Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự

Trong giảng dạy ngôn ngữ Trung Quốc, Nói là một kĩ năng vô cùng quan trọng,

thể hiện một cách trực quan nhất về trình độ, năng lực ngôn ngữ của người học. Do đó, việc

dạy và học kĩ năng Nói tiếng Trung Quốc luôn là vấn đề được chú trọng, đặc biệt là trong

giai đoạn cơ sở. Bằng phương pháp thực chứng, dựa trên cơ sở thực tiễn, bài viết tập trung

tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng Nói tiếng Trung Quốc cho

học viên, sinh viên tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự dưới

hai góc độ người dạy và người học, hi vọng góp một tài liệu tham khảo cho công tác giảng

dạy và học tập tiếng Trung Quốc tại đơn vị này nói riêng, tại Việt Nam nói chung.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự trang 1

Trang 1

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự trang 2

Trang 2

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự trang 3

Trang 3

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự trang 4

Trang 4

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự trang 5

Trang 5

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự trang 6

Trang 6

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự trang 7

Trang 7

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự trang 8

Trang 8

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự trang 9

Trang 9

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 3580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự
ao chất lượng giảng 
dạy kĩ năng Nói, giảng viên phải là nhân tố chủ đạo, quyết định. Phải ý thức được tầm quan 
trọng của kĩ năng Nói trong giảng dạy ngôn ngữ nói chung, tiếng Trung Quốc nói riêng. Do kĩ 
năng Nói là một kĩ năng vô cùng quan trọng, góp phần hình thành năng lực ngôn ngữ cho người 
học, vì thế, giảng viên phải có sự quan tâm, đầu tư thời gian, công sức đúng mức cho kĩ năng 
này, công việc đó cũng đòi hỏi sự chung tay, phối hợp chặt chẽ của các giảng viên dạy kĩ năng 
khác, cũng như Khoa, Bộ môn chuyên ngành để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả. 
Hai là, giảng viên phải sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, trong đó, thông qua sự chỉ 
dẫn, khuyến khích cũng như thách thức học viên, sinh viên đạt được mục đích học tập, giảng 
viên phải là “người hướng dẫn” giúp học viên, sinh viên thu được kiến thức đúng, bổ ích về kĩ 
năng Đọc, giúp họ biết cách tìm, tra cứu tài liệu, xử lý thông tin, thực nghiệm và kiểm nghiệm 
kĩ năng Nói của bản thân thông qua ý kiến đánh giá của giảng viên, bạn học, dần hình thành và 
phát triển kĩ năng Nói trong suốt quá trình học tập, cũng khả năng tự tin, áp dụng kĩ năng Nói 
trong công việc sau này. Khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học 
kĩ năng Nói, giảng viên cần chú trọng, yêu cầu học viên, sinh viên giải thích những điều họ đã 
học được dưới góc độ cá nhân, hỗ trợ họ thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân theo đội hình cặp, 
nhóm, lớp. Từ đây, sinh viên có ý thức hơn về trách nhiệm của chính mình đối với việc học kĩ 
năng Nói, ý thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc học theo cặp, nhóm, tập thể lớp, là cơ 
sở giúp họ hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm khi tham gia vào môi trường lam̀ việc chuyên 
nghiệp sau này. Trong quá trình đó, giảng viên phải luôn khuyến khích học viên, sinh viên tranh 
