Mô hình tổ chức và quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và một số trường đại học thành viên: Thực trạng và giải pháp
Hiện nay, sở hữu trí tuệ nói chung và công tác tổ chức và quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ (quản trị
TSTT) nói riêng đang được hầu hết các tổ chức kinh tế đặc biệt quan tâm bởi sự đóng góp vô cùng
lớn vào giá trị tài sản của tổ chức. Những năm gần đây, cùng với xu thế phát triển chung của cả
nước và các ngành, các trường đại học, nơi khởi nguồn sáng tạo, bắt đầu của hầu hết TSTT đã dần
nhận ra giá trị đóng góp của TSTT đối với sự phát triển bền vững, các trường đã bước đầu xây dựng
và vận hành các mô hình quản trị TSTT cho riêng mình nhằm tìm ra mô hình phù hợp vì công tác
quản trị TSTT chỉ đạt được hiệu quả khi chúng ta có được mô hình quản trị phù hợp nhất. Không
nằm ngoài xu thế đó, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh (VNU-HCM) và các trường thành viên đã
sớm thử nghiệm và vận hành các mô hình cho riêng mình. Sau gần 10 năm vận hành, hiện chưa
có báo cáo tổng kết chính thức về hiệu quả thu được từ từng mô hình, tuy nhiên qua các số liệu
có thể quan sát được, tác giả nhận thấy mỗi mô hình đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
Bài viết này tác giả phân tích các mô hình quản trị TSTT tại VNU-HCM và các trường đại học thành
viên, từ đó đưa ra đề xuất mô hình quản trị TSTT phù hợp cho từng chủ thể
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình tổ chức và quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và một số trường đại học thành viên: Thực trạng và giải pháp
ác chuyên môn được đầu tư. Ưu điểm và hạn chế của mô hình Ngoài những ưu điểm có được tương tự mô hình tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, mô hình quản trị TSTT của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn còn khắc phục được số khuyết điểm thường thấy của các mô hình quản trị TSTT khác như: - Việc giao cho Phòng TT-PC-SHTT làm đầu mối xử lý các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ đã xác định mối liên hệ cơ bản của các đơn vị trong trường liên quan đến lĩnh vực này. Theo đó, Phòng KHCN sẽ có nghĩa vụ cung cấp tình hình nghiên cứu khoa học và kết quả nghiên cứu cho Phòng TT-PC-SHTT làm đầu mối quản lý. - Để khắc phục nhược điểm chậm trễ trong việc tiếp cận kết quả nghiên cứu khoa học của Phòng TT-PC- SHTT, Trường đã cho xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nghiên cứu khoa học và kết quả dùng chung cho các đơn vị được cấp quyền. Qua đó, trong lúc chờ báo cáo đầy đủ, chính thức của Phòng KHCN, Phòng TT-PC- SHTT có thể chủ động theo sát tình hình nghiên cứu và kết quả cần xác lập quyền để kịp thời tham mưu hiệu quả. 1592 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(3):1589-1597 Hình 3: Mô hình QTTSTT tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Bên cạnhnhữngưuđiểmđã được khắc phục,môhình của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn vẫn chưa cho thấy vai trò của các đơn vị trong việc hỗ trợ thương mại hoá sản phẩm trí tuệ. Trong khi đó, việc khai thác, thương mại hoá tài sản trí tuệ được xem là động lực cho mọi sự sáng tạo thì lại được đơn vị để ngõ. Mô hình giao nhiệm vụ quản trị TSTT cho Phòng phụ trách khoa học công nghệ Mặc dù có cùng mô hình về vị trí thực hiện nhiệm vụ quản trị TSTT tuy nhiên, ứng vớimỗi trường theomô hình này