Một phác thảo về văn hóa tâm linh

Văn hóa tâm linh là một dạng thức đặc biệt của văn hóa, do con người tạo ra trong sinh

hoạt vật chất nhưng lại mang dáng vẻ thần bí linh thiêng. Mức độ tác động trở lại của văn

hóa tâm linh với con người ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau. Giá trị và ý nghĩa cao nhất của

văn hóa tâm linh là tính thiêng. Một phác thảo về văn hóa tâm linh chỉ là ký họa toàn cảnh

về nguồn gốc, ý nghĩa của văn hóa tâm linh trong lịch sử và những chấm phá khoa học về

tâm linh và văn hóa tâm linh trong xã hội hiện đại.

Một phác thảo về văn hóa tâm linh trang 1

Trang 1

Một phác thảo về văn hóa tâm linh trang 2

Trang 2

Một phác thảo về văn hóa tâm linh trang 3

Trang 3

Một phác thảo về văn hóa tâm linh trang 4

Trang 4

Một phác thảo về văn hóa tâm linh trang 5

Trang 5

Một phác thảo về văn hóa tâm linh trang 6

Trang 6

Một phác thảo về văn hóa tâm linh trang 7

Trang 7

Một phác thảo về văn hóa tâm linh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 7580
Bạn đang xem tài liệu "Một phác thảo về văn hóa tâm linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một phác thảo về văn hóa tâm linh

