Lượng giá di sản với cách tiếp cận xây dựng đường cầu hàng hóa công: Áp dụng ban đầu phương pháp lượng giá chi phí du lịch theo khu vực tại Hội An, Việt Nam
Tổng quan nghiên cứu cho thấy hầu hết các nghiên cứu lượng giá đối với di sản đều xây
dựng đường cầu với cách tiếp cận đường cầu của một hàng hóa tư. Chúng tôi lập luận rằng di sản
là một dạng hàng hóa công có tính thuần túy khá cao. Việc lượng giá đối với một di sản có thể đem
lại kết quả chính xác hơn nếu đường cầu được thiết lập dựa trên cách tiếp cận xây dựng đường cầu
của một hàng hóa công. Nghiên cứu này trình bày những lập luận về tính ưu việt của việc lượng
giá di sản giữa cách xây dựng đường cầu của hàng hóa công so với đường cầu của hàng hóa tư, và
áp dụng ban đầu cho phương pháp lượng giá chi phí du lịch theo khu vực (ZTCM) đối với di sản
Hội An, Việt Nam. Kết quả cho thấy: (i) Đường cầu hàng hóa công phản ánh sát thực mối quan hệ
giữa số lượng du khách và mức chi tiêu du lịch hơn so với đường cầu hàng hóa tư; (ii) Việc xây
dựng đường cầu hàng hóa công cho một di sản thế giới (với các nhóm du khách đa dạng từ nhiều
châu lục) cần bổ sung nhiều kỹ thuật hạn chế nhiễu về giá, trong đó có việc áp dụng hệ số sức mua
tương đương (PPP) đối với chi phí du lịch; (iii) Giá trị khu vực phố cổ Hội An được lượng giá theo
đường cầu hàng hóa công cho kết quả là 4.255.724.958 USD, cao hơn 206,6% so với giá trị lượng
giá bởi đường cầu hàng hóa tư (theo cùng bộ số liệu khảo sát).
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lượng giá di sản với cách tiếp cận xây dựng đường cầu hàng hóa công: Áp dụng ban đầu phương pháp lượng giá chi phí du lịch theo khu vực tại Hội An, Việt Nam
t luận ZTCM không từ mỗi khu vực đến địa điểm thăm quan và một phù hợp để thực hiện lượng giá cho một di sản số dữ liệu khác như: thu nhập, giới tính, tuổi, thế giới vì hành vi của du khách từ các khu vực học vấn... nhằm xác định hệ số lợi ích cận biên là rất không đồng nhất. Vì các nhiễu không bằng cách hồi quy số lượt chuyến thăm/1.000 đồng nhất này nên không ước tính được hệ số người từ mỗi khu vực với chi phí trung bình từ lợi ích cận biên của du khách để xây dựng các khu vực, ta có kết quả sau: hàm cầu. Trong trường hợp quy mô du khách và đặc điểm của khu vực du lịch thỏa mãn giả định về tính đồng nhất của hành vi du khách thì việc lượng giá giá trị khu vực du lịch theo cách tiếp cận như một hàng hóa tư vẫn là hạn chế lớn vì các lý do sau: Thứ nhất, giả định số lượng du khách trong năm khảo sát có mức chi phí bằng 0, rồi tăng mức phí lên dần để xác định lượng du khách tương đương theo hàm cầu là cách làm thiếu thuyết phục. Trong thực tiễn, việc giả định mức chi phí du lịch bằng 0 là khó chấp nhận vì dù cho khoảng cách giữa nơi cư trú và khu du lịch nhỏ đến đâu thì vẫn cần một mức chi phí nhất Hình 7. Hồi quy tìm lợi ích cận biên của du khách định cho việc đi lại. Hơn nữa, chi phí cơ hội của theo khu vực. thời gian du lịch là khoản chi phí mà không du Nguồn: Tính từ số liệu Chi cục Thống kê, Thành phố Hội An (Niên giám thống kê Hội An 1995-2019). khách nào tránh khỏi. Thứ hai, việc cộng dồn số lượng các nhóm Theo lý thuyết và giả định tính đồng nhất khách theo chiều ngang phản ánh sai lệch bản của hành