Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện Khoa học Quân sự

Dịch thuật nói chung, dịch Anh-Việt và Việt-Anh nói riêng không chỉ là một môn khoa học, một

tác phẩm nghệ thuật mà còn là một sản phẩm của trí tuệ. Dịch Anh-Việt và Việt-Anh đóng vai trò

rất quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay. Vì vậy,

việc nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh là một ưu tiên hàng đầu của giới dịch thuật.

Tuy nhiên, để có một bản dịch Anh-Việt và Việt-Anh có chất lượng, đạt ba tiêu chí “tín, đạt và

nhã”, đòi hỏi người dịch cần phải am tường cả hai ngôn ngữ Anh và Việt, nền văn hóa của hai đất

nước cũng như sử dụng nhiều biện pháp dịch khác nhau. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi

xin được bàn đến một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện

Khoa học Quân sự, giúp người dịch xử lý văn bản dịch tốt hơn nhằm đạt được cả ba tiêu chí “tín,

đạt và nhã” khi dịch hai ngôn ngữ này.

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện Khoa học Quân sự trang 1

Trang 1

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện Khoa học Quân sự trang 2

Trang 2

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện Khoa học Quân sự trang 3

Trang 3

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện Khoa học Quân sự trang 4

Trang 4

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện Khoa học Quân sự trang 5

Trang 5

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện Khoa học Quân sự trang 6

Trang 6

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện Khoa học Quân sự trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 1360
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện Khoa học Quân sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện Khoa học Quân sự

