Lễ cầu ngư của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Cầu ngư là một trong những lễ hội truyền thống của cộng đồng cư dân xã

đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Lễ cầu ngư thường được tổ chức vào trung

tuần tháng 4 âm lịch hàng năm với mục đích là cầu mong cho một mùa vụ bội thu, trời yên bể

lặng, tôm cá đầy khoang. Bà con ngư dân ra khơi sẽ luôn được sự bảo hộ của các vị thần

biển. Không chỉ vậy, cùng với những điểm chung như các cộng đồng cư dân ven biển khác, lễ

cầu ngư của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn cũng có những nét riêng được tạo nên bởi

môi trường sinh sống của cư dân nơi đây.

Lễ cầu ngư của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Lễ cầu ngư của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Lễ cầu ngư của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Lễ cầu ngư của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Lễ cầu ngư của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Lễ cầu ngư của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Lễ cầu ngư của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Lễ cầu ngư của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 2840
Bạn đang xem tài liệu "Lễ cầu ngư của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lễ cầu ngư của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Lễ cầu ngư của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
âm vốn sáng suốt, trong sạch từ trong bản thể. 
Người ta tin rằng, ở ngày này nhờ sự thông suốt của mặt trời, mặt trăng mà thần thánh, ông 
bà, tổ tiên sẽ thông thương với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi 
khác và sự thông cảm tha thứ sẽ được đáp lại. Cùng với đó, vào thời điểm tháng tư chính là 
thời điểm giao mùa cá, đây là thời điểm chuyển sang mùa cá Nam - là mùa đánh bắt chính 
trong năm của ngư dân. Vì vậy, mà người dân nơi đây lựa chọn tổ chức lễ cầu ngư vào 16/4 
hàng nằm với ước vọng cầu cho một năm làm ăn thuận lợi, mưa thuận gió hòa, trời yên bể 
lặng và đánh bắt được nhiều cá trong mỗi chuyến ra khơi. 
 Trước ngày diễn ra lễ cầu ngư khoảng một tháng, cụ tiên chỉ và hội đồng bô lão làng 
họp bàn, phân công công việc cụ thể cho ông Từ giữ đền và các xóm trong làng từ việc lau đồ 
thờ, làm lễ Mộc Dục, kiểm tra các cỗ kiệu, soạn văn tế, dựng rạp, các lễ vật dâng cúng đến 
việc chọn đội tế và luyện tập, chọn trai đinh, các lễ vật cúng và thuyền rước... Trong những 
việc trên, quan trọng nhất là chọn đội tế lễ và làm thuyền rước. 
 Việc chọn đội tế lễ dựa trên các tiêu chuẩn: là người có gia đình song toàn, ít nhất 3 
thế hệ trở lên, con cháu đề huề, làm ăn phát đạt, có uy tín trong làng xã, đặc biệt trong năm 
gia đình không có tang ma, chuyện buồn hay trong nhà có người có mang. Đội tế gồm ông 
chủ tế và những người giúp việc (Đông xướng, Tây xướng, hai bồi tế và hai phụ tế). 
 Thuyền rước có 2 thuyền: 01 thuyền cùng đoàn rước trên bờ và một thuyền rước trên 
biển. Đối với thuyền rước trên bờ, chiếc thuyền được làm bằng sắt, trên thuyền đặt các loại 
ngư cụ phục vụ cho việc ra khơi (những ngư cụ này là những đồ thật được sử dụng hàng ngày 
để đánh bắt hải sản). Ngoài ra, còn treo các loại hải sản như: tôm, cua, cá, mực... được làm 
bằng xốp. Thuyền rước trên biển được chọn trong số thuyền của ngư dân. Tiêu chuẩn chọn 