Một phác thảo về văn hóa tâm linh
an đến ma thuật và 
biểu tượng. Xét cho cùng thì mọi giá trị tối cao cũng là biểu tượng nhưng là biểu hiện của hoàn 
mỹ nhất, tuyệt đích nhất. 
 Tính nhân văn cao nhất (nhiều nhà nghiên cứu văn hóa gọi là chủ nghĩa nhân văn) của 
văn hóa tâm linh là sự tri ân những người đã hóa thân thành mạch nguồn của đất nước, làm nên 
sự linh thiêng của lịch sử. Về điểm này dường như ít có sự khác biệt giữa Đông và Tây. Có 
chăng sự khác biệt là sự linh thiêng ở phương Tây ít có sự cách biệt với đời thường hơn phương 
Đông mà kiến trúc và nghi lễ là những biểu hiện cụ thể. Do vậy, sự linh thiêng của phương 
Đông mang màu sắc huyền bí, hay huyền hoặc hơn phương Tây. 
 Lịch sử và văn hóa Việt Nam có những nét độc đáo. Trong suốt mấy ngàn năm tồn tại, 
người Việt đã phải đương đầu quá nhiều với những cuộc xâm lược của ngoại bang. Máu của 
không biết bao nhiêu thế hệ ngã xuống vì đại nghĩa đã làm nên màu đỏ của mực để viết nên lịch 
sử, tô đậm truyền thống văn hóa Việt Nam. Đó là cái lõi của tính thiêng văn hóa dân tộc. 
 Lòng yêu nước, ý thức thiêng liêng về sự toàn vẹn lãnh thổ của người Việt là một trong 
những động lực để người Việt trụ vững và chiến thắng trong cuộc chiến giữ gìn bản sắc văn 
hóa. Và đó cũng là chủ đề của lễ hội văn hóa có tính linh thiêng nhất của Việt Nam. Nếu là 
người Việt thì không thể không cảm nhận đựơc sự linh thiêng của những lễ hội ấy. Tâm linh của 
anh có không ? Và tâm linh ấy ở đâu khi anh đang tham dự lễ hội Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa 
 123 
Một phác thảo về văn hoá tâm linh 
ở Đảo Lý Sơn Quảng Ngãi và anh nghe rõ: “Cúi nghĩ: Cõi u minh khó lòng tưởng tượng, chất 
trong chất đục phong hóa từ đầu. Ngoảnh sang Đông, ngóng về Tây, hướng đi mơ màng dễ 
dàng lạc bến. Ôi sắc nước hương trời xa đôi nẻo, lòng dễ mến yêu: Thủy phủ khiến sức nước 
ngưng, buổi sáng trong veo như trang điểm, cho hồn các vị tựa hàng tiên. Tiếng sóng động đông 
dài, tưởng niệm dấu thần phương nao mờ mịt, ngóng hồn thiêng xa vời vợi mong được hàm ơn” 
[5, tr.19]; khi anh biết hành trang quan trọng nhất của một lính thú Hoàng Sa là đôi chiếu, 7 đòn 
tre, 7 sợi dây mây và một chiếc thẻ bài để bó lại xác thân thả xuống biển mong hồn dẫn về quê 
nhà. Những nghĩa trang chỉ toàn mộ gió7 ở Lý sơn là một câu trả lời không mong muốn cho 
những hành trình trở về đó. 
 Không chỉ vậy, tính thiêng của văn hóa yêu nước Việt Nam còn có ảnh hưởng nhất định 
đối với một số tôn giáo trong việc thiết lập mối quan hệ giữa đạo và đời mà đạo Phật là một ví 
dụ. Đạo Phật coi trọng xuất thế nhưng đạo Phật ở Việt Nam có sự hài hòa giữa xuất thế và nhập 
thế nhất là trong những cơn hoạn nạn của quốc gia. Tư tưởng Phật giáo cùng các tôn giáo khác 
đã hòa chảy trong văn hóa Việt Nam. Đó là một ý nghĩa của dân tộc và đạo pháp trong lịch sử 
Việt Nam. 
 Quan điểm duy vật siêu hình khó có thể nhìn thấu đáo và khoa học về tâm linh và văn 
hóa tâm linh. Bởi vì người ta chỉ biết vật chất giữ vai trò quyết định cho nên suy ra văn hóa vật 
chất mới là quan trọng, mà quên mất rằng sự khác biệt của triết học Marx so với các loại duy vật 
như: duy vật tầm thường, duy vật thô sơ, duy vật kinh tế, duy vật siêu hình ở chỗ là không chỉ 
dừng lại thừa nhận vật chất giữ vai trò quyết định trong nhận thức luận mà còn thừa nhận vật 
chất và ý thức quan hệ tương tác với nhau, thậm chí trong những điều kiện lịch sử cụ thể, trên 
một nền tảng vật chất nhất định ý thức có thể giữ vai trò tác nhân quyết định8. Vì vậy những 
người cộng sản chân chính không bao giờ tuyên chiến với tôn giáo mà ngược lại tạo điều kiện 
cho các tín đồ thực hiện đức tin của mình cùng với vai trò công dân của họ. Đó là di huấn của 
V.I. Lênin và là quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo nói chung, về tâm linh nói 
