Mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay

Tóm tắt

Suốt một thời gian dài, chúng ta đã được tiếp cận với những lý thuyết luận, phương pháp luận,

khoa học luận đa dạng của nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực về vấn đề bảo vệ các

giá trị văn hóa truyền thống/di sản văn hóa trong bối cảnh hiện đại hoá, toàn cầu hoá hiện nay, trong

đó có gắn với sự phát triển kinh tế mang tính quốc tế và đại chúng - du lịch. Du lịch hiện đang là một

điểm sáng (mũi nhọn) cho kinh tế Việt Nam; dân chúng tiếp nhận du khách nước ngoài với lòng hiếu

khách của văn minh, văn hóa Việt; xã hội đón nhận du lịch trong nhiều sinh hoạt thường nhật một

cách thản nhiên, du lịch sẽ gắn bó với tương lai của đất nước, là thước đo chính xác khả năng của Việt

Nam trong cách đón nhận những biến đổi lớn từ toàn cầu hóa. Tiếp bàn về vấn đề nhận thức đối với

mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch; giải pháp tạo sự cân bằng

cho mối quan hệ này là những vấn đề mà bài viết này xin được trao đổi.

Mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay trang 1

Trang 1

Mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay trang 2

Trang 2

Mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay trang 3

Trang 3

Mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay trang 4

Trang 4

Mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay trang 5

Trang 5

Mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay trang 6

Trang 6

Mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 3920
Bạn đang xem tài liệu "Mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay

Mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay
 doanh cũng như điểm đến. Tính 
đặc trưng của điểm đến, sản phẩm du lịch 
được quy định bởi đặc điểm tự nhiên hoặc văn 
hóa bản địa (mà ở đây là di sản văn hóa) điển 
hình của địa phương, nơi sản phẩm du lịch 
được hình thành, phát triển.
Di sản văn hóa giải quyết vấn đề sản 
phẩm du lịch Việt Nam
Việt Nam đang sở hữu một “kho báu” để làm 
nền tảng thiết kế sản phẩm du lịch mà nhiều 
quốc gia khác không có, đó là một nền văn hóa 
đặc sắc, nhiều lợi thế về cảnh quan, cấu trúc và 
biểu hiện dấu ấn văn hóa vật chất, tinh thần. 
Về cảnh quan, Việt Nam có cảnh quan văn hóa 
đa dạng được tạo nên bởi sự thích ứng của 
con người trong từng dạng địa hình. Về cấu 
trúc, Việt Nam là một quốc gia đa sắc màu 
văn hóa của 54 dân tộc cùng sinh sống, thống 
nhất trong đa dạng. Điều đó đã tạo nên một 
hệ thống di sản văn hoá vật thể, phi vật thể 
phong phú, độc đáo, khác lạ, trong đó nhiều di 
sản văn hóa mang đậm dấu ấn đóng góp của 
văn hóa đa tộc người được công nhận là di sản 
văn hóa thế giới. Đặc biệt, Việt Nam còn hàm 
chứa một hệ thống di sản văn hóa thời kỳ cận 
hiện đại ghi dấu ấn công cuộc xây dựng và bảo 
vệ Tổ quốc. Hệ thống di sản: các di tích lịch sử 
văn hóa, ẩm thực, lễ hội, các trò chơi dân gian, 
hàng thủ công, là những nguồn tài nguyên 
độc đáo, đặc sắc để làm nên cái hồn của sản 
phẩm du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất 
lượng sản phẩm du lịch hiện nay.
Di sản văn hóa giải quyết vấn đề gia tăng 
lượng khách
Các hoạt động chủ yếu của du lịch bao 
gồm: Ăn, ở, du ngoạn, mua sắm, vui chơi giải 
trí (nhu cầu nội tại của con người). Tất cả các 
hoạt động đó ngoài việc thoả mãn nhu cầu 
thiết yếu của mọi thành viên trong xã hội đều 
mang đến những cảm nhận trải nghiệm về 
đặc trưng văn hóa, khát vọng về văn hóa - thể 
hiện sự ngưỡng mộ, theo đuổi với nền văn hóa 
của nơi khác. Điều đó cho thấy văn hoá với hệ 
thống các di sản là động cơ, là mục đích tìm 
kiếm của du khách bởi sự khác biệt. Đây sẽ là 
tác nhân tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến, sự 
thu hút/lôi cuốn du khách, thúc đẩy tính lưu 
chuyển của dòng khách. Những ấn tượng về 
văn hóa làm cho du khách khó quên chuyến 
đi của mình và họ sẽ giới thiệu, quảng bá nâng 
cao những giá trị đó.
Di sản văn hóa giải quyết vấn đề định vị 
hình ảnh, nâng cao thương hiệu du lịch địa 
phương/vùng/quốc gia
Khai thác di sản văn hóa sẽ tạo nên các sản 
phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt, giúp định 
vị hình ảnh, nâng cao năng lực cạnh tranh, 
thương hiệu du lịch của một điểm đến và 
hình ảnh quốc gia. Tính cạnh tranh thu hút 
khách của một điểm đến, hình thành, định vị 
thương hiệu cho địa phương/vùng/quốc gia 
phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản: Mức độ 
hấp dẫn dựa trên tính khác biệt của sản phẩm 
du lịch so với những điểm đến khác; tình trạng 
môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên 
và môi trường xã hội); sự thuận lợi trong tiếp 
cận điểm đến (thủ tục ra vào, phương tiện); 
và hình ảnh, thông tin về điểm đến. Các sản 
phẩm du lịch được khai thác từ tính độc đáo, 
riêng biệt của di sản văn hóa sẽ góp phần làm 
giảm sự cạnh tranh tiêu cực giữa các khu vực 
phát triển du lịch bởi tạo nên yếu tố không 
trùng lặp. Tự thân chúng sẽ hấp dẫn và thu hút 
du khách mà không phải dùng đến các biện 
Số 29 (Tháng 9 - 2019)76
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
pháp không phù hợp, giúp phát triển du lịch 
đồng đều ở mỗi địa phương, vùng miền. Đảm 
bảo sự khác biệt, tăng tính cạnh tranh, giúp 
định vị hình ảnh, thương hiệu cho điểm đến 
địa phương, quốc gia là một yêu cầu đặc biệt 
