Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam

Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN) là một trong những

mục tiêu quan trọng trong các chính sách đảm bảo an sinh xã hội (ASXH)

ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới. Nghiên

cứu này phân tích xu hướng phát triển và cải cách chương trình BHXHTN

trên thế giới, tìm hiểu kinh nghiệm mở rộng bao phủ BHXHTN của một số

quốc gia đang phát triển để qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho

Việt Nam nhằm hướng đến mục tiêu mở rộng độ bao phủ BHXHTN nói

riêng và mục tiêu bao phủ ASXH toàn dân nói chung. Kết quả nghiên cứu

cho thấy, điều chỉnh, bổ sung thêm chế độ hưởng BHXHTN, thay đổi theo

hướng linh hoạt hơn trong quản lý đăng ký, đóng, hưởng BHXHTN, tiếp

cận với các cam kết quốc tế về chế độ BHXHTN cho lao động di cư quốc

tế, xem xét các chính sách hỗ trợ tài chính và phi tài chính cho người tham

gia là những bài học kinh nghiệm quan trọng cho Việt Nam trong việc thực

hiện mục tiêu mở rộng bao phủ BHXHTN.

Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 1

Trang 1

Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 2

Trang 2

Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 3

Trang 3

Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 4

Trang 4

Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 5

Trang 5

Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 6

Trang 6

Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 7

Trang 7

Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 8

Trang 8

Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 9

Trang 9

Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang duykhanh 8740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam

Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam
hống mà trong đó 
một bộ phận lớn là lao động tự làm chủ.
4.3. Kinh nghiệm phát triển hệ thống bảo 
hiểm xã hội tự nguyện của Thái Lan
Ở Thái Lan, hệ thống BHXH được quản 
lý trực tiếp bởi Cơ quan ASXH (SSO) 
dưới sự chỉ đạo và quản lý của Bộ Lao 
động. SSO thành lập và quản lý hai quỹ 
riêng biệt là Quỹ ASXH (SSF) và Quỹ Bồi 
thường cho người lao động (WCF). Đối 
tượng tham gia vào hệ thống BHXH của 
SSO là người sử dụng lao động và người 
lao động trong khu vực tư nhân, đồng thời 
có sự hỗ trợ từ Chính phủ.
Thời gian đóng tối thiểu để được hưởng 
chế độ hưu trí là 15 năm. Mức hưởng tối 
thiểu là 20% mức lương trung bình của 5 
năm cuối tham gia BHXH. Cứ thêm một 
năm đóng góp, mức hưởng được cộng 
thêm 1,5 điểm phần trăm. Đặc biệt, chế 
độ trợ cấp trẻ em cũng là một chính sách 
đáng ghi nhận ở Thái Lan. Người lao động 
trong khu vực tư nhân tham gia BHXH 
với mức đóng góp là 3% vào quỹ hưu trí 
và trợ cấp trẻ em sẽ nhận được trợ cấp tiền 
mặt là 400 Bath/tháng đối với trẻ em từ 
6 tuổi trở xuống. Số trẻ em nhận trợ cấp 
được giới hạn tối đa là hai trẻ em trong 
cùng một giai đoạn. 
Tuổi nghỉ hưu được áp dụng không thống 
nhất giữa hệ thống BHXH đối với khu 
vực tư nhân và hệ thống BHXH công hiện 
đang là một bất cập của hệ thống ASXH 
ở Thái Lan (Hình 1). Hệ thống BHXH đối 
với khu vực tư nhân ở Thái Lan bao phủ 
khoảng 30% dân số, với độ tuổi nghỉ hưu 
được quy định là 55 tuổi. Tuổi nghỉ hưu 
áp dụng cho hệ thống BHXH đóng góp do 
nhà nước quản lý và chương trình trợ cấp 
tuổi già là 60 tuổi. Trong đó, chương trình 
hưu trí đóng góp công bao phủ khoảng 6% 
dân số và chương trình trợ cấp tuổi già bao 
phủ khoảng 64% dân số, bao gồm cả lao 
động phi chính thức. Trong điều kiện Thái 
Lan đang phải đối mặt với sự sụt giảm lực 
lượng lao động do số năm lao động đang 
có xu hướng rút ngắn lại bởi người lao 
động dành nhiều thời gian hơn cho việc 
học tập nâng cao trình độ trước khi tham 
gia thị trường lao động (OECD, 2018) 
thì tuổi nghỉ hưu thấp chính là một yếu tố 
quan trọng ảnh hưởng đến sự bền vững 
của hệ thống hưu trí ở Thái Lan. 
Một bất cập khác đang được nhìn nhận đó 
là mức đóng đối với chế độ hưu trí và trợ 
cấp trẻ em ở Thái Lan rất thấp (Hình 2). 
Với mức đóng là 6% được chia sẻ giữa 
người lao động và người sử dụng lao động 
vào hệ thống BHXH tư nhân ở Thái Lan, 
mức này thấp hơn rất nhiều so với các quốc 
gia khác trong khu vực và trên thế giới. 
Mức đóng thấp đi đôi với mức hưởng 
thấp là bất cập của hệ thống BHXH Thái 
Lan. Tuy nhiên, đây có thể được coi là 
định hướng chính sách quan trọng nhằm 
mở rộng diện bao phủ BHXH theo chiều 
ngang. Với việc duy trì tỷ lệ đóng thấp 
trong nhiều năm, đến năm 2017, có tới 
81,7% người cao tuổi ở Thái Lan đã được 
bao phủ bởi chế độ hưu trí (ILO, 2017). 
GIANG THANH LONG - ĐỖ THỊ THU
53Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Bên cạnh đó, để gia tăng mức tiết kiệm 
hưu trí cho lao động phi chính thức, Thái 
Lan đã xây dựng Quỹ Tiết kiệm quốc gia 
(NSF) vào năm 2015. Đây là chương trình 
đồng đóng góp do Chính phủ Thái Lan hỗ 
trợ cho người lao động phi chính thức khi 
tham gia BHXH. Theo đó, mức hỗ trợ là 
50%, 80% và 100% mức đóng cho người 
lao động phi chính thức tương ứng với các 
nhóm tuổi là dưới 30 tuổi, từ 30 đến 50 
tuổi và trên 50 tuổi. Tuy nhiên, mức hỗ trợ 
này không vượt quá 100 Bath mỗi tháng. 
Hình thức hỗ trợ tài chính này được đánh 
giá là hiệu quả đối với nhóm lao động có 
thu nhập thấp và trung bình.
Như vậy, những phân tích trên đã cho thấy 
rõ xu hướng quốc tế về phát triển chương 
trình BHXHTN trong hệ thống ASXH và 
kinh nghiệm mở rộng bao phủ BHXHTN 
ở một số quốc gia đang phát triển có thiết 
kế hệ thống BHXH khá tương đồng với 
Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan 
và Philippines. Đây chính là cơ sở thực 
tiễn quan trọng nhằm rút ra bài học kinh 
nghiệm cho Việt Nam trong quá trình 
hướng tới mục tiêu mở rộng sự tham gia 
BHXHTN nói riêng và mở rộng sự bao 
Bảng 1. Tỷ lệ đóng BHXH ở Thái Lan
Chế độ Người sử dụng lao động Người lao động Chính phủ hỗ trợ
Ốm đau
1,5% 1,5% 1,5%
Thai sản
Thương tật
Tử tuất
Trợ cấp trẻ em
3% 3% 1%
Hưu trí 
Thất nghiệp 0,5% 0,5% 0,25%
Ghi chú: Tỷ lệ này được quy định trong Luật ASXH Thái Lan năm 1990, có bổ sung chế độ hưu trí và trợ 
cấp trẻ em năm 1998 và chế độ thất nghiệp năm 2004
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ SSO (2009)
Hình 1. Quy định độ tuổi nghỉ hưu và số năm hưởng chế độ hưu trí phân theo giới tính của 
Thái Lan so với các quốc gia trong khu vực
Đơn vị: Tuổi
Nguồn: OECD (2018)
Mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện: Thực tiễn quốc tế và bài học cho Việt Nam
54 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 215- Tháng 4. 2020
phủ BHXH nói chung.
5. Một số bài học cho Việt Nam về mở 
rộng bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Từ những phân tích trên, một số bài học 
quan trọng có thể rút ra cho Việt Nam 
trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng bao 
phủ BHXHTN. 
Về thiết kế hệ thống, cần bổ sung thêm 
các chế độ ngắn hạn trong chương trình 
BHXHTN. Chương trình BHXHTN ở Việt 
Nam mới chỉ bao phủ hai chế độ (là hưu 
trí và tử tuất) và còn thiếu tới sáu chế độ 
(ốm đau, thương tật, tai nạn lao động, 
thai sản, thất nghiệp và trợ cấp gia đình). 
Nếu so với chương trình BHXH bắt buộc 
ở Việt Nam thì chương trình BHXHTN 
cũng còn thiếu tới ba chế độ (ốm đau; thai 
sản; tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp). 
Đặc biệt, đối tượng lao động phi chính 
thức là nhóm dễ bị tổn thương trước các 
cú sốc kinh tế- xã hội do điều kiện làm 
việc không đảm bảo, thu nhập thấp, cường 
độ làm việc cao (Tổng cục Thống kê, 
2017). Do đó, các chế độ ngắn hạn cần 
được bổ sung vào chương trình BHXHTN 
nhằm giúp người lao động vượt qua các cú 
sốc đó. 
Sự linh hoạt về mức đóng BHXHTN được 
coi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới 
khả năng tham gia của người lao động. 
Đồng thời, cần đơn giản hóa các thủ tục 
hành chính và ứng dụng công nghệ thông 
tin trong quản lý quá trình đăng ký, đóng, 
hưởng BHXH là xu hướng mới mà Việt 
Nam cần tiếp cận và học hỏi. 
Về chính sách BHXHTN cho lao động 
di cư quốc tế: Ký kết các hiệp định song 
phương và đa phương về ASXH là định 
hướng chiến lược cần tiếp cận nhằm bảo 
vệ lợi ích cho lao động di cư và lao động 
nhập cư từ nước ngoài trong điều kiện 
hội nhập kinh tế quốc tế và thị trường lao 
động đang đứng trước ngưỡng cửa cạnh 
tranh quốc tế. 
Về chính sách ưu đãi tài chính thông qua 
sự tham gia hỗ trợ từ phía Chính phủ: 
Hình 2. Mức đóng BHXH bắt buộc ở các quốc gia trên thế giới
Đơn vị: %
Ghi chú: Mức đóng tính theo phần trăm của mức lương đóng BHXH bắt buộc; Màu xanh là tỷ lệ đóng của 
người lao động, màu xám là tỷ lệ đóng của người sử dụng lao động.
Nguồn: OECD (2018)
GIANG THANH LONG - ĐỖ THỊ THU
55Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc 
cho thấy hiệu quả của chương trình hỗ trợ 
mức đóng. Tuy nhiên, mức hỗ trợ của Thái 
Lan khá cao là chìa khóa then chốt khi 
áp dụng giải pháp này. Ở Việt Nam hiện 
nay, mức hỗ trợ cao nhất mới đạt được là 
30% của mức đóng tối thiểu nên dường 
như không tạo được sự khuyến khích tham 
gia đối với người lao động phi chính thức. 
Mặc dù vậy, việc có nên tăng mức hỗ trợ 
hay không cũng đòi hỏi những phân tích 
sâu hơn. Bên cạnh đó, hỗ trợ mức hưởng 
ở Phần Lan, Ba Lan cho các nhóm đối 
tượng đặc biệt, nhóm người lao động dễ 
bị tổn thương trước các cú sốc kinh tế- xã 