riêng. 
 Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy tâm linh là một phương diện của nhân 
sinh. Vấn đề là ở chỗ phải phân loại tâm linh. Trong phân loại tâm linh thì tiêu chí nhân văn 
phải được đặt lên hàng đầu. Đó cũng là một trong những lý do văn hóa tâm linh là một bộ phận 
của văn hóa. Bởi thế không phải hiện tượng nào cũng là văn hóa tâm linh. Văn hóa tâm linh và 
mê tín dị đoan có ranh giới rất mỏng manh. Do tính chủ quan và sức mạnh của niềm tin nên 
không phải lúc nào cũng đủ mẫn tiệp để phân biệt. 
 Với quan điểm toàn diện và quan điểm phát triển, có thể khẳng định: Tâm linh là sức 
mạnh của quá khứ được hiện thực hóa. Vì vậy, không ít trường hợp tâm linh là phương tiện thể 
7 Mộ không có hài cốt. 
8 Có thể chứng minh điều này bằng cách ra Côn Đảo, địa ngục trần gian, nơi giam giữ những chí sĩ cách 
mạng và những chiến sĩ cộng sản trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. 
 124 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
hiện sức mạnh và khí phách của dân tộc, của tinh thần9. Có thể khẳng định, cơ sở của tâm linh 
và văn hóa tâm linh là niềm tin tâm linh. Niềm tin, niềm tin tâm linh, niềm tin tôn giáo và đức 
tin là những khái niệm khác nhau về mức độ và trình độ phản ánh. Khi nói niềm tin thì chỉ 
muốn nhấn mạnh và chứng tỏ cái niềm tin ấy là kết quả của tư duy và có thể đã được kiểm 
chứng. Niềm tin bao chứa trong nó thông tin và tri thức. Trong nghiên cứu khoa học, niềm tin 
có vai trò vô cùng quan trọng, không hiếm trường hợp là bà đỡ của thành tựu khoa học. Niềm 
tin là sản phẩm của tư duy do vậy không thiếu vắng sự can thiệp của yếu tố chủ quan, bởi thế có 
niềm tin khoa học và niềm tin phi khoa học. Với niềm tin phi khoa học, đừng nóng vội quy kết 
là niềm tin tôn giáo vì chân lý là cụ thể và phải được kiểm nghiệm qua thực tiễn. 
 Niềm tin tâm linh, niềm tin tôn giáo và đức tin nếu quy về một mẫu số thì điểm chung 
là hoạt động tinh thần của chủ thể hướng về những đối tượng không thể thực nghiệm, không thể 
chứng minh và nếu có ý định thực nghiệm hay chứng bị xem là xúc phạm. Niềm tin ấy là sự 
linh thiêng kết nối giữa hiện thực và siêu hiện thực, giữa thế giới trần tục và thế giới tâm linh. 
Vì vậy, niềm tin ấy là khởi đầu của tất cả. 
 Niềm tin tâm linh là khái niệm dùng chỉ tất cả các loại niền tin mà con người hướng vào 
thế giới tâm linh. Thế giới tâm linh (thế giới linh thiêng) là một khái niệm vô cùng rộng. Có thể 
nói có bao nhiêu kiểu tín ngưỡng và có bao nhiêu tôn giáo thì sẽ có bấy nhiêu thế giới tâm linh. 
Sự khác biệt giữa các thế giới tâm linh, các tín ngưỡng và tôn giáo không chỉ do giáo lý tạo 
thành mà còn do truyền thống văn hóa, hay phương thức sinh hoạt vật chất và tinh thần tạo nên. 
Có thể tìm thấy sự khác biệt đó ở ngay trong các nghi lễ tâm linh. 
 Niềm tin tôn giáo và đức tin có điểm chung đó là niềm tin của các tín đồ đặt vào, gửi 
vào những đấng linh thiêng tối cao. Tuy vậy, có sự phân biệt giữa niềm tin tôn giáo và đức tin. 
Ở niềm tin tôn giáo vẫn còn có dấu hiệu vương vấn của lý tính. Điều đó là tuyệt không ở đức 
tin. 
 Văn hóa tâm linh là một bộ phận hợp thành của văn hóa nhân loại, là sự hội tụ của: tính 
thiêng, tính linh ứng và sự hợp chuẩn của chân, thiện, mỹ ở mức độ lý tưởng nhất. Đây cũng 
chính là những dấu hiệu đặc thù của văn hóa tâm linh. Ý nghĩa khoa học của vấn đề là ở chỗ: 
văn hóa tâm linh là một bộ phận của văn hóa nhân loại nên sẽ có đày đủ những đặc trưng của 
văn hóa. Nhưng văn hóa tâm linh lại là một dạng thức của văn hóa nên bên cạnh cái chung, cái 
riêng còn có cái đơn nhất để khẳng định sự tồn tại hợp lý của nó. 
 Cái linh thiêng tạo ra văn hóa tâm linh và đến lượt nó văn hóa tâm linh làm cho cái 
linh thiêng trở thành cái của xã hội, cái của nhân văn. Đó là biện chứng của tâm linh và văn 