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện Khoa học Quân sự
cần kèm theo phần giải thích 
để làm rõ nghĩa của văn bản dịch như trường hợp 
sử dụng muối ORS, được in trên gói thuốc bằng 
tiếng Anh, người dịch có thể sử dụng luôn từ viết 
tắt ORS nhưng phải kèm theo từ giải thích “muối 
bù mất nước”. Tương tự, khi dịch từ “bún chả” từ 
tiếng Việt sang tiếng Anh, người dịch có thể giữ 
nguyên từ này nhưng nên kèm theo từ giải thích 
“grilled pork and noodle” để diễn đạt ý chính xác 
hơn. Thực vậy, phương án vay mượn từ của ngôn 
ngữ gốc có kèm theo giải thích cũng là một trong 
những cách làm hiệu quả mà các dịch giả nên lựa 
chọn khi không tìm được từ tương đương phù hợp. 
Như vậy, vay mượn từ là một trong những 
phương án người dịch có thể vận dụng khi dịch 
Anh-Việt và Việt-Anh khi không thể tìm được từ 
tương đương.
3.2. Dịch phỏng hay còn gọi là dịch sát, dịch 
từng từ/chữ
Dịch phỏng cũng là một biện pháp được sử 
dụng khá phổ biến trong dịch Anh-Việt và Việt-
Anh nhờ những lợi ích mà nó mang lại. Dịch phỏng 
cũng là một loại dịch vay mượn, trong đó, toàn bộ 
đơn vị cú pháp được vay mượn và các thành phần 
riêng lẻ của nó được dịch sát nghĩa. 
Đối với biện pháp này, người dịch cần tôn 
trọng cấu trúc cú pháp của ngôn ngữ gốc, đồng 
thời đưa ra một phương thức mới của từ ngữ; ví dụ 
như “as bitter as gall” (đắng như mật/bồ hòn) hay 
“as black as coal” (đen như than/mực), “Blood is 
thicker than water” (Máu thoáng hơn nước lã)....
Hơn nữa, người dịch có thể dịch sát nghĩa 
các kết hợp ngữ ở Giáo trình Dịch thương mại, 
Dịch viết 2 và Dịch tiếng Anh quân sự như: “black 
market” (chợ đen), “hot money” (tiền nóng), “heavy 
industry” (công nghiệp nặng), “light industry” 
(công nghiệp nhẹ), “thành quả lao động” (fruits 
of labour), “nhà đầu tư” (investment house); hoặc 
tên các tổ chức, cơ quan như: “European Union” 
(Liên minh Châu Âu), “International Monetary 
Fund” (Quỹ tiền tệ Quốc tế), “World Bank” (Ngân 
hàng Thế giới), “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du 
lịch” (Ministry of Culture, Sports and Tourism), 
“Bộ Kế hoạch và Đầu tư” (Ministry of Planning 
and Investment); và các từ ghép thông thường 
như: “showroom” (phòng trưng bày), “pawnshop” 
(tiệm cầm đồ), “bàn phím” (keyboard), ‘tội phạm 
mạng” (cyber-crime), “total force” (tổng lực), 
“superpower status” (vị thế siêu cường), “ưu thế 
chiến thuật” (tactical superiority), “application of 
firepower and movement” (sử dụng hoả lực và cơ 
động), “đội hình chiến đấu” (combat formation), 
“infantry regiment” (trung đoàn bộ binh), “hình 
thức chiến thuật” (tactical operations), “môi 
trường tác chiến điện từ” (electromagnetic 
58 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v Dịch thuật
environment), “continuous operations” (tác chiến 
liên hồi), “phía trước và bên sườn của đối phương” 
(the opposing forces’ fronts and flanks), “công 
binh dã chiến” (field engineering), “to concentrate 
offensive fire” (tập trung hoả lực tấn công).... Như 
vậy, người dịch thường sao phỏng nguyên nghĩa 
của từ từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích và 
vị trí của từ thường được sắp xếp theo cú pháp 
của ngôn ngữ đích. Tuy nhiên, đối với từ Hán-
Việt thì vị trí thường không thay đổi, ví dụ như: 
“superman” (siêu nhân), “tổng sản phẩm” (total 
products) hay “cựu sinh viên” (former student). 
Bên cạnh đó, trong tiếng Việt, có một số cụm từ 
được dịch theo lối sao phỏng từ tiếng Anh nay đã 
trở thành cố định như cụm từ “thân thiện với người 
dùng” (user-friendly), “thân thiện với môi trường” 
(environment(ally)-friendly), “thân thiện với sinh 
thái” (eco-friendly),.... Tuy vậy, người dịch cũng 
cần thận trọng với lối dịch sao phỏng này. Các từ 
ngữ được dịch theo lối sao phỏng phải là những 
cụm kết hợp lôgic, tự nhiên của ngôn ngữ đích, 
