, từ cán bộ đến nhân viên, đội viên mỗi tháng phải sản xuất 10 
ngày, làm việc 20 ngày. Nghĩa là mỗi người trong một năm phải để ra 120 ngày tham 
gia sản xuất, và một người sản xuất phải nuôi 3 người” (Trung ương Cục, 1951). Để 
công tác đạt kết quả, Chị thị còn quy định ở mỗi cấp phải thành lập một Ban sản xuất để 
chịu trách nhiệm trước Trung ương về phong trào sản xuất tự túc, thành phần bao gồm: 
Ở Miền Đông có Đại diện Bộ tư lệnh Nam Bộ, đại diện Phân Sở Kinh tế Canh nông 
Liên khu miền Đông, đại diện Ban Căn cứ địa Nam Bộ, đại diện phòng Quân nhu tài 
chính Nam Bộ; Cấp tỉnh có: Bí thư tỉnh ủy, đại diện tỉnh đội bộ, Trưởng Ty Kinh tế và 
Canh nông, ban Quân Nhu tỉnh đội bộ, đại diện ban Căn cứ địa. Các cơ quan cùng hoạt 
động làm thành một khối, mỗi khối có một tiểu ban sản xuất tự túc ở các cơ quan và đơn 
 62 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(50)-2021 
vị nằm trong tiểu ban (Trung ương Cục 1951). Quán triệt chỉ thị của Trung ương Cục, 
Bộ tư lệnh Nam bộ đề ra nhiệm vụ cụ thể cho Khu 7 là: Giữ vững và nâng cao mức kinh 
tế của nhân dân và quân đội, phát triển mạnh mẽ và sâu rộng du kích chiến trong toàn 
Khu, giành giật bảo vệ các vùng nhân lực và vật lực. Trong những năm 1951-1954, 
các hoạt động kinh tế kháng chiến ở các cơ quan, đơn vị, căn cứ, vùng tự do, ở Nam 
Bộ tiếp tục diễn ra hết sức sôi nổi, phong trào tăng gia sản xuất, sản xuất tiết kiệm, giữ 
gìn đất đai, lúa gạo, gia súc,... được đẩy mạnh. Trên các đường giao thông, các cơ sở 
cao su, các khu vực kinh tế tại các đô thị, bộ đội và nhân dân địa phương triển khai 
việc phá hoại, lấy của địch để bồi dưỡng ta (Bộ Tư lệnh Quân khu 7, 2018). 
 Tại các vùng tự do, các hoạt động gia tăng sản xuất, chính sách giảm tô, giảm tức, 
tạm cấp ruộng đất tiếp tục được thực thi, nền kinh tế dân chủ và độc lập bước đầu được 
xây dựng, nông dân làm chủ nhiều ruộng đất. Ở tỉnh Bà Rịa – Chợ Lớn tình hình sản xuất 
vụ mùa trong năm 1951-1952 cụ thể như sau: Năm 1951 tổng số dân trong tỉnh là 13.082 
người đã làm được 1.718 mẫu 97 sào rẫy, 1.202 mẫu 97 sào ruộng (trung bình mỗi người 
dân làm được 22 sào); năm 1952 tổng số dân trong tỉnh là 9.691 người đã làm được 1.422 
mẫu 25 sào rẫy, 894 mẫu 21 sào ruộng (trung bình mỗi người dân làm được 24 sào). 
Trong khi đó việc sản xuất của các cơ quan, bộ đội trong tỉnh cũng phát triển mạnh: Năm 
1951 làm được 38 mẫu rẫy, năm 1952 làm được 255 mẫu 15 sào rẫy và 175 mẫu ruộng. 
Ngoài ra đối với vùng du kích và vùng địch hậu, xác định dây là vùng quan trọng, chiếm 
hơn 95% tổng ruộng đất cày cấy trong toàn tỉnh, vì thể tỉnh đã chủ trương phát triển nền 
sản xuất lên cao để tăng mức sinh sống cho nhân dân, đồng thời việc tạo nguồn dự trữ cho 
vùng căn cứ cũng đã có bước phát triển mạnh (Ban Kinh tài tỉnh Bà Rịa - Chợ Lớn 1952). 
Tỉnh Long Châu Sa, diện tích cấy sạ trong vùng du kích phát triển đến 60%, các vùng căn 
cứ tăng lên 15%, sản lượng thu hoạch được trong các căn cứ đạt khoảng 16.000 giạ (Ban 
Kinh tài tỉnh Long Châu Sa 1954). Tính chung toàn Nam Bộ, mức sản xuất và tiêu thụ lúa 
gạo của nông dân Nam Bộ tăng từ 650.000 tấn (thời kỳ 1937-1938) lên đến 1.329.000 tấn 
(thời kỳ 1950-1952) (Võ Văn Sen, 2011). Với sự cố gắng cao của quân, dân Nam Bộ, các 
hoạt động kinh tế kháng chiến đã đạt được những kết quả to lớn, đáp ứng được một phần 
nhu cầu thiết yếu của quân, dân, chính, đảng, góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến 
chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn. 