quan trọng trong quá trình phát triển du lịch 
của đất nước.
Di sản văn hóa tạo khả năng sinh lời tại 
chỗ 
Di sản văn hóa là sơ sở tạo ra một hệ thống 
các sản phẩm, dịch vụ tại chỗ để đáp ứng nhu 
cầu của du khách đến tham quan du lịch (bán 
vé, sách, đồ lưu niệm, đồ ăn, chụp ảnh, khu 
dịch vụ bán lẻ thương mại) kích thích tiêu 
dùng, sản xuất ở khu vực xung quanh. Điều 
đó khẳng định di sản văn hóa có khả năng tạo 
thành tài sản, tác động kinh tế ở phạm vi vùng, 
khu vực, quốc gia. 
3. Tạo mối quan hệ bền vững giữa bảo tồn, 
phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển 
du lịch trong giai đoạn hiện nay
Mối quan hệ giữa di sản và du lịch tốt hay 
xấu tuỳ thuộc vào cách chúng ta xử lý như 
thế nào. Sẽ rất lý tưởng nếu kết hợp được hai 
mục tiêu: Phát triển du lịch và bảo tồn di sản 
văn hóa. Có thể đưa những “điều” này vào hai 
“phạm trù công việc”: Một là những công việc 
thuộc phạm trù văn hóa (phục dựng, bảo tồn, 
tôn tạo); hai là những công việc thuộc phạm 
trù du lịch (cơ sở, tiện nghi, hình thức thực 
hiện).
Những tài nguyên văn hóa của dân tộc sẽ 
hình thành và tồn tại lâu dài, bền vững, một khi 
cùng tiến hành song song một cách văn hóa, 
hai lĩnh vực văn hóa và du lịch. Để thực hiện 
được mong muốn trên, cần thống nhất quan 
điểm giải quyết. Trong từng hoạt động mọi 
điểm mạnh cần phải được duy trì, phát huy; 
mọi điểm yếu cần phải được cải thiện, xóa bỏ.
Trên thực tế, mâu thuẫn giữa bảo tồn và 
phát triển du lịch hiện bộc lộ khá rõ ở các điểm 
di sản. Một mặt, du lịch là động lực cho sự phát 
triển kinh tế địa phương và là nguồn cung 
cấp tài chính bền vững cho di sản, nhưng mặt 
khác du lịch lại có thể gây hại cho di sản khi số 
lượng du khách tăng lên. Điều này, khiến cho 
mối quan hệ giữa hai bên căng thẳng và khó 
có thể giải quyết trong một sớm một chiều và 
cần có sự nỗ lực từ hai phía. Nhiều trường hợp 
cho thấy, việc khai thác các di sản quá mức để 
phục vụ du lịch sẽ dẫn đến di sản bị huỷ hoại. 
Dưới ảnh hưởng của du lịch, rất nhiều di sản 
văn hóa (cả vật thể và phi vật thể) đã bị biến 
dạng hoặc biến mất. Ví dụ, ở một số quốc gia 
trên thế giới, khá nhiều di tích phải giảm tải số 
lượng khách đến tham quan bằng nhiều chính 
sách khác nhau; một số di tích phải đóng cửa 
vì lượng khách đến quá lớn, gây ảnh hưởng 
xấu đến môi trường và cảnh quan di tích, cũng 
như tác động xấu đến sinh hoạt của cộng 
đồng địa phương. Nhiều lễ hội khi trở thành 
lễ hội du lịch đã mất hết những giá trị gốc/bản 
thể của nó, trở thành những sinh hoạt trần tục. 
Nói chung, nhiều giá trị văn hóa, những yếu tố 
đặc trưng, nguyên bản đã biến mất khi bị khai 
thác du lịch một cách thái quá, thiếu kiểm soát.
Hậu quả này không nên đổ lỗi hoàn toàn 
cho du lịch. Cách thức quản lý, vận hành và 
phát triển của con người đóng vai trò quyết 
định trong việc du lịch tác động tích cực hay 
tiêu cực đối với vấn đề bảo tồn và phát huy giá 
trị di sản văn hóa. Điều cơ bản là làm sao phát 
triển du lịch nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc, 
tính nguyên gốc của di sản, làm cho du lịch và 
di sản văn hóa không xung đột nhau mà bổ 
trợ, phục vụ lẫn nhau. Gánh nặng và những 
thách thức này được đặt lên vai của tất cả các 
bên liên quan đến chu trình quản lý di sản 
văn hóa ở một khu di tích, địa phương có di 
sản nhằm đảm bảo khả năng đạt được sự cân 
bằng giữa việc bảo tồn và phát triển bền vững 
tại một điểm di sản.
Chính quyền địa phương, ban quản lý địa 
phương đóng vai trò quan trọng trong việc 
77Số 29 (Tháng 9 - 2019)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
bảo tồn và mở hướng phát triển cho các di sản 
văn hóa. Điều cốt yếu là phải nhận thức rõ vai 
