Phương pháp dạy học từ vựng tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Điện lực

Học và sử dụng thành thạo từ vựng tiếng Anh đóng

vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, nó không chỉ

là công cụ giúp người học có khả năng thành công trong

giao tiếp hiệu quả mà còn giúp người học có thể khám

phá ra vẻ đẹp của ngôn ngữ thông qua các từ mới. Ngoài

ra, người học cũng có thể so sánh, đối chiếu ngôn ngữ

tiếng Anh với tiếng Việt để hiểu được sự giống nhau và

khác nhau, nắm vững được hệ thống của hai ngôn ngữ.

Nếu sinh viên có vốn từ vựng càng nhiều thì họ càng có

khả năng đọc thêm các tài liệu nâng cao và có kĩ năng

ngôn ngữ, là công cụ học tập trong nhà trường và có cơ

hội tìm kiếm việc làm tốt, có thu nhập cao và thăng tiến

sau khi tốt nghiệp. Vấn đề học tập từ vựng như thế nào

cho hiệu quả được rất nhiều các nhà nghiên cứu về ngôn

ngữ, các giảng viên quan tâm và không ít phương pháp

học tập được đề ra nhằm phục vụ việc học tập từ vựng

hiệu quả cho sinh viên. Đối với sinh viên của các trường

kĩ thuật nói chung và Trường Đại học Điện lực nói

riêng, việc học từ vựng hết sức quan trọng vì nó truyền

tải thuật ngữ chuyên ngành kĩ thuật về vận hành máy

móc, thiết bị

Bài viết tìm hiểu một số hạn chế trong dạy học từ

vựng tiếng Anh ở Trường Đại học Điện lực và gợi ý một

số phương pháp dạy học từ vựng tiếng Anh đạt được

hiệu quả tốt nhất

Phương pháp dạy học từ vựng tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Điện lực trang 1

Trang 1

Phương pháp dạy học từ vựng tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Điện lực trang 2

Trang 2

Phương pháp dạy học từ vựng tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Điện lực trang 3

Trang 3

Phương pháp dạy học từ vựng tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Điện lực trang 4

Trang 4

Phương pháp dạy học từ vựng tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Điện lực trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 680
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp dạy học từ vựng tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Điện lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp dạy học từ vựng tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Điện lực