luận về các chủ đề Nói, việc tranh luận tạo ra cơ hội cho học viên, sinh viên tham gia đầy đủ 
vào các hoạt động trên lớp, đúc rút được kinh nghiệm trong việc trình bày ý kiến cá nhân, sữa 
chữa được những lỗi sai (nếu có). Với sự tương tác như vậy, học viên, sinh viên sẽ chuyển từ 
việc học “thụ động”, “bị động” sang việc học “tích cực”, rèn luyện được thói quen tìm hiểu tài 
liệu Nói trước khi lên lớp, tham gia vào các khâu của quá trình học kĩ năng Nói một cách tích 
cực, chủ động, từng bước nâng cao khả năng Nói của bản thân. Trong quá trình đó, phải nghiên 
cứu, áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển kĩ năng Nói trong sự phát 
triển tư duy sáng tạo cho học viên, sinh viên, như: Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề; 
Phương pháp dạy học thông qua tình huống,...áp dụng vào việc rèn luyện ngữ âm, ngữ điệu, 
củng cố, vận dụng kiến thức, hình thành tư duy Nói tiếng Trung Quốc và rèn luyện cách diễn 
đạt thành đoạn,... Khi vận dụng các phương pháp trên đòi hỏi người dạy cần phải có sự kết hợp 
khéo léo một số kỹ thuật, kĩ năng như làm việc theo nhóm; đàm thoại; đóng vai; thuyết trình; 
động não, Đồng thời, phải luôn chú trọng đến các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ 
pháp, các yếu tố ngoài ngôn ngữ như động cơ, tâm lý, năng khiếu,...thì mới đạt được hiệu quả 
như mong đợi. 
2.6.2.2. Đổi mới phương pháp học 
Hoạt động giảng dạy và học tập là quá trình trao đổi lại và là sự phản ánh hai chiều. Do đó 
muốn có được một kết quả đào tạo tốt thì ngoài đổi mới phương pháp dạy, coi trọng vai trò chỉ 
đạo dẫn dắt của giảng viên, thì bản thân học viên, sinh viên cũng phải đổi mới phương pháp 
học, tích cực chủ động tham gia vào hoạt động dạy và học này. Cụ thể đối với kĩ năng Nói tiếng 
Trung Quốc giai đoạn cơ sở, học viên, sinh viên cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò 
quan trọng của kĩ năng Nói tiếng Trung Quốc, nhận thức được tầm quan trọng của việc điều 
chỉnh phương pháp học tập sao cho phù hợp với đặc thù, yêu cầu của kĩ năng Nói và phương 
pháp giảng dạy của giảng viên. Từ đó, đổi mới phương pháp học tập kĩ năng này. 
Đơn cử như, thay vì học thuộc bài khóa như cách làm truyền thống, học viên, sinh viên 
phải tìm hiểu xem nội dung chính của bài khóa là gì, cách liên kết các ý trong bài được thực 
hiện theo cấu trúc gì, có sử dụng các cấu trúc đã học và cấu trúc trong bài học không; sau đó cố 
gắng dùng những tri thức ngôn ngữ và văn hóa đã có tái hiện lại vấn đề với hình thức dùng lời 
Đỗ Tiến Quân* và Nguyễn Thị Phương Thảo 
28 
của mình hoặc một trong những nhân vật trong bài khóa nói lại nội dung của bài (rèn luyện cách 
tư duy Nói bằng tiếng Trung Quốc theo tư duy của người Trung Quốc). Từ đó phát triển hội 
thoại dựa theo nội dung bài khóa. 
Đối với mỗi nội dung lên lớp, học viên, sinh viên phải có sự chuẩn bị trước (chuẩn bị bài 
trước khi lên lớp) để khi tiến hành thảo luận sẽ tạo cho họ rèn luyện được tư duy logic trong khi 
biểu đạt. Phải tích cực mạnh dạn tham gia phát biểu xây dựng bài, khắc phục tâm lý lười nói, 
ngại nói do sợ nói sai. Đồng thời, cần phải tìm hiểu và rút ra những đặc điểm của ngôn ngữ nói, 
phân biệt kĩ năng Nói với kĩ năng Viết để khi gặp trường hợp thực tế giống như vậy có thể sử 
dụng dễ dàng. 
Để khắc phục khó khăn về môi trường tiếng như trong kết quả khảo sát cho thấy, cần phải 
