Một số bất cập về thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự 2015
Thừa kế có vai trò quan trọng trong xã hội và đã được pháp luật quy định và bảo vệ từ rất lâu. Khi
một người có tài sản chết thì vấn đề thừa kế tài sản của người đó sẽ được đặt ra và việc phân chia
tài sản của người quá cố có thể theo di chúc của người đó. Sau nhiều lần sửa đổi Bộ luật Dân sự,
quy định về thừa kế theo di chúc ngày càng được hoàn thiện hơn nhưng vẫn còn một số bất cập là
điều không thể tránh khỏi. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích những bất cập về
thừa kế theo di chúc của pháp luật Việt Nam và nêu một số kiến nghị về vấn đề này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Một số bất cập về thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số bất cập về thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự 2015
g chứng, chứng thực. Những người lập di chúc miệng là những người đang ở trong tình trạng tính mạng bị đe dọa có thể bệnh nặng sắp chết hay gặp hoạn nạn nên thường những người làm chứng sẽ không có chuẩn bị bên mình giấy viết và người làm chứng xảy ra sự cố như tai nạn, bệnh tật... thì thời hạn 05 ngày là quá ngắn. Theo quan điểm của nhóm, với thời đại hiện nay thay vì những người làm chứng ghi chép lại thì có thể ghi âm hay video để thay thế những bản ghi chép tay trong những trường hợp cần thiết như không có giấy viết. Có thể tăng thêm thời gian đi công chứng chứng thực như không quá 15 ngày. Nếu vượt quá thời gian 15 ngày người làm chứng phải chứng minh được mình rơi vào tình trạng không thể đi công chứng, chứng thực đúng thời hạn quy định. Điều này góp phần nâng cao mức độ đảm bảo quyền định đoạt tài sản cũng như quyền sở hữu tài sản hợp pháp của cá nhân. 1544 Vì thế luật cần cân nhắc hình thức và thời hạn mà những người làm chứng có thể ghi chép chứng nhận, chứng thực để phù hợp hơn với thực tế của cuộc sống. Thứ hai, là về hình thức của di chúc. Hình thức di chúc là phương thức biểu hiện ý chí của người lập di chúc và cũng là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của người thừa kế. Vì thế di chúc được lập dưới một hình thức nhất định, có thể lập di chúc bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Theo khoản 3 Điều 631 BLDS 2015 quy định‚ Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng kí hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc‛. Ví dụ trường hợp nếu ông A viết di chúc và trang cuối cùng chỉ ghi là các con thực hiện đúng tâm nguyện và chỉ ký tên vào trang cuối cùng thì di chúc này không đúng với hình thức luật nêu trên dẫn đến di chúc bị vô hiệu hoặc nếu ông A ký tất cả các trang nhưng vô tình sót lại một trang về phần chia tài sản cho con, trường hợp ông A này có viết tắt hoặc ghi kí hiệu mà tất cả mọi người thừa hưởng đều hiểu cùng một nội dung thì di chúc đó vẫn vô hiệu. Qua ví dụ, nếu di chúc không có hiệu lực thì sẽ không được chia theo thừa kế theo di chúc mà phải chia theo pháp luật, vì người lập di chúc không ký đủ số trang hoặc ký thiếu trang, đánh số thứ tự sai hay viết tắt mà đã làm cho di chúc vô hiệu, nên quyền và lợi ích của người thừa kế bị ảnh hưởng ngoài ra ý chí của người viết di chúc không được tôn trọng và thực hiện đầy đủ. Theo quan điểm của Nguyễn Quang Lộc, Thẩm phán TANDTC‚ Về vấn đề này thiết nghĩ TANDTC cần có hướng dẫn trên cơ sở vận dụng quy định tại hoản 1 Điều 129 của BLDS 2015 thì sẽ hợp lí hơn‛ [2]. Và quan điểm của nhóm, vấn đề này cần có những quy định linh hoạt, mềm dẻo hơn. Có thể quy định như di chúc viết tay chỉ cần ký tên vào trang cuối cùng và ghi thêm dòng như tôi cam đoan đây là bản di chúc chính tôi viết và ký vào trang cuối thay vì phải ký vào từng trang. Nếu như bản di chúc có viết tắt nhưng tất cả những người thừa kế đều hiểu cùng một nội dung thì bản di chúc đó vẫn có hiệu lực. Có thể quy định rằng nếu thực hiện