Phương pháp dạy học từ vựng tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Điện lực
 khách quan trên dẫn đến việc 
học từ vựng tiếng Anh chưa hiệu quả. Dưới đây, chúng 
tôi gợi ý một số phương pháp dạy học từ vựng tiếng Anh 
nhằm nâng cao vốn từ và sử dụng từ vựng trong tình 
huống thành thạo và hiệu quả hơn. 
2.3. Một số gợi ý về phương pháp dạy học từ vựng tiếng 
Anh cho sinh viên Trường Đại học Điện lực 
Từ vựng đóng vai trò quan trọng trong việc học tập 
và sử dụng tiếng Anh. Trong học tập và rèn luyện kĩ năng 
ngôn ngữ như nghe, nói, đọc và viết, từ vựng giúp người 
học hiểu được hầu hết các thông tin được truyền đạt qua 
các bài đọc, các bài nghe cũng như qua giao tiếp với 
người khác bằng tiếng Anh. Việc sử dụng thành thạo và 
lưu loát chủ yếu phụ thuộc vào việc tập luyện, yếu tố căn 
bản vẫn là các đơn vị nghĩa như từ, cụm từ và câu, mà 
yếu tố từ vựng là thành phần quan trọng trong các đơn vị 
nghĩa. Từ vựng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu khi 
học một ngôn ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng. 
Nhận thức về những nguyên nhân, tình trạng học từ 
vựng tiếng Anh của sinh viên tại Trường Đại học Điện 
lực hiện nay, tác giả gợi ý một số phương pháp dạy học 
dưới đây nhằm nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh để có thể 
đạt kết quả tốt trong các kì thi, đồng thời tự tin hơn trong 
giao tiếp cho sinh viên: phương pháp Ngữ pháp - Dịch, 
phương pháp Nghe - Nhìn, phương pháp Nghe - Nói, 
phương pháp Giao tiếp. 
- Phương pháp Ngữ pháp - Dịch: Có tên gọi 
“Grammar - Translation Method” hay còn gọi là phương 
pháp Truyền thống được áp dụng mạnh mẽ ở Việt Nam 
vào những năm 1970 cho đến tận những năm 1990. 
Phương pháp này coi mục đích chủ yếu của dạy và học 
tiếng Anh là cung cấp cho người học hệ thống từ vựng 
ngữ pháp tiếng Anh để phát triển kĩ năng đọc hiểu, học 
thuộc lòng từ vựng, dịch văn bản, đọc các tác phẩm văn 
học, viết luận (composition) và phân tích ngôn ngữ (học 
để nắm chắc quy tắc ngôn ngữ) chứ không tập trung vào 
kĩ năng giao tiếp. Để đọc hiểu các văn bản bằng tiếng 
Anh, người học được trang bị một lượng từ vựng và hệ 
thống ngữ pháp văn bản tương đối lớn dưới dạng bảng 
liệt kê kèm theo nghĩa bằng tiếng mẹ đẻ của người học. 
Phương pháp này yêu cầu học sinh học bất kì từ mới nào 
miễn làm sao hiểu và dịch được nội dung bài đọc. Giáo 
viên khuyến khích người học sử dụng từ điển khi đọc với 
mục đích nhớ từ. Trên lớp, giáo viên đóng vai trò trung 
tâm. Việc dạy từ vựng chỉ tập trung vào nghĩa của từ. 
Quy trình thực hiện: Các bài khóa (texts) được biên soạn 
và chia ra thành từng đoạn ngắn. Việc giảng giải quy tắc 
ngôn ngữ là cơ bản. Để kiểm tra sự thông hiểu về nội 
dung bài khóa (nội dung văn hóa, đất nước học nói 
chung) và các quy tắc ngôn ngữ, người học bắt buộc phải 
dịch các bài khóa sang tiếng mẹ đẻ. Người học không 
được phép mắc lỗi ngôn ngữ, nếu có phải sửa ngay. 
Phương pháp Ngữ pháp - Dịch đã được sử dụng phổ 
biến ở nước ta trong một thời gian khá dài và nó đã có 
những ưu điểm không thể phủ nhận, đó là: + Người học 
được rèn luyện rất kĩ về ngữ pháp và tiếp thu lượng từ 
vựng khá lớn; + Người học nắm được tương đối nhiều 
các cấu trúc câu cơ bản, thuộc lòng các đoạn văn hay 
hoặc bài khóa mẫu; + Người học có thể đọc hiểu nhanh 
các văn bản. 
Tuy nhiên, phương pháp này có một số hạn chế: 
+ Không giúp người học “giao tiếp” được. Hoạt động chủ 
yếu trong lớp là người thầy; nghĩa là người thầy giảng 
giải, nói nhiều, học sinh thụ động ngồi nghe và ghi chép, 
không có ý kiến phản hồi hoặc không tham gia giao tiếp 
(nói) với thầy và bạn bè; + Hoạt động dạy học chỉ diễn ra 
một chiều - người học hoàn toàn bị động, không có cơ 
hội thực hành giao tiếp trong lớp; khả năng sáng tạo và 
đặc biệt kĩ năng nói của người học bị hạn chế nhiều. 
- Phương pháp Nghe - Nói (Audiolingual Method or 