xây dựng một môi trường tiếng cho bản thân. Tạo ra môi trường tiếng hàng ngày rất có ích cho 
việc rèn luyện kĩ năng Nói. Như trong giao tiếp hàng ngày với thầy cô, bạn học, cố gắng nói 
bằng tiếng Trung Quốc. Hoặc, nghe băng đĩa, bản tin, phim, nhạc tiếng Trung Quốc trên truyền 
hình hoặc trên mạng, cố gắng bắt chước ngữ điệu, tốc độ nói của người bản ngữ đối với những 
đoạn hội thoại phù hợp với trình độ. Hoặc học nói theo nhóm nhỏ (từ 2 - 3 người), hoặc tham gia 
câu lạc bộ tiếng Trung Quốc tại Học viện cũng là một hình thức rất tốt để rèn luyện kĩ năng Nói,... 
2.6.3. Đổi mới nội dung chương trình, giáo trình tài liệu 
Hiện nay, nội dung, chương trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ tiếng Trung Quốc cho các đối 
tượng đào tạo trong Học viện đã tương đối hoàn thiện, về tổng thể, đã đáp ứng được mục tiêu, 
yêu cầu đào tạo. Qua quá trình mua sắm, đầu tư, hệ thống giáo trình, tài liệu cũng tương đối đầy 
đủ và phù hợp. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, nội dung, chương trình này cũng còn tồn tại một 
số vấn đề nhất định, trong đó, giai đoạn cơ sở, thời lượng dành cho kĩ năng Nói tương đối thấp, 
việc học kĩ năng Nói luôn được lồng ghép trong khi học các kĩ năng khác, chưa có sự phân chia 
giờ riêng cho kĩ năng Nói, đặc biệt là trong năm thứ nhất, còn năm thứ 2, cũng này cũng chưa 
hoàn toàn rõ ràng, nổi bật. Với 240 tiết thực hành tiếng tổng hợp/học kì, thời lượng dành cho 
giờ học kĩ năng Nói khoảng 60 tiết, chưa đáp ứng được nhu cầu được rèn luyện nhiều hơn về kĩ 
năng này của học viên, sinh viên. Cũng chưa có giáo trình riêng biệt cho kĩ năng Nói trong giai 
đoạn cơ sở tại Học viện. 
Khảo sát cho thấy, năng lực Nói của nhiều học viên, sinh viên chưa đạt được như mong 
muốn, và còn tồn tại một số vấn đề. Điều này là sự ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố, cho 
thấy sự cần thiết phải nghiên cứu, đổi mới nội dung chương trình, giáo trình tài liệu. Do đó, đổi 
mới chương trình là dành thêm thời lượng dành cho kĩ năng Nói và phân chia rõ ràng về giờ Nói 
trong các năm cơ sở. Với thời lượng 240 tiết/học kì hiện nay, có thể nghiên cứu tăng thêm thời 
lượng tổng thể lên 20-30 tiết/học kì, và dành cho kĩ năng Nói, hoặc phân chia rõ ràng giờ học kĩ 
năng bằng cách nghiên cứu, chỉnh sửa lại chương trình chi tiết môn học. Như vậy, mới có thể 
đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi cấp thiết mà thực tế đã chỉ ra. 
Về tài liệu giảng dạy, như đã trình bày tại phần 2.2., có thể thấy rõ, số lượng tài liệu có nội 
dung liên quan đến kĩ năng Nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Khoa tiếng Trung Quốc, 
HVKHQS còn tương đối nghèo nàn, chưa có giáo trình dành riêng cho kĩ năng Nói. Chúng tôi 
cho rằng, phải thống kê, rà soát lại toàn bộ các giáo trình, tài liệu đang sử dụng, kết hợp với 
thực tế giảng dạy, chương trình chi tiết môn học, đầu ra học phần,.để biên soạn mới, hoặc 
mua những giáo trình, tài liệu giảng dạy kĩ năng Nói, được xuất bản bởi các nhà xuất bản có uy 
tín của Trung Quốc như Nhà xuất bản Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh, Nhà xuất bản Đại học Bắc 
Kinh, Nhà xuất bản Giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ,... đã và đang được sử dụng rộng rãi tại 
các cơ sở đào tạo ngôn ngữ Trung Quốc cho lưu học sinh nước ngoài tại Trung Quốc, sau khi 
thẩm định, nếu Hội đồng khoa học Học viện xét thấy nội dung phù hợp với trình độ sinh viên, 