vi du khách thì chi phí du lịch càng chất nhu cầu của du khách với khu vực du lịch cao, lượng cầu càng giảm và ngược lại. Tuy mà họ đến vì mối quan hệ này không phải cung nhiên, thực tiễn ở đây không bộc lộ quy luật cầu tự do của thị trường hàng hóa tư, mà là mối này. Nhóm nghiên cứu thử tích hợp số du khách quan hệ giữa khối lượng cầu vô hạn đối với một và chi phí du lịch giữa Châu Á với Châu Đại hàng hóa công, có mức cung hữu hạn. Dương (vì có khoảng cách trung bình tương Thứ ba, việc lượng giá di sản theo cách tiếp đồng) nhưng kết quả không khả quan hơn. cận là một hàng hóa tư không có cơ sở thuyết 20 B.D. Dung et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 3 (2019) 11-25 phục và không đem thông điệp chính xác cho (iii) Bỏ qua việc chia nhóm du khách theo các nhà quản lý. Việc hoạch định chính sách về khoảng cách đến địa điểm du lịch (ZTCM). Chi quản lý di sản cần được hiểu với tư cách là một phí đi lại theo khoảng cách được tính vào tổng nguồn lực hữu hạn, nhạy cảm với tác động tổn chi phí du lịch. hại khi bị khai thác mang tính lạm dụng, khác (iv) Hồi quy tìm hệ số lợi ích cận biên (MB) biệt hoàn toàn với một hàng hóa tư với phạm vi theo số liệu cá nhân, là quan hệ giữa tổng chi tiêu/ngày của mỗi người với số người tương cung cầu tự do. ứng của mức chi theo số liệu điều tra. 5.2. Điều chỉnh phương pháp lượng giá chi phí (v) Cộng dồn thặng dư người tiêu dùng (CS) du lịch theo khu vực truyền thống để khắc phục của các nhóm theo chiều dọc; Tổng giá trị địa điểm nhiễu chi phí không tương đồng với du lịch sẽ bằng tổng giá trị trực tiếp với giá trị khoảng cách gián tiếp. Kết quả thực hiện ZTCM đã điều chỉnh Để phù hợp với đối tượng lượng giá là một như sau: di sản thế giới, khắc phục những yếu điểm nêu Bước 1: Xác định khoảng cách từ nơi xuất trên, phương pháp ZTCM cần có sự điều chỉnh phát của du khách đến Hội An. như sau: Với thực tiễn thống kê về du khách tại Việt (i) Đồng nhất sức mua của du khách giữa Nam nói chung và ở Hội An nói riêng, việc tiếp các quốc gia bằng cách chuyển đổi giá trị cận số lượng du khách theo quốc tịch là thuận chuyến đi hệ số sức mua ngang giá chung lợi. Hơn nữa, cùng quốc tịch thì tính đồng nhất (PPP). Lưu ý khi đã tính theo hệ số PPP thì tổng trong nhóm khá cao và cách phân loại này giúp giá trị được lượng giá sẽ là giá USD thời điểm giảm bớt nhiễu trong quá trình tính toán, lượng lượng giá. giá. Việc thu thập số liệu du khách, phân loại và (ii) Bỏ qua số chuyến đi của cá nhân mỗi du tính toán khoảng cách, chi phí vé, thời gian khách (ITCM). chuyến bay cho kết quả như sau: Bảng 3. Khoảng cách, giá vé và thời gian bay TT đến Hội An Khoảng cách (km) Giá vé máy bay (USD) Thời gian bay (giờ) 1 Hà Nội/TP.HCM 1.000 160 4,00 2 Australia 7.747 1.240 17,49 3 Áo 8.257 1.321 18,51 4 Bỉ 8.993 1.439 19,99 5 Canada 10.911 1.746 23,82 6 Trung Quốc 2.321 371 6,64 7 Đan Mạch 8.450 1.352 18,90 8 Phần Lan 7.435 1.190 16,87 9 Pháp 9.212 1.474 20,42 10 Đức 8.342 1.335 18,68 11 Iceland 9.368 1.499 20,74 12 Indonesia 3.440 550 8,88 13 Israel 7.060 1.130 16,12 14 Ý 8.746 1.399 19,49 15 Nhật Bản 3.668 587 9,34 B.D. Dung et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 3 (2019) 11-25 21 16 Hàn Quốc 2.739 438 7,48 17 