trò của di sản văn hóa đối với cộng đồng và 
làm mọi điều để giữ gìn cho cộng đồng cũng 
như nghiên cứu các biện pháp, cách thức tốt 
nhất khi kết hợp di sản với du lịch. Quá thương 
mại hóa hoặc quá bảo tồn di sản văn hóa một 
cách cứng nhắc không phải là phương thức lý 
tưởng đối với việc bảo vệ và phát huy di sản. Vì 
thế những chính sách, quy chế, quy định đối 
với bảo tồn, phát huy di sản cần linh hoạt để 
thu hút du khách và phòng tránh được những 
mặt trái mà du lịch có thể tác động. 
Mặc dù người dân địa phương có thể tự 
thân bảo vệ di sản để thể hiện đức tin, niềm tự 
hào, trách nhiệm của chính họ mà không phải 
sử dụng ngân sách Nhà nước, song không thể 
phủ nhận vai trò quan trọng của kinh tế đối với 
sự tồn tại của các di sản văn hóa trong đời sống 
hiện nay. Bởi ít nhất phải có kinh phí để duy trì 
một ban tổ chức hoạt động hiệu quả, nâng cấp 
và xây dựng cơ sở hạ tầng, cảnh quan, tôn tạo, 
sửa chữa, phục dựng, duy trì di sản. Hơn nữa, 
khi người dân được hưởng lợi từ các di sản này 
sẽ kích thích hơn việc tham gia tích cực từ phía 
họ, tình yêu di sản vì thế sẽ lớn dần lên và được 
duy trì một cách lâu dài, bền vững. Xét trên 
khía cạnh du lịch, du khách sẽ được chào đón 
hơn khi đến với địa phương, do người dân địa 
phương hiểu rằng du khách đến giúp họ phục 
hưng, bảo tồn chính văn hóa của họ và mang 
lại lợi ích kinh tế cho họ. Ngược lại, du khách sẽ 
cảm thấy hài lòng khi đến một nơi du lịch mà 
người dân nồng nhiệt, mến khách, thân thiện, 
môi trường hoạt động an toàn và khám phá 
được nhiều điều mới, lạ, độc đáo. Những nhà 
đầu tư, tài trợ, các doanh nghiệp kinh doanh 
cũng sẽ tham gia hăng hái hơn vì nhận thấy 
có được lợi ích mang đến cho bản thân, đơn 
vị. Điều đó cho thấy, việc giữ gìn, phát huy di 
sản văn hóa và những lợi ích từ kinh tế có mối 
liên kết với nhau. Và như thế, vấn đề thương 
mại một cách hợp lý, tuyên truyền, quảng 
bá cho di sản là một việc đáng làm, cần thiết 
trong phát triển du lịch. Bảo tồn, phát huy di 
sản văn hóa cần dựa trên quan điểm di sản văn 
hóa, các giá trị truyền thống đang tồn tại song 
hành với xã hội, phải có những biện pháp vận 
hành/phát huy một cách thích hợp với những 
yêu cầu của thời đại mới, trong bối cảnh chính 
trị - kinh tế - văn hóa - xã hội nhất định. Đây là 
mối quan hệ hai chiều, có sự ảnh hưởng và tác 
động tương hỗ lẫn nhau.
Luôn xác định di sản văn hóa là một sản 
phẩm văn hóa, phải vận hành phù hợp với 
vai trò của nó trong xã hội hiện tại, phải đáp 
ứng nhu cầu của xã hội đương đại. Dưới góc 
độ du lịch, di sản văn hóa có vai trò kích thích 
nhu cầu du lịch/tham quan của du khách, tạo 
tính hấp dẫn cho điểm tham quan du lịch, xây 
dựng hình ảnh cho một vùng đất cũng như là 
tác nhân tạo sự phát triển kinh tế - xã hội, địa 
phương, vùng, quốc gia; hình thành loại hình 
du lịch thay thế và đáp ứng mục tiêu phát triển 
bền vững.
Quản lý, bảo tồn phát huy giá trị di sản văn 
hóa phải có cách nhìn theo nghĩa rộng hơn, 
không chỉ xoay quanh việc phục hồi, sửa chữa, 
tôn tạo phát huy bản thân những di sản văn 
hóa ấy hay cứ mặc định về giá trị để du khách 
tự tìm đến mà còn liên quan đến các vấn đề 
như lập kế hoạch; nguồn nhân lực; cách thức 
tuyên truyền, quảng bá; tìm kiếm nguồn tài 
trợ/đầu tư; phát triển dịch vụ; đảm bảo về an 
ninh, y tế, vệ sinh môi trường, hệ thống ánh 
sáng; cơ sở hạ tầng Do đó, mọi quy chế, quy 
định khi ban hành cần tính đến những vấn đề 
liên quan, tác nhân có thể xảy ra và phải có sự 
phối kết chặt chẽ mang tính liên ngành trong 
công tác quản lý. Cách thức, phương pháp 
quản lý cũng phải linh hoạt, vận dụng cho 
từng trường hợp di sản cụ thể, nhất là khi hệ 