được hai phần ba nghĩa vụ về hình thức của di chúc di chúc vẫn được công nhận. Cần cân nhắc điều chỉnh để dễ dàng giải quyết tình huống thực tế khi có tranh chấp xảy ra. Thứ ba, về hiệu lực di chúc. Trong trường hợp có nhiều di chúc theo Khoản 5 Điều 643 BLDS 2015 về việc khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực, ví dụ nếu ông A viết rất nhiều bản di chúc nhưng lại không ghi ngày tháng thì việc để tìm ra được bản di chúc nào là sau cùng là một việc khó khăn. Việc này sẽ gây ra tranh chấp và mâu thuẫn. Trường hợp ông A viết rất nhiều bản di chúc nhưng với những tài sản khác nhau thì những bản di chúc đó đều sẽ có hiệu lực hay là bản sau cùng mới có hiệu lực. Luật chỉ đề cập tới việc để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản nhưng nếu người lập di chúc lập ra nhiều bản với nhiều tài sản khác nhau thì khi xảy ra các tranh chấp nhưng các bản di chúc đó đều không có mâu thuẫn, thì Tòa án sẽ giải quyết thế nào để tránh làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người thừa kế. Nếu những bản di chúc không thống nhất nội dung và không xác định được bản di chúc nào cuối cùng thì việc giải quyết thừa kế cũng ảnh hưởng. Vì thế, pháp luật nên quy định rõ ràng rằng khi một người để nhiều di chúc với cùng một tài sản thì người lập di chúc phải ghi rõ giờ ngày tháng năm mình viết để tránh trường hợp không xác định được bản di chúc sau cùng và có những nội dung mâu thuẫn dẫn đến yêu cầu Tòa án giải quyết và những bản di chúc đó vô hiệu chia theo pháp luật. Người lập di chúc nếu viết nhiều bản nhưng đối với nhiều tài sản khác nhau thì những bản di chúc đó vẫn có hiệu lực. Nếu nội dung trong các bản di chúc không thống nhất phải quy 1545 định sẽ áp dụng Điều 648 BLDS 2015 để giải thích nội dung về các bản di chúc và những người thừa kế vẫn không thống nhất được nội dung thì có quyền yêu cầu Toà án sẽ giải quyết. Khi được Tòa án giải quyết sẽ không được chia theo di chúc miệng mà chia theo pháp luật. Vì vậy cần nên điều chỉnh luật cụ thể hơn để dễ dàng giải quyết tránh những trường hợp làm hạn chế quyền của người thừa kế cũng như thể hiện ý chí tôn trọng của người lập di chúc. Thứ tư, thừa kế không phụ thuộc vào di chúc. BLDS 2015 quy định tại Khoản 1 Điều 644 về ‚Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất‛. Thực tế hiện nay, việc giải quyết những tranh chấp về thừa kế không phụ thuộc vào di chúc vẫn gặp nhiều khó khăn[3]. Vì việc xác định hai phần ba suất của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc khá phức tạp. Tuy nhiên, luật không đề cập tới việc hai phần ba suất đó được tính dựa trên cơ sở nào, dựa trên toàn bộ di sản hay chỉ là phần di sản sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ về tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thứ tự ưu tiên thanh toán của thừa kế như dành cho việc mai táng, tiền trợ cấp, cấp dưỡng, tiền công, tiền bồi thường... Việc áp dụng các quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc để giải quyết các tranh chấp phát sinh ở Tòa án vẫn còn nhiều thiếu xót cũng như có nhiều điểm bất cập. Điều luật chỉ quy định mức tối thiểu mà những người đương nhiên được hưởng thừa kế mà không quy định mức tối đa được hưởng. Quy định này có thể dẫn đến người đương nhiên được hưởng thừa kế nhiều hơn người thừa kế. Một số toà án vẫn đang còn nhầm lẫn trong việc xác định điều này, gây ra việc chia 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc chưa được chính xác. Ví dụ: Ông B có một người cháu. Ông B với bà C là vợ chồng hợp pháp nhưng hôn nhân xảy ra mâu thuẩn. Ông B đề đơn ly hôn. Trong khi Tòa đang giải quyết vụ việc, B viết di chúc cho toàn bộ tài sản riêng của mình cho người cháu. Không may sau đó, B gặp tai nạn và qua đời. Theo quy định tại Điều 655 BLDS 2015 thì bà C vẫn được hưởng thừa kế (Điều 644 BLDS 2015), được hưởng ít nhất là 2/3 suất của người thừa kế và cháu của ông B chỉ được hưởng 1/3 khối di sản. Vì thế, pháp luật cần có quy định cụ thể về mức tối đa một suất thừa kế được hưởng bao nhiêu. Quy định như vậy sẽ hạn chế được những bấp cập, trong quá trình giải quyết tranh chấp, sẽ không lúng túng trong việc xác định một suất thừa kế, sẽ bảo đảm tính thống nhất trong việc giải quyết. Thứ năm, về di sản dùng vào việc thờ cúng. Theo BLDS 2015 tại Khoản 3 Điều 626 quy định về quyền của người lập di chúc‚Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thời cúng‛ và Điều 645 về các quy định của di sản trong việc thờ cúng. Nhưng pháp luật không quy định rõ một phần tài sản là bao nhiêu, nên khi tranh chấp xảy ra nếu người lập di chúc có ghi rõ là mình để lại tài sản nào để thờ cúng thì vấn đề sẽ được giải quyết nhưng nếu chỉ quy định là một phần tài sản nhưng không nói rõ thì không thể giải quyết được vì trong điều luật này không đề cập, nên việc áp dụng sẽ không thống nhất và gặp một số bất cập trong việc giải quyết các tranh chấp.‚ Một phần tài sản trong khối di sản‛ được một số nơi hiểu là một tài sản cụ thể, độc lập với tài sản khác, nên việc dùng toàn bộ đất trong toàn bộ tài sản dành vào việc thờ cúng là không được bởi vì họ cho rằng chỉ được dùng một phần của miếng đất dùng vào việc thờ cúng. Nên việc một người có nhiều miếng đất mà muốn lập di chúc để lại cho việc thờ cúng lại không được chấp thuận.‚ Một phần tài sản 1546 trong khối di sản‛ ở một số nơi khác lại được hiểu rộng hơn là một phần trong toàn bộ tài sản, không được hiểu là một tài sản riêng lẻ, nên việc để toàn bộ các miếng đất để dùng vào việc thờ cúng sẽ được chấp thuận vì ngoài đất thì còn có nhiều tài sản khác. Điều 645 BLDS 2015 chỉ quy định trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý thì những người thừa kế sẽ cử ra người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, nhưng điều luật này chưa đề cập tới trường hợp nếu di sản thờ cúng không có người nào nhận quản lý thì những người thừa kế sẽ giải quyết ra sao,‚Những người thừa kế‛ ở đây được hiểu là người thừa kế theo pháp luật và người thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, nếu người thuộc diện thừa kế rơi vào trường hợp người có hành vi phạm được quy định trong Điều 621 BLDS 2015 về những người không được quyền hưởng di sản, thì họ không được hưởng quyền thừa kế cũng như không thể tham gia vào việc cử người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng, việc này vẫn còn một số vướng mắc bởi vì khi tất cả người thừa kế theo di chúc đều chết thì di sản đó thuộc về người quản lý, nhưng phải thuộc diện thừa kế theo pháp luật, nên khi có tranh chấp xảy ra, khi hết thời hiệu thì luật chỉ giải quyết di sản đó sẽ thuộc về người quản lý, điều này vẫn cho thấy một số bất cập nhất định. Qua đó, pháp luật nên rõ người lập di chúc có quyền để lại ‚Một phần di sản trong toàn bộ khối di sản‛ để tránh việc gây hiểu lầm không đáng có. Việc những người thừa kế theo di chúc đều chết, thì di sản thuộc về người quản lý nhưng phải thuộc diện thừa kế theo pháp luật. Luật nên quy định rõ hơn, có thể áp dụng Điều 263 BLDS 2015 để giải quyết trường hợp này, không nhất thiết phải là người thuộc diện thừa kế thì mới được chọn là người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng vì việc chọn quản lý có thể giao cho một người bất kỳ, nếu không có người nhận thì tài sản đó thuộc về nhà nước. Việc quy định như vậy sẽ khiến mọi người có một cái nhìn rõ nét hơn, tránh được việc gây hiểu lầm các cách hiều sai lệch về người quản lý di sản, và khi có tranh chấp xảy ra, việc giải quyết cũng dễ dàng hơn, sẽ giải quyết được những hạn chế và thiếu xót về người và pháp luật cũng bảo vệ được quyền lợi của người lập di chúc một cách chính xác nhất. Thứ sáu, về việc di tặng. Theo Khoản 1 Điều 646 BLDS 2015 quy định‚ Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc‛. Người được hưởng di tặng có quyền sở hữu với phần tài sản được người lập di chúc để lại cho mà không phải thực hiện nghĩa vụ của người đó để lại. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ về tài sản của người di tặng thì phần di tặng đó cũng không được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này. Người được di tặng cần phải quy định cụ thể, vì lợi ích của người được hưởng phần di tặng có sự liên quan trực tiếp đến lợi ích của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đã được nêu phía trên. Nếu người được hưởng phần di tặng là người không thuộc diện thừa kế theo pháp luật thì phần người này được di tặng được khấu trừ để bảo đảm lợi ích của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, nếu phần di tặng đó chiếm phần lớn giá trị di sản của người lập di chúc. Để tạo cách hiểu thống nhất trong trường hợp trên, nên thay cụm từ ‚di sản‛ bằng ‚di sản chia thừa kế‛. Cụ thể, khoản 3 Điều 646 nên được sửa đổi như sau: ‚Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản chia thừa kế không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này‛. Với quy định này, sẽ có một cách hiểu thống nhất là: di tặng chỉ được dùng 1547 để thực hiện nghĩa vụ khi toàn bộ di sản chia thừa kế không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc. Ngược lại, người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ đó. Chỉ trong trường hợp toàn bộ di sản chia thừa kế không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết để lại, thì phần tài sản là di tặng mới được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ tài sản còn lại này. 3 KẾT LUẬN Xã hội phát triển ngày càng cao, những quy định về thừa kế theo di chúc sẽ có điểm bất cập, để việc áp dụng những quy định đó vào thực tiễn một cách hợp lý và đúng đắn thì đòi hỏi những điều luật cần phải được hoàn thiện hơn nữa nhằm giải quyết được nhiều tình huống phát sinh trong cuộc sống và để loại bỏ được những bất cập còn tồn tại trong pháp luật hiện hành. Bằng cách đưa ra các bất cập để tìm ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xét xử giải quyết khi có tranh chấp xảy ra và những giải pháp để hạn chế các tranh chấp nảy sinh trong quan hệ thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng, giúp ích cho quá trình giải quyết các tranh chấp và áp dụng pháp luật về thừa kế theo di chúc một cách tốt nhất. Đồng thời, giúp cho mọi người trong việc đảm bảo các yêu cầu để di chúc có hiệu lực pháp luật, tránh việc di chúc bị tuyên là vô hiệu làm cho di chúc không còn hiệu lực, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của thừa kế theo di chúc được công bằng và khách quan giữa người để lại di chúc và người nhận thừa kế di chúc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Duy Linh, Thừa kế là gì, xem tại truy cập ngày 01/05/2020. [2] Nguyễn Quang Lộc, Một số vấn đề khúc mắc về pháp luật thừa kế, xem tại https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2019/06/18/mot-so-van-de-khuc-mac-ve-phap- luatthuake/?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30&fbclid =IwAR17EFTskYIXU2makmrIkwSaCb4-laAgysZ9ca8EYAUhJS5nRnaf7OkNuao, truy cập ngày 01/05/2020. [3] Nguyễn Quang Lộc, Một số vấn đề khúc mắc về pháp luật thừa kế, xem tại https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-van-de-khuc-mac-ve-phap- luatthuake?fbclid=IwAR22ZrQ0sWy5xvZvl0PR4Bfc2CYWMuVcmpYPaySkujGnDgVWApFroDcZ8 JQ, truy cập ngày 01/05/2020. [4] ThS. Đoàn Ngọc Hải, Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án, xem tại https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/phap-luat-vethua-ke-va-thuc-tien-giai- quyettranhchaptaitoaan?fbclid=IwAR3FdWOp77FRwguO8AaRcY2lTPEs2u3oTLRq098EFAcgchP UoIfISAwXjc, truy cập ngày 01/05/2020.
File đính kèm:
- mot_so_bat_cap_ve_thua_ke_theo_di_chuc_trong_bo_luat_dan_su.pdf