Một số giải pháp nâng cao kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự

Hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa là nội dung quan trọng

trong tố tụng hình sự nhưng còn gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn thực hiện. Bài viết

phân tích một số tồn tại trong hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa, từ đó xác định

nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng tranh tụng cho KSV.

Một số giải pháp nâng cao kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự trang 1

Trang 1

Một số giải pháp nâng cao kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự trang 2

Trang 2

Một số giải pháp nâng cao kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự trang 3

Trang 3

Một số giải pháp nâng cao kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự trang 4

Trang 4

Một số giải pháp nâng cao kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự trang 5

Trang 5

Một số giải pháp nâng cao kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 4140
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nâng cao kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp nâng cao kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự

Một số giải pháp nâng cao kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự
hiên tòa. 
- KSV chưa chủ động đối đáp tranh 
luận và chất lượng đối đáp tranh luận 
chưa cao. Điều 26 Quy chế 505 ngày 
18/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối 
cao về công tác thực hành quyền công tố, 
kiểm sát xét xử vụ án hình sự (gọi tắt là 
Quy chế 505) quy định rõ việc đối đáp 
tranh luận tại phiên tòa là bắt buộc đối 
với KSV. KSV phải chuẩn bị và dự kiến 
những vấn đề cần tranh luận mà bị cáo, 
người bào chữa và những người tham gia 
tố tụng khác trình bày ý kiến về luận tội 
của KSV. Khi tranh luận, KSV phải đưa 
ra những lập luận của mình đối với từng 
ý kiến có liên quan đến vụ án mà bị cáo, 
người bào chữa và những người tham gia 
tố tụng khác đã nêu ra. 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG TRANH TỤNG...
24 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2021
Tuy nhiên, hiện vẫn còn không ít KSV 
có tâm lý ngại đối đáp tranh luận, việc 
đối đáp tranh luận trên thực tiễn còn rất 
hạn chế. Cụ thể là: Ở giai đoạn chuẩn bị 
tham gia phiên tòa, KSV không chuẩn bị 
dự thảo bản đề cương đối đáp tranh luận, 
dự kiến những vấn đề mà bị cáo, người 
bào chữa và những người tham gia tố 
tụng khác có thể có ý kiến, trên cơ sở đó 
dự thảo từng nội dung để đối đáp lại cho 
phù hợp. Chính vì không có sự chuẩn bị 
và nắm không chắc chứng cứ của vụ án 
nên khi bị cáo, người bào chữa và những 
người tham gia tố tụng khác đưa ra ý kiến 
nhận xét về luận tội, KSV còn lúng túng 
và không chủ động tranh luận mà chỉ đối 
đáp theo cách “vẫn giữ nguyên quan điểm 
truy tố”, nhất là những ý kiến trái ngược 
quan điểm đã trình bày trong bản luận 
tội. Có trường hợp KSV chuẩn bị bản dự 
thảo đề cương dự kiến không sát với diễn 
biến của vụ án. 
Trường hợp khác, tại phiên tòa, KSV 
trình bày xong lời luận tội nhưng không 
chú ý lắng nghe, ghi chép các ý kiến và đề 
nghị của bị cáo, người bào chữa và những 
người tham gia tố tụng khác nên đối đáp 
không đúng trọng tâm. Mặt khác, do 
không nắm vững quy định của pháp luật 
hình sự và các văn bản pháp luật khác nên 
