Mối quan hệ giữa việc thực hiện sáng kiến lập pháp với chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Sáng kiến lập pháp (SKLP) là quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội với mục đích để Quốc hội xem
xét, thông qua dự án luật đó. Ở hầu hết các nước trên thế giới, SKLP được quy định trong Hiến pháp với hai
nội dung cơ bản: chủ thể có quyền SKLP và hình thức thực hiện SKLP. Ở nước ta, các vấn đề này cũng được
quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật BHVBQPPL) năm
2008. Tuy nhiên, những quy định của Luật BHVBQPPL năm 2008, đặc biệt là những quy định về Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh (CTXDLPL) có những tác động nhất định đến việc thực hiện SKLP.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa việc thực hiện sáng kiến lập pháp với chương trình xây dựng luật, pháp lệnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa việc thực hiện sáng kiến lập pháp với chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
tiễn. Nhất là khi Quốc hội nước ta hoạt động không thường xuyên 24 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 13(174) 72010 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT của xã hội. Vì vậy, nếu coi CTXDLPL là căn cứ để các chủ thể tiến hành soạn thảo luật, pháp lệnh thì trước khi gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các chủ thể đã phải nhận diện được các vấn đề và hoạch định được chính sách cho từng dự án, kiến nghị. Và nếu coi lần trình dự kiến CTXDLPL là trình chính sách ra trước Quốc hội để Quốc hội quyết định thì các quy định liên quan đến một loạt các quy trình hiện nay về lập dự kiến, thẩm tra, trình Quốc hội thông qua là không phù hợp. Chẳng hạn như, nếu là thông qua chính sách đối với từng dự án, Quốc hội phải dành thời gian để thảo luận về từng chính sách đó, các Ủy ban phải có báo cáo thẩm tra riêng đối với từng dự án, kiến nghị được đề xuất, cơ quan giải trình cũng không phải là UBTVQH mà phải là các cơ quan có quyền trình dự án, kiến nghị Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp bổ sung các quy định này thì cũng không phù hợp với quy định của Hiến pháp. Bởi vì Hiến pháp quy định quyền SKLP của các chủ thể là quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội chứ không phải là trình chính sách về các dự án luật, kiến nghị về luật để Quốc hội thông qua, trên cơ sở đó mới tiến hành soạn thảo và trình Quốc hội trong lần sau. Quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội khác gì với quyền gửi kiến nghị về luật, pháp lệnh đến UBTVQH? Theo nội dung lời văn Điều 87 của Hiến pháp năm 1992, quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật là quyền của các chủ thể trình các văn bản đó ra trước Quốc hội. Hiến pháp giao cho luật việc quy định thủ tục để các chủ thể có thể trình dự án luật, kiến nghị về luật. Điều này có nghĩa là, nếu tuân theo đúng thủ tục do luật định, các chủ thể sẽ trình được các dự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội. Với cách hiểu như trên thì quy trình xây dựng luật, pháp lệnh hiện nay được quy định trong Luật BHVBQPPL năm 2008 là không phù hợp và phần nào hạn chế quyền của các chủ thể trong việc thực hiện SKLP của mình. Bởi vì, để một dự án luật chính thức được soạn thảo và trình lên Quốc hội, trước hết dự án luật đó phải có tên trong CTXDLPL. Bước đầu tiên của việc xây dựng CTXDLPL là “Cơ quan, tổ chức, ĐBQH có quyền trình dự án luật quy định tại Điều 87 của Hiến pháp gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; ĐBQH gửi kiến nghị về luật, pháp lệnh đến UBTVQH...” (Khoản 1, Điều 23, Luật BHVBQPPL năm 2008). Luật đưa ra một thuật ngữ mới so với Hiến pháp. Đó là đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Xung quanh thuật ngữ này có hai vấn đề sau: Thứ nhất, các chủ thể không chỉ có quyền gửi đề nghị xây dựng luật mà còn có quyền gửi đề nghị xây dựng pháp lệnh. Việc bổ sung thêm loại văn bản pháp lệnh ở đây theo chúng tôi là hợp lý. Bởi vì, hệ thống VBQPPL bao gồm nhiều loại văn bản do các cơ quan khác