hội cũng là định hướng cải cách đáng 
quan tâm và có thể áp dụng được ở Việt 
Nam, đó là các nước này đều áp dụng 
mức hưởng tối thiểu. Trong những trường 
hợp người lao động không đạt được mức 
hưởng tối thiểu trong các chương trình 
BHXH bắt buộc, họ sẽ nhận được hỗ trợ 
mức hưởng để đảm bảo mức hưởng tối 
thiểu quy định. Để thực hiện tốt chính 
sách này, chiến lược cân đối hài hòa giữa 
tăng trưởng kinh tế và phát triển hệ thống 
ASXH là chiến lược quan trọng nhằm tạo 
thêm dư địa tài khóa cho các chương trình 
ASXH quốc gia. 
6. Kết luận 
Từ việc phân tích xu hướng quốc tế về 
phát triển hệ thống BHXH, đặc biệt là 
kinh nghiệm mở rộng bao phủ BHXHTN 
ở một số quốc gia đang phát triển trên thế 
giới có nhiều đặc điểm tương đồng với 
Việt Nam về thiết kế hệ thống BHXH, 
nghiên cứu cho thấy hệ thống BHXHTN 
ở Việt Nam cần nhiều thay đổi mang 
tính dài hạn nhằm hướng đến mục tiêu 
Tài liệu tham khảo
1. Andrew Reilly (2018), How pension coverage is changing in OECD countries, Kỷ yếu hội thảo: 3th Pension Experts 
Meeting in the Asia-Pacific Region, Seoul, Korea.
2. Angelo Taningco (2018), ‘Pension coverage in the Philippines’, Kỷ yếu hội thảo: 13th Pension Experts Meeting in the 
Asia-Pacific Region, Seoul, Korea.
3. Fang Cai, John Giles, Philip O’Keefe and Dewen Wang (2012), The Elderly and Old Age Support in Rural China: 
Challenges and Prospects, The Office of the Publisher, ISBN 978-0-8213-8903-4 The World Bank, Washington DC.
4. ILO (2013), Social protection assessment based national dialogue: A good practices guide: Approaches and tools 
developed in East and South‐East Asia from 2011 to 2013, International Labour Organization, ISBN 978-92-2-128187-0, 
Bangkok, Thailand.
5. ILO (2017), World Social Protection Report 2017-19: Universal Social Protection to Achieve the Sustainable 
Development Goals, International Labour Organization, ISBN 978-92-2-130015-1, Geneva, Switzerland.
6. ILO và ADB (2014), Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn, Tổ 
chức Lao động Quốc tế và Ngân hàng Phát triển Châu Á, ISBN 978-92-2-828869-8, Hà Nội, Việt Nam.
7. ISSA (2018a), 10 Global challenges for social sercurity-Asia and the Pacific, International Social Security 
Association, ISBN 978-92-843-0178-2, Geneva, Switzerland.
8. ISSA (2018b), 10 Global challenges for social sercurity, International Social Security Association, ISBN 978-92-843-
0178-2, Geneva, Switzerland.
9. John Giles, Dewen Wang and Albert Park (2012), Expanding Social Insurance Coverage in Urban China, The World 
Bank, Research working paper 78180.
10. MOLISA (2013), Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội, Việt Nam.
11. OECD (2018), Multi-dimensional Review of Thailand: Volume 1. Initial Assessment, OECD Development Pathways, 
ISBN 978-92-64-29338-0, Paris.
12. SSO (2009), Annual Report 2009, Social Security Office, Nonthaburi, Thailand.
13. Tianhong Chen and John A. Turner (2014), Social Security Individual Accounts in China: Toward Sustainability in 
Individual Account Financing, Sustainability Journal, Switzerland.
14. Tổng cục Thống kê (2017), Báo cáo Lao động phi chính thức năm 2016, ISBN 978-604-89-2814-8, Hà Nội, Việt Nam.
xem tiếp trang 13
VÕ XUÂN VINH - MAI XUÂN ĐỨC
13Số 215- Tháng 4. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
31. Kim, K.A. & Rhee, S.G. (2000), ‘A note on shareholder oversight and the regulatory environment: the Japanese banking 
experience’.
32. Kiruri, R.M. (2013), ‘The effects of ownership structure on bank profitability in Kenya’, European Journal of 
Management Sciences Economics Letters, 1(2), 116-127.
33. La Porta, R., Lopez‐de‐Silanes, F. & Shleifer, A. (1999), ‘Corporate ownership around the world’, The journal of 