KSV không phát hiện được quan điểm sai 
của Luật sư đưa ra để đối đáp, tranh luận, 
hoặc đưa ra quan điểm giải quyết vụ án 
thiếu căn cứ, trái pháp luật, không có tính 
thuyết phục. Sự hạn chế trong tranh luận 
còn được biểu hiện ở việc KSV không tập 
trung tranh luận vào nội dung chính hoặc 
Luật sư nêu ra nhiều vấn đề nhưng KSV 
chỉ tranh luận một vấn đề, còn lại bỏ qua 
hoặc không tranh luận.
Ngoài ra, một điểm yếu nữa hiện nay 
là kỹ năng đối đáp, tranh luận của KSV. 
KSV đối đáp tranh luận không chứng 
minh bằng chứng cứ đã được kiểm tra 
tại phiên tòa và các căn cứ pháp lý đã 
kết luận. Phong cách, thái độ của một số 
KSV khi đối đáp tranh luận còn thiếu bình 
tĩnh, lời văn, ngôn ngữ thể hiện vẫn còn 
có trường hợp mang tính châm biếm, mạt 
sát bị cáo hoặc coi thường Luật sư.
2. Nguyên nhân và giải pháp khắc 
phục những hạn chế trong tranh tụng 
của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử vụ 
án hình sự
Thứ nhất, về nhận thức và trách nhiệm 
của KSV được giao nhiệm vụ thực hành 
quyền công tố tại phiên tòa 
Một số KSV nhận thức không đầy đủ 
vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 
của Viện kiểm sát trong hoạt động thực 
hành quyền công tố tại phiên tòa. Do đó, 
KSV thực hiện không đầy đủ các thao tác 
nghiệp vụ như: Nghiên cứu hồ sơ vụ án, 
chuẩn bị đề cương xét hỏi, bản dự thảo 
luận tội và dự thảo đối đáp tranh luận; 
tại phiên tòa không tích cực, chủ động xét 
hỏi, đối đáp tranh luận. Điều này dẫn đến 
vai trò của KSV tại phiên tòa rất mờ nhạt.
Để khắc phục hạn chế nêu trên, cần 
có giải pháp để KSV nắm vững và thực 
hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn xét hỏi, 
luận tội và đối đáp tranh luận tại phiên 
tòa. Trước hết, KSV cần nhận thức đầy đủ, 
thống nhất về nội dung các quy định của 
BLTTHS năm 2015 và Quy chế 505 là: Việc 
xét hỏi, luận tội và đối đáp tranh luận 
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm là bắt buộc 
đối với Kiểm sát viên. Trước khi tham 
gia phiên tòa, KSV phải chuẩn bị bản dự 
thảo đề cương tham gia xét hỏi chi tiết, 
chuẩn bị bản dự thảo luận tội theo mẫu 
của VKSND tối cao; chuẩn bị dự kiến đối 
đáp tranh luận. Tại phiên tòa, KSV phải 
chú ý theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung 
xét hỏi của Hội đồng xét xử, người bào 
VÀNG VĂN VƯỢNG
25Số 02 - 2021 Khoa học Kiểm sát
chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương 
sự và trả lời của người được hỏi cũng 
như các tài liệu, chứng cứ đã được kiểm 
tra tại phiên tòa. Trên cơ sở đó, KSV chủ 
động đặt câu hỏi thêm để chứng minh tội 
phạm, làm sáng tỏ đầy đủ các tình tiết của 
vụ án và bổ sung, sửa chữa, cập nhật vào 
bản dự thảo luận tội, bản dự thảo dự kiến 
những vấn đề có thể đối đáp tranh luận 
để hoàn chỉnh bản luận tội và bản dự kiến 
các vấn đề đối đáp tranh luận; phải chú ý 
theo dõi và ghi chép đầy đủ các ý kiến của 
người bào chữa và những người tham gia 
tố tụng khác trình bày về luận tội của KSV 
để đối đáp tranh luận. Khi đối đáp tranh 
luận, KSV phải đưa ra lập luận của mình 
đối với từng ý kiến có liên quan đến vụ án 
mà người bào chữa và những người tham 
gia tố tụng khác đã nêu ra2.
Thứ hai, về năng lực nghiệp vụ và 
chuyên môn của KSV
Nhiều KSV chưa nắm vững, cập nhật 
các quy định của pháp luật hình sự, pháp 
luật tố tụng hình sự, pháp luật dân sự và 
các quy định của pháp luật có liên quan 