thống di sản văn hóa của nước ta rất đa dạng 
và phong phú. 
Số 29 (Tháng 9 - 2019)78
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Du lịch gắn liền với bảo tồn và khai thác 
nghiêm túc các di sản vật chất, tinh thần, hay 
nói cách khác là du lịch mang tính giáo dục, vì 
vậy, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa du lịch 
gắn với bảo vệ di sản. Ví như ở nước Anh có 
hai tổ chức xã hội sở hữu và khai thác các di 
sản, đó là English Heritage (Di sản Anh) và The 
National Trust (Niềm tin quốc gia) với các điểm 
tham quan rộng khắp cả nước. Hai tổ chức này 
phát hành thẻ hội viên hàng năm với nhiều 
ưu đãi để khuyến khích nhân dân và du khách 
nước ngoài. Các cơ sở của hai tổ chức này hầu 
hết là những di tích lịch sử, các địa phương 
gắn với thân thế những danh nhân và các khu 
sinh thái nhân văn. Hoạt động của hai tổ chức 
này thống nhất với nhau nhưng không trùng 
lặp. Họ thường xuyên liên lạc với các du khách 
thành viên. Ở đây, công tác xã hội hóa du lịch 
đã được thực hiện rất tốt.
Tất cả những nhận định trên cho thấy, để 
bảo tồn, phát huy di sản văn hóa; để phát 
triển du lịch có lợi cho việc bảo tồn, phát huy 
những tinh hoa của dân tộc, cần phải lưu ý 
đến một số yêu cầu: 1) Khi phát triển du lịch, 
vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa phải luôn 
được đặt lên trên mục đích kinh tế; 2) Phải xây 
dựng hệ thống văn bản pháp lý trong quản lý 
di sản văn hóa và phát triển du lịch một cách 
cụ thể tương ứng với từng trường hợp kiểu 
loại di sản; 3) Phát triển du lịch trên cơ sở tôn 
trọng tính nguyên gốc và môi trường không 
gian văn hóa của di sản; 4) Thiết lập các tuyến 
du lịch liên kết để khai thác những nhu cầu 
khác nhau của du khách với đối tượng hạt 
nhân là các di sản văn hóa; 5) Phải có những 
chính sách, cơ chế phù hợp để tái đầu tư cho 
di sản văn hóa từ những nguồn thu du lịch; 6) 
Phải đảm bảo các dịch vụ, cơ sở hạ tầng, môi 
trường du lịch đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của 
du khách; 7) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa du 
lịch thúc đẩy bảo tồn di sản; 8) Phải phát huy 
vai trò tích cực và chủ động của người dân ở 
các cộng đồng, các doanh nghiệp kinh doanh 
du lịch vào việc tham gia làm du lịch và bảo 
vệ di sản văn hóa.
Di sản văn hóa của nước ta chỉ có thể được 
bảo tồn, tôn vinh nếu nó mang lại lợi ích cho 
xã hội đương đại, mà điều đó dễ nhìn nhận 
thông qua hoạt động du lịch, nhất là khi có 
một cách thức quản lý, điều hành tốt và hiệu 
quả trong hoạt động khai thác các di sản văn 
hóa, có được sự trân trọng, hiểu biết, tính gắn 
kết giữa hai lĩnh vực này.
 B.T.T
(PGS.TS, Trưởng khoa Gia đình & Công tác xã hội, 
Trường ĐHVHHN)
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Hoài Sơn (2009), Quản lý lễ hội truyền 
thống của người Việt, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà 
Nội.
2. Bùi Thanh Thủy (2009), “Nội hàm văn hóa 
du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (12), tr.45-47.
3. Bùi Thanh Thủy (2009), “Sự thích ứng của 
văn hóa truyền thống nhìn từ góc độ du lịch”, in 
trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế Văn hóa 
trong thế giới hội nhập, Nxb. Văn hóa - Thông tin, 
Hà Nội.
4. Bùi Thanh Thủy (2013), Tác động của hoạt 
động du lịch đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng 
đồng cư dân tại các khu du lịch tiêu biểu vùng đồng 
bằng Bắc Bộ, Đề tài cấp Bộ.
5. Tổng cục du lịch (2007), Du lịch ở các di sản 
văn hóa thế giới, Hà Nội.
 Ngày nhận bài: 16 - 6 - 2019
Ngày phản biện, đánh giá: 10 - 8 - 2019
Ngày chấp nhận đăng: 25 - 9 - 2019

File đính kèm:

  • pdfmoi_quan_he_giua_bao_ton_phat_huy_gia_tri_di_san_van_hoa_voi.pdf