Hà Lan 8.895 1.423 19,79 18 New Zealand 9.891 1.583 21,78 19 Na Uy 8.371 1.339 18,74 20 Bồ Đào Nha 10.424 1.668 22,85 21 Nga 6.741 1.079 15,48 22 Singapore 2.196 351 6,39 23 Tây Ba Nha 10.057 1.609 22,11 24 Thụy Điển 7.894 1.263 17,79 25 Thụy Sĩ 8.868 1.419 19,74 26 Đài Loan 1.665 266 5,33 27 Thái Lan 989 158 3,98 28 Anh 9.250 1.480 20,50 29 Mỹ 13.169 2.107 28,34 Nguồn: Tính từ số liệu thô của https://onemileatatime.com/value-miles-points/. Bước 2: Tính toán chi phí cơ hội thời gian Chi phí cơ hội thời gian trong nghiên cứu này và hệ số sức mua. chỉ tính thời gian dành cho quá trình đi lại mà Việc tổng hợp nhu cầu khác nhau từ các không tính thời gian lưu trú tại Hội An của du nhóm du khách đến từ nhiều quốc gia trên thế khách vì số ngày lưu trú của các nhóm khách quốc tế không có sự khác biệt đáng kể, trên dưới 2,1 giới đặt ra yêu cầu loại trừ hoặc hạn chế nhiễu ngày ± 0,2. Chi phí cơ hội thời gian được tính theo gây ra bởi sự khác biệt về mức sống giữa các giờ, tương đương mức thu nhập lương theo giờ quốc gia trên thế giới. Sau khi thử nghiệm một bằng 1/10 thu nhập ngày lao động. PPP được tính số mô hình tính toán, hệ số sức mua (PPP ratio) toán từ số liệu gốc của WDI 2018. được áp dụng để hạn chế tình trạng nêu trên. Lý Bước 3: Xác định chi phí du lịch cho từng do của giải pháp này là thặng dư lợi ích người nhóm du khách phân theo quốc tịch, thiết lập tiêu dùng được phản ánh chính xác hơn bởi đường cầu thể hiện mối quan hệ giữa mức chi mức chi tiêu PPP mà không chính xác với mức tiêu và số lượng du khách tương ứng (Bảng 5, chi tiêu bằng tiền thực tế. Hình 8). Bảng 4. Chi phí cơ hội thời gian TT đến Hội An Thu nhập/ngày (USD) PPP Thu nhập/giờ 1 Hà Nội/TP. HCM 5,38 3,78 0,54 2 Australia 155,94 0,91 15,59 3 Áo 137,67 1,12 13,77 4 Bỉ 127,90 1,09 12,79 5 Canada 140,71 0,93 14,07 6 Trung Quốc 21,25 2,35 2,12 7 Đan Mạch 172,30 0,89 17,23 8 Phần Lan 133,10 1,00 13,31 22 B.D. Dung et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 3 (2019) 11-25 9 Pháp 119,63 1,05 11,96 10 Đức 130,14 1,14 13,01 11 Iceland 142,75 1,11 14,27 12 Indonesia 11,74 3,05 1,17 13 Israel 95,31 1,17 9,53 14 Ý 96,96 1,19 9,70 15 Nhật Bản 134,03 0,89 13,40 16 Hàn Quốc 73,32 1,51 7,33 17 Hà Lan 150,80 1,03 15,08 18 New Zealand 104,11 1,10 10,41 19 Na Uy 252,39 0,69 25,24 20 Bồ Đào Nha 65,03 1,44 6,50 21 Nga 32,13 2,31 3,21 22 Singapore 159,58 1,74 15,96 23 Tây Ba Nha 90,81 1,23 9,08 24 Thụy Điển 156,80 0,93 15,68 25 Thụy Sĩ 215,93 0,87 21,59 26 Đài Loan 68,56 1,51 6,86 27 Thái Lan 17,43 2,99 1,74 28 Anh 117,77 1,08 11,78 29 Mỹ 149,43 1,15 14,94 Nguồn: Tính từ số liệu thô của WDI 2018. Bảng 5. Số lượng du khách và tổng chi phí du lịch Nhóm Số du khách/ Chi phí du lịch, Chi phí du lịch, TT du khách quốc gia USD thực tế PPP USD 1 Mỹ 73.212 2.530 2.906 2 Nga 4.512 1.128 2.612 3 Bồ Đào Nha 12.377 1.816 2.607 4 Tây Ban Nha 45.429 1.810 2.231 5 New Zealand 23.391 1.809 1.986 6 Ai Len 17.305 1.795 1.984 7 Canada 31.253 2.081 1.940 8 Ý 19.738 1.588 1.889 9 Anh 119.026 1.721 1.852 10 Bỉ 13.087 1.694 1.843 11 Pháp 82.177 1.718 1.805 12 Đức 85.694 1.578 1.805 13 Hà Lan 36.621 1.722 1.776 B.D. Dung et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 3 (2019) 11-25 23 14 Áo 