finance, 54(2), 471-517.
34. Laeven, L. (2002), ‘Bank risk and deposit insurance’, the world bank economic review, 16(1), 109-137.
35. Laeven, L. & Levine, R. (2009), ‘Bank governance, regulation and risk taking’, Journal of financial economics, 93(2), 
259-275.
36. Mandaci, P. & Gumus, G. (2010), ‘Ownership concentration, managerial ownership and firm performance: Evidence 
from Turkey’, South East European Journal of Economics and Business, 5(1), 57-66.
37. Martinez Peria, M.S. & Schmukler, S.L. (2001), ‘Do depositors punish banks for bad behavior? Market discipline, 
deposit insurance, and banking crises’, The journal of finance, 56(3), 1029-1051.
38. Meslier, C., Morgan, D.P., Samolyk, K. & Tarazi, A. (2016), ‘The benefits and costs of geographic diversification in 
banking’, Journal of International Money and Finance, 69, 287-317.
39. Nier, E. & Baumann, U. (2006), ‘Market discipline, disclosure and moral hazard in banking’, Journal of Financial 
Intermediation, 15(3), 332-361.
40. Pedersen, T. & Thomsen, S. (1999), ‘Economic and systemic explanations of ownership concentration among Europe’s 
largest companies’, International Journal of the Economics of Business, 6(3), 367-381.
41. Saunders, A., Strock, E. & Travlos, N.G. (1990), ‘Ownership structure, deregulation, and bank risk taking’, the Journal 
of Finance, 45(2), 643-654.
42. Shehzad, C.T., de Haan, J. & Scholtens, B. (2010), ‘The impact of bank ownership concentration on impaired loans and 
capital adequacy’, Journal of Banking Finance, 34(2), 399-408.
43. Shleifer, A. & Vishny, R. (1997), ‘A Survey Of Corporate Governance’, Journal Of Finance, 52(2), 737-783.
44. Shleifer, A. & Vishny, R.W. (1986), ‘Large shareholders and corporate control’, Journal of political economy, 94(3, Part 
1), 461-488.
45. Võ Xuân Vinh & Mai Xuân Đức (2017), ‘Sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt 
Nam’, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 33(3), 1-11.
46. Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai (2015), ‘Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại 
Việt Nam’, Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(8), 54-70.
47. Wen, Y. & Jia, J. (2010), ‘Institutional ownership, managerial ownership and dividend policy in bank holding 
companies’, International Review of Accounting, Banking Finance, 2(1), 8-21.
mở rộng bao phủ BHXHTN nói riêng 
và BHXH nói chung. Cần đặc biệt nhấn 
mạnh vai trò của các yếu tố (như thiết kế 
các chế độ hưởng BHXHTN, mức đóng- 
mức hưởng, các chế độ hỗ trợ tài chính và 
phi tài chính, thủ tục và quá trình đăng ký 
tham gia, đóng, hưởng BHXH, mở rộng 
BHXHTN với người lao động di cư quốc 
tế) là những vấn đề quan trọng quyết định 
sự thành công của mục tiêu mở rộng sự 
bao phủ BHXHTN mà Việt Nam có thể 
tiếp thu từ kinh nghiệm quốc tế. ■
tiếp theo trang 55
hàng dễ rơi vào tình trạng nới lỏng các điều 
kiện tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn cho 
tiếp theo trang 43
nền kinh tế, dẫn đến rủi ro tiềm ẩn gia tăng.
Biến Lạm phát (LP): Lạm phát có tác 
động thuận chiều đến rủi ro ngân hàng. 
Tức là lạm phát tăng, rủi ro các ngân hàng 
cũng gia tăng. Bởi ảnh hưởng của khủng 
hoảng năm 2008, lạm phát của nền kinh tế 
Việt Nam năm 2008 là 23,1%, năm 2011 
là 18,68%. Vào những thời điểm này, hệ 
thống NHTM gặp rất nhiều khó khăn khi 
thị trường bất động sản đóng băng, hoạt 
động sản xuất kinh doanh của các doanh 
nghiệp không thuận lợi, nhiều khó khăn 
dẫn đến khả năng kiệt quệ trong việc trả 
nợ ngân hàng... làm cho rủi ro hệ thống 
NHTM Việt Nam cao, và phải đối phó với 
khó khăn bằng nhiều cách như: cắt giảm 
quy mô, giảm nhân sự, siết chặt tín dụng. 

File đính kèm:

  • pdfmo_rong_bao_phu_bao_hiem_xa_hoi_tu_nguyen_thuc_tien_quoc_te.pdf