Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam

Trong điều kiện hội nhập, đặc biệt sau sự kiện Việt Nam tham gia CPTPP và AEC, liên

kết du lịch là vấn đề tất yếu đặt ra đối với mỗi địa phương nhằm khai thác lợi thế tiềm năng

đưa ngành du lịch phát triển, trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn

cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, sự liên kết phát triển của một số địa phương vẫn chưa

tương xứng với tầm vóc và khả năng của khu vực. Nghiên cứu này đi sâu vào việc đánh giá

thực trạng liên kết phát triển du lịch bền vững của ba địa phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng

- Quảng Nam để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự liên kết phát triển du lịch bền

vững; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tác giả đã đề xuất hai

nhóm giải pháp liên quan đến hai đối tượng chính đó là chính quyền của ba địa phương và

các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam trang 1

Trang 1

Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam trang 2

Trang 2

Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam trang 3

Trang 3

Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam trang 4

Trang 4

Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam trang 5

Trang 5

Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam trang 6

Trang 6

Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam trang 7

Trang 7

Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam trang 8

Trang 8

Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam trang 9

Trang 9

Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang xuanhieu 7260
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam

Liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam
tăng hiệu suất hoạt động của hệ thống cáp mạng, giảm thiểu tiêu thụ điện năng, giảm bớt 
lượng khí thải CO2. 
- Phát triển các khu mua sắm để tăng chi tiêu của du khách và có những chính sách ưu 
đãi với những gian hàng của các làng nghề trong khu mua sắm; kết hợp với các doanh nghiệp 
lữ hành để đưa khách đến các khu mua sắm này; đầu tư bảo tàng Văn hóa biển nhằm thu hút 
du khách đến tham quan và giới thiệu những đặc trưng văn hóa dân gian biển của Đà Nẵng. 
Định hướng phát triển một số tuyến phố chuyên doanh gồm các cửa hàng đồ hiệu, cửa hàng 
chuyên doanh, cửa hàng miễn thuế, cửa hàng giảm giá, cửa hàng tiện lợi phục vụ kéo dài về 
đêm,... ở các khu vực trung tâm.
- Nâng cao hơn nữa chất lượng các dịch vụ kèm theo như dịch vụ vận chuyển, viễn 
thông, y tế, ngân hàng... và đầu tư nâng cấp, trùng tu các khu bảo tàng, văn hóa, sinh thái. 
(3) Phối hợp xúc tiến quảng bá điểm đến, xây dựng thương hiệu du lịch cho Vùng:
- Tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị 
trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối 
tượng xúc tiến trọng điểm; tận dụng sức mạnh truyền thông và huy động sự hợp tác của các 
cơ quan ngoại giao ở các nước, đẩy mạnh xã hội hóa xúc tiến quảng bá du lịch. 
- Tăng cường năng lực của các trung tâm xúc tiến du lịch tại các địa phương trong 
Vùng; tăng thêm vốn ngân sách cho xúc tiến quảng bá du lịch; xây dựng cơ chế hợp tác xúc 
tiến du lịch giữa các địa phương trong Vùng và với Tổng cục Du lịch. 
451
- Xây dựng thương hiệu du lịch cho ba địa phương, tập trung hướng hình ảnh du lịch 
của ba địa phương ra quốc tế; xác định tour du lịch mẫu, điển hình cho du lịch toàn Vùng.
- Tập trung xúc tiến, quảng bá du lịch tại các thị trường quốc tế chung là Nhật Bản, 
Hàn Quốc và Tây Âu; thường xuyên trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, cung cấp thông tin 
về tình hình phát triển du lịch, chương trình tour, các điểm đến và sản phẩm du lịch mới
nhằm giới thiệu đến các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cũng như trên các phương 
tiện thông tin đại chúng. 
- Kết nối các sự kiện, lễ hội riêng của từng địa phương để tạo ra chuỗi sự kiện du lịch 
nhằm thu hút và tận dụng tối đa các nguồn khách. 
(4) Thống nhất sử dụng website của ba địa phương để cập nhật thường xuyên các dữ 
liệu về tài nguyên du lịch, các tour, tuyến, điểm du lịch, tình hình du lịch trong ba địa
phương như lượng khách, nguồn khách, sự phát triển của các dịch vụ lữ hành, lưu trú, vui 
chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực... Và cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin du lịch và 