nhau ban hành. Một cơ quan có thể ban hành một hoặc một số loại VBQPPL. Theo quy định của Luật BHVBQPPL thì Quốc hội ban hành luật, nghị quyết; UBTVQH ban hành pháp lệnh và nghị Số 13(174) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 257 2010 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT quyết. Việc bổ sung loại văn bản pháp lệnh vào đây là không trái với tinh thần của Hiến pháp. Tuy nhiên, việc bổ sung đó là chưa đầy đủ vì Quốc hội và UBTVQH đều có thẩm quyền ban hành nghị quyết và theo quy định, nghị quyết cũng là một loại VBQPPL, vậy tại sao không phải là Chương trình xây dựng, luật, pháp lệnh, nghị quyết mà chỉ là chương trình xây dựng luật, pháp lệnh? Như vậy, cùng là VBQPPL do Quốc hội, UBTVQH ban hành nhưng có loại văn bản (luật, pháp lệnh) phải có tên trong CTXDLPL thì mới được soạn thảo, trình, thông qua; có loại văn bản không cần có tên trong CTXDLPL cũng vẫn được soạn thảo, trình và thông qua. Thứ hai, Hiến pháp quy định quyền của các chủ thể là quyền trình dự án luật, đề nghị về luật ra trước Quốc hội, trong khi đó, Luật BHVBQPPL quy định quyền của các chủ thể là quyền gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh đến UBTVQH. Chúng tôi cho rằng, không thể đồng nhất quyền gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh với quyền trình dự án luật, pháp lệnh. Bởi vì, xét về bản chất, hai khái niệm này khác nhau. Quyền trình dự án luật, pháp lệnh là quyền chủ động của chủ thể trong việc trình ra trước Quốc hội một dự thảo luật đã được chuẩn bị để Quốc hội xem xét, quyết định; còn quyền gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh mang tính chất hỏi ý kiến xem có được phép xây dựng dự án luật, pháp lệnh theo đề xuất hay không. Điều này không phù hợp với quy định của Hiến pháp. Hiến pháp quy định cho các chủ thể có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội và chỉ giao cho Luật quy định về trình tự, thủ tục để các chủ thể có thể thực hiện được quyền trình dự án luật, pháp lệnh đó ra trước Quốc hội chứ không phải là hạn chế quyền của các chủ thể thông qua việc sáng tạo ra quyền gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trình ra Quốc hội hay UBTVQH? Theo quy định của Hiến pháp, quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật là quyền trình ra trước Quốc hội. Với việc xây dựng CTXDLPL như hiện nay thì các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh được gửi tới UBTVQH. Luật còn giao U B T V Q H là cơ quan trình dự kiến CTXDLPL. Ở đây, UBTVQH chỉ là cơ quan tổng hợp các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh của các chủ thể rồi trình lên Quốc hội hay là cơ quan có quyền quyết định dự kiến CTXDLPL trình Quốc hội? Trong trường hợp là cơ quan có quyền quyết định dự kiến CTXDLPL trình Quốc hội thì sẽ không lý giải được đối với trường hợp UBTVQH vừa là cơ quan có quyền gửi đề nghị xây dựng luật (với tư cách là một trong những chủ thể có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội theo quy định của Hiến pháp), vừa là cơ quan có quyền trình dự kiến CTXDLPL ra trước Quốc hội và sau đó sẽ là cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý CTXDLPL trình Quốc hội thông qua. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh có thể bị từ chối hay không? Luật BHVBQPPL năm 2008 quy định các chủ thể có quyền gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh tới UBTVQH. UBTVQH sẽ xem xét đề nghị, kiến nghị đó và lập dự kiến CTXDLPL trình Quốc hội xem xét, quyết định. Như vậy, trong quá trình xem xét, UBTVQH được quy định là cơ quan chủ trì và về lý thuyết, UBTVQH có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận việc đưa một Hiến pháp quy định cho các chủ thể có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội và chỉ giao cho Luật quy định về trình tự, thủ tục để các chủ thể có thể thực hiện được quyền trình dự án luật, pháp lệnh đó ra trước Quốc hội chứ không phải là hạn chế quyền của các chủ thể thông qua việc sáng tạo ra quyền gửi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh 26 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 13(174) 72010 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh vào trong dự kiến CTXDLPL. Ngay cả trong trường hợp đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh có tên trong dự kiến CTXDLPL do UBTVQH trình Quốc hội thì đề nghị, kiến nghị đó cũng có thể bị gạt ra sau khi Quốc hội cho ý kiến, UBTVQH chủ trì chỉ đạo các cơ quan tiếp thu. Luật không quy định về tiêu chí để căn cứ vào đó, UBTVQH quyết định không đưa một đề nghị, kiến nghị vào trong dự kiến CTXDLPL. Trong trường hợp một đề nghị, kiến nghị không được đưa vào CTXDLPL do UBTVQH trình Quốc hội thì cũng không có quy định nào cho phép chủ thể có đề nghị, kiến nghị đó một cơ hội nào để bảo vệ đề nghị, kiến nghị của mình trước Quốc hội. Như vậy, từ quy định của Hiến pháp về quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội, thông qua quy định về CTXDLPL đã bị hạn chế thành quyền gửi đề nghị, kiến nghị ra trước UBTVQH và tiếp tục bị hạn chế bởi khả năng có thể bị UBTVQH không đưa vào CTXDLPL. Những bất cập của việc gắn thủ tục soạn thảo luật và thủ tục trình dự án luật, kiến nghị về luật với CTXDLPL Như trên đã phân tích, với cách quy định như hiện nay, CTXDLPL là trung tâm của hoạt động lập pháp của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các chủ thể được phân công trình dự án luật, pháp lệnh. Vì vậy, việc đề xuất từ phía các chủ thể có quyền để đưa vào CTXDLPL là rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế trong những năm gần đây cho thấy, việc bổ sung, thay đổi CTXDLPL diễn ra khá thường xuyên, thậm chí có năm tới 2 - 3 lần. Có dự án xin được rút ra khỏi Chương trình do chưa chuẩn bị kịp. Có dự án được đề nghị bổ sung vào Chương trình do cần thiết và bức xúc. Nếu vẫn giữ quy định về CTXDLPL như hiện nay thì việc bổ sung CTXDLPL hay rút khỏi CTXDLPL cũng là chuyện bình thường và nên hiểu đó là cách làm có trách nhiệm từ phía các chủ thể đề xuất. Bởi vì, nếu một dự án luật chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng vẫn cứ được trình ra các cơ quan của Quốc hội, Quốc hội và theo vòng quay cũng sẽ được thông qua, các dự án đó sẽ không có chất lượng tốt, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội cũng như nhu cầu quản lý của các cơ quan nhà nước. Trong khi đó, nếu một dự án chưa có tên trong CTXDLPL nhưng bản thân các chủ thể nhận thấy là cần thiết và bức xúc thì không có lý do gì không bổ sung vào CTXDLPL. Xuất phát từ thực tế như vậy và những vấn đề tồn tại như đã trình bày ở trên, Luật có nên tiếp tục quy định về CTXDLPL nhiệm kỳ và hàng năm? Một bất cập nữa liên quan đến hoạt động của các cơ quan khi lấy CTXDLPL là trung tâm của hoạt động lập pháp là việc Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội luôn trong tình trạng chờ đợi sự tích cực và cảm thông từ phía các chủ thể có quyền trình, mà chủ yếu là từ Chính phủ. Nói là chờ đợi sự tích cực bởi vì, có những dự án luật có tên trong CTXDLPL nhưng thật sự chưa cần thiết (hoặc có cần thiết nhưng cũng chưa đến mức độ quá bức xúc) thì cũng không thể đòi hỏi một tinh thần phấn chấn và hồ hởi từ phía các cơ quan được giao chủ trì soạn thảo để hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Nói là cảm thông vì nếu các dự án luật, pháp lệnh không được trình sang theo đúng dự kiến, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội rất dễ rơi vào tình trạng bị “cháy chương trình”, không đủ thời gian vật chất để chuẩn bị các công việc theo quy định của luật. Trong khi đó, chương trình hoạt động hàng tháng của UBTVQH luôn phải chờ đợi xem các chủ Với việc quy định về CTXDLPL như hiện nay, Quốc hội, UBTVQH, các cơ quan khác của Quốc hội, thậm chí là ngay cả Chính phủ cũng thường xuyên ở trong tình trạng “bếp đã bắc; củi, lửa, nồi, xoong sẵn sàng nhưng thiếu gạo Số 13(174) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 277 2010 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT thể có trình dự án luật đã có trong CTXDLPL hay không? Ủy ban được giao nhiệm vụ chủ trì thẩm tra có kịp tiến hành thẩm tra không? Cũng cần phải hiểu rằng, mặc dù Chính phủ là chủ thể trình phần lớn các dự án luật, pháp lệnh nhưng bản thân Chính phủ cũng trong tình trạng chờ đợi các bộ vì các bộ mới là các cơ quan được giao chủ trì soạn thảo. Trong một số trường hợp, Chính phủ cũng rơi vào tình trạng quá tải đối với việc xem xét cho ý kiến các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình sang Quốc hội, UBTVQH. Với việc quy định về CTXDLPL như hiện nay, Quốc hội, UBTVQH, các cơ quan khác của Quốc hội, thậm chí là ngay cả Chính phủ cũng thường xuyên ở trong tình trạng “bếp đã bắc; củi, lửa, nồi, xoong sẵn sàng nhưng thiếu gạo”. 4. Hoàn thiện pháp luật bảo đảm thực hiện quyền sáng kiến lập pháp của các chủ thể có thẩm quyền Từ phân tích những bất cập trong việc thực hiện SKLP của các chủ thể có thẩm quyền được quy định trong Hiến pháp với CTXDLPL được quy định trong Luật BHVBQPPL năm 2008, xuất phát từ yêu cầu bảo đảm quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội của các chủ thể nói riêng và quy trình xây dựng luật, pháp lệnh nói chung, thì: Thứ nhất, cần giới hạn lại các loại VBQPPL do Quốc hội, UBTVQH ban hành. Luật BHVBQPPL năm 2008 quy định Quốc hội có quyền ban hành luật, nghị quyết; UBTVQH ban hành pháp lệnh, nghị quyết. Dưới hình thức nghị quyết, hiện đang có hai loại là nghị quyết mang tính quy phạm và nghị quyết không mang tính quy phạm. Chúng tôi cho rằng, nghị quyết được ban hành mang tính quy phạm nên thống nhất chuyển thành luật. Đối với những vấn đề chỉ mang tính khuyến cáo, không có tính bắt buộc áp dụng và không có chế tài, Quốc hội vẫn có thể ban hành nghị quyết nhưng không coi nghị quyết là một loại VBQPPL. Hình thức VBQPPL mà UBTVQH ban hành cũng chỉ nên giữ lại một hình thức pháp lệnh hoặc nghị quyết. Việc giới hạn lại các loại VBQPPL do Quốc hội, UBTVQH ban hành sẽ giúp thống nhất quy trình trong quá trình soạn thảo, trình, cho ý kiến và thông qua. Thứ hai, cần tách quy trình soạn thảo luật, pháp lệnh/nghị quyết với quy trình thẩm tra, cho ý kiến, thông qua. Việc hoạch định chính sách, thể hiện chính sách do các chủ thể có quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật tiến hành. Quy trình trình Quốc hội, tiếp thu ý kiến, thông qua sẽ được tiến hành theo một trình tự riêng. Có như vậy mới bảo đảm quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội của các chủ thể. Về CTXDLPL, theo chúng tôi, vẫn nên giữ CTXDLPL hàng năm nhưng chỉ là dự kiến hoạt động lập pháp của Chính phủ. Dự kiến CTXDLPL hàng năm của Chính phủ do Chính phủ ban hành, có thể có giá trị bắt buộc đối với các cơ quan của Chính phủ. Chính phủ quyết định việc trình hay không trình một dự án ra trước Quốc hội. Đối với các chủ thể khác thì việc soạn thảo các văn bản luật, pháp lệnh/nghị quyết không cần phải thực hiện theo Chương trình. Tuy nhiên, khi bắt đầu xây dựng dự thảo, các chủ thể (kể cả Chính phủ) có trách nhiệm báo cáo với UBTVQH để UBTVQH chủ động dự kiến phân công cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan phối hợp thẩm tra. Các cơ quan được phân công tiếp cận dần với các chính sách, nội dung của dự án. Trước mỗi kỳ họp Quốc hội, các chủ thể có quyền trình dự án, kiến nghị có trách nhiệm gửi dự kiến nội dung liên quan đến hoạt động lập pháp sẽ trình ra Quốc hội. Trên cơ sở đó, Văn phòng Quốc hội sẽ xây dựng Chương trình kỳ họp Quốc hội, đồng thời các cơ quan của Quốc hội sẽ tiến hành các hoạt động của mình theo luật định. Thứ ba, cần xây dựng một quy trình và các bảo đảm để ĐBQH có thể thực hiện quyền kiến nghị về luật. Luật hiện hành chỉ quy định về trình tự, thủ tục gửi kiến nghị về luật, pháp lệnh đến UBTVQH để UBTVQH lập dự kiến CTXDLPL trình Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, khi Quốc hội đã thông qua thì vẫn chưa có một quy trình cụ thể về chính sách, tài chính và các hình thức hỗ trợ khác để bảo đảm mọi điều kiện cho ĐBQH có thể trình dự án luật.
File đính kèm:
- moi_quan_he_giua_viec_thuc_hien_sang_kien_lap_phap_voi_chuon.pdf