hóa. Biện chứng này không đồng nghĩa với văn hóa càng phát triển thì sự linh thiêng càng được 
9 Chẳng hạn đó là sự ra đời và hình thức phổ biến của bài thơ thần của Lý Thường Kiệt trong chống quân 
Tống xâm lược, hay trường hợp nhà triết học cổ đại Hy Lạp Thalès (625 - 547 TCN) đã dùng kiến thức 
thiên văn học để ngăn chặn một cuộc chiến tranh tương tàn giữa thành bang Lydiens và Médes ngày 25/5/ 
585 TCN bằng cách là ông giả vờ là đã tiếp nhận được sự mặc khải của thần thánh là sẽ giáng tai họa 
xuống hai thành bang này bằng cách che kín mặt trời (hiện tượng nhật thực). 
 125 
Một phác thảo về văn hoá tâm linh 
mở rộng mà ngược lại văn hóa càng phát triển thì tính thiêng của tâm linh càng co lại, co lại để 
thuần khiết hơn và tinh túy hơn. Vấn đề tâm linh trong các xã hội phát triển đã chứng minh nhận 
xét này. Nhưng cũng chính điều đó đã gây nên hiểu nhầm cho cái nhìn trực quan: xã hội càng 
văn minh thì vai trò của tâm linh càng nhỏ bé đi. 
 Đừng quá quan trọng để thổi phồng vai trò của tính thiêng và cũng đừng đối xử với cái 
thiêng bằng con mắt siêu hình. Vì cái thiêng trong văn hóa tâm linh là sản phẩm của con người, 
nói cách khác là từ con người mà ra lại quy trở về thành tiếng nói nội tâm của con người. Vì 
vậy, nó là sức mạnh của tinh thần. Thực tiễn cho hoạt động tinh thần của con người đều thông 
qua sự tự ý thức của cá nhân10. Nếu hiểu theo nghĩa đó thì biện chứng chủ quan và biện chứng 
khách quan thống nhất nhau - một trong những nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật. Nên 
vấn đề là ở chỗ: làm sao cho cái thiêng (tính thiêng) tác động theo hướng nào để mang lại lợi ích 
nhiều nhất cho quốc thái dân an, cho sự phát triển xã hội theo hướng ngày càng tiến bộ hơn mới 
là điều cần xem xét trên nhiều phương diện chứ không chỉ về mặt khoa học. Tính linh ứng và sự 
hợp chuẩn chân, thiện, mỹ trong văn hóa tâm linh thực ra chỉ là những dấu hiệu phái sinh của 
tính thiêng. Vì trong tính thiêng đã bao chứa tính linh ứng và sự hợp chuẩn của chân thiện mỹ. 
Tính thiêng của văn hóa tâm linh và sự nhiệm màu của tôn giáo11 tùy góc độ tiếp cận mà cho 
hiệu ứng khác nhau. 
 Thế giới ngày nay có 87% cư dân đi theo một tôn giáo trở lên. Đó chưa hẳn là sự lên 
ngôi của đức tin. Nếu như ở thời kỳ Trung cổ, tôn giáo và khoa học như là nước với lửa thì ngày 
nay nước và lửa đã có phần nguội bớt. 
 Từ thế kỷ XX, ở phương Tây có hẳn ba khuynh hướng triết học tôn giáo, triết học khoa 
học và triết học nhân sinh. Cho dù sự liên kết còn lỏng lẻo nhưng sự đối lập đã đi xuống. Điều 
đó chỉ có thể giải thích rằng: xã hội hiện đại, khoa học phát triển tạo điều kiện cho những giá trị 
văn hóa tâm linh chân chính đi vào đời sống. Trong xã hội hiện đại con người có vẻ nhân văn 
hơn, tốt với nhau thực chất hơn nên nhân loại đang từ từ thiện tịnh tiến về thiện nguyện12. Thiện 
nguyện là cái từ tâm, là cái không cần quảng bá, vì vậy từ thiện nguyện không chịu bất cứ một 
áp lực nào. Trong khi đó, không phải mọi từ thiện đều là thiện nguyện. 
 Những năm đầu thế kỷ XXI, vấn để đức tin trở nên nóng trên các phương tiện đại chúng 
khi sự xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng cực đoan trong tôn giáo. Chúng tôi gọi là sự 
đổi màu của đức tin. Thực ra đây là một vấn đề nhạy cảm là một tổ hợp của chính trị, văn hóa, 
lịch sử, địa lý... không dễ lý giải một cách đơn thuần, nhất là khi có thiên kiến hay định kiến tôn 
giáo. Nhưng khó có thể chấp nhận đức tin, tâm linh chung đường với cái dã man, cho dù dưới 
bất kỳ hình thức nào. 
10 Nếu không thông qua sự tự ý thức của cá nhân thì gọi là bị “bao cấp tư duy”. 
11 Tác giả cho rằng tâm linh tôn giáo chỉ là một bộ phận trong văn hóa tâm linh. Điều đó được thể hiện rõ 
trong suốt bài viết này. 
12 Trên các phương tiện đại chúng ở Việt Nam cũng bắt đầu dùng thuật ngữ thiện nguyện. 