nên dẫn đến sai lầm trong việc xác định 
tội danh, đánh giá tính chất, hậu quả của 
tội phạm; đề xuất hình phạt chưa sát với 
tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm 
và đề xuất bồi thường dân sự không phù 
hợp. Nhiều trường hợp KSV không xác 
định đúng đặc trưng của tội phạm, các 
yếu tố cấu thành tội phạm để kết luận 
hành vi vi phạm pháp luật của bị cáo có 
đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không. 
Ngoài ra, một số cán bộ, KSV thiếu bản 
lĩnh đã bị lợi dụng, mua chuộc làm thoái 
hoá, biến chất, tiếp tay cho tội phạm, che 
giấu tội phạm.
Để khắc phục hạn chế này, cần nâng 
cao hơn nữa trách nhiệm của KSV thực 
2  Điều 24, 25 và 26 Quy chế 505
hiện xét hỏi, luận tội và đối đáp tranh 
luận. KSV cần phải làm tốt các thao tác 
nghiệp vụ sau:
+ Nghiên cứu hồ sơ vụ án: KSV phải nắm 
chắc hồ sơ vụ án, lập hồ sơ kiểm sát theo 
quy định về lập hồ sơ kiểm sát (Quy định 
số 590/QĐ-VKSTC-V3 ngày 05/12/2014 của 
Viện trưởng VKSND tối cao về lập hồ sơ 
kiểm sát án hình sự); thực hiện đầy đủ các 
thao tác nghiệp vụ theo quy định về thực 
hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, 
điều tra và truy tố (Quyết định số 111/QĐ-
VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện trưởng 
VKSND tối cao về việc ban hành quy chế 
công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát 
việc khởi tố, điều tra và truy tố); quy định 
về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét 
xử các vụ án hình sự (Quy chế 505). 
+ Dự thảo bản luận tội: Bản luận tội phải 
quán triệt đầy đủ 03 yêu cầu là: Luận tội 
phải đạt tính chính xác cao thể hiện tính 
công minh, chính trực, khách quan, thận 
trọng và góp phần phát huy tác dụng giáo 
dục và đấu tranh phòng ngừa tội phạm; 
luận tội phải mang tính thuyết phục cao, 
phê phán đúng mức sai phạm của bị cáo 
sẽ có tác dụng hỗ trợ Hội đồng xét xử 
ra bản án đúng, đồng thời có sức thuyết 
phục trong quần chúng nhân dân; luận 
tội phải có tác dụng tuyên truyền giáo dục 
pháp luật, đạo đức xã hội.
+ Đối đáp tranh luận: Để nâng cao chất 
lượng đối đáp tranh luận không chỉ đòi 
hỏi KSV nghiên cứu nắm chắc hồ sơ vụ 
án, nắm chắc pháp luật có liên quan đến 
tội phạm đã truy tố mà KSV cần phải nâng 
cao trách nhiệm trong quá trình viết dự 
thảo đề cương xét hỏi và dự thảo luận tội; 
dự kiến những vấn đề mà bị cáo sẽ chối 
tội, hay người bào chữa và những người 
tham gia tố tụng khác có thể tranh luận tại 
phiên tòa... Tại phiên tòa, KSV phải chú ý 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG TRANH TỤNG...
26 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2021
tập trung theo dõi ghi chép việc xét hỏi và 
phần trả lời của bị cáo, người bào chữa và 
những người tham gia tố tụng khác, đặc 
biệt là đối với người bào chữa; chủ động 
tham gia xét hỏi bổ sung những vấn đề mà 
bị cáo khai chưa rõ hoặc còn quanh co che 
giấu để đấu tranh làm rõ đúng, sai...; bổ 
sung kịp thời cho dự thảo luận tội đã chuẩn 
bị và tạo cơ sở cho việc đối đáp tranh luận.
Ngoài ra, để tranh luận thành công, 
KSV còn phải có các kỹ năng nghề nghiệp 
đặc thù như:
+ Kỹ năng lắng nghe: Tại phiên tòa, sau 
khi công bố bản cáo trạng, KSV phải chú 
ý lắng nghe Hội đồng xét xử đặt câu hỏi 
đối với bị cáo và những người tham gia 
tố tụng khác, đồng thời chú ý lắng nghe 
lời trình bày của họ nhằm giúp phát hiện 
những vấn đề liên quan của vụ án chưa 