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, thì có thể đưa vào sử dụng., góp phần cải thiện 
điều kiện dạy và học kĩ năng Nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở hiện nay. 
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc... 
29 
3. Kết luận 
Với cơ sở thực tiễn nêu trên, có thể nhận thấy, việc nâng cao chất lượng giảng dạy kĩ năng 
Nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại HVKHQS có tác động lớn đến quá trình nâng cao chất 
lượng đào tạo tiếng Trung Quốc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo của Học viện trong tình 
hình mới. Do khuôn khổ có hạn, bài viết chỉ đưa ra một số cơ sở thực tiễn của các giải pháp, 
đồng thời, những giải pháp đưa ra cũng giới hạn ở một vài phương diện tổng quan, như; Nắm 
chắc nội dung, chương trình đào tạo và mục tiêu, yêu cầu Học phần Nói; Đổi mới phương pháp 
dạy và học kĩ năng Nói; Đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, tài liệu,...Những giải pháp 
này sẽ góp phần định hướng cho giảng viên, học viên, sinh viên để giải quyết những vấn đề gặp 
phải trong quá trình nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng Nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ 
sở. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay 
tại HVKHQS, cung cấp một cái nhìn theo góc độ riêng của một đơn vị đặc thù, từ đó góp phần 
làm phong phú cho lý luận về dạy và học tiếng Trung Quốc tại Việt Nam nói chung. 
PHỤ LỤC 1 
PHIẾU ĐIỀU TRA VIỆC DẠY VÀ HỌC KĨ NĂNG 
NÓI TIẾNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN CƠ SỞ 
Đối tượng điều tra: Sinh viên tiếng Trung Quốc - Học viện Khoa Học Quân Sự 
Hãy trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách điền dấu √ vào ô □ trước câu trả lời mà bạn cho là 
phù hợp. 
1. Bạn cho rằng, kĩ năng nói tiếng Trung Quốc có quan trọng không? 
A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Không quan trọng 
2. Bạn có thích học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc không 
A. Rất thích B. Thích C. Bình thường D. Không thích 
3. Bạn tự đánh giá về kĩ năng nói tiếng Trung Quốc của mình như thế nào? 
A. Rất tốt B. Tốt C. Bình thường D. Kém 
4. Bạn có hài lòng về phương pháp dạy kĩ năng nói tiếng Trung Quốc giai đoạn năm thứ 1, thứ 2 tại 
Học viện? 
A. Rất hài lòng B. Tương đối hài lòng C. Bình thường D. Chưa hài lòng 
5. Trên lớp, bạn có cơ hội thực hành nói tiếng Trung Quốc không? 
A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Hiếm khi D. Không bao giờ 
6. Khi học kĩ năng Nói tiếng Trung Quốc, bạn cho rằng khó khăn nhất là gì? (có thể lựa chọn nhiều 
đáp án) 
A. Không hiểu yêu cầu đề bài 
B. Thiếu kiến thức chung về chủ đề nói 
C. Khó lập dàn ý cho bài 
D. Không đủ vốn từ vựng, ngữ pháp để diễn đạt ý 
E. Gặp khó khăn về ngữ âm và ngữ điệu trong khi nói 
F. Các vấn đề tâm lý khi trình bày 
G. Thường tìm ý bằng tiếng Việt trước khi nói bằng tiếng Trung Quốc 
7. Theo bạn, trong giảng dạy kĩ năng Nói giai đoạn cơ sở, những điều nào cần được chú trọng? (có 
thể lựa chọn nhiều đáp án) 
A. Cung cấp ngữ liệu trước khi nói 
B. Giảng viên chỉ ra cách dàn ý, cấu tứ cho bài nói 
C. Vận dụng các hoạt động nói theo cặp, nhóm 
D. Đưa ra các chủ đề nói phong phú, hấp dẫn đối với sinh viên 
E. Tạo môi trường thoải mái, khích lệ sinh viên tích cực, tự tin khi nói 
F. Thường xuyên rèn luyện cho sinh viên cách phát âm, ngữ điệu 
Đỗ Tiến Quân* và Nguyễn Thị Phương Thảo 
30 
