Lễ hội của cư dân biển Bắc Trung Bộ và những giá trị đặc sắc

Khu vực Bắc Trung Bộ, nơi những dấu ấn văn hóa Nam Đảo khá nổi

trội, gián tiếp tác động đến phong tục, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống trong cộng đồng

cư dân biển cận duyên. Các sinh hoạt lễ hội của cư dân vùng cửa biển nơi đây mang

sắc thái văn hóa biển đậm nét. Nội dung chung là gắn tín ngưỡng với nghề nghiệp, kết

hợp tưởng nhớ, tri ân nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc và các anh hùng đã được

huyền thoại hóa. Những sinh hoạt văn hóa này hàm chứa nhiều giá trị đặc sắc về lịch

sử, đạo đức, thẩm mỹ, nghệ thuật và thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc.

Lễ hội của cư dân biển Bắc Trung Bộ và những giá trị đặc sắc trang 1

Trang 1

Lễ hội của cư dân biển Bắc Trung Bộ và những giá trị đặc sắc trang 2

Trang 2

Lễ hội của cư dân biển Bắc Trung Bộ và những giá trị đặc sắc trang 3

Trang 3

Lễ hội của cư dân biển Bắc Trung Bộ và những giá trị đặc sắc trang 4

Trang 4

Lễ hội của cư dân biển Bắc Trung Bộ và những giá trị đặc sắc trang 5

Trang 5

Lễ hội của cư dân biển Bắc Trung Bộ và những giá trị đặc sắc trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 3180
Bạn đang xem tài liệu "Lễ hội của cư dân biển Bắc Trung Bộ và những giá trị đặc sắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lễ hội của cư dân biển Bắc Trung Bộ và những giá trị đặc sắc