được xét hỏi để khi đến lượt mình xét hỏi, 
KSV có thể đặt câu hỏi bổ sung một cách 
chính xác, đầy đủ, giúp cho quá trình điều 
tra công khai tại phiên tòa được toàn diện.
+ Kỹ năng quan sát, tổng hợp: Khi tham 
gia tranh tụng tại phiên tòa, KSV phải có 
kỹ năng quan sát tốt mới có thể phát hiện 
sự bất thường trên khuôn mặt, cử chỉ, hành 
động của những người được thẩm vấn tại 
phiên tòa. Ví dụ: Những biểu hiện như 
khuôn mặt đang từ bình thường chuyển 
sang tái nhợt, mồ hôi tự dưng túa ra, đảo 
mắt liên tục để tìm kiếm sự hỗ trợ,... là 
những dấu hiệu thường thấy ở những 
đối tượng có sự khai báo gian dối, che 
giấu sự thật. Sự nhanh nhẹn trong quan 
sát khi tranh tụng tại phiên tòa giúp KSV 
dễ dàng phát hiện được những vi phạm 
của những người tham gia và tiến hành 
tố tụng để kịp thời đề nghị Chủ tọa phiên 
tòa có sự chấn chỉnh và xử lý thích hợp, 
bảo đảm việc tranh tụng trong phiên tòa 
thật sự khách quan, dân chủ, bình đẳng.
+ Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ: KSV phải 
có khả năng sử dụng ngôn từ thật sự đơn 
giản, tự nhiên, trong sáng, lưu loát, dễ 
hiểu, hành văn rõ ràng, mạch lạc, sử dụng 
những từ ngữ nước ngoài phải chính 
xác, không nên sử dụng ngôn ngữ địa 
phương, những từ tối nghĩa, câu văn lủng 
củng, không cần thiết.... để thuyết phục 
người nghe. Ngược lại, KSV có tác phong 
thể hiện sự hấp tấp, vội vã, nét mặt lạnh 
nhạt... cũng sẽ làm mất uy thế của KSV 
khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa.
+ Kỹ năng đặt câu hỏi: Đây là một trong 
những kỹ năng rất quan trọng đối với 
KSV khi tham gia tranh tụng tại phiên 
tòa. Bởi lẽ, chỉ khi nào KSV đặt được câu 
hỏi rõ ràng, dễ hiểu, có trọng tâm, trọng 
điểm khi tham gia xét hỏi thì mới có thể 
nhận được câu trả lời thích đáng, giúp 
KSV chứng minh được tội phạm và hành 
vi phạm tội, đề xuất giải quyết tốt những 
vấn đề dân sự trong vụ án hình sự, đề 
xuất xử lý vật chứng đầy đủ, chính xác và 
đề xuất được việc áp dụng trách nhiệm 
hình sự đối với bị cáo được công minh.
Khi tham gia tranh luận, đối đáp với bị 
cáo, luật sư, người bào chữa, trong nhiều 
tình huống KSV phải biết cách đặt câu hỏi 
để bác bỏ những luận điểm bào chữa sai 
trái, không có cơ sở. Việc đặt câu hỏi trong 
tranh tụng tại phiên tòa cũng đòi hỏi KSV 
phải nêu câu hỏi có thứ tự và logic.
+ Kỹ năng đối đáp, phản bác các quan điểm 
sai trái: KSV phải kịp thời phát hiện những 
luận điểm, quan điểm sai trái của những 
người tranh tụng với mình để bác bỏ và 
đề nghị Hội đồng xét xử ra phán quyết 
đầy đủ, đúng đắn.
+ Kỹ năng sử dụng các công cụ, phương 
tiện kỹ thuật hỗ trợ: Ngày nay, cùng với sự 
phát triển của khoa học công nghệ, có rất 
nhiều công cụ, phương tiện, kỹ thuật hỗ trợ 
VÀNG VĂN VƯỢNG
27Số 02 - 2021 Khoa học Kiểm sát
KSV thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa 
như máy ghi âm, máy chiếu, máy tính xách 
tay,... đòi hỏi KSV phải có kỹ năng sử dụng 
các thiết bị này, góp phần hỗ trợ KSV giao 
tiếp thành công trong tranh tụng tại phiên 
tòa. Mặt khác, trong tương lai, khi chứng 
cứ điện tử được ghi nhận trong BLTTHS 
thì càng đòi hỏi kỹ năng sử dụng các công 
cụ, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ của KSV 
khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa.
Thứ ba, về công tác quản lý, chỉ đạo và 
điều hành của Viện kiểm sát các cấp