Audio-Oral Method) nhấn mạnh vào việc dạy kĩ năng nói 
và kĩ năng nghe trước kĩ năng đọc và kĩ năng viết. Khác 
với phương pháp Ngữ pháp - Dịch, phương pháp này đáp 
ứng đúng mục tiêu cần đạt của người học là hình thành 
và phát triển cả 4 kĩ năng, nhưng ưu tiên phát triển nói, 
nghe trước đọc và viết. Việc cung cấp kiến thức ngôn 
ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) được thực hiện xen 
lồng trong quá trình dạy học. Phương pháp Nghe - Nói 
không cho phép việc dùng tiếng mẹ đẻ trong lớp; khuyến 
khích tối đa dùng tiếng Anh trong quá trình dạy học. Khi 
thực hiện, người ta nhấn mạnh việc phát triển hai kĩ năng 
nói và nghe là chủ yếu. Việc dạy học thông qua thực hành 
cấu trúc câu (structures) và qua các bài tập ứng dụng, 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 461 (Kì 1 - 9/2019), tr 46-50
49 
người học tự phát hiện và tìm hiểu những điểm giống 
nhau (so với tiếng mẹ đẻ) về cấu trúc câu, cách phát ngôn 
và đưa ra các qui tắc ngôn ngữ. Yêu cầu người học bắt 
trước mẫu do người dạy cung cấp, ví dụ: các bài/mẩu đối 
thoại mẫu (dialogues) có chứa cấu trúc câu hoặc hiện 
tượng ngôn ngữ cần truyền đạt. Người học luyện tập mẫu 
đó thực chất là hình thành một thói quen ngôn ngữ theo 
các hình thức như: hỏi và trả lời về bài đối thoại mẫu, 
thực hành thêm một số bài tập cấu trúc (thay thế, bổ sung, 
chuyển đổi). Đôi khi người học tập trung vào phát triển 
kĩ năng nghe và nói thông qua các bài hội thoại có sử 
dụng từ và cấu trúc ngữ pháp trong giao tiếp hàng ngày. 
Phương pháp này cũng nhấn mạnh tới phát âm chính xác 
từ với hi vọng người học nói tiếng Anh như người bản 
ngữ. Việc dạy từ vựng trực tiếp không qua tiếng mẹ đẻ 
và chỉ chú trọng vào các tình huống giao tiếp cụ thể là cơ 
sở giúp người học mở rộng nhanh vốn từ. 
Tuy nhiên, phương pháp này lại có những hạn chế 
như sau: + Đối với người học có trình độ ngoại ngữ cao 
thì rất dễ nhàm chán với phương pháp này nếu không có 
sự điều chỉnh phương thức dạy học cần thiết; + Người 
học áp dụng những gì đã được lĩnh hội trong lớp học vào 
thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ là khó. Người học không thể 
vận dụng các hình thức ngôn ngữ (các mẫu lời nói) được 
luyện tập trên lớp một cách tự nhiên vì tuy học sinh có 
khả năng nghe hiểu, nhớ và bắt chước (nói theo) ngay tại 
chỗ trong lớp học, song các em cũng rất chóng quên và 
cảm thấy bị “tắc” khi gặp tình huống tương tự trong giao 
tiếp thực. Điều này nói lên rằng mặc dù người học có thể 
nhắc lại từ một cách hoàn hảo xong họ không hiểu rõ 
nghĩa của từ và không có khả năng sử dụng từ trong 
những ngữ cảnh khác với điều đã được học; tức là thực 
tế không diễn đạt được những gì định nói mặc dù sau một 
thời gian dài học tập. 
- Phương pháp Giao tiếp (Communicative 
Approach) được xem như phương pháp dạy học ngoại 
ngữ phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Hầu hết các 
giáo trình, sách giáo khoa phổ thông tiếng Anh trên thế 
giới và ở Việt Nam hiện nay đều được biên soạn dựa theo 
quan điểm của phương pháp này. Qua đó, coi mục tiêu 
cuối cùng của dạy học ngoại ngữ là phát triển kĩ năng 
giao tiếp/kĩ năng ngôn ngữ (linguistic skills), năng lực 
giao tiếp (communicative competence). Để giao tiếp 
được, phương pháp này đòi hỏi phải tính đến phương 
diện xã hội, văn hóa của ngôn ngữ, các điều kiện xã hội 
của quá trình sản sinh ngôn ngữ, và tính đến ngôn ngữ 
được dùng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, phương 
pháp Giao tiếp còn chú ý tới phương diện nghĩa của ngôn 
ngữ, hay nói một cách khác cần lưu ý tới ý định giao tiếp 
(intention of communication). Khái niệm này về sau các 
nhà ngôn ngữ gọi là chức năng ngôn ngữ (language 
function). Như vậy, theo phương pháp Giao tiếp, ngôn 
ngữ không chỉ là phương tiện diễn đạt tư duy mà còn là 