Lễ hội của cư dân biển Bắc Trung Bộ và những giá trị đặc sắc
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 LỄ HỘI CỦA CƯ DÂN BIỂN BẮC TRUNG BỘ 
 VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ ĐẶC SẮC
 TS. Hoàng Minh Tường*
 Tóm tắt: Khu vực Bắc Trung Bộ, nơi những dấu ấn văn hóa Nam Đảo khá nổi 
trội, gián tiếp tác động đến phong tục, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống trong cộng đồng 
cư dân biển cận duyên. Các sinh hoạt lễ hội của cư dân vùng cửa biển nơi đây mang 
sắc thái văn hóa biển đậm nét. Nội dung chung là gắn tín ngưỡng với nghề nghiệp, kết 
hợp tưởng nhớ, tri ân nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc và các anh hùng đã được 
huyền thoại hóa. Những sinh hoạt văn hóa này hàm chứa nhiều giá trị đặc sắc về lịch 
sử, đạo đức, thẩm mỹ, nghệ thuật và thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc.
 Là một thực thể của đất nước Việt Nam thống nhất, Bắc Trung Bộ nằm vắt 
ngang đất nước với 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và 
Thừa Thiên Huế. Bắc Trung Bộ có tổng diện tích là 51.524,6 km2, chiếm 15,5% diện 
tích tự nhiên cả nước (chưa tính diện tích phần nội thủy và lãnh hải thuộc chủ quyền 
trên vịnh Bắc Bộ và biển Đông). Bắc Trung Bộ là eo thắt của dải đất hình chữ S (nơi 
rộng nhất là ở Nghệ An cũng chỉ hơn 200 km, nơi hẹp nhất tại Quảng Bình là 50 km). 
Địa hình khá đa dạng, dốc từ Tây sang Đông, đồng bằng nhỏ hẹp, phần lớn là những dải 
cát ven biển. Với địa thế “núi nhoài ra tận biển”, nên cùng với các dãy núi chạy ra tận 
chân sóng, Bắc Trung Bộ có hơn 400 hòn đảo lớn, nhỏ rải rác từ ven bờ tới khơi xa.
 Biển cả không chỉ là không gian sinh tồn mà còn phản ánh những phong tục, tín 
ngưỡng và lễ hội của cư dân ven biển Bắc Trung Bộ. Qua những di chỉ khảo cổ học 
trên dải đất này từ Hoa Lộc, Quỳnh Văn, Bàu Tró... đã minh chứng cư dân nơi đây là 
chủ nhân của biển cận duyên, làm quen và chinh phục biển, nương tựa vào biển để tồn 
tại và phát triển. Từ phương thức sản xuất gắn liền với sông nước, biển khơi đã dần hình 
thành trong tư duy và tâm thức của họ phong tục, tín ngưỡng, lễ hội mang đậm sắc thái 
văn hóa biển. Cư trú ở dải đất ven sông biển nên nghề nghiệp của các làng này là đánh 
cá (một số làm ruộng). Trong quá trình lấn biển, khai thác biển và tiếp thu từ cư dân 
Nam Đảo dần hình thành truyền thống biển. Những làng làm nghề đánh bắt hải sản 
thường tập trung ở các cửa lạch nơi sông thông ra biển như: Lạch Sung, Lạch Trường, 
Lạch Cờn, Phương Cần, Cửa Nhật Lệ, Cửa Gianh, Cửa Tùng, Cửa Việt, Cửa Thuận An,
 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa
114
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
Cửa Tư Hiền... và các đầm phá như: phá Tam Giang, đầm Cầu Hai... Phương tiện đi 
biển của họ là thuyền và bè với các công cụ: rùng, lưới ghép, săm x ú c . Ca dao về nghề 
nghiệp làng biển lưu truyền: Làng Tây vây kéo lưới rùng/Moi, bơn nấu quả bứa rừng 
em mê/Ngược xuôi rồi cũng tìm về/Trở về làng Thọ làm nghề kéo te...
 Vào tháng giêng, tháng hai các làng thủy cơ vùng cửa sông thông ra biển có lệ 
tế kỳ phúc. Các vạn chài trên các đầm phá ở Thừa Thiên - Huế, các làng chài ven cửa 
sông lớn đều có lệ này. Đối với các vạn chài ở Thanh Hóa tại Ngã Ba Vồm, Ngã Ba 
Đầu, Ngã Ba Sung và Ngã Ba Tuần: “Trước ngày tế kỳ phúc, lý trưởng các làng trong 
khu vực cùng nhau bàn bạc để làm lễ. Vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu cả tổng thủy cơ 
tế kỳ phúc chung ở Ngã Ba Đầu, thuyền bè các nơi trong tổng đều tập trung cả về đây. 
Chánh tổng và lý trưởng 13 phường vạn đều tập trung lo việc”. Ở Quỳnh Lưu (Nghệ 
An) những người đánh te quần tụ thành làng, gọi là “làng nổi”, mỗi gia đình sống trên 
một thuyền, hàng năm họp nhau lại để cúng t ế .
