Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 2: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh

 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN

Để đối phó với hoả hoạn, con người đã sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau như các biện pháp

phòng cháy, chữa cháy; đào tạo nâng cao trình độ kiến thức và ý thức, thông tin tuyên truyền về

phòng cháy chữa cháy Tuy nhiên, hoả hoạn vẫn xảy ra làm cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá

nhân phải gánh chịu những tổn thất rất nặng nề. Để đối phó với hậu quả đó, bảo hiểm vẫn được

coi là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN

• Cháy: Hiểu theo nghĩa thông thường, cháy là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát sáng.

• Hoả hoạn: Là cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài nguồn lửa chuyên dùng gây thiệt hại

cho tài sản và người ở xung quanh.

• Đơn vị rủi ro: Là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với khoảng cách không cho

phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác (Khoảng cách gần nhất không dưới 12 m).

• Tổn thất toàn bộ: Tổn thất toàn bộ được quan niệm ở đây cũng bao gồm hai loại

 Tổn thất toàn bộ thực tế: Là tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoặc hư hỏng hoàn toàn,

có thể số lượng thì còn nguyên nhưng giá trị không còn gì.

 Tổn thất toàn bộ ước tính: Là tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hoặc hư hỏng đến mức

nếu sửa chữa phục hồi thì chi phí sửa chữa phục hồi bằng hoặc lớn hơn số tiền bảo hiểm.

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 2: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 1

Trang 1

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 2: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 2

Trang 2

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 2: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 3

Trang 3

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 2: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 4

Trang 4

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 2: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 5

Trang 5

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 2: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 6

Trang 6

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 2: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 7

Trang 7

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 2: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 8

Trang 8

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 2: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 9