trao đổi thông tin du lịch trên địa bàn.
(5) Thường xuyên tổ chức những buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp du lịch với các cơ 
quan quản lý, lãnh đạo các địa phương để có thể kịp thời tháo gỡ những khó khăn, cũng như 
đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch ba địa phương.
Bên cạnh việc sử dụng ngân sách nhà nước, các địa phương cần huy động nguồn lực xã 
hội hóa từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội để tạo thêm nguồn lực, sức mạnh thúc đẩy
phát triển du lịch từng địa phương.
ao động trong lĩnh vực lưu trú sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất trong bối cảnh 
hội nhập ASEAN và tham gia thỏa thuận nghề du lịch, do vậy rất cần sự chia sẻ thông tin và 
hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp lưu trú, để nâng cao nhận thức 
và hiểu biết của các bên liên quan. 
(6) Hợp tác xây dựng không gian kinh tế du lịch ba địa phương thống nhất trên cơ sở: 
- Kết nối các tour, tuyến, điểm, khu du lịch nhằm phát triển đa dạng các loại hình du 
lịch (biển, văn hóa, sinh thái, MICE) và khai thác các phân khúc thị trường khác nhau tùy 
thuộc vào lợi thế cạnh tranh du lịch của từng địa phương; 
- Tạo lập chuỗi các thương hiệu du lịch trong Vùng như Festival Huế, lễ hội Đêm rằm 
phố cổ Hội An, lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng,... 
(7) Liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch: 
Trên cơ sở dự báo cung - cầu lao động du lịch cho từng địa phương và toàn Vùng, triển 
khai các hoạt động liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo và dạy nghề du lịch trong Vùng về 
ngành nghề, chương trình, số lượng, trình độ đào tạo để đảm bảo đáp ứng cung - cầu lao 
động. Khuyến khích các hình thức hợp tác giữa cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch và doanh 
nghiệp kinh doanh du lịch để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch 
chất lượng cho ba địa phương, nhất là dạy nghề du lịch chất lượng cao. Nghiên cứu biện 
pháp hỗ trợ bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh, Nhật, Nga, Trung Quốc,...) cho 
452
lao động du lịch thông qua tổ chức các chương trình bồi dưỡng có ưu đãi về học phí nhờ tận 
dụng các nguồn lực về giáo viên, cơ sở vật chất,... của các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch 
trong Vùng. 
Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong đào tạo lao động du lịch. Tham gia hợp 
tác, hỗ trợ đào tạo như hỗ trợ học bổng, tạo điều kiện cho học viên thực tập, tạo cơ hội việc
làm, đặt hàng đào tạo... 
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần cập nhật thông tin về lực lượng lao động du 
lịch trong địa phương mình nói chung và lao động trong lĩnh vực lưu trú nói riêng, cả về số 
lượng và chất lượng để có thể xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ công 
tác đào tạo cho doanh nghiệp. Cơ quản quản lý du lịch chủ động xây dựng và tham gia sâu 
vào sự hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề, nhằm cải thiện chương trình giảng 
dạy gần với thực tế, đồng thời hỗ trợ việc tuyển dụng, tăng cơ hội cho cả người thuê lao động 
và người lao động. 
(8) Các địa phương cần có kế hoạch hành động riêng, từ đó xây dựng kế hoạch hành 
động giữa các địa phương hay cho toàn vùng. Các tỉnh miền Trung đều có bờ biển dài, đẹp, 
nếu không có sự liên kết trong công tác quy hoạch, khách du lịch đi tỉnh nào cũng tắm biển,
sẽ rất nhàm chán. Do đó, ba tỉnh, thành phố phải cùng nhau tìm ra những sản phẩm du lịch 
biển đặc thù ở mỗi địa phương, phát triển thêm về chiều sâu. Tránh tình trạng tỉnh, thành phố
này chỉ là một điểm đến trong hành trình tour chứ không phải là một điểm dừng trong 
chương trình tour của khách du lịch, gây ảnh hưởng đến doanh thu du lịch giữa các địa
phương. Cụ thể: 
- Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung phát triển các loại hình du lịch văn hóa (di sản, lễ hội, 
ẩm thực), kết hợp với du lịch sinh thái trên cơ sở khôi phục, gìn giữ và phát huy bản sắc văn 
hóa truyền thống Huế, bảo vệ tốt môi trường; xây dựng Huế trở thành trung tâm đào tạo 
nguồn nhân lực du lịch cho khu vực. 
- Thành phố Đà Nẵng tập trung phát triển sản phẩm du lịch biển cao cấp, theo hướng 
gắn liền nghỉ dưỡng biển với các hoạt động thể thao giải trí đẳng cấp quốc tế, nâng cấp cảng 
Tiên Sa bảo đảm các điều kiện phục vụ du lịch; nâng cao chất lượng loại hình dịch vụ gắn