thuyền rước là thuyền mà gia đình song toàn, ít nhất 3 thế hệ trở lên, con cháu đề huề, làm ăn 
phát đạt, gia đình trong năm cũng không xảy ra chuyện gì. Trong đoàn thuyền rước sẽ chọn 
ra 2 thuyền để rước bài vị và bát hương của thần, hai thuyền được lựa chọn sau khi đi nghề về 
sẽ được rửa sạch sẽ, tẩy uế, sức nước thơm, sau đó trên thuyền đặt các loại ngư cụ phục vụ 
cho việc ra khơi (những ngư cụ này là những đồ thật được sử dụng hàng ngày để đánh bắt hải 
sản). Ngoài ra, trên thuyền còn treo các loại hải sản như: tôm, cua, cá, mực... được làm bằng 
xốp. Sau đó, đoàn thuyền sẽ đậu dưới bến, trước cửa đền thờ Tứ vị Thánh nương. 
 Đồ lễ dùng để cúng tế được chuẩn bị cần thận như xôi gà, chè, hoa quả, trầu cau, vàng 
hương và những gì mà người dân đánh bắt được. Đồ lễ không thể thiếu đó là lễ tam sinh gồm: 
1 con lợn (nếu không có điều kiện thì chỉ cần 1 cái thủ lợn, cái đuôi lợn và bộ lòng), 1 con gà 
và 1 con vịt hoặc ngan. 
 Diễn trình của lễ cầu ngư gồm 3 giai đoạn: lễ rước, lễ tế và các hoạt động mô phỏng 
hoạt động ra khơi của người dân. 
 Lễ rước được thực hiện vào chiều ngày 16/4. Đầu tiên là tổ chức rước quanh xã bài vị 
của Tứ vị Thánh nương và Quan sát hải đại thần. Đoàn rước đi trước là kiệu Tứ vị Thánh 
nương, đến kiệu Quan sát hải đại thần, rồi đến thuyền rước, đoàn rước sẽ đi từ đền Tứ vị 
72 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
Thánh nương sau đó đi qua đền Quan sát hải địa vương (nhưng ngày nay không đi qua nữa 
mà chỉ bái vọng do người dân lấn đất xây nhà, đường đi đến đền hiện rất nhỏ hẹp không thể đi 
được), sau đó đi đến lăng vua Bà rồi rước quay trở lại đền Tứ vị Thánh nương để làm lễ tế. Lễ 
tế được tổ chức vào buổi tối, khoảng 20 giờ. Nội dung lễ tế là cẩn cáo với thần linh, cầu mong 
thần linh phù hộ cho một năm làm ăn nhiều thuận lợi. Sau lễ tế là rước bát hương, bài vị của 
Tứ vị Thánh nương và Quan sát hải đại vương xuống 2 chiếc thuyền đã được lựa chọn và 
rước ra biển (đoàn thuyền sẽ đi khoảng mấy hải lý rồi quay trở lại). Ngày nay, mỗi khi tổ chức 
lễ cầu ngư không còn duy trì đoàn thuyền rước, đoàn thuyền vẫn được lựa chọn và làm đầy đủ 
các thủ tục. Tuy nhiên, đoàn thuyền chỉ đứng đậu trước cửa đền Tứ vị Thánh nương chứ 
không ra ngoài biển nữa. Việc này được người dân nơi đây lý giải rằng nếu rước bát hương 
xuống thuyền như vậy sẽ bị động đến thần linh và điều này là không tốt, thần linh sẽ không 
phù hộ cho bà con ở đây. Sau phần tế lễ là những hoạt động mô phỏng lại hoạt động sản xuất 
hàng ngày của ngư dân như đánh cá, bán cá, hát chèo thuyền, hát đối. Những hoạt động này 
được thực hiện như thật và tất cả bà con trong xã cùng tham gia. Sau khi các nghi thức tế lễ 
kết thúc thì người dân lần lượt vào đền để thắp hương cầu cho gia đình một năm may mắn, 
thuận lợi trong làm ăn. Nếu là năm chẵn tổ chức đua thuyền thì việc đua thuyền sẽ được tổ 
chức từ buổi sáng ngày 16/4 hoặc chiều ngày 15/4. Sau đó, tổ chức các hoạt động tiếp theo 
của lễ hội. Lễ hội kết thúc vào đêm 16/4. 
 Với những nghi lễ như vậy, dân làng tin rằng Thành hoàng làng và các vị thần biển sẽ 
phù hộ độ trì cho thuyền bè của họ được “xuôi chèo mát mái”, “lưới dài chài rộng”, đánh bắt 
được nhiều cá tôm, cuộc sống no đủ, bình yên. 
 3. Những nét đặc trƣng riêng và sự biến đổi của lễ cầu ngƣ ở xã đảo Nghi Sơn 
 3.1. Những nét đặc trưng riêng 