Trang 9

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 2: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 75 trang duykhanh 15120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 2: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 2: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 2: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh
động do tai
nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp trong thời gian thuê mướn lao động của người được
bảo hiểm.
• Khi có tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ nhận bồi
thường cho:
 Chi phí y tế (bao gồm các chi phí nằm viện) theo Số tiền bảo hiểm do Người được bảo
hiểm lựa chọn.
 Lương thuần đầy đủ hàng tháng trong thời gian điều trị y tế: theo giới hạn do Người được
bảo hiểm lựa chọn.
 Trong trường hợp chết hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn (từ 81% trở lên): 30 tháng
lương (hoặc nhiều hơn tuỳ theo lựa chọn của Người được bảo hiểm).
 Trong trường hợp thương tật bộ phận và vĩnh viễn: bồi thường theo tỷ lệ thương tật
qui định.
50
v1.0012108210
6.4. SỐ TIỀN BẢO HIỂM VÀ PHÍ BẢO HIỂM
Số tiền bảo hiểm
• Số tiền bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm lựa chọn trong bảo hiểm này sẽ là một trong
những cơ sở quan trọng để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện chi trả bồi thường bảo hiểm.
• Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm bồi thường cho
người lao động có biên độ từ 1000 USD đến 10.000 USD.
51
v1.0012108210
6.4. SỐ TIỀN BẢO HIỂM VÀ PHÍ BẢO HIỂM (tiếp theo)
52
Phí bảo hiểm
• Phí bảo hiểm trách nhiệm chủ sử dụng lao động đối với người lao động về cơ bản được tính
căn cứ vào các yếu tố như: số tiền bảo hiểm; nghề nghiệp của người lao động; lương của
người lao động; thời hạn bảo hiểm.
• Thông thường, các lao động làm việc trong các nhgành nghề của nền kinh tế quốc dân được
chia ra làm 4 loại:
 Loại I: Lao động gián tiếp (không liên quan đến quá trình sản xuất), làm việc chủ yếu ở
Văn phòng hoặc các công việc tương tự ít đi lại. Đó là giáo viên, nhân viên ngân hàng, bác
sĩ, nhân viên phục vụ văn phòng.
 Loại II: Lao động không phải làm việc chủ yếu bằng chân tay nhưng mức độ rủi ro cao hơn
nhóm I hoặc đòi hỏi phải đi lại nhiều, hoặc làm việc chân tay nhưng không thường xuyên
và nhẹ như nhân viên tiếp thị, cán bộ quản lý công trường
 Loại III: Lao động làm việc trong điều kiện khó khăn, hoặc công việc chủ yếu là chân tay
như thợ may, bác sĩ thú y, kỹ sư cơ khí, người lái ô tô, máy kéo
 Loại IV: Lao động làm việc trong điều kiện nguy hiểm, ví dụ thợ xây dựng trên cao, thợ
mỏ, thợ lặn, thợ khoan dầu
v1.0012108210
7. BẢO HIỂM SỨC KHỎE VÀ TAI NẠN
53
7.2. Một số khái niệm chung
7.1. Những đặc điểm chủ yếu
7.3. Các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ
v1.0012108210
7.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU
• Hậu quả của những rủi ro mang tính chất thiệt hại vì rủi ro bảo hiểm ở đây là tai nạn, bệnh tật,
ốm đau thai sản liên quan đến thân thể và sức khoẻ của con người.
• Người được bảo hiểm thường được quy định trong một khoảng tuổi nào đó.
• So với Bảo hiểm nhân thọ, thời hạn bảo hiểm con người phi nhân thọ ngắn hơn và thường là
1 năm như. Do đó, phí bảo hiểm thường được nộp 1 lần khi ký kết hợp đồng bảo hiểm.
• Các nghiệp vụ Bảo hiểm con người phi nhân thọ thường được triển khai kết hợp với các
nghiệp vụ bảo hiểm khác trong cùng một Hợp đồng bảo hiểm.
• Ở hầu hết các nước trên thế giới, trong giai đoạn đầu của sự phát triển ngành bảo hiểm, Bảo
hiểm con người phi nhân thọ được triển khai sớm hơn Bảo hiểm nhân thọ. Họ vừa triển khai,
vừa rút kinh nghiệm, đến khi điều kiện kinh tế - xã hội đã chín muồi mới tổ chức triển khai bảo
hiểm nhân thọ. Chính vì vậy, Bảo hiểm con người phi nhân thọ được coi là loại hình bảo hiểm
bổ sung hữu hiệu nhất cho các loại hình BHXH, BHYT.
54
v1.0012108210
7.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG
• Tai nạn thân thể
• Bệnh tật
• Mất khả năng lao động
• Chi phí y tế
• Bệnh viện
55
v1.0012108210