phương tiện giao tiếp. Mục đích cuối cùng của người học 
từ vựng không chỉ biết được cách đọc, cách viết và nghĩa 
của từ mà cần phải đạt được năng lực (khả năng) giao 
tiếp; tức là phát triển được tất cả 4 kĩ năng ngôn ngữ 
(nghe, nói, đọc, viết) và sử dụng được từ vựng đó để giao 
tiếp. Vì vậy, các tài liệu dạy học hiện đều hướng đến giúp 
người học có thể thực hiện được các chức năng ngôn ngữ 
khác nhau Hơn nữa, để giao tiếp hiệu quả, người học 
cần phải sử dụng các từ vựng thích hợp với tình huống 
giao tiếp (situations), trong đó yêu cầu người tham gia 
giao tiếp phải thể hiện được ý định giao tiếp (intention) 
thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau (tasks). 
Với quan điểm lấy năng lực giao tiếp của người học 
làm trung tâm thì từ vựng được coi là một trong ba thành 
tố làm thành công cụ hay phương tiện để hình thành và 
phát triển các kĩ năng ngôn ngữ. Nói cách khác là từ vựng 
được dạy lồng gộp với ngữ pháp và ngữ âm, thông qua 
và bằng luyện tập các kĩ năng giao tiếp và theo nhu cầu 
giao tiếp nghe, nói, đọc, viết nghĩa là quá trình giao tiếp 
cần những từ gì và số lượng là bao nhiêu thì dạy cho 
người học từng đó. 
Phương pháp Giao tiếp có ưu điểm hơn hẳn các 
phương pháp khác là nó bao trùm mọi phương diện của 
quá trình dạy học ngoại ngữ: đó là các yếu tố ngôn ngữ, 
văn hóa, xã hội, các yếu tố ngoài ngôn ngữ nhằm rèn 
luyện kĩ năng giao tiếp hoàn chỉnh. Đặc biệt phương 
pháp Giao tiếp coi hình thành và phát triển 4 kĩ năng giao 
tiếp như nghe, nói, đọc và viết là mục đích cuối cùng của 
quá trình dạy học. Các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, 
từ vựng và ngữ pháp là phương tiện, điều kiện hình thành 
và phát triển các kĩ năng giao tiếp. Vì vậy, phương pháp 
Giao tiếp thực sự giúp cho người học có khả năng sử 
dụng được tiếng Anh để giao tiếp. 
Bên cạnh các phương pháp dạy và học từ vựng nêu 
trên, chúng tôi gợi ý một số thủ thuật học từ vựng tiếng 
Anh, cụ thể: - Sắp xếp từ vựng tiếng Anh theo chủ đề; 
- Sử dụng từ vựng tiếng Anh từ hình ảnh, sách và phim 
ảnh; - Liệt kê từ vựng tiếng Anh theo mô hình cây; - Dạy 
học từ vựng tiếng Anh thông qua phát âm; - Dạy học từ 
bằng tiếng Anh qua ghi âm; - Dạy học từ vựng tiếng Anh 
thông qua viết đoạn văn; - Dạy học từ vựng tiếng Anh 
thông qua đọc; - Dạy học từ vựng tiếng Anh thông qua 
tình huống, ngữ cảnh; - Học từ vựng tiếng Anh qua 
flashcards; - Dạy học từ vựng tiếng Anh bằng cách ghi 
chú; - Dạy học từ vựng tiếng Anh thông qua hoạt động 
trò chơi; - Dạy học từ vựng tiếng Anh bằng cách luyện 
nói; - Dạy học từ vựng tiếng Anh bằng cách đọc lặp đi 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 461 (Kì 1 - 9/2019), tr 46-50
50 
lặp lại; - Dạy học từ vựng tiếng Anh qua những thành 
ngữ, cụm từ; - Sử dụng truyện ngắn nhằm phát triển vốn 
từ vựng cho sinh viên học ngoại ngữ tiếng Anh. 
Ngoài những gợi ý trên, để có thể nâng cao hiệu quả 
dạy học từ vựng tiếng Anh, thì cần sự hỗ trợ và kết hợp 
của nhà trường, Đoàn Thanh niên và các cấp lãnh đạo 
Khoa Ngoại ngữ, Phòng/Ban/Đơn vị, Bộ môn tiếng Anh, 
các giảng viên và sinh viên như sau: 
- Nhà trường: + Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị 
hiện đại phục vụ, hỗ trợ dạy học tiếng Anh, có phòng 
lap để dạy học tiếng Anh; + Cơ chế khuyến khích (văn 
bản, chính sách, hỗ trợ học tập bồi dưỡng của giảng 
viên, sinh viên); + Tăng số lượng tín chỉ môn Tiếng 
Anh; + Nhà trường kết hợp cùng với Đoàn Thanh niên 
tổ chức nhiều cuộc giao lưu giữa sinh viên trong và 
ngoài trường với sinh viên quốc tế nhằm tạo môi trường 
giao tiếp thường xuyên cho sinh viên, tránh để xảy ra 
việc kiến thức chỉ nằm lại trên bài thi, không sử dụng 
thực tế, như: tổ chức nhiều chương trình, nhiều cuộc thi 
liên quan đến ngoại ngữ. 
- Khoa Ngoại ngoại và Bộ môn Tiếng Anh: + Tăng 
cường hội thảo, họp chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm về 