ví dụ như “kinh tế gia đình” thường không dịch 
là “household economy” mà là “cottage industry” 
hoặc “horti-culture”, hay “golden goodbye” không 
dịch là “lời tạm biệt vàng ngọc” mà là “phụ cấp 
thôi việc”,....
Tóm lại, để nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt 
và Việt-Anh tại Học viện Khoa học Quân sự, việc 
áp dụng biện pháp dịch phỏng cũng là một trong 
những lựa chọn tối ưu.
3.3. Sử dụng từ tương đương có tính tập hợp
Việc sử dụng từ tương đương có tính tập hợp 
là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu 
đối với việc dịch Anh-Việt và Việt-Anh, bởi lẽ giữa 
hai ngôn ngữ này tồn tại sự khác biệt về văn hoá 
trong sử dụng từ vựng, do điều kiện tự nhiên, hoàn 
cảnh xã hội và truyền thống lịch sử khác nhau, và 
mỗi một dân tộc hay một nền văn hoá khác nhau 
có góc độ quan sát khác nhau trên cùng một khách 
thể. Vì vậy, việc sử dụng từ tương đương có tính 
tập hợp sẽ giúp người dịch thu hẹp sự khác biệt về 
văn hóa giữa hai ngôn ngữ khi dịch. 
Để tìm được tương đương giữa hai ngôn ngữ, 
người dịch cần chú ý đến yếu tố văn hóa và yếu tố 
ngôn ngữ ở cấp độ từ bằng cách sử dụng từ tương 
đương có tính tập hợp trong cùng một trường 
nghĩa như như ở các bài tập của giáo trình Bài 
tập Lý thuyết Dịch: “ngôn ngữ, thực vật, xe cộ, 
khoảng cách, kích cỡ, hình dáng, thời gian, tình 
cảm, tín ngưỡng”,.... Ví dụ như trong trường nghĩa 
đồ gia dụng, từ “furniture” (đồ đạc) là từ chung 
cho các từ “table” (bàn), “desk” (bàn học), “chair” 
(ghế), “bookshelf” (giá sách), “cupboard” (chạn 
bát), “hammock”(võng), “sofa” (ghế sô fa), “rug” 
(thảm),.... Tương tự, từ “accommodation” (nơi ăn 
chốn ở) được dùng để thay thế cho rất nhiều từ 
liên quan đến từ “nhà” như “house, bungalow, flat, 
apartment, villa, cottage”,.... Ở một ví dụ khác, 
trong tiếng Anh, không có từ tương đương nào cố 
định cho từ “đàn” của tiếng Việt, vì vậy, khi dịch 
người dịch phải xác định đúng thành tố đi kèm với 
từ “đàn” để lựa chọn từ một cách phù hợp trong 
tiếng Anh như “một đàn cừu/bò/gia súc” (a herd 
of sheep/cows/cattle), “một đàn cá” (a school of 
fish), “một đàn kiến” (a swarm of ants, “một đàn 
chim” (a flock of birds),....
Tương tự, trong khi người Anh phân biệt rất rõ 
các loại xe máy khác nhau như “mopeds, scooters, 
motorcycles” vì từ “motorcycle” có bánh xe và 
động cơ lớn hơn “moped” và “scooter”, ngược lại, 
người Việt lại sử dụng từ “xe máy” để diễn đạt loại 
xe hai bánh có động cơ. Vì vậy, người dịch cần lấy 
từ “xe máy” để diễn tả cả ba từ trên của tiếng Anh 
bằng một từ tập hợp là “xe máy”. Trong trường 
hợp khác, cả ba từ “paw”, “foot” và “leg” đều 
được dịch sang tiếng Việt bằng một từ mang nghĩa 
tập hợp là “chân”. Tương tự, trong giáo trình Dịch 
tiếng Anh quân sự, người dịch có thể sử dụng cụm 
từ “đối phương/kẻ thù” trong tiếng Việt cho các từ 
“enemy” hoặc “rival”, “antogonist”, “opponent” 
trong tiếng Anh,....
Như vậy, khi không tìm được từ tương đương 
trong ngôn ngữ đích, người dịch Anh-Việt và Việt-
Anh cần tìm một từ mang nghĩa tổng quát để diễn 
đạt ý cần dịch một cách phù hợp.
59KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
dịch thuật v
3.4. Sử dụng một từ cụ thể 
Khác với phương án sử dụng từ có tính phổ 
quát cao là phương án dịch bằng một từ cụ thể. 
Với phương án này, người dịch thường dựa vào 
các yếu tố ngôn ngữ học, ngôn cảnh văn hóa cũng 
như mục đích giao tiếp của văn bản gốc, sau đó 
lựa chọn một từ/ngữ cụ thể trong ngôn ngữ đích 
để truyền đạt thông điệp của văn bản gốc đó. Đây 
cũng là một phương án hữu dụng giúp người dịch 
chọn từ tương đương một cách hiệu quả, bởi giữa 
hai ngôn ngữ Anh và Việt tồn tại nhiều từ không có 
tính tương đương. 
Khi dịch Anh-Việt và Việt-Anh, người dịch 
cần phải xác định từ cụ thể thông qua các nhóm từ 