 Hàng năm, những người dân biển thường tổ chức tế lễ vào mùa xuân và mùa thu 
với nhiều nội dung và hình thức phong phú: tưởng nhớ công lao người mở đất, tổ nghề 
đánh bắt hải sản, nghề dệt săm xúc, khai canh những dải đất ven b iể n . Họ là những 
nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc và anh hùng huyền thoại. Những vị thần được dân 
chài thờ phụng đó là: Tô Hiến Thành, Yết Kiêu danh tướng thời Trần, Lê Khôi, Quang 
Trung... Từ điểm đầu tới điểm cuối các làng duyên hải Bắc Trung Bộ, các nhân thần 
vừa là thành hoàng của một làng, có khi lại là thành hoàng của cả một vùng được các 
làng thờ phụng đó là: Đức Thánh Trần, Tô Hiến Thành, Nguyễn Phục, Độc Cước, 
Quang Trung - Nguyễn H u ệ . các vị thần này từ bao đời nay được dân chài thờ phụng 
và cầu cho mưa thuận gió hòa, biển nhiều tôm cá, tạ ơn các vị thần linh chở che và giúp 
họ đánh bắt được nhiều hải sản... Hương ước các làng biển bao giờ cũng đặt việc tế tự, 
thờ cúng lên hàng đầu. Xã Du Độ (Tĩnh Gia) thờ thành hoàng là ông tổ nghề muối họ 
Trần. Hương ước xã này năm 1932, điều 35 quy định: “thuyền buôn mắm cá ra Bắc Kỳ 
mỗi chuyến nộp cho làng 3 đồng. Nếu buôn bán trong tỉnh, trong hạt thì nạp 6 hào”. Xã 
Như Áng cũng ở huyện này thờ thành hoàng ở đình và nghè Hậu, ông là vị tướng thời 
Lý đã có công khai phá vùng đất ven cửa sông Lạch Bạng. Hương ước định lệ: “Bản xã 
có nghề đánh cá thuyền, chủ nghề mỗi chiếc thuyền 16 phần, bản xã 2 phần, viên binh 1 
phần. Chủ thuyền là 3 phần, trà củi là 1 phần. Hai nhà liên kết với nhau thì chủ nghề 2 
phần, chủ thuyền 1 phần, trà củi 1 phần, không được tranh giành”. “Tháng tư hàng năm, 
cùng làm lễ giác độ (chèo thuyền, đua thuyền trên sông) với bản tổng. Phải cắt hai viên 
hạng lệnh sắm sửa khăn áo nghiêm chỉnh đến miếu điện của bản tổng cùng theo chèo
 115
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
thuyền. Điều này coi là lệ thường”. Với các làng làm nghề nước mắm, trong tế lễ cũng 
quy định trách nhiệm và nghĩa vụ rất nghiêm cẩn. Ví như làng Do Xuyên (xã Hải 
Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) từ xưa đến nay có nghề làm nước mắm nổi 
tiếng. Hàng năm, vào mồng 10 tháng chạp làng tổ chức “hội trẩy”. Trước hội, làng có 
lệ rước mõ thần lên thuyền chở mắm ra Hà Nội bán. Người ta rước hai vị thần ở đền thờ 
Tứ Vị và chùa Đót Tiên lên hai chiếc thuyền “rước mũ” đi trước dẫn đường. Theo sau 
hai thuyền này là cả đoàn thuyền dài chở mắm, gọi là “đoàn thuyền tòng mã” dong 
buồm theo sông và biển ra đất kinh kỳ, kẻ chợ, sau khi trở về, đoàn thuyền lại đem các thứ 
hàng hóa mua sắm được để dâng cúng, tế lễ thần linh trong những ngày tết Nguyên Đán.
 Lễ hội của cư dân biển Bắc Trung Bộ có các lễ hội chính:
 Lễ hội Tứ vị Thánh nương. Từ vị thánh nương với tước hiệu Đại Càn quốc gia 
Nam Hải. Vị thủy thần này được thờ nhiều nhất là ở các cửa sông, lạch đổ ra biển, như 
Lạch Bạng, Lạch Mom, Lạch Vích... Nơi phát xuất sự tích và thờ cúng Bà là ở Cửa Cờn 
(Quỳnh Lưu, Nghệ An), sau “trôi dạt” đi khắp bờ biển từ bắc tới nam. Tứ vị Thánh 
nương được tôn vinh là Thượng đẳng thần còn trên cả Đông Hải đại vương. Do vậy, vào 
mùa lễ hội, kiệu của Đông Hải đại vương phải rước tới đền thờ Tứ vị Thánh nương, coi 
như là “em tới thăm chị”, sau đó kiệu Tứ vị Thánh nương mới tới đền Đông Hải đại 
vương, coi như là “chị đi thăm em”. Hội lễ có các hình thức đặc sắc như “chạy ói” - 
rước kiệu thờ, kiệu quay, đua thuyền... cầu sóng lặng, gió êm, đi sông đi biển được 
nhiều tôm cá.
 Lễ hội thần Độc Cước, theo nhà nghiên cứu người Pháp Claeys cho biết: “Những 
đình đám tế lễ ông thần này (Độc Cước) đều tổ chức vào những ngày mồng 6, mồng 7 
tháng giêng âm lịch, và những ngày 13 và 14 tháng 5 âm lịch. Hàng năm, lúc tổ chức 
cuộc tế lễ đầu tiên, cứ mỗi ngày đều có một toán người gồm có đại biểu của 2 làng trong 