7.3. CÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ
7.3.1. Bảo hiểm tai nạn con người 24/24
7.3.2. Bảo hiểm tai nạn hành khách
7.3.3. Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật
7.3.4. Bảo hiểm học sinh
56
v1.0012108210
7.3.1. BẢO HIỂM TAI NẠN CON NGƯỜI 24/24
• Mục đích:
 Góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân người bị tai nạn và gia đình họ, đặc biệt là đối
với những người chưa tham gia loại hình bảo hiểm nào hoặc đã tham gia nhưng được chi
trả hoặc trợ cấp quá ít.
 Tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho những người lao động làm ở những ngành nghề
thường hay xảy ra tai nạn được bảo hiểm, như các ngành cơ khí, khai thác, xây dựng
• Đối tượng tham gia: Thường bao gồm tất cả những người từ 18 đến 60 tuổi. Những người bị
bệnh thần kinh, tàn phế, hoặc thương tật vĩnh viễn ở một mức độ nhất định (ví dụ: 50% trở
lên) không được chấp nhận tham gia.
57
v1.0012108210
7.3.1. BẢO HIỂM TAI NẠN CON NGƯỜI 24/24 (tiếp theo)
58
• Phạm vi bảo hiểm: Bị tai nạn gây chết người hoặc thương tật, kể cả những trường hợp người
được bảo hiểm tham gia cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân, tham gia chống
các hoạt động phạm pháp
• Tuy nhiên, người được bảo hiểm bị tai nạn do các nguyên nhân sau đây sẽ không thuộc phạm
vi bảo hiểm:
 Người được bảo hiểm vi phạm pháp luật;
 Hành động cố ý gây tai nạn hoặc tử vong;
 Bị ảnh hưởng của bia, rượu, ma tuý và các chất kích thích;
 Ngộ độc thức ăn, sử dụng thuốc không đúng sự chỉ định của bác sỹ, trúng gió;
 Động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ;
 Chiến tranh, nội chiến, đình công
v1.0012108210
7.3.1. BẢO HIỂM TAI NẠN CON NGƯỜI 24/24 (tiếp theo)
59
• Thời hạn bảo hiểm phổ biến là 1 năm. Tuy nhiên cũng
có những trường hợp trong một vài tháng tuỳ theo nhu
cầu và sự thoả thuận giữa các bên tham gia bảo hiểm.
• Số tiền bảo hiểm trong nghiệp vụ này thường được quy
định ở các mức khác nhau để người tham gia dễ dàng
lựa chọn cho phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Ví dụ từ 1.000.000 VND đến 100.000.000 VND cho 1
người trong một vụ tai nạn.
• Phí bảo hiểm thường đóng 1 lần khi ký kết hợp đồng.
v1.0012108210
7.3.2. BẢO HIỂM TAI NẠN HÀNH KHÁCH
• Mục đích của bảo hiểm tai nạn hành khách:
 Góp phần ổn định cuộc sống của bản thân hành
khách không may bị tai nạn và gia đình họ.
 Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa
phương nơi xảy ra tai nạn khắc phục hậu quả
tai nạn kịp thời, nhanh chóng.
 Xét trên phạm vi xã hội, nó còn góp phần ngăn
ngừa và đề phòng tai nạn giao thông. Tăng thu
ngân sách cho Nhà nước để từ đó có điều kiện
đầu tư trở lại nâng cấp và xây dựng mới cơ sở
hạ tầng giao thông
60
v1.0012108210
7.3.2. BẢO HIỂM TAI NẠN HÀNH KHÁCH (tiếp theo)
61
• Đối tượng bảo hiểm: Là tính mạng và tình trạng sức khoẻ của tất cả hành khách đi trên các
phương tiện giao thông kinh doanh chuyên chở hành khách.
• Phạm vi bảo hiểm: Là các rủi ro do thiên tai. tai nạn bất ngờ xảy ra trong suốt hành trình của
hành khách gây thiệt hại đến tính mạng và tình trạng sức khoẻ của người được bảo hiểm.
• Thời hạn hiệu lực của bảo hiểm: Là thời gian hợp lý để thực hiện cuộc hành trình, tức là bắt
đầu từ lúc hành khách bước chân lên phương tiện và kết thúc khi hành khách rời khỏi phương
tiện một cách an toàn tại bến, ga hoặc sân bay cuối cùng ghi trên vé.
• Số tiền bảo hiểm được ấn định theo quy định chung đối với mỗi loại phương tiện hay một số
loại phương tiện.
• Phí bảo hiểm: Vì thực hiện bảo hiểm bắt buộc nên phí bảo hiểm được tính vào giá vé. Cơ
quan làm nhiệm vụ vận chuyển hành khách bán vé cũng là người thu phí bảo hiểm.
v1.0012108210
7.3.2. BẢO HIỂM TAI NẠN HÀNH KHÁCH (tiếp theo)
62
• Trả tiền bảo hiểm:
 Nếu tai nạn chết người: Số tiền chi trả cho 1 hành khách bằng số tiền bảo hiểm.
 Nếu bị tai nạn thương tật: Số tiền chi trả bằng tỷ lệ thương tật nhân với số tiền bảo hiểm
(Tỷ lệ thương tật được xác định thông qua giám định y khoa).
 Nếu hành khách bị tai nạn nhẹ, tạm thời: Số tiền chi trả có thể tính theo chi phí thực tế