lại có cách tiếp cận, bố trí khác nhau. Trong khi tại Trường ĐH Bách khoa ngoài việc giao nhiệm vụ cho Phòng KHCN và Dự án9 chịu trách nhiệm quản trị TSTT thì tại đơn vị này còn có Trung tâm ươm tạo Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ giúp hỗ trợ công tác thực thi hoá ý tưởng, kết quả nghiên cứu trước khi vào thị trường10. Đây là mắc xích quan trọng trong việc hỗ trợ đầu ra cho nghiên cứu khoa học mà các mô hình trước chưa làm được. Tuy nhiên, đối ngược với mô hình 1, tại các Trường thuộcmô hình này tác giả không nhận thấy hoạt động chuyên sâu về đào tạo nhân lực, hỗ trợ nhà nghiên cứu trong việc nhận diện, phân loại, xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Việc làm này khiến cho các nhà nghiên cứu hầu hết không nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ củamình trước, trong và sau nghiên cứu. Trong khi các chủ thể quan tâm phải sử dụng dịch vụ bên ngoài hoặc các Trường thành viên khác (ví dụ: Phòng TTPCSHTT, TrườngĐHKhoa học Tự nhiên) để được hỗ trợ. Điều này ít nhiều làm thất thoát TSTT của Trường. Tại các trường còn lại, tác giả nhận thấy hầu hết chưa có hoạt động rõ ràng và nhân sự chuyên trách chohoạt động quản trị TSTT.11,12 KHUYẾN NGHỊ MÔHÌNHQUẢN TRỊ TSTT TẠI VNU-HCMVÀ CÁC TRƯỜNGĐẠI HỌC THÀNH VIÊN Môhình quản trị TSTT tại VNU-HCM Từ những giá trị tích cực và hạn chế của Mô hình quản trị TSTT tạiVNU-HCM, tác giả đề xuấtmôhình quản trị TSTT tại VNU-HCM theo hướng giữ mô hình hiện tại đồng thời chuyển IPTC sang cơ chế hoạt động dịch vụ hoàn toàn nhằm tăng cường khả năng linh động trong hoạt động và có thể chủ động liên hệ các doanh nghiệp, đối tác trong việc chuyển giao TSTT, là đầumối nhận đặt hàng nghiên cứu (Hình 5). Ngoài ra, IPTC còn có thể chủ động cung cấp dịch vụ cho các chủ thể khác kể cả các chủ thể không thuộc VNU-HCM. Môhình Hình 5 Diễn giải Vớimô hìnhmới như đề xuất, mô hình quản trị TSTT VNU-HCM gồm các chủ thể chính: • Ban KHCN: tiếp tục giao Ban KHCN công tác quản lý hành chính về nghiên cứu khoa học, sở hữu trí tuệ như hiện tại. Như đã trình bày, với cách bố trí này Ban KHCN thực hiện chức năng quản lý hành chính trong việc quản lý kết quả nguyên cứu khoa học sẽ hiệu quả, tránh thất thoát, mất TSTT của VNU-HCM. Đồng thời, Ban KHCN có đủ quyền yêu cầu các bộ phận phụ trách quản trị TSTT tại các trường đại học thành viên báo cáo hoạt động để kịp thời định hướng phát triển chung, đồng bộ và chia sẽ thông tin quản trị toàn hệ thống. 1593 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(3):1589-1597 Hình 4: Mô hình quản lý TSTT tại Trường ĐH Bách Khoa Hình 5: Mô hình quản lý TSTT tại VUN-HCM kiến nghị • IPTC: để phát huy hiệu quả hoạt động của IPTC, nhằm khắc phục các hạn chế của trung tâm này như hiện trạng. Tác giả đề xuất VNU-HCM nên xem xét thành lập một công ty thuộc sở hữuVNU-HCMd trên cơ sở chuyển đổi từ IPTC hiện nay. Việc này giúp IPTC hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, vừa đáp ứng nhiệm vụ đượcVNU-HCMgiao vừa cung cấp dịch vụ cho các chủ thể khác để chủ động nguồn thu. Theo đó, cơ cấu của IPTC sẽ bao gồm đại diện chủ sở hữu (Hội đồng thành viên), giám đốc sẽ do Hội đồng thành viên (VNU-HCM chỉ định) với chức năng: tiếp nhận hồ kết quả nghiên cứu, TSTT cần tư vấn từ Ban KHCN; tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn nhận diện, phân loại, xác dĐề xuất Công ty TNHH 1TV với vốn sở