6.810 1.576 1.764 15 Indonesia 6.668 561 1.709 16 Thụy Sỹ 10.105 1.845 1.614 17 Israel 15.054 1.283 1.504 18 Đan Mạch 14.796 1.678 1.497 19 Thụy Điển 9.034 1.542 1.431 20 Phần Lan 3.296 1.414 1.416 21 Australia 119.036 1.512 1.370 22 Na Uy 4.952 1.812 1.254 23 Trung Quốc 78.166 385 905 24 Singapore 12.641 453 789 25 Hàn Quốc 386.080 493 746 26 Nhật Bản 44.187 712 631 27 Việt Nam 253.311 162 614 28 Thái Lan 15.810 165 494 29 Đài Loan 11.259 303 458 Nguồn: Tính từ số liệu Bảng 3 và Bảng 4. Theo giá thực chi phí du lịch, ta có đường cầu: Với hàm hồi quy y = 2.401,8 - 0,0014 * x, Số lượng du khách y đạt tối đa = 1.715.571 người, khi x = 0 (Hình 9). Con số này gần sát với tổng du khách thực tế đến Hội An năm 2018 là 1.716.478 người. Đường cầu này phản ánh thực tiễn tốt hơn khi sử dụng hệ số sức mua ngang giá PPP nêu trên. Kết quả này dẫn đến khuyến nghị rằng việc sử dụng hệ số PPP để xây dựng đường cầu trong trường hợp du khách đến từ nhiều quốc gia và đồng tiền mỗi quốc gia có sức mua khác biệt, cho phép đưa ra kết quả đáng tin cậy hơn. Hình 8. Đường cầu du khách tại di sản Hội An theo giá thực chi phí du lịch. Nguồn: Nhóm tác giả. Theo hàm hồi quy y = 2215 – 0,0014 * x, Số lượng du khách y đạt tối đa = 1.476.666 người, khi x = 0 (Hình 8). Thực tế tổng du khách đến Hội An năm 2018 là 1.716.478 người. Đường cầu theo giá chi phí thực này chưa phản ánh sát số liệu thực tiễn. Hình 9. Đường cầu du khách tại di sản Hội An theo Theo giá PPP chi phí du lịch, ta có đường giá PPP chi phí du lịch. cầu: y = 2.401,8 – 0,0014 * x (Hình 9). Nguồn: Nhóm tác giả. 24 B.D. Dung et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 3 (2019) 11-25 Nếu tiếp tục lượng giá giá trị Hội An theo Điểm A: y = 0; x = 2.143.143; Điểm B: phương pháp truyền thống, ta có điểm đồ thị cắt y = 353,45; x = 1.638.214 trục hoành tại x = 1.715.571; và cắt trục tung tại Điểm C’’: y = 1.176,44; x = 462,514; Điểm y = 2.401,8. Tổng giá trị thặng dư người tiêu C’: y = 1.645,98; x = 462,514 dùng là 2.060.229.729; hay nói cách khác, giá Điểm C: y = 2.822,42; x = 462,514; Điểm trị khu vực đô thị cổ Hội An được lượng giá D: y = 7.121,3; x = 0 bằng ZTCM theo cách tiếp cận truyền thống là Tổng giá trị thặng dư người tiêu dùng là 2.060.229.729 USD (thời điểm năm 2018). diện tích dưới đường cầu tổng hợp ABCD là 5.3. Thiết lập đường cầu cho Hội An với tư 4.255.724.958 USD; hay nói cách khác, giá trị cách là một hàng hóa công khu vực đô thị cổ Hội An được lượng giá bằng ZTCM theo cách tiếp cận mới là 4.255.724.958 Nhìn vào kết quả nêu trên, có thể thấy USD (PPP thời điểm năm 2018). đường cầu được thiết lập với cách tiếp cận coi đối tượng được lượng giá là một hàng hóa tư, nghĩa là số lượng du khách được cộng dồn theo chiều ngang với cùng mức chi tiêu giống nhau. Vì bản chất di sản không thể là một hàng hóa tư, cho nên cách lượng giá này có thể làm sai lệch kết quả đáng kể. Để khắc phục nhược điểm đó, quá trình tính toán sau vận dụng cách tiếp cận xây dựng đường cầu cho một hàng hóa công: (i) Tiếp cận lượng giá một di sản với tư cách là một dạng hàng hóa công Từ số liệu Bảng 5, có thể thấy 3 nhóm du khách với hệ số đường cầu khác biệt. Cần mô Hình 10. Tổng hợp đường cầu ZTCM theo cách tiếp cận