(nằm viện, điều trị.) hoặc cũng có thể bằng số tiền chi trả bình quân 1 ngày nhân với số
ngày nằm viện. Số tiền chi trả 1 ngày và số ngày nằm viện được quy định thống nhất căn
cứ vào số tiền bảo hiểm. Nhưng số tiền chi trả tối đa không vượt quá số tiền bảo hiểm.
v1.0012108210
7.3.3. BẢO HIỂM TRỢ CẤP NẰM VIỆN PHẪU THUẬT
• Mục đích:
 Giúp con người khắc phục khó khăn khi không may họ bị
ốm đau, bệnh tật phải nằm viện điều trị hoặc phẫu thuật.
 Góp phần bổ sung cho các loại hình BHYT và BHXH.
• Người được bảo hiểm: Thường bao gồm tất cả những
người từ 1 tuổi (tròn 12 tháng) đến 65 tuổi. Các đối tượng sau
đây không được chấp nhận tham gia bảo hiểm:
63
 Những người bị bệnh thần kinh, tâm thần, phong, ung thư, SIDA.
 Những người bị tàn phế hoặc bị thương tật vĩnh viễn (Bảo Việt quy định mất 80% sức
khoẻ trở lên).
 Những người đang trong thời hạn điều trị bệnh tật, thương tật.
v1.0012108210
7.3.3. BẢO HIỂM TRỢ CẤP NẰM VIỆN PHẪU THUẬT (tiếp theo)
64
• Phạm vi bảo hiểm:
 Ốm đau, bệnh tật, thương tật, thai sản phải nằm viện hoặc phẫu thuật.
 Chết trong quá trình nằm viện, phẫu thuật. Tuy nhiên có một số trường hợp sau đây không
thuộc phạm vi bảo hiểm:
 Điều dưỡng, an dưỡng;
 Nằm viện kiểm tra sức khoẻ hoặc giám định y khoa mà không liên quan đến việc điều
trị bệnh tật, thương tật;
 Điều trị những bệnh bẩm sinh, bệnh nghề nghiệp;
 Tạo hình, thẩm mỹ, chỉnh hình, phục hồi chức năng, làm chân tay giả, răng giả;
 Kế hoạch hoá gia đình;
 Say rượu, sử dụng ma tuý;
 Chiến tranh
v1.0012108210
7.3.3. BẢO HIỂM TRỢ CẤP NẰM VIỆN PHẪU THUẬT (tiếp theo)
65
• Thời gian bảo hiểm của nghiệp vụ này thường là 1 năm và hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu
lực sau một thời gian nhất định. Thời gian từ khi ký hợp đồng đến khi hợp đồng có hiệu lực do
công ty bảo hiểm quy định.
• Số tiền bảo hiểm được các công ty bảo hiểm ấn định ở nhiều mức khác nhau. giúp người
tham gia dễ dàng lựa chọn cho phù hợp với khả năng tài chính của mình. Tuy nhiên, sau khi
triển khai được một số năm, họ sẽ xác định được số tiền bảo hiểm phổ cập phù hợp với nhu
cầu của đại đa số dân chúng.
• Phí bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật phụ thuộc vào: Độ tuổi, giới tính. số tiền bảo
hiểm, thời gian bảo hiểm, tình trạng sức khoẻ và phạm vi bảo hiểm
• Chi trả tiền bảo hiểm: Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật áp dụng nguyên tắc bồi
thường. Số tiền chi trả được xác định trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh, vì thế phần lớn các
công ty bảo hiểm đều chi trả tiền bảo hiểm theo định mức. Điều đó có nghĩa là họ đưa ra các
tỷ lệ định mức cho mỗi ngày điều trị trong bệnh viện và tỷ lệ trả tiền phẫu thuật. Đồng thời
cũng đưa ra các định mức về số ngày được trợ cấp.
v1.0012108210
7.3.4. BẢO HIỂM HỌC SINH
• Mục đích:
 Trợ giúp cho học sinh và gia đình các em một số tiền
nhất định để nhanh chóng khắc phục khó khăn, phục hồi
sức khoẻ và sớm trở lại trường lớp khi không may các
em gặp rủi ro, tai nạn.
 Tạo lập mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó giữa nhà trường, gia
đình và nhà bảo hiểm để từ đó làm tốt hơn công tác đề
phòng, hạn chế và ngăn ngừa tai nạn, nhanh chóng khắc
phục hậu quả của tai nạn rủi ro xẩy ra đối với học sinh.
 Thông qua hoạt động bảo hiểm giúp các em nâng cao
được ý thức cộng đồng ngày từ khi còn nhỏ tuổi.
66
v1.0012108210
7.3.4. BẢO HIỂM HỌC SINH (tiếp theo)
67
• Người được bảo hiểm: Là tất cả mọi học sinh từ nhà trẻ, mẫu giáo đến các sinh viên
đại học.
• Phạm vi bảo hiểm:
 Bị chết trong mọi trường hợp;
 Bị tai nạn thương tật;
 Ốm đau, bệnh tật phải nằm viện điều trị và phẫu thuật.
• Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp sau đây không thuộc phạm vi bảo hiểm:
 Học sinh đến tuổi thành niên bị chết do tự tử, tiêm chích ma tuý
 Do hành động cố ý của người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm hay người được
hưởng quyền lợi bảo hiểm (Trừ những người được bảo hiểm ở tuổi vị thành niên).
 Điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh bẩm sinh, chỉnh hình, thẩm mỹ, làm chân tay giả,