với biển, tiếp tục khai thác du lịch dịch vụ công, đa dạng hóa du lịch trải nghiệm, văn hóa... 
phát triển Đà Nẵng trở thành đô thị du lịch, trung tâm trung chuyển khách và dịch vụ du lịch.
- Tỉnh Quảng Nam tập trung phát triển du lịch văn hóa và sinh thái, các loại hình văn 
hóa phi vật thể, du lịch cộng đồng gắn với nông thôn và miền núi cần được đẩy mạnh. Du 
lịch Quảng Nam nên phát triển theo chiều sâu nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch có thương 
hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, cạnh tranh được với các tỉnh trong khu vực và 
cả nước. Ngoài ra, cần đầu tư kết cấu hạ tầng để kết nối thuận lợi với Đà Nẵng. 
(9) Chú trọng bảo vệ môi trường
Trong khai thác du lịch, các cơ quan quản lý phải luôn nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ
môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên vốn có tại các điểm du lịch; Đặt vấn đề bảo vệ môi 
453
trường trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch các đề án, chiến lược
phát triển du lịch của tỉnh và các khu, điểm du lịch. 
Xây dựng nội quy, quy chế bảo vệ môi trường rõ ràng và tổ chức tuyên truyền đến từng 
người dân. Thành lập đội vệ sinh môi trường chuyên làm nhiệm vụ vớt rong rêu, rác thải trên 
các tuyến sông và bờ biển đảm bảo môi trường luôn sạch đẹp trong và ngoài khu du lịch. 
Thành lập đội quản lý an ninh trật tự nhằm xử lý kiên quyết các tình trạng chèo kéo, tranh 
giành khách. 
Với chủ trương khuyến khích việc sử dụng các loại phương tiện được sản xuất theo 
công nghệ mới, trong đó có xe điện trong hoạt động du lịch, thành phố Đà Nẵng đang trên 
con đường phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, tỉnh Thừa
Thiên Huế và Quảng Nam nên sử dụng xe ô tô điện để chở khách đến tham quan các địa
điểm du lịch trong khu vực. 
Việc khai thác xe điện nhằm giảm thải khí CO2 là phù hợp với mục tiêu khu vực đang 
hướng đến; giúp gia tăng số lượng phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường, góp 
phần vào việc tạo môi trường xanh – sạch cho địa phương. Để thúc đẩy việc chuyển đổi,
ngành giao thông vận tải cần trình lên chính quyền hai tỉnh đề án cho phép lưu hành xe điện
bốn bánh thân thiện với môi trường để phục vụ du khách. Trong thời gian tới, khu vực nên 
phát triển nhiều loại hình vận tải hành khách công cộng sử dụng công nghệ mới như động cơ 
hybrid dùng nhiên liệu xăng và điện cũng như phát triển phần đường dành cho xe đạp. Các 
địa phương cũng cần khuyến khích các cơ sở du lịch sử dụng xe điện để bảo vệ môi trường 
tại địa phương này.
3.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 
(1) Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và kết nối các tour, tuyến, khu du lịch (có sự phân 
công một cách tương đối về các sản phẩm và phân khúc thị trường):
- Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch liên quan đến các loại hình du lịch có thế 
mạnh của Vùng. Đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc trưng riêng có của từng địa phương, 
theo hướng khai thác tài nguyên du lịch một cách bền vững. 
- Tùy theo đặc điểm của mỗi địa phương cần tập trung vào phân khúc thị trường nguồn 
khách riêng, từ đó xây dựng các sản phẩm cũng như các dịch vụ du lịch phù hợp. Đặc biệt là 
đối với các cơ sở lưu trú và các loại hình vui chơi giải trí phù hợp. 
(2) Liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch: 
- Tập trung phát triển các cơ sở đào tạo về du lịch có chất lượng cho khu vực; gắn 
doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo, phát triển thị trường lao động du lịch của khu vực. Chủ 
động tổ chức đào tạo để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, đồng thời phối hợp với cơ sở đào 
tạo nghề du lịch, tạo điều kiện cho sinh viên được thực tế công việc trong thời gian đào tạo và 
tuyển dụng nguồn lao động có nghề du lịch.
- Liên kết tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu về du lịch, các khóa tập huấn nghiệp vụ 
và học tập kinh nghiệm lẫn nhau của các địa phương trong khu vực. 
454
(3) Liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, lưu trú và dịch vụ du 
lịch khác trong khu vực:
- Liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc kết nối các tour, tuyến, khu du lịch trong ba 
địa phương. 
- Liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; lưu trú, giải trí, mua 
sắm, tổ chức sự kiện... nhằm kết nối các nguồn khách, đồng thời tiết kiệm chi phí, tăng tính 