hàng hóa công. phỏng đường cầu của 3 nhóm này theo mô hình Nguồn: Nhóm tác giả. tổng hợp đường cầu của một hàng hóa công, nghĩa là được cộng dồn theo chiều dọc như sau: 6. Kết luận Nhóm 1: Mức chi phí du lịch từ 2.906 đến 1.940. Hàm hồi quy nhóm 1 được thiết lập: Phương pháp lượng giá ZTCM cần được y = 3.237,6 – 0,007 * x xem xét điều chỉnh khi vận dụng lượng giá đối Nhóm 2: Mức chi phí du lịch từ 1.889 đến với những đối tượng được lượng giá không phù 1.254. Hàm hồi quy nhóm 2 được thiết lập: hợp với giả định du khách trong khu vực được y = 2.293,5 – 0,0014 * x chi có tính đồng nhất, đặc biệt khi đối tượng lượng giá là di sản thế giới với nhiều nhóm du Nhóm 3: Mức chi phí du lịch từ 905 đến 0. khách đến từ nhiều khu vực khác biệt về Hàm hồi quy nhóm 3 được thiết lập: y = 1.500,2 khoảng cách, mức sống, thông tin... – 0,0007 * x Đặc trưng số liệu thống kê tại Việt Nam cho Hàm hồi quy tổng hợp của cả 3 nhóm được phép tiến hành lượng giá ZTCM theo nhóm du thiết lập bằng cách cộng theo chiều dọc mức giá khách phân loại theo quốc tịch. Để khắc phục sẵn sàng chi trả cho việc du lịch Hội An như nhiễu từ sự khác biệt mức sống, nghiên cứu này sau (Hình 10): đề xuất việc sử dụng hệ số PPP để tăng độ chính xác khi thiết lập đường cầu. B.D. Dung et al. / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 3 (2019) 11-25 25 Việc lượng giá di sản cần mô phỏng đường Lời cảm ơn cầu dưới dạng tổng hợp của các nhóm có khác biệt lớn về hệ số đường cầu. Đối với Hội An, du Nhóm tác giả chân thành cảm ơn sự phối khách được chia làm 3 nhóm với hệ số đường hợp giúp đỡ và tài trợ của Trung tâm Hỗ trợ cầu khác biệt. Đường cầu tổng hợp được cộng Nghiên cứu Châu Á (ARC) cho việc thực hiện dồn từ 3 đường cầu của nhóm theo chiều dọc. đề tài: “Lượng giá di sản văn hóa vật thể - Lý Kết quả vận dụng hệ số PPP và cách lượng thuyết và nghiên cứu thực tế tại Phố cổ Hội An” giá trên cơ sở thiết lập đường cầu hàng hóa làm tiền đề của bài viết này. công cho thấy đường cầu được xây dựng phản ánh sát thực hơn số lượng và phân bố các nhóm Tài liệu tham khảo nhu cầu. Trong nghiên cứu này, hệ số PPP bổ [1] sung thêm 16,18% so với mức ước lượng thấp ble-cultural-heritage/, Truy cập ngày 8/6/2018). hơn thực tiễn của đường cầu giá thực. [2] Plottu, Eric; Plottu, Béatrice, “The concept of Giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp của Total Economic Value of environment: A Hội An được phản ánh qua phương pháp reconsideration within a hierarchical rationality”, ZTCM với cách tiếp cận đường cầu hàng hóa Ecological Economics 61 (1) (2007) 52-61. công là 4.255.724.958 USD (PPP thời điểm [3] https://planbleu.org/sites/default/files/upload/files/ năm 2018), tăng 206,6% so với giá trị lượng giá FactSheets_methods_EN.pdf/, 2014, Truy cập bởi đường cầu theo cách tiếp cận hàng hóa tư. ngày 15/7/2018). Trong những nghiên sau, phương pháp tiếp [4] Bùi Đại Dũng, Kinh tế học của khu vực công, cận hàng hóa công sẽ được nhóm nghiên cứu NXB Chính trị Quốc gia, 2016. mở rộng áp dụng cho ITCM và CVM. [5] Bùi Đại Dũng, Giáo trình Kinh tế Công cộng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2018. P p
File đính kèm:
- luong_gia_di_san_voi_cach_tiep_can_xay_dung_duong_cau_hang_h.pdf