4. Kết luận 
 Bối cảnh lịch sử và thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp đã đặt ra nhiệm vụ cho 
quân, dân Nam Bộ vừa phải xây dựng, phát triển lực lượng kháng chiến; vừa phải xây 
dựng, củng cố hệ thống chiến khu, căn cứ địa cánh mạng, mở rộng vùng giải phóng; vừa 
phải xây dựng, kiện toàn hệ thống kinh tài phục vụ kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo của 
Đảng, mặt trận kinh tế kháng chiến ở Nam Bộ đã nắm vững quan điểm tự lực cánh sinh, 
kháng chiến lâu dài, dựa vào nhân dân. Dù vẫn còn khó khăn, nhưng nền kinh tế kháng 
chiến ở Nam bộ đã dần đáp ứng được một phần nhu cầu của các tổ chức quân, dân, 
 63 
chính, đảng. Mặc dù bị chiến tranh tàn phá ở một số vùng, nhưng nạn đói không xảy ra; 
ở một số vùng giải phóng ở Tây Nam bộ còn dư thóc, gạo, nông sản để bán ra vùng địch 
tạm chiếm. Thực tiễn chiến trường Nam Bộ và thực tiễn hoạt động của kinh tế kháng 
chiến trong những năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954) đã để lại những trang sử 
vàng và những bài học quý báu trong đấu tranh bảo vệ, xây dựng và kiến thiết đất nước 
trong quá khứ cũng như trong giai đoạn hiện nay. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ban Kinh - Tài Trung ương Cục miền Nam (2007). Lịch sử Ban Kinh tế - Tài chính Trung 
 ương Cục miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). NXB Chính trị 
 Quốc gia. 
[2] Ban Kinh tài tỉnh Long Châu Sa (1954). Báo cáo của Ban Kinh tài tỉnh Long Châu Sa 
 về kinh tế tài chính. Số 193/KT, tháng 2/1954. 
[3] Ban Kinh tài tỉnh Bà Rịa-Chợ Lớn (1952). Bản tổng kết tình hình kinh tế-tài chính của 
 tỉnh Bà Rịa-Chợ Lớn. Ngày 30/3/1952. 
[4] Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (2018). Miền Đông Nam bộ từ khởi thủy đến đầu thế kỷ XXI. NXB 
 Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[5] Báo Nhân dân miền Nam. Số 87, ngày 19/12/1952. 
[6] Cục văn thư Lưu trữ Nhà nước (2012). Nam Bộ kháng chiến 1945-1954, tập II Kinh tế. 
 NXB Văn hóa – Thông tin. 
[7] Đặng Phong (2002). Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập 1, Giai đoạn 1945-1954. 
 NXB Khoa học Xã hội. 
[8] Hà Minh Hồng (2008). Những góc nhìn từ lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam, trong 
 sách Nam bộ 1945-1975. NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM. 
[9] Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, tập 4. NXB Chính trị Quốc gia. 
[10] Lưu Văn Quyết (2019). Công tác dạy và học trong hệ thống trường trung học nội trú kháng 
 chiến ở Nam Bộ thời kỳ 1945-1954. Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ - Khoa học 
 Xã hội và Nhân văn, 1(3). Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
[11] Quốc Minh (2017). Đồng tiền Nam Bộ. Báo tuổi trẻ. /https://tuoitre.vn/dong-tien-nam-bo-
 1378018.htm, ngày 31/8/2017. 
[12] Trung ương Cục (1951). Chỉ thị của Trung ương Cục về việc động viên cơ quan và 
 bộ đội sản xuất tự túc. Số 23/CT-CU, ngày 18/9/1951. 
[13] Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ (1947a). Nghị định của Ban thường vụ Ủy ban 
 Kháng chiến hành chính Nam Bộ về cách thức phân phối số thâu của Ủy ban Kháng chiến 
 hành chính các tỉnh. Số 86/CT, ngày 8/12/1947. 
[14] Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ (1947b). Phúc trình tổng kết của Ủy ban Kháng 
 chiến hành chính Nam Bộ về tình hình kinh tế Nam Bộ. Số 21/PT, ngày 27/12/1947. 
[15] Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ (1947c). Nghị định của Ban thường vụ Ủy ban Kháng 
 chiến hành chính Nam Bộ về việc cấm lưu hành giấy bạc của Pháp phát hành. Số 32/CT, ngày 
 2/7/1947. 
[16] Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ (1948a). Nghị định của Ban thường vụ Ủy ban 
 64 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(50)-2021 
 Kháng chiến hành chính Nam Bộ về việc thành lập quỹ “đồng bạc kháng chiến”. Số 
 81/NĐ-NB, ngày 14/3/1948. 
[17] Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ (1948b). Nghị định của Ủy ban Kháng chiến 
 hành chính Nam Bộ về việc cấm chở bán một số sản phẩm vào Sài Gòn - Chợ Lớn và các 
 vùng bị giặc chiếm. Số 177/NĐ-NB, ngày 30/6/1948. 
[18] Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ (1954). Mật điện của Ban Kinh tài Nam bộ gửi 
 Bộ Kinh tế Trung ương báo cáo công tác đấu tranh kinh tế với địch. Số 22/KT-Đ, ngày 
 3/9/1954. 
[19] Võ Văn Sen (2011). Vấn đề ruộng đất ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (1954-
 1975). NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM. 
[20] Võ Văn Sen, Lưu Văn Quyết (2021). Những biện pháp vượt qua khó khăn về kinh tế của 
 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian đầu mới thành lập (8/1945-12/1946). 
 Tạp chí Khoa học Xã hội, Viện KHXH vùng Nam Bộ, 1(269). 
[21] Văn Tiến Dũng (1996). Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. NXB Chính trị Quốc gia. 
[22] Viện kinh tế học (1990). 45 năm kinh tế Việt Nam (1945-1990). NXB Khoa học Xã hội. 
[23] Viện kinh tế học (1960). Kinh tế Việt Nam 1945-1960. NXB Sự thật. 
[24] Viện Lịch sử Quân sử Việt Nam (1997). Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam 
 (1945-1975). NXB Quân đội Nhân dân. 
 65 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_hoat_dong_kinh_te_khang_chien_o_nam_bo_1945_1954.pdf