để lựa chọn từ tương đương phù hợp với ngữ cảnh. 
Ở một số ví dụ khác trong giáo trình Lý thuyết 
Dịch cũng có thể thấy rằng, có nhiều từ trong tiếng 
Việt diễn tả từ “carry” trong tiếng Anh. Vì vậy, khi 
lựa chọn từ để dịch từ này, người dịch cần quan 
tâm đến sự phân định rõ ràng về kích cỡ, hình dáng 
của đồ vật được mang vác; khả năng của người 
mang vác; cách thức mang vác để lựa chọn từ phù 
hợp trong số các từ “mang, vác, cầm, gánh, ôm, 
đeo, xách, quảy, giữ, nắm, bê, bưng”,.... Tương tự, 
từ “rice” trong tiếng Anh cũng có thể được dịch 
thành nhiều từ tiếng Việt khác nhau, phụ thuộc vào 
thời điểm: trồng, thu hoạch, nấu để lựa chọn từ phù 
hợp trong số các từ: “lúa, thóc, gạo và cơm”. Như 
vậy, trong những trường hợp này, nếu chỉ quan tâm 
đến từ tiếng Anh thì người dịch sẽ không xác định 
rõ được từ của tiếng Việt một cách chính xác mà 
phải xem xét từ trong ngữ cảnh cụ thể để tìm ra 
từ tương đương phù hợp nhất. Hơn nữa, từ “vấn 
đề” được sử dụng rất quen thuộc trong tiếng Việt 
nhưng khi dịch, người dịch khó tìm được từ tương 
đương trong tiếng Anh, vì vậy, người dịch cần 
xác định cụ thể tình huống, ngữ cảnh để xác định 
trường nghĩa của nó, sau đó lựa chọn từ phù hợp 
để dịch sang tiếng Anh “vấn đề” (issue), “vấn nạn/
tệ nạn” (vice/evil), “khó khăn” (difficulty), “trở 
ngại” (obstacle/barrier), “trục trặc” (mechanical 
trouble), “biến chứng” (complication), “thắc 
mắc” (query). Tuy nhiên, từ “chứng” có thể được 
dịch là “problem” như trong trường hợp “chứng 
khó thở” được dịch là “breathing problem”.
Tựu chung lại, người dịch Anh-Việt và Việt-
Anh cần xác định rõ ngữ cảnh để lựa chọn một từ 
cụ thể để diễn đạt từ tương đương từ ngôn ngữ gốc 
sang ngôn đích một cách phù hợp.
3.5. Diễn đạt lại ý của ngôn ngữ gốc bằng 
cách thêm từ hoặc giải thích
Biện pháp diễn đạt lại ý cũng là một trong 
những cách hiệu quả giúp người dịch truyền tải 
thông điệp từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược 
lại trong trường hợp một số từ hoặc khái niệm ở 
ngôn ngữ gốc không tồn tại trong ngôn ngữ đích. 
Thực vậy, trong tiếng Anh, có nhiều từ và khái 
niệm không tồn tại trong tiếng Việt; ngược lại, một 
số khái niệm trong tiếng Việt lại không diễn đạt hết 
nghĩa được truyền tải trong tiếng Anh. Ví dụ như 
ở giáo trình Lý thuyết Dịch, từ “alcohol” trong 
câu “Pregnant women should avoid alcohol” bao 
gồm tất cả các đồ uống có cồn. Tuy nhiên, trong 
tiếng Việt, từ “rượu” không bao gồm cả nghĩa của 
từ “bia”; vì vậy, khi dịch câu này, người dịch nên 
thêm vào từ “bia” để diễn đạt đủ nghĩa của câu này 
ở ngôn ngữ gốc “Phụ nữ mang thai nên tránh rượu 
bia”. Tương tự, từ “abuse” truyền tải toàn bộ hành 
vi “lạm dụng” trong tiếng Anh; tuy nhiên, trong 
tiếng Việt, không tồn tại nghĩa này mà phải diễn 
đạt lại khá dài. Chính vì vậy, câu “Adults should 
not abuse and neglect their children” không nên 
dịch là ‘‘Trẻ em nên được bảo vệ khỏi sự lạm 
dụng và cơ lỡ’’. Thay vào đó, câu này cần được 
diễn đạt lại bằng cách giải thích thêm trong tiếng 
Việt để truyền tải đầy đủ nghĩa của câu này trong 
tiếng Anh ‘‘Người lớn không lạm dụng hay bỏ 
mặc con cái mình’’. Hay ở giáo trình Dịch tiếng 
Anh quân sự, người dịch cần giải thích thêm nghĩa 
của các thuật ngữ quân sự không phổ biến ở Việt 
Nam như “Systems include Global Positioning 
System (GPS) receiver” (thiết bị thu sóng từ Hệ 
thống Định vị Toàn cầu (GPS), “an upgrade of the 
60 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v Dịch thuật
optical Digital Scene Matching Area Correlation 
(DSMAC) system” (thiết bị nâng cấp từ hệ thống 
So sánh Cảnh vật số quang (DSMAC), “Time of 
Arrival (TOA) control” (hệ thống điều khiển Thời 
gian tiếp cận mục tiêu (TOA)), “improved 402 
turbo engines” (các động cơ phản lực 402 cải tiến), 
“Ships and submarines have different weapon 