hữu ban đầu 100% của VNU-HCM lập quyền cho các đối tượng; là đầu mối hỗ trợ các nhà nghiên cứu làm việc với ITP yêu cầu được hỗ trợ khởi nghiệp khi cần; chủ động liên hệ các doanh nghiệp đối tác để chào bán công nghệ, TSTT đã được xác lập quyền, nhận đặt hàng nghiên cứu từ doanh nghiệp và báo cáo lại Ban KHCN để giao các đơn vị thành viên phù hợp; tiếp nhận dịch vụ từ các chủ thể có nhu cầu bên ngoài nếu còn nguồn lựce. Việc chuyển đổi IPTC không gặp nhiều khó khăn về nhân sự khi có thể sử dụng toàn bộ đội ngũ nhân lực như hiện tại và có thể bổ sung khi cần thiết. • ITP: tiếp tục phát huy vai trò hỗ trợ của ITP cho các hoạt động khởi nghiệp như hiện tại. eChỉ thực hiện sau khi ưu tiên thực hiện nhiệm vụ được Ban KHCN giao. 1594 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(3):1589-1597 Môhìnhquản trị TSTT tại các trườngđại học thành viên Tương tự, từ những kết quả hoạt động tích cực của một số mô hình quản trị TSTT tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Bách Khoa và khắc phục một số hạn chế từ các mô hình đang vận hành của các trường đại học thành viên, tăng cường sự thống nhất trong toàn hệ thống và sự gắn kết, phối hợp giữa các bộ phận, đơn vị, tác giả đề xuất mô hình quản trị TSTT chung, mang tính cơ bản tại các trường đại học thành viên (Tuỳ vào đặt thù hoạt động, ngành nghề thành viên đang đào tạo sẽ có các điều chỉnh phù hợp với đối tượng TSTT phát sinh) như Hình 6. Môhình Hình 6 Diễn giải Mô hình quản trị TSTT tại các trường thành viên được đề xuất (Hình 6) gồm các cấu thành cơ bản sau: • Phòng phụ trách KHCN, SHTT của trường: với mô hình này đây được xem là cơ chế trung tâm của hoạt động quản trị TSTT tại các trường đại học thành viên, tác giả đề xuất thốngnhất nhiệm vụ quản lý khoa học và quản trị TSTT cho một đơn vị duy nhất. Việc phân công thống nhất này giúp trường thống nhất quản lý công tác nghiên cứu khoa học, kết quả nghiên cứu và TSTT phát sinh, từ đó nhà trường dễ dàng quản lý TSTT tránh thất thoát, mất và hỗ trợ thương mại hoá tốt hơn. Bên cạnh đó, công tác thống kê, báo cáo và chia sẽ dữ liệu cũng được nhanh chóng hơn. Từ đó, tác giả đề xuất thành lập mới, xác nhập, hoặc điều chuyển bộ phận quản trị TSTT hiện tại của các đơn vị về Phòng có chức năng quản lý KHCN của Trường (gọi chung là Phòng KHCN)f. Việc giao cho Phòng quản lý khoa học đảm nhiệm công tác quản trị TSTT của trường là phù hợp vì không xáo trộn cơ cấu nhân sự, chỉ luân chuyển hoặc tuyển mới, từ đó tạo sự ổn định và thống nhất các giai đoạn quản trị TSTT từ tạo lập đến thươngmại hoá được quản lý chặc chẽ và khép kín. • Công ty cung cấpdịch vụ tư vấnnhậndiện, phân loại, xác lập quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ: để công tác tư vấn, hỗ trợ hoạt động nhận diện, phân loại, xác lập quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ hiệu quả, bên cạnh fVề tên gọi của Phòng sẽ do đặc thù của từng trường đại học thành viên và do Hiệu trưởng quyết định. việc giảm gánh nặng nhân sự, tác giả đề xuất các trường đại học thành viên nên thành lập công ty thuộc sở hữu của trường nhằm thực hiện các nhiệm vụ nhà trường giao thông qua Phòng KHCN và các chủ thể khác có nhu cầu tương tự như Công ty TNHH 1 TV IPTC đã được đề xuất tại VNU-HCM. Công ty này sẽ giúp các nhà nghiên cứu của trường được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ việc dịch vụ chuyên nghiệp