G. Sử dụng linh hoạt nhiều giáo cụ trực quan trong giờ học 
8. Sau khi hoàn thành bài nói, bạn mong muốn điều gì? (có thể lựa chọn nhiều đáp án) 
A. Giảng viên sửa chữa tất cả các lỗi và đưa ra đánh giá, nhận xét 
B. Giảng viên chỉ ra các chỗ mắc lỗi, sinh viên tự sửa 
C. Sinh viên tự sửa chữa, đánh giá lẫn nhau 
D. Không cần sửa chữa, đánh giá 
9. Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong dạy và học kĩ năng Nói giai đoạn cơ sở? 
A. Rất cần thiết B. Cần thiết D. Không cần thiết 
10. Môi trường tiếng có quan trọng trong việc học ngoại ngữ nói chung và việc phát triển kĩ năng 
nói nói riêng hay không? 
A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Không quan trọng 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] La Chính Ân, 2018. Nghiên cứu thiết kế dạy học Nói tiếng Hán sơ cấp theo đường hướng 
nhiệm vụ-trường hợp sinh viên Hàn Quốc. Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Triết Giang, 
Trung Quốc (bản tiếng Trung). 
[2] Vương Hải Phong, 2019. Ý nguyện giao tiếp của sinh viên Nhật Bản trong ngữ cảnh không 
phải ngôn ngữ đích và công tác dạy Nói tiếng Hán. Tạp chí Hán ngữ học tập, số 1, tr 66-74 
(bản tiếng Trung). 
[3] Dương Thị Thúy Hà, 2017. Đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng hình 
thành năng lực và định hướng vận dụng trong thực tiễn giáo dục đại học. Tạp chí Khoa học 
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 1A, tr 171-180. 
[4] Vi Thị Hoa, 2017. Sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học khẩu ngữ tiếng Trung Quốc. 
Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự, số 9, tr 41-45. 
[5] Trần Thị Diễm Cần, Nguyễn Văn Tròn, 2018. Tác động của các yếu tố văn hóa xã hội đối 
với việc học tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành xã hội học, trường Đại 
học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 8, tr 61-68. 
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Hà Nội. 
[7] Học viện Khoa học Quân sự, 2014. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ 
Trung Quốc, Khoa tiếng Trung Quốc, Học viện Khoa học Quân sự. Hà Nội. 
[8] Đỗ Tiến Quân, 2019. Nâng cao chất lượng kĩ năng viết tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở 
tại Học viện Khoa học Quân sự. Đề tài khoa học cấp Học viện, Học viện Khoa học Quân 
sự, Hà Nội. 
ABSTRACT 
Some solutions to improve the quality of teaching and learning Chinese speaking skills 
at the basic stage at Military Science Academy 
Do Tien Quan* and Nguyen Thi Phuong Thao 
Faculty of Chinese, Military Science Academy 
In Chinese language teaching, Speaking is an extreme important skill. It demonstrates in a 
most visible way the level of language ability for learners. Therefore, improving teaching and 
learning of Chinese speaking skills is always an issue, especially at the elementary stage. 
Applying empirical method, on practical basis, the article focuses on finding solutions to 
improve the quality of teaching and learning Chinese Speaking skills for learners and students 
of Chinese at the basic stage at Military Science Academy under both the perspective of 
teachers and learners, hoping to contribute a case study to improve the teaching and learning of 
Chinese in this academy in particular, and in Vietnam in general. 
Keywords: Foundation phase, solutions, speaking skill, Chinese language teaching. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_ki_nang_noi.pdf