 126 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 7, Số 2 (2017) 
 Sự hiện diện của văn hóa tâm linh ở Việt Nam đã vượt qua tranh luận khoa học13 ở một 
số lĩnh vực. Vấn đề quan trọng hơn là phải làm rõ mức hiện diện của văn hóa tâm linh ở trong 
mỗi lĩnh vực và sự thẩm thấu của nó trong đời sống xã hội. Từ đó để có những định hướng phát 
huy những giá trị tích cực và hạn chế mặt trái của văn hóa tâm linh trong quan hệ nhân sinh. Âu 
cũng là một cách để nước chung một dòng chảy về biển lớn. 
 Nếu cần minh chứng cho văn hóa tâm linh đã ngấm sâu vào đời sống tinh thần của 
người Việt Nam thì có là văn học Việt Nam là địa chỉ. Có thể thấy tâm linh nhuốm màu trong 
mọi giai đoạn của lịch sử văn học Việt Nam, hiển linh trong những tác phẩm văn học đỉnh cao 
như Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trong văn học Việt Nam hiện đại viết về người lính, tâm linh 
không chỉ là nội lực thôi thúc người lính trước khi bước vào trận đánh, là đêm tối mò mò để kẻ 
thù không nhận ra ta nhưng lại là linh ứng, linh cảm để đồng đội tìm ra nhau sau chiến dịch... 
trong các tác phẩm Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh... 
 Văn hóa tâm linh ở Việt Nam là một vấn đề lớn vì vậy cần phải có một hệ thống công 
trình khoa học với các tầng cấp khác nhau mới có thể có những kết luận thỏa đáng về mặt khoa 
học. Mọi tiếp cận khoa học về văn hóa tâm linh, nếu thiếu quan điểm toàn diện thì sẽ rơi vào 
phiến diện và chủ quan. 
 Mọi vấn đề có thể vận hành theo cơ chế thị trường, trừ tâm linh và văn hóa tâm linh. Vì 
bản thân tâm linh và văn hóa tâm linh vượt ra khỏi quy luật giá trị của hàng hóa. Nói cách khác, 
sự linh thiêng không phải là hàng hóa để trao đổi. Giá trị cao nhất của tâm linh là ở chỗ ấy. Tâm 
linh, văn hóa tâm linh trở thành tài sản chung của nhân loại cũng là vì đứng trên nền tảng đó. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. David Stanfford-Clark (2002). Freud đã thực sự nói gì, Nxb Thế giới, Hà Nội. 
[2]. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng 
 Hồ Chí Minh (1999). Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[3]. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Kim Lai (2007). Văn hóa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
[4]. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995). Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[5]. Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân (1998). “Tư liệu về nguồn gốc và chức năng của đội Hoàng 
 Sa”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 4. 
[6]. Trần Đình Sử (2014). “Văn học và văn hoá tâm linh”, nguồn website: 
 https://trandinhsu.wordpress.com/2014/03/21/van-hoc-va-van-hoa-tam-linh/ 
13 Còn rất nhiều lĩnh vực đang tiếp tục tranh luận. Ở nước ta cũng đã xuất hiện trục lợi từ tâm linh cần 
phải lên án. 
 127 
Một phác thảo về văn hoá tâm linh 
 AN OVERVIEW OF SPIRITUAL CULTURE 
 Nguyen Tien Dung1*, Nguyen Hoang Tue Quang2 
 1 Department of Philosophy, Hue University College of Sciences 
 2 Faculty of Hospitality and Tourism - Hue University 
 *Email: ntdunghueuni@gmail.com 
 ABSTRACT 
 Spiritual culture is a particular form of culture, that is created by human being in material 
 life activities, but possesses mystical and sacred characteristics. The impact of spiritual 
 culture on human is different in historical periods. The most meaningful value of spiritual 
 culture is the sacredness. An overview of the spiritual culture is just a portrait of the origin 
 and meanings of spiritual culture in the history, as well as scientific notes of spirituality 
 and spiritual culture in modern society. 
 Keywords: sacredness, spiritual culture, , goodness and beauty, truth. 
 128 

File đính kèm:

  • pdfmot_phac_thao_ve_van_hoa_tam_linh.pdf