và chuyên trách, đồng thời nhà trường cũng chủ động được công việc khi có thể giao nhiệm vụ thông qua Phòng KHCN. Trong trường hợp nhận thấy chưa thật sự cần thiết thành lập công ty, các trường có thể sử dụng dịch vụ của IPTC. Tuy nhiên, việc sử dụng dịch vụ của IPTC sẽ tồn tạimột số hạn chế cho trường khi không thể giao nhiệm vụ cho IPTC; số lượng hồ sơ cần được hỗ trợ tại IPTC dự kiến sẽ rất lớn, gây ra tình trạng quá tải; đồng thời các trường không thể chủ động hoạt động khi có nhu cầu. KẾT LUẬN Nhìn chung, qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy tại VNU-HCM và hầu hết các trường đại học thành viên đều đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác sáng tạo và quản trị tài sản trí tuệ từ rất sớm mặc dù mức độ quan tâm có khác nhau. Tuy nhiên, để công tác QTTSTT tại đơn vị được hiệu quả, thiết nghĩ VNU-HCM và các trường đại học thành viên cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện mô hình QTTSTT mang tính đặc thù và hiệu quả cho riêng mình. Trong quá trình hoàn thiện hệ thống, hướng tới sự đặc thù và hiệu quả, VNU-HCM và các trường đại học thành viên có thể tham khảo một số mô hình rất thành công được chia sẽ tại Nhật Bản vàHànQuốc từ đó có giải pháp xây dựng và hoàn thiện mô hình phù hợp hơn. DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT TSTT: Tài sản trí tuệ SHTT, IP: Sở hữu trí tuệ QTTSTT, IAG: quản trị tài sản trí tuệ VNU-HCM: Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh IPTC: Trung tâm chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ ITP: Khu công nghệ phần mềm KHCN: Khoa học công nghệ TTPCSHTT, TT-PC-SHTT: Thanh tra Pháp chế Sở hữu trí tuệ XUNGĐỘT LỢI ÍCH Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo. 1595 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 5(3):1589-1597 Hình 6: Mô hình QTTSTT tại các trường thành viên kiến nghị ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ Tác giả chịu trách nhiệm về nội dung toàn bài báo. TÀI LIỆU THAMKHẢO 1. Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ VNUHCM;Available from: https://vnuhcm.edu.vn/nghien-cuu/ 33366864. 2. Cục Sở hữu trí tuệ. Phụ lục 1 Báo cáo thường niên năm 2013- 2018. Hà Nội: Bộ Khoa học công nghệ. 2018;. 3. Hỗ trợ khởi nghiệp tại ITP;Available from: https://itp.vn/vi/ho- tro-khoi-nghiep.html. 4. Cục Sở hữu trí tuệ. Mô hình quản trị TSTT trong các trường đại học của Nhật Bản và Hàn Quốc. Hà Nội: Bộ Khoa học công nghệ. 2014;. 5. Quyền H. Hội thảo tổ chức và quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ tại các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp thực trạng và giải pháp. Hà Nội: Bộ Khoa học công nghệ. 2017;. 6. Cơ cấu tổ chức Phòng TTPCSHTT trường ĐH Khoa học tự nhiên;Available from: https://www.hcmus.edu.vn/ttpcshtt. 7. Tài liệu chuyên đề quyền tác giả dánh cho sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên;Available from: https://www.hcmus.edu.vn/component/content/article/142- ttpcshtt/thong-bao-danh-cho-sinh-vien/2692-tai-lieu-shcd- nam-hoc-2019-2020-chuyen-de-quyen-tac-gia-va-quyen- cong-bo-thong-tin?Itemid=437. 8. Cơ cấu tổ chức Phòng TT-PC-SHTT trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn;Available from: edu.vn/Default.aspx?ArticleId=cf2acffe-9504-4e86-87b2- 63dca210f88b. 9. Cơ cấu tổ chức Phòng KHCN và Dự án trường ĐH Bách khoa;Available from: https://www.hcmut.edu.vn/vi/welcome/ view/cac-don-vi-truc-thuoc/phong--ban-chuc-nang/phong- khoa-hoc-cong-nghe-va-du-an- . 