4 làng, trước tiên là Sầm Sơn và Lương Trung phải mang đến 2 con trâu, một đầu lợn, 
xôi và rượu. Đầu và đuôi trâu để trên một cái mâm, phần còn lại thì chặt ra từng mảnh. 
Một đám rước oai nghiêm đưa các lễ vật này tới miếu”. Ngày nay lễ hội tổ chức trong 3 
ngày, cứ ba năm thì có một cuộc đại tế với các hình thức rước kiệu, tế lễ, thi bánh chưng 
bánh dày, đi cà kheo, đua mảng...
 Lễ hội đền Quang Trung: xã Quảng Nham huyện Quảng Xương, xã Hải Thanh, 
Biện Sơn huyện Tĩnh G ia,. nhớ ơn vua Quang Trung đã bãi bỏ lệ hàng năm người dân 
phải nạp lệ “Yến sào” cho triều đình. Lễ hội tổ chức vào ngày mùng 5 tết, sau phần rước 
kiệu thờ, tế lễ có các trò diễn: nấu cơm tni, đánh cờ người, võ vật, đua thuyền... cầu cho 
mưa thuận, gió hòa, ngư dân đi biển được bình an, đánh bắt được nhiều tôm cá.
116
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 Lễ hội Đông Hải Đại Vương tôn thần: Đoàn Thượng - Nguyễn Phục, tổ chức 
vào ngày 16 tháng 4 âm lịch, có tế lễ và rước kiệu thờ, cầu cho “đi khơi gặp đống, đi 
lộng gặp tía”, cuộc sống bình an, no đủ.
 Lễ hội Nghinh Ông - cá Voi gắn với Lễ hội Cầu ngư. Đó là đặc trưng và điển hình 
nhất cho tín ngưỡng dân gian vùng ven biển miền Trung. Hàng năm, vào những ngày 
nhất định liên quan đến nghề đánh cá, người dân tổ chức lễ nghinh Ông từ ngoài biển về 
để tế lễ và múa hát bả trạo. Hội cầu ngư là một lễ hội dân gian đặc sắc của ngư dân vùng 
biển Bắc Trung Bộ; có làng tổ chức lễ hội vào đầu xuân, có làng tổ chức vào đầu vụ 
mùa cá Nam (tháng 4, tháng 5 âm lịch). Trong lễ hội, sau nghi lễ tế cúng thần linh, tế 
cúng thành hoàng... là các hoạt động vui chơi, thể thao, văn nghệ... Miền đất Nghệ An 
có làng Thanh Liệt, xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên có lễ hội cầu ngư đền Thanh 
Liệt tổ chức vào ngày mùng 6 - 7 tháng 2 âm lịch. Thị xã Cửa Lò có nhiều làng cúng tổ 
chức lễ hội cầu ngư, cầu mát như lễ hội đền Vạn Lộc (phường Nghi Tân), đền Yên 
Lương (phường Nghi Thủy)... Ngư dân Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu tổ chức lễ hội cầu 
ngư vào dịp đầu xuân. Quảng Bình cũng có lễ hội cầu ngư xã Bảo Ninh, phường Hải 
Thành, Đồng Hới tổ chức vào rằm tháng tư, nhưng tiêu biểu nhất là lễ hội cầu ngư của 
ngư dân xã Nhân Trạch, Bố Trạch. Lễ hội được tổ chức vào ngày 20 tháng giêng. Trong 
phần lễ có hát cùng với những điệu hò múa quạt, hát chèo cạn, hò đưa linh... là một loại 
hình diễn xướng quan trọng.
 Hát Bả trạo là một phần nghi lễ trong lễ hội cầu ngư. Loại hình văn hóa nghệ thuật 
này mang đậm dấu ấn văn hóa biển, bởi hình thức tạo hình biểu diễn là “múa chèo 
thuyền” (bả: nắm chắc, trạo: mái chèo). Các vai diễn như tổng mũi, tổng khoang, bạn 
chèo, v.v. là những người cùng làm việc trên thuyền. Nội dung của những bài hát bả 
trạo thể hiện hoạt động của ngư dân khi đánh bắt cá, chống chọi với thiên tai, bão biển, 
mong cho thuận buồm xuôi gió, biển lặng gió hòa, thuyền đầy ắp cá. Lễ hội còn có 
những điệu hò biển như hò mái nhì, hò là, hò hụi... khỏe khoắn, nhịp nhàng mô phỏng 
cuộc sống hằng ngày của người miền biển gắn với các động tác đẩy thuyền, buông lưới, 
kéo lưới...
 Hầu hết các hội cầu ngư đều có đua ghe trên sông: Nhượng Bạn, Cảnh Dương, Lý 
Hòa, Gio Hải, Gio Việt; trên đầm phá Thuận An, hoặc trên biển Ngư Lộc, Nghi Sơn, An 
Bằng... Một số lễ hội có những hoạt động rất độc đáo như trò buông câu, thả lưới bắt cá 
trên cạn ở Ngư Lộc (Thanh Hóa), Thuận An (Thừa Thiên - Huế); múa bông, chèo cạn, 
buông phao (Bảo Ninh - Quảng Bình), hát chèo cạn - hò khoan - hò hụi ở Cảnh Dương 
(Quảng Bình)...
 117
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 Lễ hội cầu ngư vừa nhằm vào việc tưởng nhớ công đức của người xưa, vừa thể 
hiện lòng mong ước, sự cầu chúc cho một mùa làm ăn phát đạt. Lễ hội cầu ngư của ngư 