 Là một trong những lễ quan trọng nhất trong năm của người dân vùng biển Thanh 
Hóa, tuy nhiên, lễ cầu ngư ở xã đảo Nghi Sơn lại có những nét khác biệt so với lễ cầu ngư ở 
những vùng biển khác ở những điểm sau: 
 Về thời gian: Ở xã đảo Nghi Sơn, lễ cầu ngư của thường diễn ra vào trung tuần tháng 
4 âm lịch (tối 16/4) - đây là thời điểm kết thúc vụ cá Bắc và bắt đầu của vụ cá Nam. Nên tính 
chất của nó chính là lễ tạ nhưng đồng thời cũng là lễ cầu mùa, cầu cho một vụ cá mới bội thu. 
Trong khi đó, các xã khác ở vùng biển Thanh Hóa thường tổ chức vào tháng 2 âm lịch, như 
Ngư Lộc (Hậu Lộc) tổ chức vào 21- 22/2 âm lịch, Sầm Sơn tổ chức vào 14/5 âm lịch, Nga 
Bạch (Nga Sơn) vào ngày 15 - 16 tháng giêng. Điểm khác biệt nữa là thời gian diễn ra lễ cầu 
ngư vào buổi tối, các nghi thức tế lễ được thực hiện vào 20 giờ, sau phần tế lễ, các hoạt động 
khác của lễ hội được diễn ra như hát chèo chải, mô phỏng chợ cá và lúc này bà con trong xã 
vào trong đền để thắp hương cảm tạ cho mùa cá Bắc đã qua và cầu xin thần linh phù hộ cho 
một mùa cá Nam làm ăn thuận lợi, gặp nhiều may mắn, thuyền bè ra khơi thuận buồm xuôi 
gió, cá tôm đầy khoang. Vào những năm chẵn tổ chức lễ rước kiệu thì hoạt động này cũng 
được tổ chức vào buổi chiều tối khoảng tầm 17 - 18 giờ, lễ rước kiệu quanh xã, sau đó trở lại 
đền Tứ vị Thánh nương tổ chức các nghi thức tế lễ theo truyền thống. 
 73 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 Về nội dung: Các nghi thức chính trong lễ cầu ngư đơn giản hơn so với các địa phương 
khác ở Thanh Hóa. Ở Ngư Lộc (Hậu Lộc) lễ cầu ngư gồm 2 phần chính quan trọng nhất là lễ 
tế ở đàn chính (vị pháp sư tiến hành làm lễ “Thỉnh” các vị trong Hội đồng thần linh: Hoàng 
thiên Lão mẫu, Ngọc hoàng, Thành hoàng bản thổ, Đức vua thông thủy, Tứ vị Thánh 
nương) và lễ tế long châu. Hay như ở Hải Thanh (Tĩnh Gia) các nghi thức chính gồm: rước 
cỗ lễ tam sinh và cỗ tế từ xã Hải Bình đến cảng cá Lạch Bạng rồi rước về đình làng Thanh 
Đình (xã Hải Thanh), sau cùng rước về đền Lạch Bạng (nơi thờ Tứ vị Thánh nương), sau đó 
lễ rước bài vị các vị thần lên thuyền để xuống biển. Sau nghi thức rước thần biển xuống tàu, 
đội tàu của xã Hải Thanh và Hải Bình biểu diễn các hoạt động đánh bắt, thu mua thủy sản, rồi 
chạy vào cửa Lạch. Còn ở Nghi Sơn chỉ xoay quanh nội dung nghi thức chính là lễ tế rồi sau 
đến các hoạt động của phần hội. Vào năm chẵn có tổ chức rước kiệu thì buổi chiều (khoảng 
17 - 18 giờ) tổ chức rước kiệu và thuyền đi quanh xã (đi dọc trục đường chính của xã) rồi về 
tổ chức tế lễ tại đền Tứ vị Thánh nương. Không có lễ thả hay hóa Long Châu - một nghi lễ 
được xem là quan trọng nhất trong lễ cầu ngư mà ở đây những năm chẵn có rước thuyền 
(thuyền này thường là thuyền làm bằng sắt, trước kia làm bằng gỗ, bên trong thuyền có để đầy 
đủ các ngư cụ trong đánh bắt và xung quanh thuyền treo các con vật mà ngư dân thường khai 
thác, đánh bắt ngoài biển). Nghi lễ thả Long Châu lại thấy cộng đồng cư dân nơi đây thực 
hiện tại lễ tống ôn vào rằm tháng 7. 
 Về đồ lễ: Chỉ có một con lợn (không có điều kiện thì chỉ cần thủ lợn, cái đuôi và bộ 
lòng), xôi gà và một con ngan hoặc vịt cùng hoa quả, không thấy có sự hiện diện của các vật 
phẩm từ nghề biển như các lễ hội cầu ngư ở nơi khác của tỉnh Thanh. 
 3.2. Những thay đổi của lễ cầu ngư 
 Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các thực hành tín ngưỡng ở lễ cầu ngư của 
cộng đồng cư dân xã cũng có những thay đổi nhất định: 
 Thứ nhất, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi trong tiêu chí chọn người tham gia 
thực hiện các nghi thức trong lễ hội. Việc lựa chọn người thực hành nghi lễ không quá câu nệ 
như trước. Ví như trước đây, lựa chọn đội tế phải là người có uy tín trong cộng đồng, có gia 
đình song toàn (từ 3 thế hệ trở lên), con cháu đề huề, làm ăn phát đạt, đặc biệt trong năm gia 
đình không có tang ma, chuyện buồn hay trong nhà có người có mang. Đội tế gồm ông chủ tế 
và những người giúp việc (Đông xướng, Tây xướng, hai bồi tế và hai phụ tế). Tiêu chí chọn 
người kiêng kiệu rước phải là những nam thanh, nữ tú tuổi từ 17 - 20 tuổi chưa lập gia đình, 
gia đình gia giáo, trong năm gia đình không có chuyện buồn. Nhưng hiện nay, do những yếu 
tố khách quan nên việc lựa chọn được đơn giảm hóa và giảm bớt các điều kiện như đối với 
đội kiêng kiệu rước chỉ cần là thanh niên tuổi từ 18 - 20 tuổi (thậm chí có thể hơn), trong năm 
gia đình không có chuyện buồn. Còn đội tế cần là người có uy tín trong cộng đồng, trong năm 
gia đình không có tang ma. Các hoạt động trong lễ tế và lễ rước người tham chủ yếu là phụ nữ 
lớn tuổi (tuổi từ 45 trở lên). Chính sự đơn giản hóa này đã tạo cho những người được lựa chọn 
thường không có thái độ nghiêm túc khi thực hành các nghi thức của lễ rước như trêu đùa 
nhau, nói tục trong lễ rước... Và điều này đã, đang để lại hệ quả đáng lo ngại, đưa ra những 
hồi chuông cảnh báo về sự kết nối giữa giới trẻ với các giá trị văn hóa truyền thống không còn 
74 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
được như trước. Đó là vấn đề gìn giữ, bảo tồn các hình thái tín ngưỡng nơi đây. Đồng thời, 
cũng gây khó khăn trong việc đào tạo đội ngũ thực hành tín ngưỡng kế cận, một khi lớp thanh 
niên không có nhận thức đúng về giá trị truyền thống của địa phương mình, từ đó dẫn đến thái 
độ thờ ơ, coi thường, thậm chí không quan tâm, quay lại với những giá trị mang tính truyền 
thống này. Để những giá trị truyền thống của tín ngưỡng địa phương vẫn được duy trì và bảo 
tồn cần có những giải pháp tuyên truyền, giáo dục giới trẻ để họ hiểu và nhận thức rõ hơn về 
vị trí, vai trò, giá trị tín ngưỡng trong đời sống, góp phần vào việc tạo dựng những giá trị văn 
hóa của cộng đồng cư dân Nghi Sơn trong bối cảnh mới, tiên tiến nhưng vẫn mang sắc thái 
cội nguồn. 
 Thứ hai, sự thay đổi trong đồ dâng cúng theo hướng đơn giản, tiện dụng. Trước đây, 
vào lễ cầu ngư việc lựa chọn lễ cúng rất nghiêm ngặt: 3 vật dùng để cúng tế chính (gồm: gà, 
ngan và lợn) phải lựa chọn kỹ càng, đồ lễ này từ đầu đã được giao cho một gia đình nuôi 
dưỡng cẩn thận để dành dâng lên thần, nhằm cầu khấn các thần phù hộ cho bà con trong xã, 
đặc biệt là những ngư dân. Nhưng nay đã bỏ vì điều kiện sinh sống chật chội của người dân 
gặp nhiều khó khăn trong chăn nuôi. Vì vậy, đồ vật dâng lên cúng thường được lựa chọn cách 
thức là mua ngoài chợ. Ngoài ra, sự thay đổi trong đồ lễ cúng còn thể hiện ở việc cầu kỳ trong 
các sắp xếp các đồ lễ. Trước kia, chỉ bày đồ lễ lên ban thờ một cách giản đơn thì nay việc bày 
các mâm lễ hoa quả được giao cho các bản hội và bản hội nào cũng muốn mâm lễ của mình 