cạnh tranh cho du lịch ba địa phương. 
- Liên kết các doanh nghiệp trong việc đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là các khu vui 
chơi giải trí đẳng cấp, có những tác động lan tỏa nhất định đối với phát triển du lịch khu vực. 
4. Kết luận 
Phát triển du lịch tự bản thân nó phải là sự phát triển bền vững. Đó là vì du lịch phát 
triển kéo theo sự giao thoa, thậm chí xung đột có thể xảy ra giữa các nền văn hóa, đặc biệt là 
du lịch của ba tỉnh duyên hải miền Trung phát triển trên hai loại hình du lịch chính là du lịch 
biển - sinh thái và du lịch văn hóa - lịch sử. Cả hai loại hình du lịch này đòi hỏi yêu cầu 
nghiêm ngặt về bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch biển và giá trị văn hóa bản địa không pha tạp 
của đồng bào Tây Nguyên. 
Những năm trở lại đây, du lịch các địa phương đã chứng kiến bước phát triển vượt bậc 
trong bối cảnh chung của du lịch cả nước. Các chỉ tiêu về khách, thu nhập, việc làm,... đều 
tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên độ dài ngày lưu trú còn ngắn và chi tiêu du lịch còn thấp dẫn tới 
hiệu quả không cao; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, trùng lắp giữa các địa 
phương; quản lý khai thác tài nguyên du lịch chưa thống nhất và hiệu quả thấp, môi trường 
du lịch chưa thực sự an toàn, hấp dẫn. 
Vì vậy, liên kết phát triển du lịch bền vững cần phải quán triệt trong quy hoạch phát triển 
khu vực, địa phương, trong dự án đầu tư và chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp, quá 
trình đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm tránh tình trạng vì lợi ích trước mắt mà phá vỡ quy 
hoạch, dẫn đến nhiều bãi biển đẹp bị mất cảnh quan, có nguy cơ bị ô nhiễm bởi dãy các nhà 
hàng kiên cố. 
Liên kết phát triển du lịch bền vững là một vấn đề rộng, liên quan đến nhiều ngành, 
nhiều lĩnh vực. Trong phạm vi của bài viết, khó có thể bao quát, đề cập được toàn bộ những 
vấn đề xã hội quan tâm, những vướng mắc tồn tại trong những năm qua tại hoạt động này. 
Tôi hy vọng thông qua bài viết này sẽ góp phần làm rõ hơn thực trạng và đề xuất một số giải
pháp nhằm thúc đẩy sự liên kết phát triển du lịch bền vững tại ba tỉnh duyên hải miền Trung. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nghiên cứu khảo sát lực lượng lao động du lịch tại khu vực 3 tỉnh Duyên hải miền
Trung - Thừa Thiên Huế, TP Đà Nẵng và Quảng Nam năm 2015, Bộ Văn hóa - Thể thao và 
Du lịch, 2015. 
[2] Kỷ yếu hội nghị: “Xúc tiến đầu tư vùng duyên hải miền Trung”, Đà Nẵng, tháng 3/2013. 
455
[3] Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung”, 
Phú Yên, tháng 12 năm 2011.
[4] Kỷ yếu hội thảo: “Phát triển sản phẩm du lịch vùng Duyên hải miền Trung, Khánh Hòa, 
tháng 6 năm 2013.
[5] Nguyễn Đình Hiền, Hồ Thị Minh Phương, Liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh vùng 
kinh tế trọng điểm miền Trung với Bắc Tây Nguyên, Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà 
Nẵng, 2014. 
[6] TS. Nguyễn Đình Hiền, Liên kết phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung, Kinh tế 
và Dự báo, 2012.
[7] Lê Hiền (tổng hợp), Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc – Nam Trung bộ, Tạp chí Khoa 
học – Công nghệ Nghệ An, 2016.
[8] PGS.TS Trần Thị Minh Hòa, Bàn về liên kết phát triển du lịch địa phương, Tạp chí du 
lịch, 2017. 
[9] Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Việt Quốc, Nguyễn Hồng Linh, Thực trạng và những vấn đề
đặt ra nhằm phát triển du lịch bền vững khu vực duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, Tạp
chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, 2015. 
[10] Phạm Trung Lương, Liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng với các địa phương trong vùng 
duyên hải miền Trung, Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, 2017. 
[11] Bùi Thị Tám, Mai Lệ Quyên, Đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế,
Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 2012. 
[12] TS. Nguyễn Quyết Thắng, Giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tại một số địa
phương miền Trung – Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Toàn cầu hóa du lịch và 
địa phương hóa du lịch, 2015. 
[13] Nguyễn Quyết Thắng và Lê Hữu Ảnh, Thừa Thiên Huế làm gì để phát triển du lịch sinh 
thái?, Tạp chí Du lịch Việt Nam, 2011. 
456

File đính kèm:

  • pdflien_ket_phat_trien_du_lich_ben_vung_tai_ba_tinh_duyen_hai_m.pdf