răng giả
 Chiến tranh, phóng xạ
v1.0012108210
7.3.4. BẢO HIỂM HỌC SINH (tiếp theo)
68
• Thời hạn bảo hiểm thường là 1
năm (có thể là năm học hoặc năm
dương lịch).
• Số tiền bảo hiểm cũng được ấn
định thành nhiều mức để người
tham gia dễ lựa chọn cho phù hợp
với khả năng tài chính của họ.
• Phí bảo hiểm và chi trả tiền bảo
hiểm về nguyên tắc cũng giống
như bảo hiểm tai nạn con người
24/24 và bảo hiểm trợ cấp nằm
viện phẫu thuật. Bởi vì đây là
nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp cả tai
nạn và sức khoẻ.
v1.0012108210
8. CÁC SẢN PHẨM BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI KHÁC
Ngoài các sản phẩm kể trên, các doanh nghiệp có thể tham gia các sản phẩm bảo hiểm thương
mại sau:
• Bảo hiểm hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí;
• Bảo hiểm tiền gửi, tiền cất giữ trong kho và trong quá trình vận chuyển;
• Bảo hiểm nông nghiệp;
• Bảo hiểm hàng không;
• Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
• Bảo hiểm trách nhiệm công cộng và bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm;
• Bảo hiểm nhân thọ.
69
v1.0012108210
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Nếu công ty Nam Sơn tham gia bảo hiểm hỏa hoạn thì số tiền bồi thường Nam Sơn
nhận được:
• 5 công nhân bị thương, toàn bộ viện phí là 80 triệu đồng.
• 8 máy may công nghiệp bị thiệt hại toàn bộ, giá trị thiệt hại là 370 triệu đồng.
• Vật liệu may mặc thiệt hại là 210 triệu đồng.
• Chi phí thu dọn hiện trường sau vụ cháy là 10 triệu đồng.
• Chi phí dập tắt đám cháy là 22 triệu đồng.
= (370 + 210 + 10 + 22) triệu đồng = 612 triệu đồng
(viện phí của 5 công nhân bị thương do hỏa hoạn không thuộc đối tượng bảo hiểm của hợp
đồng bảo hiểm này).
2. Nếu 1 xe tải của Nam Sơn cũng bị thiệt hại trong vụ cháy này thì đơn bảo hiểm hỏa hoạn
không bồi thường cho Nam Sơn thiệt hại của chiếc xe này. Vì xe này không phải là đối tượng
bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm này.
70
v1.0012108210
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Rủi ro không thuộc phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm xây dựng?
A. Trộm cắp.
B. Sụt lở đất đá.
C. Tuyết rơi.
D. Ô nhiễm phóng xạ.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. Ô nhiễm phóng xạ.
• Vì đây là rủi ro loại trừ đối với bảo hiểm xây dựng.
71
v1.0012108210
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Rủi ro nào thuộc phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm lắp đặt?
A. Chiến tranh.
B. Sét đánh.
C. Lỗi thiết kế.
D. Rủi ro hạt nhân.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: B. Sét đánh.
• Vì đây là rủi ro được bảo hiểm của bảo hiểm lắp đặt.
72
v1.0012108210
CÂU HỎI MỞ
Câu hỏi: Nên tham gia bảo hiểm y tế hay bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật?
Trả lời:
• Cả hai loại hình này đều giúp con người khắc phục khó khăn khi không may họ bị ốm đau,
bệnh tật phải nằm viện điều trị hoặc phẫu thuật.
• Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật góp phần bổ sung cho BHYT.
73
v1.0012108210
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu hỏi: Mục đích của Bảo hiểm tai nạn con người 24/24?
Trả lời:
• Góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân người bị tai nạn và gia đình họ, đặc biệt là đối với
những người chưa tham gia loại hình bảo hiểm nào hoặc đã tham gia nhưng được chi trả
hoặc trợ cấp quá ít.
• Tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho những người lao động làm ở những ngành nghề thường
hay xảy ra tai nạn được bảo hiểm, như các ngành cơ khí, khai thác, xây dựng
74
v1.0012108210
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Bài học này giới thiệu sự cần thiết và nội dung của các loại hình bảo hiểm:
• Bảo hiểm hỏa hoạn;
• Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt;
• Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động;
• Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn;
• Một số sản phẩm bảo hiểm thương mại khác.
75

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_kinh_doanh_bao_hiem_bai_3_phan_2_san_pham.pdf