10. Cơ cấu tổ chức Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp trường ĐH Bách khoa;Available from: https://www.hcmut.edu.vn/vi/ welcome/view/cac-don-vi-truc-thuoc/trung-tam-khoa-hoc- -cong-nghe/trung-tam-uom-tao-doanh-nghiep-cong-nghe- hcmuttbi. 11. Cơ cấu tổ chức Phòng Quản lý khoa học trường ĐH Quốc tế;Available from: https://hcmiu.edu.vn/phong-ban-va-trung- tam/phong-quan-ly-khoa-hoc/. 12. Cơ cấu tổ chức Phòng Đào tạo - Sau đại học - Khoa học công nghệ trường ĐH Công nghệ thông tin;Available from: https: //www.uit.edu.vn/phong-dao-tao-sdh-khcn. 1596 Science & Technology Development Journal – Economics - Law and Management, 5(3):1589-1597 Open Access Full Text Article Review article University of Economics and Law, VNU-HCM, Vietnam Correspondence NgoMinh Tin, University of Economics and Law, VNU-HCM, Vietnam Email: tinnm@uel.edu.vn History Received: 19-12-2020 Accepted: 22-5-2021 Published: 26-5-2021 DOI : 10.32508/stdjelm.v5i3.743 Copyright © VNU-HCM Press. This is an open- access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution 4.0 International license. The model of organization andmanagement of intellectual property activities in Viet NamNational University Ho Chi Minh City and the universitiesmembers - current situation and solutions NgoMinh Tin* Use your smartphone to scan this QR code and download this article ABSTRACT Currently, intellectual property in general and the organization and management of intellectual property activities (Intellectual asset governance) in particular are being paid special attention by most economic organizations because of their enormous contributions to the asset value of the organization. In recent years, along with the general development trend of the whole country and industries, universities, the origin of creativity, the beginning of most intellectual asset have gradu- ally recognized the value of the contribution of IP to sustainable development, the universities have initially built and operated their Intellectual asset governance models in order to find the appropri- ate model as Intellectual asset governance is only effective when we have themost suitable model of governance. Given the rising trend, VietNam National University Ho Chi Minh City (VNU-HCM) and its member universities soon tested and operated their models. After nearly 10 years of oper- ation, no official summary report on the efficiency obtained from each model is conducted. With observable data, however, the author found that eachmodel has its advantages and certain limita- tions. In this article, the author analyzes the Intellectual asset governancemodels in VNU-HCM and its member universities, followed by the proposal of a suitable model for corporate governance for each subject. Key words: Intellectual asset governance, intellectual property, intellectual asset, intellectual- property management Cite this article : Tin N M. The model of organization and management of intellectual property activities in Viet Nam National University Ho Chi Minh City and the universities members - current situation and solutions. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 5(3):1589-1597. 1597
File đính kèm:
- mo_hinh_to_chuc_va_quan_ly_hoat_dong_so_huu_tri_tue_tai_dai.pdf