đẹp hơn nên trong việc bày các lễ vật dâng lên cúng cũng cầu kỳ hơn. 
 Thứ ba, trong việc rước kiệu, đây là một trong những nghi lễ quan trọng nhất (được tổ 
chức ở năm chẵn). Trước đây, việc rước kiệu được thực hiện theo quy trình, các kiệu thần sẽ 
được rước ra đền Tứ vị Thánh nương sau đó kiệu sẽ được rước đi quanh làng: đi từ đền Tứ vị 
Thánh nương, đi qua đền Quan sát hải, đi đến lăng vua Bà rồi sau đó trở về đền thờ Tứ vị 
Thánh nương để làm lễ tế thần. Tuy nhiên, hiện nay do việc xây dựng nhà cửa của người dân 
đã làm cho hệ thống đường đi lại trong xã bị thu hẹp, có những vị trí chỉ đủ cho 1 người đi vì 
thế việc rước kiệu hiện nay chỉ còn thực hiện trên trục đường chính của xã, đi từ đền Tứ vị 
Thánh nương ra đến lăng vua Bà rồi qua trở lại. 
 4. Kết luận 
 Lễ hội cầu ngư chính là nét đẹp, là hiện tượng văn hóa dân gian tiêu biểu của ngư dân 
vùng biển Thanh Hóa nói chung và ngư dân xã đảo Nghi Sơn nói riêng. Thông qua lễ hội, tình 
đoàn kết, gắn bó giữa các ngư dân ven biển được thắt chặt, thể hiện văn hóa cộng đồng của 
người Việt Nam. Lễ hội cầu ngư và giá trị văn hóa cộng đồng trong lễ hội cần được bảo tồn 
và phát huy hơn nữa trong xã hội ngày nay khi nhịp sống ngày càng sôi động, ý thức cá nhân 
được đề cao thì cần hơn bao giờ hết giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. 
 Tài liệu tham khảo 
 [1]. Ban Chấp hành Đảng bộ xã Nghi Sơn (2013), Lịch sử Đảng bộ xã Nghi Sơn 
1945 - 2013. 
 [2]. Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2000), Tên làng tên xã Thanh 
Hóa, tập 1, Nxb Thanh Hóa. 
 75 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 [3]. Huyện ủy, HĐND,UBND huyện Tĩnh Gia (2010), Địa chí huyện Tĩnh Gia, Nxb Từ 
điển Bách khoa. 
 [4]. Viện Sử học (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 2, tái bản, Nxb Thuận Hóa. 
 [5]. Viện Sử học (2005), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, tái bản, Nxb Giáo dục. 
 [6]. UBND xã Nghi Sơn, Tài liệu ghi chép về dấu tích lịch sử vùng đất Biện Sơn, lưu 
tại xã. 
 [7]. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa (2000), Địa chí Thanh Hóa, tập 1, Nxb 
Văn hóa Thông tin. 
 [8]. Ghi chép theo lời kể của ông Trần Văn Phú - Trưởng ban Mặt trận Tổ quốc xã. 
 [9]. Ghi chép theo lời kể của ông Nguyễn Xuân Hùng - Ban Quản lý đền thờ Tứ vị 
Thánh nương và Quan sát hải đại thần. 
 FISH PRAYING FESTIVAL IN NGHI SON COMMUNE, 
 TINH GIA DISTRICT, THANH HOA PROVINCE 
 Nguyen Thi Truc Quynh, Ph.D student 
 Nguyen Thi Huong, M.A 
 Abstract: Fish praying festival is one of traditional festivals held by local residents in 
Nghi Son commune, Tinh Gia district, Thanh Hoa province. Every year, the festival is usually 
held in the middle of the fourth lunar month with the aim of praying for a bumper crop as well 
as favorable weather. Then, fishermen going to the sea will always be protected by the sea 
gods. Fish praying festival in Nghi Son commune has its own characteristics originated from 
the living environment of local residents of an island commune. 
 Key words: Fish praying festival, local residents of an island commune, Tinh Gia 
district, Thanh Hoa province 
Người phản biện: TS. Lê Thị Lệ (ngày nhận bài 28/6/2018; ngày gửi phản biện 05/7/2018; ngày 
duyệt đăng 05/01/2019). 
76 

File đính kèm:

  • pdfle_cau_ngu_cua_cong_dong_cu_dan_xa_dao_nghi_son_huyen_tinh_g.pdf