dân biển Bắc miền Trung gắn liền với đời sống tín ngưỡng của cư dân sông nước, là 
sinh hoạt văn hóa lâu đời, có sức lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân và trở thành nhu cầu 
sinh hoạt tinh thần không thể thiếu của cư dân biển trong nhiều thế kỷ.
 Lễ hội đền, miếu ở làng Hiếu Hiền (Thanh Hóa), theo lệ cổ, là lễ hội kỳ phúc, 
tôn vinh thành hoàng làng và Cá Bà diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 
giêng. Trước ngày lễ hội, sáng ngày mùng 4, theo lệ, cụ từ, các vị chức sắc, những 
người già tập hợp ở đình làng, đi ra đền thờ Hữu Tướng quân Đại vương, thần Sát Hải 
Đại Vương, thần Cá Bà, rước các Ngài về đình tế lễ.
 Ngày mùng 7 chính hội, rước kiệu thành hoàng Hữu Tướng quân Đại vương, sau 
kiệu long đình là kiệu bát cống, gồm 16 thiếu nữ rước thần Cá Bà cùng với các đồ tế 
khí: long đao, dùi đồng, phủ việt. Kiệu Sát Hải Đại Vương, trên đặt thánh vị và khoác 
hoàng bào, mũ, hài thêu kim tuyến trông rất oai vệ. Đoàn rước diễu hành một vòng 
quanh làng. Sau khi về đến đình làng và làm lễ yên vị, dân làng và khách thập phương 
lần lượt làm lễ tế thành hoàng và các vị thánh thần. Lễ vật gồm: cỗ tam sinh, bánh 
chưng, xôi gà, oản, bánh làm bằng bột lọc với mật mía và hoa quả.
 Các trò chơi dân gian tổ chức trong ngày hội có thi nấu cơm, đấu vật, chơi đu, 
đánh cờ người, chọi gà, hát chèo, hát đối đáp nam nữ. Đặc biệt, hội đua thuyền trên 
sông Hàn (Lạch Ghép) trước làng thu hút đông đảo người dân các nơi về dự và được 
người dân trong vùng nhắc nhớ: Mùng bốn đi chợ mà chơi/Đến ngày mùng bảy coi bơi 
Hiếu Hiền.
 Lễ hội và tục thờ các vị thần linh biển là mối dây liên kết con người không kể 
giàu nghèo hay địa vị cao thấp, dòng tộc hay ngoại tộc... tất cả hướng về thần linh với 
sự tri ân và tôn vinh, thông qua thực hành nghi lễ, hội hè, thụ lộc giúp họ cố kết, gắn bó 
với nhau cùng cộng cư, cộng mệnh và cộng cảm.
 Lễ hội nghênh rước và tri ân các vị thần biển của cư dân duyên hải Bắc Trung 
Bộ hàm chứa nhiều giá trị đặc sắc về lịch sử, đoàn kết cộng đồng, giá trị đạo đức thẩm 
mỹ, văn hóa nghệ thuật và cách ứng xử nhân văn với môi trường thiên nhiên mang tính 
bền vững. Lễ hội có sức lan tỏa sâu rộng, là điểm đến thú vị đối với du khách trong 
nước và quốc tế đến với các làng biển giàu truyền thống văn hóa để khám phá và chiêm 
ngưỡng vẻ đẹp tiềm ẩn trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân chài lưới.
 Lễ hội của cư dân biển Bắc Trung Bộ có sức sống mãnh liệt tồn tại trong suốt 
tiến trình lịch sử, không chỉ phản ánh ước vọng ra khơi thuận buồm xuôi gió, trời yên
118
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
biển lặng, biển cho tôm cá đầy khoang mà thông qua hội lễ còn thể hiện đời sống tinh 
thần phong phú, đặc sắc, giàu giá trị nhân văn. Những giá trị ấy trải thời gian, có sức 
sống trường tồn cần phải được gìn giữ, sáng tạo nên những giá trị mới, phát huy, lan 
tỏa, không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh mà còn tạo nên động lực để ngư 
dân vươn khơi bám biển làm giàu cho mình và cộng đồng, bảo vệ vững chắc chủ quyền 
biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
 UNIQUE VALUES OF FESTIVALS HELD BY COASTAL 
 RESIDENTS IN THE NORTH CENTRAL
 Hoang Minh Tuong, Ph.D
 Abstract: The North Central where outstanding Austronesian cultural imprints 
indirectly affected customs, beliefs and traditional festivals of coastal residents. The 
activities of festivals there are imbued with maritime nuances in which beliefs are 
associated with occupation and historical figures, national heroes as well as holy 
figures are respected. These cultural activities are covered with many unique values of 
history, ethics, aesthetics, art and humanity.
 119

File đính kèm:

  • pdfle_hoi_cua_cu_dan_bien_bac_trung_bo_va_nhung_gia_tri_dac_sac.pdf