phương pháp dạy từ vựng; + Thành lập câu lạc bộ tiếng 
Anh; + Bộ môn tiếng Anh phối hợp với các giảng viên và 
sinh viên hoặc hướng dẫn sinh viên thiết kế sổ tay từ vựng 
để thống kê những từ vựng có tần số sử dụng cao để không 
những tiết kiệm thời gian học từ vựng của sinh viên mà 
còn giúp sinh viên nâng cao hiệu quả sử dụng từ vựng. 
- Giảng viên: + Sử dụng các phương pháp dạy học 
tích cực kết hợp với các thiết bị dạy học đa phương tiện; 
+ Sử dụng các thủ thuật dạy học áp dụng cho từng đối 
tượng sinh viên; + Không ngừng học tập nâng cao trình 
độ chuyên môn để có kiến thức, kinh nghiệm và vốn từ 
phong phú giúp sinh viên học từ vựng tiếng Anh tốt hơn; 
+ Chia sẻ các tài liệu tham khảo, trang web về học từ 
vựng hiệu quả; + Hướng dẫn sinh viên phương pháp tự 
học từ vựng; + Giảng viên nên tìm hiểu mong muốn, nhu 
cầu, động cơ và phong cách học tập của mỗi sinh viên 
mỗi lớp để có những chiến lược phù hợp khuyến khích 
sinh viên học từ vựng hiệu quả.. 
- Sinh viên: + Nhằm sử dụng từ chính xác hơn khi viết 
các bài luận, diễn đạt ý kiến bằng tiếng Anh cũng như dễ 
dàng làm các bài tập đọc hiểu, bài tập về phát âm và từ 
vựng khi thi cử, sinh viên có thể lựa chọn ngôn ngữ để 
học từ theo nghĩa Anh - Anh để nâng cao khả năng đọc 
hiểu hoặc học theo nghĩa Anh - Việt (nghĩa của từ và ví 
dụ được dịch ra tiếng Việt); + Áp dụng đúng phương 
pháp học từ vựng tiếng Anh thì sinh viên sẽ rút ngắn 
được thời gian học tập của mình và hiệu quả hơn. 
3. Kết luận 
Trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba 
thành tố tạo thành hệ thống kiến thức ngôn ngữ và đóng 
vai trò là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển 
kĩ năng giao tiếp. Trong bất kì một ngôn ngữ nào, vai trò 
của từ vựng cũng hết sức quan trọng. Có thể thấy một 
ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể hiểu 
ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn 
vị từ vựng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ 
hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ 
có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ 
biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy, việc học 
từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố 
hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ 
nói chung và tiếng Anh nói riêng. 
Để có thể học tốt từ vựng cần có sự kết hợp nhịp 
nhàng giữa giảng viên và sinh viên; sinh viên cần bỏ thói 
quen học máy móc và hãy tư duy sáng tạo hơn nhằm mở 
mang vốn từ và nâng cao khả năng sử dụng từ vựng trong 
giao tiếp theo tình huống và theo chủ đề. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Diamond, L. - Gutlohn, L. (2006). Vocabulary 
Handbook (Core Literacy Library) 1st Edition. 
Brookes Publishing. 
[2] Zimmerman, B. J. - Pons, M. M. (1986). 
Development of a structured interview for assessing 
student use of self-regulated learning strategies. 
American Educational Research Journal, Vol. 23(4), 
pp. 614-628. 
[3] Nguyễn Anh Đức - Nguyễn Anh Tuấn (2015). 
Luyện siêu trí nhớ tiếng Anh. NXB Đại học Quốc 
gia Hà Nội. 
[4] Tạ Thanh Hiền - Nguyễn Thị Thu Hà - Hoàng Việt 
Hưng (2018). Chinh phục từ vựng tiếng Anh. NXB 
Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[5] Lê Minh - Hoàng Quý Nghiêm (2012). Từ vựng 
Tiếng Anh theo chủ đề. NXB Văn hóa - Thông tin. 
[6] Allen, V.F. (2002). Techniques in Teaching 
Vocabulary. New York: Oxford University Press. 
[7] Brown, C. - Payne, M. E. (1994). Five Essential 
Steps of Processes in Vocabulary Learning. Paper 
presented at the TESOL Convention, Baltimore, 
Md. 
[8] Schmitt N. (1997). Vocabulary Learning Strategy. 
Cambridge University Press. 
[9] Thornbury S. (2002). How to Teach Vocabulary. 
Malaysia - Longman group Lmt. 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_day_hoc_tu_vung_tieng_anh_cho_sinh_vien_truong_d.pdf