Việc quản lý, chỉ đạo và điều hành đối 
với KSV được giao nhiệm vụ giải quyết 
vụ án trong nhiều trường hợp còn chưa 
thường xuyên và chặt chẽ. Lãnh đạo các 
cấp chưa dành nhiều thời gian để trực tiếp 
tham dự, theo dõi các phiên tòa để có nhận 
xét, đánh giá rút kinh nghiệm đối với việc 
xét hỏi, luận tội và đối đáp tranh luận của 
KSV; chưa chú ý rút kinh nghiệm kịp thời 
đối với những trường hợp KSV không 
chấp hành đúng các thao tác nghiệp vụ. 
Lãnh đạo Viện cần bố trí những KSV có 
năng lực vào khâu thực hành quyền công 
tố tại phiên tòa xét xử hình sự bởi hoạt 
động này đòi hỏi KSV phải sắc sảo trong 
xét hỏi, luận tội và đối đáp tranh luận. 
Do vậy, KSV phải có hiểu biết không chỉ 
về chuyên môn, nghiệp vụ mà cả về kiến 
thức xã hội lẫn khả năng hùng biện mới có 
thể thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu 
quả tại phiên tòa. Trình độ chuyên môn, 
nghiệp vụ cao, bản lĩnh chính trị vững 
vàng, khả năng viết, nói là những yếu tố 
hội tụ bắt buộc ở KSV thực hành quyền 
công tố tại phiên tòa. Do đó, đổi mới công 
tác tổ chức cán bộ theo hướng tăng cường 
cho khâu công tác thực hành quyền công 
tố và kiểm sát xét xử phải được xác định 
là hướng ưu tiên trong quá trình đổi mới 
tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát.
Tóm lại, kết quả hoạt động trong thời 
gian qua đã khẳng định hoạt động tranh 
tụng của KSV tại phiên tòa là một trong 
những công cụ hiệu quả trong việc đấu 
tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, 
chất lượng tranh tụng của KSV chưa ngang 
tầm với yêu cầu đòi hỏi của công cuộc cải 
cách tư pháp, vẫn còn tình trạng oan, sai 
trong truy tố và xét xử, vi phạm quyền tự 
do, dân chủ của công dân. Để nâng cao 
chất lượng và hiệu quả của công tác tranh 
tụng, đòi hỏi KSV phải có bản lĩnh và nắm 
vững các quy định của pháp luật, quy chế 
của ngành, đồng thời phải tự giáo dục ý 
thức trách nhiệm, trình độ chính trị, phẩm 
chất đạo đức, thường xuyên học tập, nâng 
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp 
ứng yêu cầu trong giai đoạn mới./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp năm 2013.
2. BLTTHS năm 2015.
3. Quy chế 505 ngày 18/12/2017 của Viện 
trưởng VKSND tối cao về công tác thực hành 
quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự.
4. Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Trường 
Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2019.
5. Phạm Mạnh Hùng (chủ biên), Bình luận 
khoa học BLTTHS năm 2015, Nxb Lao Động, Hà 
Nội, năm 2018.
6. Vũ Gia Lâm, Nguyên tắc tranh tụng trong xét 
xử của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và việc triển 
khai thực hiện, Tạp chí Kiểm sát số 21/2017, tr.18-22.
7. Nguyễn Thanh Mai, Kỹ năng tranh tụng 
của KSV tại phiên toà hình sự sơ thẩm, Tạp chí kiểm 
sát số 20 (2018), tr.37-42.
8. Trần Thị Liên, Chức năng thực hành quyền 
công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng 
hình sự, Tạp chí Luật học số 2/2019.
9. Chuyên đề: Các giải pháp nâng cao kỹ 
năng tranh tụng của KSV tại phiên toà của tác giả 
Nguyễn Thị Yến, VKSND tối cao.
10. Nguyễn Đức Hạnh, Kỹ năng giao tiếp của 
KSV trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình 
sự. Link: https://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/
chi-tiet/79/143

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_nang_cao_ky_nang_tranh_tung_cua_kiem_sat_vi.pdf