control systems (WCSs). A vertical launching 
system (VLS) accommodates missile stowage and 
launch on ships. On all attack submarines, missiles 
are launched from torpedo tubes (with stowage 
in the torpedo room); in addition, some attack 
submarines have VLS located forward, external to 
the pressure hull, which will handle both stowage 
and launch.” (Tàu chiến và tàu ngầm có các hệ 
thống điều khiển vũ khí (WCSs) khác nhau. Trên 
tàu chiến, hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) bao 
gồm khoang chứa và phóng tên lửa. Trên mọi tàu 
ngầm chiến đấu, tên lửa được phóng từ ống phóng 
ngư lôi (từ khoang chứa trong khoang ngư lôi). 
Ngoài ra, hệ thống phóng thẳng đứng ở một số 
tàu ngầm chiến đấu được bố trí ở phía trước, bên 
ngoài khoang áp lực, đảm bảo cả chức năng chứa 
và phóng tên lửa.),...
Như vậy, khi không thể tìm ra từ tương đương 
ở ngôn ngữ đích, người dịch Anh-Việt và Việt-
Anh tại Học viện Khoa học Quân sự nên lựa chọn 
phương án diễn đạt lại ý của ngôn ngữ gốc.
3.6. Lược bỏ từ không cần thiết
Một số dịch giả cho rằng, lược bỏ từ chỉ là sự 
lựa chọn cuối cùng. Tuy nhiên, trong dịch thuật, 
đặc biệt là dịch nói, người dịch Anh-Việt và Việt-
Anh chủ yếu truyền tải những thông tin chính từ 
ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích. Vì vậy, đây là 
một trong những phương án tối ưu và việc lược 
bỏ những từ không cần thiết giúp cho người dịch 
Anh-Việt và Việt-Anh thực hiện công việc của 
mình hiệu quả nhưng vẫn không ảnh hưởng đến 
nội dung thông điệp cần truyền tải.
Trong thực tế, khi tiến hành công việc dịch 
thuật, người dịch thường lược bỏ một số từ không 
cần thiết. Tuy nhiên, việc lược bỏ những từ không 
cần thiết cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng để 
tránh ảnh hưởng đến nội dung chính của thông tin. 
Thông thường, người dịch chỉ lược bỏ những từ, 
thậm chí cụm từ đòi hỏi việc giải thích dài dòng, 
diễn giải vụng về và ảnh hưởng đến tính tự nhiên, 
tính mạch lạc của ngôn ngữ đích làm cho người 
đọc hoặc người nghe bị sao nhãng. Ví dụ ở câu: 
“Much can be done even without being physically 
present in the meeting” trong giáo trình Lý thuyết 
Dịch, được dịch sang tiếng Việt là‘‘Nhiều việc có 
thể làm ngay cả khi không có mặt tại cuộc họp’’; 
như vậy, từ “physically” đã bị lược bỏ để đảm bảo 
yếu tố đạt và nhã cho câu văn này do sự khác biệt về 
nghĩa giữa hai cấu trúc“being physically present” 
và “being present” không đáng kể. Tương tự, khi 
dịch câu “Hội thảo cung cấp những thông tin cập 
nhật về thực trạng công tác bình đẳng giới tại Việt 
Nam”, từ “công tác” bị lược bỏ vì từ này tồn tại 
trong tiếng Việt nhưng lại không xuất hiện như 
một từ riêng lẻ trong tiếng Anh. Vì vậy, câu này 
nên dịch là “The workshop has updated the latest 
situation of gender equality in Vietnam”.
Tóm lại, lược bỏ từ hoặc cụm từ không cần 
thiết cũng là một sự lựa chọn khôn ngoan khi dịch 
Việt-Anh và Anh-Việt.
3.7. Sử dụng các cấu trúc cố định có sự 
tương đồng giữa hai ngôn ngữ
Trong dịch Anh-Việt và Việt-Anh, có sự tồn 
tại của sự tương đồng, thậm chí có sự trùng khớp 
cả về mặt cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa của khá 
nhiều cấu trúc cố định, tục ngữ, thành ngữ. Vì vậy, 
người dịch Anh-Việt và Việt-Anh có thể lựa chọn 
việc sử dụng các cấu trúc cố định, thành ngữ, tục 
ngữ của cả hai ngôn ngữ để truyền tải một thông 
điệp từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại một 
cách hiệu quả. 
Trên thực tế, khi gặp được những cấu trúc cố 
định có sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ, người 
dịch chỉ cần chuyển dịch ngôn ngữ gốc sang ngôn 
ngữ đích một cách tự nhiên là được. Tuy nhiên, sự 
trùng khớp này ít khi xảy ra; vì vậy, người dịch cần 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_dich_anh_viet_va_viet_a.pdf